Karma Là Gì? Phân Loại, 12 Luật Nhân Quả Karma Của Cuộc Sống
Có thể bạn quan tâm
Karma là gì? Chắc hẳn nhiều người chưa từng nghe qua, nhưng Luật nhân quả thì hiểu rõ hơn bất cứ điều gì trong cuộc sống.
Karma chứa ẩn trong muôn vàn mối nối của cuộc sống. Quy luật nhân quả hay karma tựa như một biểu tượng của phật pháp hướng con người theo sự hướng thiện, răn đe họ trước những điều xấu. Vậy quy luật nhân quả karma là gì?
Karma là gì?
Karma có nguồn gốc từ tiếng Phạn có nghĩa là: hành động, hoạt động, việc làm, có ý nghĩa mang tính tâm linh ứng với “Nghiệp” trong Phật giáo.
Gắn với ý niệm đầu thai, luân hồi trong nhiều tôn giáo ở khu vực châu Á.
Những câu nói chúng ta vẫn nghe hằng ngày đâu đó như: “ gieo gió gặp bão”, “ác giả ác báo”,“ghét của nào trời trao của đó”…tất cả đều có ý nghĩa gieo nhân nào thì gặt quả nấy, đó gọi là Nghiệp.
Mọi việc đều trong quy luật vòng tròn của nó, làm điều tốt sẽ gặp điều tốt, làm điều trái ác ắt bị trừng phạt, quả báo thường đến muộn chứ không phải không đến.
Karma dựa trên yếu tố là hành động tác động dẫn đến phản hồi lại, nghĩa là nhận lại cái kết quả phản ngược lại cái hành động đó.
Quy luật nhân quả
Quy luật nhân quả dường như ai cũng hiểu rằng là 1 hành động nào cũng có quả tương ứng. Chúng ta gieo hạt nào sẽ hái được quả đó, gieo hạt ngọt thì hái được quả ngọt, gieo hạt đắng sẽ hái được quả đắng đó là quy luật tự nhiên của cuộc sống.
Theo ý niệm tâm linh của Phật thì người làm việc gì ở kiếp này hay hiện tại sẽ gặt được kết quả ở kiếp sau hoặc tương lai. Kết quả đó ngọt hay đắng đều phụ thuộc vào hoạt động của người đó.
Quy luật nhân quả hướng con người đến những điều thánh thiện, tránh xa những cái ác độc và xấu xa.
Quy luật nhân quả là “ Quả báo đến muộn chứ không phải là không đến” , quy luật này bao gồm cả hành động tốt đem lại kết quả tốt chứ không riêng gì chỉ là quả báo, nhưng chúng ta sẽ hay dùng nó để nói đến những kẻ xấu, hành động xấu.
Phân loại Karma, nghiệp và quả
3 loại Karma
Nhân quả hiện tại tác động ảnh hưởng đến tương lai. Những gì mình làm có thể mình sẽ được nhận trong thời gian ngắn sắp tới hoặc là kiếp sau nữa.
Đã tạo nhân rồi và đang trong quá trình tạo quả, đây là giai đoạn hành động đã được thực hiện xong nhưng kết quả chưa phản lại. Thời gian này người ta sẽ nghĩ làm việc này ai nói bị trừng phạt đâu, làm rồi mà có thấy gì đâu. Tâm lí không sợ không tin có quả báo.
Những việc đã làm, đã thực hiện tác động rồi nhưng đang tích lỹ để tạo nên quả. Đây là đang thực hiện những hành vi tốt hoặc xấu nhiều lần, liên tục và chờ ngày quả đến.
Dựa vào những yếu tố khác sẽ có những loại nghiệp khác
Dựa vào tính chất chúng ta có:
- Nghiệp thiện: tức là những việc làm tốt, tích cực mang lại điều tốt lành, cái đẹp,an yên…
- Nghiệp ác: tức là những việc tàn ác, xấu xa, nhận lại là sự đau khổ, mất mát, điều xấu,…
Dựa vào quá trình tạo nghiệp:
- Nghiệp nhân: nghiệp đang tạo, nghĩa là những việc đang làm và đang tích lũy dần chưa hình thành kết quả để tác động lại.
- Nghiệp quả( nghiệp báo): là nghiệp đã hình thành và đang quay lại với người tạo ra nó.
Dựa vào thời gian:
- Nghiệp mới: nghiệp vừa làm, đang trong quá trình tạo dồn lại thành nghiệp.
- Nghiệp cũ: nghiệp đã được làm từ những đời trước hoặc ở một quá khứ lâu rồi tích lại rất lớn rồi.
