Ví Dụ Về Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Hoãn Lại | Diễn đàn Dân Kế Toán

Menu Diễn đàn Dân Kế Toán | Cộng Đồng Kế Toán - Thuế
  • Trang chủ
  • Diễn đàn Bài viết mới Tìm chủ đề
  • Có gì mới Bài viết mới Hoạt động mới nhất
  • Thành viên Đăng ký Thành viên trực tuyến
Đăng nhập Có gì mới? Tìm kiếm

Tìm kiếm

Everywhere Chủ đề This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề Bởi: Tìm Tìm kiếm nâng cao…
  • Bài viết mới
  • Tìm chủ đề
Menu Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Diễn đàn
  • Kế toán tài chính - Thuế
  • Thảo luận khác
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.You should upgrade or use an alternative browser. Ví dụ về thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
  • Thread starter luongthuy140
  • Ngày gửi 21/3/09
L

luongthuy140

New Member
Hội viên mới em xin chào các anh các chị ạ! Em là thành viên mới của diễn đàn. Hôm nay em có 1 vấn đề rất hi vọng được các anh chị giúp đỡ ạ. Em vừa học về thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại nhưng chẳng hiểu gì cả. Em tìm đọc chuẩn mực kế toán số 17 nhưng càng đọc càng u mê. Em rất hi vọng với kiến thức sâu rộng của mình các anh chị sẽ giúp em hiểu về vấn đề này hơn ạ. Nếu được em mong các anh chị sẽ lấy cho em 1 vài ví dụ để em có thể nhận ra được vấn đề phức tạp này ạ Em xin được cảm ơn trước ạ! S

