Kế Toán Thuế Thu Nhập Hoãn Lại Doanh Trong Nghiệp

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả là khoản thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành. Vậy thời điểm ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả là khi nào? Cách hạch toán thuế thu nhập hoãn lại doanh trong nghiệp như thế nào là chính xác? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

1. Cơ sở tính thuế của tài sản hoặc nợ phải trả và Chênh lệch tạm thời

Cơ sở tính thuế của tài sản là giá trị sẽ được trừ khỏi thu nhập chịu thuế khi thu hồi giá trị ghi sổ của tài sản. Nếu thu nhập không phải chịu thuế thì cơ sở tính thuế của tài sản bằng giá trị ghi sổ của tài sản đó.

Cơ sở tính thuế thu nhập của nợ phải trả là giá trị ghi sổ của nó trừ đi (-) giá trị sẽ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế khi thanh toán nợ phải trả trong các kỳ tương lai. Đối với doanh thu nhận trước, cơ sở tính thuế là giá trị ghi sổ của nó, trừ đi phần giá trị của doanh thu không phải chịu thuế trong tương lai.

ke-toan-thue-thu-nhap-hoan-lai-doanh-trong-nghiep-1

Chênh lệch tạm thời là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản hoặc nợ phải trả trong Bảng Cân đối kế toán và cơ sở tính thuế của tài sản hoặc nợ phải trả đó.

Chênh lệch tạm thời gồm 2 loại: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ và chênh lệch tạm thời chịu thuế.

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong tương lai khi giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản được thu hồi hoặc nợ phải trả được thanh toán.

Ví dụ 1:

Một doanh nghiệp ghi nhận một khoản nợ phải trả 100 triệu đồng, là chi phí phải trả về bảo hành sản phẩm. Cho mục đích tính thuế thu nhập, chi phí bảo hành sản phẩm chỉ được khấu trừ khi doanh nghiệp thanh toán nghĩa vụ bảo hành. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%.

Cơ sở tính thuế các khoản nợ phải trả này là 0 triệu đồng. Khi thanh toán nợ phải trả theo giá trị ghi sổ (tức khi thực tế bảo hành vào các năm sau), doanh nghiệp sẽ được giảm lợi nhuận tính thuế trong tương lai của mình với giá trị 100 triệu đồng và do đó thuế thu nhập giảm 22 triệu đồng (22% của 100 triệu đồng). Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ 100 triệu đồng và cơ sở tính thuế 0 triệu đồng, là chênh lệch tạm thời được khấu trừ 100 triệu đồng.

Các khoản dự phòng phải trả

Chênh lệch tạm thời chịu thuế là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh khoản thuế thu nhập phải trả khi xác định thu nhập chịu thuế trong tương lai khi giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản được thu hồi hoặc nợ phải trả được thanh toán.

Ví dụ 2:

Một doanh nghiệp có tài sản cố định hữu hình nguyên giá là 150 triệu đồng, giá trị đã khấu hao theo sổ kế toán là 50 triệu đồng, giá trị còn lại là 100 triệu đồng. Giá trị đã khấu hao theo thuế thu nhập là 90 triệu đồng. Cơ sở tính thuế thu nhập của tài sản là 60 triệu đồng (150 triệu đồng – 90 triệu đồng). Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ 100 triệu đồng và cơ sở tính thuế 60 triệu đồng, là chênh lệch tạm thời chịu thuế: 100 – 60 = 40 triệu đồng.

+ Chênh lệch tạm thời về thời gian chỉ là một trong các trường hợp chênh lệch tạm thời, ví dụ: Nếu lợi nhuận kế toán được ghi nhận trong kỳ này nhưng thu nhập chịu thuế được tính trong kỳ khác.

+ Các khoản chênh lệch tạm thời giữa giá trị ghi sổ của tài sản hoặc nợ phải trả; so với cơ sở tính thuế của tài sản hoặc nợ phải trả đó; có thể không phải là chênh lệch tạm thời về mặt thời gian; ví dụ: Khi đánh giá lại một tài sản thì giá trị ghi sổ của tài sản thay đổi; nhưng nếu cơ sở tính thuế không thay đổi thì phát sinh chênh lệch tạm thời. Tuy nhiên thời gian thu hồi giá trị ghi sổ và cơ sở tính thuế không thay đổi; nên chênh lệch tạm thời này không phải là chênh lệch tạm thời về thời gian.

+ Kế toán không tiếp tục sử dụng khái niệm “Chênh lệch vĩnh viễn” để phân biệt với chênh lệch tạm thời; khi xác định thuế thu nhập hoãn lại do thời gian thu hồi tài sản; hoặc thanh toán nợ phải trả; cũng như thời gian để khấu trừ tài sản và nợ phải trả đó vào thu nhập chịu thuế là hữu hạn.