Dựa vào năng lực:
- Tập quán nghiệp: tức là nghiệp hình thành từ thói quen hằng ngày, việc tạo nghiệp này cứ lặp đi lặp lại vì nó là thói quen của người đó: ví dụ thói xỉa xói người khác, cứ đụng gì là xỉa xói…
- Cực trọng nghiệp: là nghiệp rất nghiêm trọng, gây ra những hành động xấu đến nổi người khác phải sợ đó như: giết người, ác khẩu, mắng nhiếc cha mẹ,…
- Cận tử nghiệp: nghiệp được tạo ra từ người sắp chết, nhưng vẫn còn tạo nghiệp.
Có 3 loại quả(báo)
Hiện báo: Quả báo này là kết quả chúng ta phải chịu ngay ở hiện tại, với những gì chúng ta đã làm hay tạo ra trước đó, có thể là ở quá khứ gần đây hoặc là kiếp trước chúng ta đã làm.
Sinh báo: Quả báo chúng sẽ chịu trong đời sau do những việc chúng ta làm từ đời này, mà ở đời này chúng ta chưa nhận lại kết quả.
Hậu báo: Quả báo còn kéo dài và đến nhiều thế hệ sau nữa đến khi nào trả được những gì chúng ta đã làm mới kết thúc.
Quy luật nhân quả luôn công bằng
Nguyên nhân tạo nên nghiệp( Karma)
Thân nghiệp
Con người thường xử sự theo bản ngã của mình rất mạnh, dựa theo đó họ tự tạo cho mình những cái gọi là thân nghiệp. Hành động nhỏ hay lớn thì nếu khi bạn giúp đỡ ai đó, yêu thương điều gì đó thì bạn đang tạo ra một nghiệp tốt.
Bạn đánh đuổi, kì thị hay ghét bỏ thậm chí là giết sinh vật thì bạn đang tạo ra một nghiệp xấu nặng. Những việc tình nguyện, thiện nguyện được tổ chức thường xuyên hơn là do mong muốn của con người ngày nay về điều thiện càng nhiều. Con người dần tin vào luật nhân quả hơn.
Khẩu nghiệp:
Nghiệp tạo ra trong lời nói chính ở cách nói năng, cư xử, dùng từ, mà bạn tạo nên Khẩu nghiệp nếu buông ra những lời cay độc, hay thường gọi là ác mồm ác miệng.
Nhiều người nghĩ rằng lời nói không có gì là tội lỗi nên vô tư chửi bới, nói những câu nói khó nghe, mỉa mai, miệt thị người khác . Nhưng sai hoàn toàn nó còn là nghiệp rất lớn của con người. Lời nói không mất tiền mua, chỉ cần một tí ý tứ, tinh tế thì chúng ta đã là người lịch sự, biết lễ nghĩa, mà còn tạo ra nghiệp tốt.
Ý nghiệp:
Ý nghiệp được tạo nên bởi những ý nghĩ, khẳng định của bạn. Nhiều người cho rằng hành động, lời nói mới tạo nghiệp, ý nghĩ thì làm sao mà tạo nghiệp.
Tâm ý của con người nằm bên trong chúng ta không thấy nhưng nó thể hiện qua hành động, lời nói và có sức mạnh điều khiển mọi hành động, cư xử, lời nói cử chỉ. “Khẩu phật tâm xà”, làm sao lấy thước mà đo lòng người. Lòng người thâm sâu ra sao thì chỉ cần nhìn qua hành động, lời nói là có thể hiểu được.
Cái Nghiệp (karma) nó lớn hay không là do cái bản ngã của chúng ta, người có bản ngã lớn thì họ sẽ không thoát khỏi được. Việc nhận hậu quả có thể là ở hiện tại hoặc tương lại.
Theo Phật pháp thì có thể là ở kiếp này bạn sẽ phải trả giá cho những karma mình tạo ra nhưng cũng có người phải đến kiếp sau.
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh và nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng sang, hèn, giàu có hay nghèo nàn… đều đã được số mệnh định trước. Nhưng với Phật đó là cái nghiệp phải trả của đời người cho món nợ trong quá khứ hay đời trước gây ra.
Quy luật nhân quả hay Karma theo niềm tin Phật pháp hướng con người theo cái thiện, khuyên chúng sinh rằng số phận con người chính là do bản thân, ta tạo ra điều gì tốt hay xấu thì cũng chính tự tay của mình tạo nên.
Một nghiệp tốt sẽ tạo ra quả ngọt, kết quả tốt, ngược lại nghiệp xấu sẽ chỉ mang lại sự khổ đau và bất hạnh.
Karma không hẳn là xấu mà còn có karma tốt
Karma là nghiệp là quy luật nhân quả, gieo trái ngọt sẽ hái được trái ngọt, hành vi tốt, đẹp mang đến niềm vui cho mọi người là bạn đang tạo nghiệp tốt và sẽ được quả ngọt.