songcham

Member
Hội viên mới Thuế thu nhập doanh nghiệp-đừng tham nhiều một lúc Về thuế thu nhập hiện hành thì tương đối dễ hiểu hơn. Đây là khoản thuế mà đơn vị kinh doanh có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước theo một tỷ lệ đánh trên số lợi tức mà doanh nghiệp thu được trong năm hiện tại (năm tính thuế). Ví dụ, cty có lợi tức trong năm là 100tr, thuế suất áp dụng cho năm đó là 25% thì số thuế phải nộp là 25tr. Năm không có lợi tức hoặc lợi tức âm (lỗ) thì không chịu thuế (thuế=0). Việc xác định thu nhập trong năm hiện hành như thế nào về phương diện kế toán và phương diện thuế bạn phải xem lại các bài học về kế toán và các văn bản về thuế hiện tại. Trong thực tế, năm tài chính thương đủ 12 tháng và được chi làm nhiều kỳ báo cáo kế toán, theo tháng hoặc theo quý. Khi đó, xác định thuế thu nhập trong kỳ kế toán cũng theo cùng cách thức như trên tuy nhiên tùy theo thu nhập (lợi tức) trong kỳ là âm hay dương mà có thể nhân cùng tỷ lệ thuế suất để có số thuế âm hoặc dương có thể bù trừ cho nhau trong kỳ. Ví dụ, Q1 lãi 20tr, thuế là +5tr, Q2 lãi 40tr thuế là +10tr, Q3 lỗ 30tr thuế là -7,5tr và Q4 lãi là 70tr thuế là +17,5tr. Vậy cả năm lãi 100tr thuế là 25tr. Trương hợp Q4 lỗ 50tr thuế sẽ là -7,5tr chứ không phải -12,5tr bởi vì cho dù tổng lỗ trong năm là 20tr thì thuế cả năm =0 chứ không phải là -5tr. Về hạch toán tài khoản, bạn ghi C3334_N8211 nếu có thuế phải nộp hoặc điều chỉnh tăng số thuế phải nộp; bạn ghi nghịch lại N3334_C8211 nếu điều chỉnh giảm số thuế phải nộp. Về thuế thu nhập hoãn lại thì khá là phức tạp. Không chỉ là sinh viên chưa có kinh nghiệm thực tế hoặc lính mới tò te như tụi mình khó nắm bắt khái niệm này mà ngay cả các anh chị sừng sỏ trong nghề cũng mắc nghẹn cái đề tài khó nuốt trôi này. Nói như vậy không có nghĩa là không thể hiểu mà chỉ có nghìa là khó nắm bắt để thực hành thông thạo hoặc hiểu biết một cách sâu sắc sự vận dụng khái niệm này trong thực tiễn. Bạn có thể hiểu vấn đề trong một chừng mực giản đơn hơn, có lẽ như thế thì đời bớt khổ hơn, như sau: Có sự chênh lệch nhất định về thu nhập chịu thuế theo quy định (chuẩn mực) kế toán và quy định về thuế. Như vậy dù nhân cùng tỷ lệ thuế suất sẽ cho ra hai số thuế phải nộp khác nhau. Ví dụ, thu nhập tính thuế theo kế toán là 100tr thì thuế là 25tr nhưng thu nhập tính thuế theo quy định về thuế lại đến 120tr thì thuế là 30tr, ghi C3334_N8211. khoảng chênh lệch 5tr đó chính là ghi vào thuế thu nhập hoãn lại C8212_N243 tài sản thuế thu nhập hoãn lại. Trường hợp nghịch lại, theo thuế, số thuế là 20tr ghi C3334_N8211 trong khi kế toán tính thuế là 25tr thì phần chênh lệch 5tr ghi N8212_C347 thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Chênh lệch về thu nhập tính thuế được chia thành hai loại: - Chênh lệch vình viễn. Ví dụ, cty được duyệt chi bồi dưỡng hải quan 50tr thì vẫn được ghi chi phí kế toán và sẽ làm giảm thu nhập chịu thuế. Nhưng do không có hóa đơn chứng từ hợp lý hợp lệ nên khi tính thuế theo luật thuế khoản chi phí này phải bị loại trừ và do đó thu nhập tính thuế tăng lên, gây ra sự chênh lệch. May thay (cũng có thể là rủi thay), với loại chênh lệch này bạn không phải làm động tác gì cả với thuế thu nhập hoãn lại mà chỉ ghi thuế thu nhập hiện hành theo số quy định bởi luật thuế. - Loại còn lại là chênh lệch tạm thời. Ví dụ ưa dùng là khấu hao. Giả sử có một thiết bị bạn được khấu hao từ 8-10 năm. về kế toán, bạn tính khấu hao 8 năm nhưng vì lý do nào đó như không thực hiện đúng chế độ đăng ký khấu hao chẳng hạn, cơ quan thuế yêu cầu bạn chỉ được tính khấu hao trong 10 năm thì chi phí khấu hao theo thuế trong kỳ sẽ giảm đi hay lợi tức và thuế trong kỳ tăng lên, phát sinh chênh lệch. Chênh lệch này chỉ có tính chất tạm thời do sai biệt về thời gian nên khốn khổ thay bạn phải tính toán số thuế chênh lệch để ghi vào thuế thu nhập hoãn lại. Các đề tài loại này bạn nên chia nhỏ, nghiên cứu từ từ từng bước, trao đổi từng bước điểm chưa hiểu mới mong có lúc thấu đáo (đến một chừng mực nào đó). Tóm lại, do buồn ngũ quá, sai chính tả hay dùng sai tài khoản, ngữ nghĩa chỗ nào các bác sáng suốt chỉnh lý giúp. phuongthu