2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

ke-toan-thue-thu-nhap-hoan-lai-doanh-trong-nghiep-1

2.1 Khái niệm, cơ sở tính tài sản thuế thu nhập hoãn lại

2.1.1. Khái niệm

   Tài sản thuế thu nhập hoãn lại là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được hoàn lại; trong tương lai tính trên các khoản: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ; Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng; và Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng

2.1.2 Cơ sở tính tài sản thuế thu nhập hoãn lại

a. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ chênh lệch tạm thời được khấu trừ

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ thông thường phát sinh từ:

  • Chi phí trích trước: trích trước sửa chữa lớn TSCĐ, trích trước lãi vay trả sau… Đây là các khoản chi phí thực tế chưa phát sinh; nhưng để đảm bảo nguyên tắc phù hợp của kế toán; DN đã tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Các khoản chi phí này chưa có hóa đơn, chứng từ hợp lý và thực tế chưa phát sinh
  • Chi phí khấu hao theo kế toán lớn hơn thuế: thời gian khấu hao tài sản cố định đang áp dụng thông tư 45/2013/TT-BTC; để vận dụng trong khi theo chuẩn mực kế toán; thì thời gian khấu hao tài sản cố định: “Giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình được phân bổ một cách có hệ thống; trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng . Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình do doanh nghiệp xác định; chủ yếu dựa trên mức độ sử dụng ước tính của tài sản”. Đây là điểm khác nhau cơ bản giữa thuế và kế toán; về xác định thời gian khấu hao
Ví dụ:

Một DN mua xe Limousine 7 tỷ, ước tính chỉ sử dụng 2 năm là bán lại.

+ Về mặt kế toán: Thời gian sử dụng hữu ích của xe là 2 năm; vì sau 2 năm công ty không sử dụng nữa mà phải bán đi để thu hồi lại vốn. Vậy thời gian trích khấu hao theo kế toán là 2 năm

+ Về mặt thuế: Thời gian sử dụng của tài sản theo thuế là áp dụng thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013; với thời gian là 6 năm đến 10 năm.

  • Các khoản dự phòng phả trả: Bảo hành sản phẩm; tái cơ cấu doanh nghiệp; các hợp đồng có rủi ro lớn …
  • Về doanh thu dịch vụ theo chuẩn mực kế toán số 14 được ghi nhận; khi dịch vụ hoàn thành trong khi có những trường hợp mà đã xuất hóa đơn nhưng dịch vụ chưa hoàn thành; vẫn ghi nhận là doanh thu theo Luật thuế TNDN

Phương pháp tính:

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên chênh lệch tạm thời được khấu trừ

=

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ

x

Thuế suất thuế TNDN hiện hành (%)
Ví dụ:

Một doanh nghiệp trong năm ghi nhận một khoản nợ phải trả 100 triệu đồng; là chi phí phải trả về bảo hành sản phẩm. Cho mục đích tính thuế thu nhập; chi phí bảo hành sản phẩm chỉ được khấu trừ khi doanh nghiệp thanh toán nghĩa vụ bảo hành. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là 100 triệu đồng. Cuối năm tài chính doanh nghiệp phải ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại là 22 triệu đồng (100 triệu đồng x 22%)

b. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng:

Trường hợp nếu DN sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ; thì được bù trừ số lỗ vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động kinh doanh có thu nhập của các năm tiếp theo; (thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ).

Phương pháp tính:

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng

=

Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng

x

Thuế suất thuế TNDN hiện hành (%)
Ví dụ:

Năm 2013 DN B có phát sinh lỗ là 20 tỷ đồng. Căn cứ vào số lỗ hoạt động kinh doanh được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế các năm tiếp sau; theo quy định chuyển lỗ của Luật thuế TNDN; DN B ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm hiện hành: 20 x 22% = 4,4 tỷ đồng

 Năm 2014 DN B có phát sinh thu nhập là 15 tỷ đồng; thì DN B được chuyển toàn bộ số lỗ 15 tỷ đồng vào thu nhập năm 2014. Số lỗ còn lại 5 tỷ đồng DN B theo dõi; và chuyển lỗ liên tục vào các năm tiếp theo nhưng tối đa không quá 5 năm.

c. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng:

            Căn cứ vào các khoản ưu đãi thuế theo luật định (nếu có) chưa sử dụng; cuối năm tài chính kế toán xác định và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm hiện hành; nếu doanh nghiệp dự tính chắc chắn có đủ thu nhập tính thuế trong tương lai; để sử dụng các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng từ các năm trước đó:

Phương pháp tính:

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng

=

Giá trị được khấu trừ của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng

x

Thuế suất thuế TNDN hiện hành (%)
Ví dụ:

DN A có thu nhập từ 1 hoạt động xuất khẩu là 100 triệu đồng; theo luật Thuế TNDN hoạt động này được giảm 50% thuế TNDN; biết thuế suất thuế TNDN là 22%. Tuy nhiên trong năm DN vẫn phải nộp đủ 100% số thuế do còn thiếu 1 vài thủ tục Hải quan cần thiết; nhưng khoản giảm thuế này DN chắc chắn sẽ được chấp nhận sau khi hoàn tất các thủ tục Hải quan. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng: 100 x 22% = 22 triệu đồng.

0 0 Bình chọnBình chọn

Từ khóa » Ví Dụ Về Tài Sản Thuế Thu Nhập Hoãn Lại