Karma Là Gì? Những ý Nghĩa Của Karma - VietAds
Có thể bạn quan tâm
- Karma là một từ ngữ có nguồn gốc của tiếng Phạn, có nghĩa là nhân quả, luật quy hồi … có thể hiểu đơn giản hơn đó là gieo nhân nào sẽ gặp quả đó. Người ta thường nói là: Ác giả ác báo, gieo gió thì gặp bão, hay cười người hôm trước hôm sau người cười… Đây là những câu nói có lẽ đã trở nên rất quen thuộc với chúng ta.
- Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta hãy luôn nhớ đến làm bất cứ điều gì cũng đều có luật nhân quả và tự nhắc nhở bản thân nên cư xử thế nào là hợp lý, là hợp tình hợp nghĩa và tạo cho mình một cuộc sống lương thiện, nhẹ nhàng, đơn giản.
Phân loại Karma, và quả
Có 3 loại Karma
- Agami Karma: nhân quả hiện tại gây ảnh hưởng đến vị lai.
- Prarabdha Karma: đã tạo nhân rồi và đang trong quá trình tạo quả.
- Sanchita Karma: những việc làm đã được tích lũy và dẫn đến quả.
Dựa vào những yếu tố khác nhau sẽ có những loại nghiệp khác nhau nhưng chủ yếu có 4 loại nghiệp dưới đây
– Theo giáo lý
- Nghiệp thiện: Tư duy, hành động và lời nói về những điều lành, điều tốt.
- Nghiệp ác: Tư duy, hành động và lời nói về những điều ác.
– Theo tiến trình tạo nghiệp
- Nghiệp nhân: những tư duy, hành động, lời nói tạo nghiệp chưa đưa đến một kết quả.
- Nghiệp quả (Nghiệp báo): những tư duy, hành động, lời nói tạo tác sau một quá trình đã dẫn đến một kết quả.
– Theo thời gian
- Nghiệp cũ: là nghiệp đã được tích lũy từ nhiều đời sống quá khứ và hiện tại đã chín muồi.
- Nghiệp mới: mọi tạo tác đang làm và sẽ làm của một cá nhân.
– Theo năng lực
- Tập quán nghiệp: là nghiệp được tạo tác bởi một thói quen trong đời sống thường ngày. Thói quen đó có thể thuộc về tâm lý, hành vi, cách ứng xử… (hút thuốc lá, trễ giờ…) Cực trọng nghiệp: là các nghiệp gây ấn tượng xấu, ác cực mạnh và sâu trong tâm lý con người (giết cha, giết mẹ, ác khẩu…)
- Cận tử nghiệp: là nghiệp lúc sắp chết hay những sức mạnh tâm lý của con người trước lúc tắt thở. Ví như một người có thể suốt đời làm ác nhưng trước khi chết, nỗ lực sinh khởi ý thức về thiện pháp, về những điều tốt đẹp trong đời và nhờ ý lực đó có thể tái sinh vào cõi tốt đẹp.
Có 3 loại quả (báo)
- Hiện báo: là quả báo mà ta phải chịu trong đời sống hiện tại đối với những hành vi mà ta đã gây ra từ nhiều đời trước hay đời này.
- Sinh báo: là quả báo ta phải chịu trong đời sau do hành động của chúng ta làm trong đời này.
- Hậu báo: là quả báo mà qua nhiều đời nhiều kiếp khi đủ duyên mới trả hết.
Quy luật nhân quả
- Khi người ta nói đến luật nhân quả (karma) là nói rằng những gì bạn làm hôm nay sẽ là kết quả cho tương lai. Bạn làm những việc tốt, bạn cố gắng nỗ lực, bạn sống lương thiện, biết quan tâm yêu thương mọi người xung quanh thì rồi thành công, may mắn và hạnh phúc sẽ đến với bạn. Ngược lại, nếu bạn sống mưu mô, toan tính, ích kỉ, lười biếng, không có trí tiến thủ thì trong tương lai bạn sẽ không thể đạt được những gì mình mong muốn.
- Karma còn nói rằng có thể bạn sẽ không phải gánh chịu những hậu quả do những việc mình làm thì rồi gia đình, người thân, những thế hệ sau của bạn sẽ phải đón nhận điều đó.