Karma là nghiệp ác khi bạn làm ra những hành động xấu, ác ảnh hưởng đến người kahcs bạn sẽ nhận lại sự đau khổ, điều xấu mà bạn đã tạo ra.
Karma là quy luật luân hồi, mọi thứ bạn làm sẽ quay về với bạn không sớm thì muộn, chứ không phải không bao giờ quay lại. Người ta hay nói là phải trả giá cho những việc mình làm là vậy
12 luật nhân quả mà mỗi chúng ta cần biết
Karma được tạo ra từ chuỗi thói quen trong cuộc đời ai đó và những cuộc đời trước đó, hành động không tự nhiên mà có mà nó xuất phát và đến từ trong nhận thức, suy nghĩ được tích luỹ trong cuộc đời và từ kiếp trước. Suy nghĩ và hành động này không phải vô thức có nghĩa là có thể sửa đổi, điều khiển làm việc tốt , suy nghĩ trước khi làm hành động gì đó tạo nên nghiệp.
Luật Đại
Là biểu hiện cơ bản của Luật Nhân quả, gieo nhân nào gặt quả nấy. Mọi thứ chúng ta làm trong thế giới này đều sẽ quay lại với chúng ta. Bởi vậy muốn có một cuộc sống tốt, an yên, thì không nên tạo ra những oán hận, buồn đau cho bất cứ ai. Việc bạn làm trong ngày nay đến ngày sau sẽ nhận lại nó, không thể mãi trốn tránh được, vì dù có trốn tránh thì nó cũng vẫn sẽ quay lại để trả lại cho bạn, bạn không nhận thì người khác trong gia đình bạn sẽ chịu.
Luật Tạo
Cuộc sống của bản thân là do chính bản thân mình xây dựng và tạo ra. Mình muốn cuộc sống mình như thế nào thì sẽ thế đó, do chính mình quyết định chứ không thể đổ lỗi cho số phận hay ai được. Đừng suy nghĩ cuộc sống đó trời sinh ra vậy nên chấp nhận không tiến lên, ì ạch, không cố gắng thay đổi. Tương lai có tốt đẹp hay không là do bản thân ta, cuộc sống vốn được tạo ra từ con người, nó không tự diễn ra. Vì vậy cuộc sống có màu sắc nào là do bạn mua màu và tự bạn vẽ nên.
Luật khiêm
Là bạn hãy sẵn sàng đón nhận mọi điều xảy đến với cuộc sống, vì vốn dĩ những điều đó nó quay lại với xuất phát nguồn của nó mà thôi. Đón nhận và đối đầu với nó là điều bạn cần làm
Luật tăng trưởng
Cuộc sống con người không ngừng phát triển, cá nhân không thể trì trệ và giậm chân mãi một chỗ. Để tồn tại buộc chúng ta phải thay đổi và cố gắng vươn lên, để ít nhất là kịp phát triển, tốt hơn trên cuộc sống. Nếu không có ý chí bạn sẽ mãi bị bỏ lại phía sau một cách đáng thương. Tất cả đều cần thay đổi nhưng quan trọng nhất là bạn phải thay đổi mà thôi, không phải là sự vật, hiện tượng xung quanh hay ai đó. Bạn có khả năng kiểm soát chính cuộc đời bạn trong hiện tại lúc này và sau này.
Khi bản thân bạn thay đổi cuộc sống sẽ thay đổi theo bạn
Luật trách nhiệm
Trách nhiệm tạo nên sự yêu thương, giúp đỡ quan tâm giữa mọi người với nhau. Ở đây là bạn phải chịu trách nhiệm với mọi việc, hành động và những gì diễn ra với cuộc sống của bạn. Bạn gặp khó khăn hay không được tin tưởng đó là là chính bạn không làm tốt công việc, không thực hiện nhiệm vụ của mình nên bạn không có quyền trách ai hay đổ lỗi cho ai và phải nhận lỗi sửa đổi tiếp tục với công việc của mình, với những hệ quả bạn nhận được trong cuộc sống bạn phải đối diện và chấp nhận nó.
Luật liên kết
Cuộc sống là chuỗi liên kết đa dạng và rộng lớn, là các mối quan hệ chằng chịt, gắn kết, và mối quan hệ nào cũng có ý nghĩa riêng.
Hành động- hành động; việc này- việc kia; giai đoạn đầu- giai đoạn giữa- giai đoạn cuối; hay quá khứ- hiện tại- tương lai; giữa chúng luôn có mối kết nối nhất định.
Tập trung
Có nghĩa là bản thân con người chỉ có thể tập trung vào một việc nên khi bạn chỉ nghĩ đến những điều tốt đẹp, niềm vui thì không có thời gian để nghĩ về những điều xấu hay điều không vui. Bởi vậy nên người ta nói ý chí, suy nghĩ của chúng ta có sức mạnh rất lớn, bạn muốn làm điều đó thì chắc chắn bạn sẽ đủ dũng khí để tìm mọi cách để làm, vượt qua gian nan để đến thành công. Lúc này bạn chỉ tập trung vào mục tiêu mà không bị phân tâm bởi ai hay vì điều gì.