Top 12 luật nhân quả mà mỗi chúng ta cần nên biết
Hãy cùng tìm hiểu mọi người hay nói với nhau về những Karma nào nhé!
- Luật Cho: Tin vào lý tưởng của bạn, tin vào chính bản thân mình và niềm tin cho đi sẽ được nhận lại điều tốt đẹp.
- Luật hiện tại: Chấp nhận thực tế và không trách móc, phiền muộn về những điều đã qua, biết nhìn vào thực tế.
- Luật thay đổi: Tất cả mọi việc đều có thể thay đổi trong cuộc sống chúng ta. Đòi hỏi chúng ta phải hòa nhập với nó và thay đổi bản thân để phù hợp hơn và tốt hơn.
- Luật tăng trưởng: Cố gắng để thay đổi bản thân mình tốt hơn đối với đời sống, công việc, học tập… thay đổi theo sự thay đổi của môi trường, nhu cầu sống.
- Luật trách nhiệm: Luôn có trách nhiệm với những việc mình đã làm, những việc mình đang làm và sẽ làm. Chịu tất cả những trách nhiệm mà xảy ra trong cuộc sống của bạn
- Luật liên kết: Kết nối tất cả những yếu tố, từ mối quan hệ con người với người, người với sự việc, sự vật. Từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng trong cuộc sống của bạn đều có sự liên kết với nhau.
- Luật Đại: Gieo nhân nào gặp quả đó điều cơ bản của luật nhân quả. Không oán hận và hiểm nguy thì nhận được niềm vui và tình thương yêu cùng với sự an toàn.
- Luật tạo: Sống thật với chính bản thân của mình, tự tạo cho mình những điều bạn muốn và mang lại điều tốt đẹp cho bản thân, cho người xung quanh
- Luật khiêm: Chấp nhận những gì ở thực tại để đối đầu và tiếp nhận những điều mà cuộc sống mang đến cho bạn trong tương lai.
- Luật tập trung: Tập trung vào công việc, trách nhiệm của bạn đang làm, nghĩ đến những giá trị tốt hơn để tập trung vào mục đích cũng như lý tưởng sống của bạn.
- Luật nhẫn nại: Mọi thành công đều đổi lấy bằng con đường gian khổ. Muốn có phần thưởng thì chúng ta phải kiên trì và nổ lực.
- Luật động lực: Dù có nhiều tác động nhưng bạn sẽ nhận được năng lượng từ những điều đó. Mọi đóng góp đều có được sự ghi nhận của cộng đồng và những người xung quanh bạn.
Kết luận
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của blog VietAdsGroup.Vn, hy vọng những thông tin giải đáp ? Những ý nghĩa của Karma sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức hữu ích. Nếu bạn đọc có những đóng góp hay thắc mắc nào liên quan đến định nghĩa Karma là gì? vui lòng để lại những bình luận bên dưới bài viết này. Blog VietAdsGroup.Vn luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ quý độc giả
Từ khóa » Karma Là Gì
-
Ý Nghĩa Của Karma Trong Tiếng Anh - Cambridge Dictionary
-
Karma Là Gì? Người Ta Sử Dụng Karma Như Thế Nào? - Wiki Secret
-
Karma Là Gì? Phân Loại & Những Biểu Hiện Của Luật Karma
-
Karma Là Gì? Tổng Hợp Các Kiến Thức ít Người Biết Về Karma
-
Karma Là Gì? Những ý Nghĩa Của Karma
-
Karma Là Gì Và Cấu Trúc Từ Karma Trong Câu Tiếng Anh
-
KARMA Là Gì? Góc Tò Mò Giải Đáp
-
Karma Là Gì, 12 Biểu Hiện Của Luật Nhân Quả Nên Biết
-
Karma Là Gì? Tìm Hiểu 12 Quy Luật Bất Biến Của Vũ Trụ
-
Karma Là Gì? 12 Quy Luật Của Karma Giúp Thay đổi Bạn - THE COTH
-
KARMA - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Việt - Từ điển
-
Karma Là Gì định Nghĩa Của Karma Nghĩa Là Gì - Bình Dương
-
Karma Là Gì? Phân Loại, 12 Luật Nhân Quả Karma Của Cuộc Sống
-
Karma Là Gì? 12 điều Luật Karma Bạn Cần Phải Biết