Luật Cho
Mọi hành động, sự việc đến với bạn trong cuộc sống đều sẽ cho bạn bài học, kinh nghiệm. Bạn sẽ có dịp để vận dụng những bài học, kinh nghiệm ấy vào những việc tương tự sau này, để thấy rằng nó là đúng. Hay bạn tin vào điều gì đó sẽ xảy ra ví dụ như mình tin mình sẽ được một lần tự mình đến đích rồi bạn cũng sẽ có cơ hội làm nó. Lúc này ý chí nung nấu trong thời gian qua tạo nên sức mạnh sẽ được vận dụng.
Bạn cho đi đừng hi vọng nhận lại, bạn cứ cho rồi tự khắc người ta sẽ cho lại bạn những thứ đáng giá hơn chẳng hạn.
Luật hiện tại
Hiện tại là việc bạn phải làm, phải nhìn nhận vì lúc này là thời gian bạn có thể thay đổi tương lai, chỉ lúc này bạn mới để lại trong quá khứ của mình những điều tốt hay xấu là ở giai đoạn này. Thời gian không chờ đợi ai cả, thời gian bạn nhìn lại, thì người ta đã bước lên và bỏ bạn. Nhưng đôi khi bạn cũng nên nhìn lại quá khứ để làm động lực.
Bạn nên chấp nhận sự thật, để vươn lên trong tương lai, không chối bỏ, hay than vãn, đổ lỗi.
Luật thay đổi
Vấp ngã sẽ cho ta bài học trưởng thành nếu ta thay đổi. Còn thất bại sẽ thất bại nữa nếu chúng ta chẳng chịu thay đổi, chẳng chịu nhìn nhận quá khứ, chẳng học hỏi hay vận dụng điều gì. Thay đổi là bạn vận dụng phương pháp, con đường mới đến mục tiêu.
Và bạn cũng nhớ rằng mọi thứ đều thay đổi theo thời gian.
Luật nhẫn nại
Sự nhẫn nại là điều cần thiết giúp bạn vượt qua chông gai. Bất cứ con đường nào dẫn tới thành công cũng đầy chông gai, khó khăn. Bạn nhẫn nại giải quyết thì đích đến đó cũng đang chờ bạn. Chờ đợi làm cho kết quả đó trở thành mãi mãi bền vững hơn, biết trân trọng kết quả đó hơn vì lúc này ta đã biết là nó tốn thời gian, công sức và sự chờ đợi đầy hi vọng của bản thân.
Luật động lực
Sự tích cực, yêu thương của cá nhân sẽ tạo nên năng lượng tích cực, yêu thương của tập thể. Bạn luôn sẽ nhận được năng lượng từ xung quanh nếu bạn luôn truyền cái năng lượng đó cho mọi người.
Cuộc sống là mối liên kết giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Là yêu thương, ghét bỏ, hận thù, toan tính, cảm thông, chia sẽ,… tất cả sẽ mang đến những điều tốt, xấu cho cuộc đời bạn. Cuộc đời bạn là do chính bạn tạo ra. Hãy biến nó thành những điều tốt đẹp. Karma là gì?câu hỏi này bạn đã có thể trả lời một cách đầy đủ nhất rồi.
Từ khóa » Karma Là Gì
-
Ý Nghĩa Của Karma Trong Tiếng Anh - Cambridge Dictionary
-
Karma Là Gì? Người Ta Sử Dụng Karma Như Thế Nào? - Wiki Secret
-
Karma Là Gì? Phân Loại & Những Biểu Hiện Của Luật Karma
-
Karma Là Gì? Tổng Hợp Các Kiến Thức ít Người Biết Về Karma
-
Karma Là Gì? Những ý Nghĩa Của Karma
-
Karma Là Gì Và Cấu Trúc Từ Karma Trong Câu Tiếng Anh
-
KARMA Là Gì? Góc Tò Mò Giải Đáp
-
Karma Là Gì, 12 Biểu Hiện Của Luật Nhân Quả Nên Biết
-
Karma Là Gì? Những ý Nghĩa Của Karma - VietAds
-
Karma Là Gì? Tìm Hiểu 12 Quy Luật Bất Biến Của Vũ Trụ
-
Karma Là Gì? 12 Quy Luật Của Karma Giúp Thay đổi Bạn - THE COTH
-
KARMA - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Việt - Từ điển
-
Karma Là Gì định Nghĩa Của Karma Nghĩa Là Gì - Bình Dương
-
Karma Là Gì? 12 điều Luật Karma Bạn Cần Phải Biết