phuongthu

là TSCĐ...^_^
Hội viên mới Ðề: Thuế thu nhập doanh nghiệp-đừng tham nhiều một lúc
songcham nói: Về thuế thu nhập hiện hành thì tương đối dễ hiểu hơn. Đây là khoản thuế mà đơn vị kinh doanh có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước theo một tỷ lệ đánh trên số lợi tức mà doanh nghiệp thu được trong năm hiện tại (năm tính thuế). Ví dụ, cty có lợi tức trong năm là 100tr, thuế suất áp dụng cho năm đó là 25% thì số thuế phải nộp là 25tr. Năm không có lợi tức hoặc lợi tức âm (lỗ) thì không chịu thuế (thuế=0). Việc xác định thu nhập trong năm hiện hành như thế nào về phương diện kế toán và phương diện thuế bạn phải xem lại các bài học về kế toán và các văn bản về thuế hiện tại. Trong thực tế, năm tài chính thương đủ 12 tháng và được chi làm nhiều kỳ báo cáo kế toán, theo tháng hoặc theo quý. Khi đó, xác định thuế thu nhập trong kỳ kế toán cũng theo cùng cách thức như trên tuy nhiên tùy theo thu nhập (lợi tức) trong kỳ là âm hay dương mà có thể nhân cùng tỷ lệ thuế suất để có số thuế âm hoặc dương có thể bù trừ cho nhau trong kỳ. Ví dụ, Q1 lãi 20tr, thuế là +5tr, Q2 lãi 40tr thuế là +10tr, Q3 lỗ 30tr thuế là -7,5tr và Q4 lãi là 70tr thuế là +17,5tr. Vậy cả năm lãi 100tr thuế là 25tr. Trương hợp Q4 lỗ 50tr thuế sẽ là -7,5tr chứ không phải -12,5tr bởi vì cho dù tổng lỗ trong năm là 20tr thì thuế cả năm =0 chứ không phải là -5tr. Về hạch toán tài khoản, bạn ghi C3334_N8211 nếu có thuế phải nộp hoặc điều chỉnh tăng số thuế phải nộp; bạn ghi nghịch lại N3334_C8211 nếu điều chỉnh giảm số thuế phải nộp. Về thuế thu nhập hoãn lại thì khá là phức tạp. Không chỉ là sinh viên chưa có kinh nghiệm thực tế hoặc lính mới tò te như tụi mình khó nắm bắt khái niệm này mà ngay cả các anh chị sừng sỏ trong nghề cũng mắc nghẹn cái đề tài khó nuốt trôi này. Nói như vậy không có nghĩa là không thể hiểu mà chỉ có nghìa là khó nắm bắt để thực hành thông thạo hoặc hiểu biết một cách sâu sắc sự vận dụng khái niệm này trong thực tiễn. Bạn có thể hiểu vấn đề trong một chừng mực giản đơn hơn, có lẽ như thế thì đời bớt khổ hơn, như sau: Có sự chênh lệch nhất định về thu nhập chịu thuế theo quy định (chuẩn mực) kế toán và quy định về thuế. Như vậy dù nhân cùng tỷ lệ thuế suất sẽ cho ra hai số thuế phải nộp khác nhau. Ví dụ, thu nhập tính thuế theo kế toán là 100tr thì thuế là 25tr nhưng thu nhập tính thuế theo quy định về thuế lại đến 120tr thì thuế là 30tr, ghi C3334_N8211. khoảng chênh lệch 5tr đó chính là ghi vào thuế thu nhập hoãn lại C8212_N243 tài sản thuế thu nhập hoãn lại. Trường hợp nghịch lại, theo thuế, số thuế là 20tr ghi C3334_N8211 trong khi kế toán tính thuế là 25tr thì phần chênh lệch 5tr ghi N8212_C347 thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Chênh lệch về thu nhập tính thuế được chia thành hai loại: - Chênh lệch vình viễn. Ví dụ, cty được duyệt chi bồi dưỡng hải quan 50tr thì vẫn được ghi chi phí kế toán và sẽ làm giảm thu nhập chịu thuế. Nhưng do không có hóa đơn chứng từ hợp lý hợp lệ nên khi tính thuế theo luật thuế khoản chi phí này phải bị loại trừ và do đó thu nhập tính thuế tăng lên, gây ra sự chênh lệch. May thay (cũng có thể là rủi thay), với loại chênh lệch này bạn không phải làm động tác gì cả với thuế thu nhập hoãn lại mà chỉ ghi thuế thu nhập hiện hành theo số quy định bởi luật thuế. - Loại còn lại là chênh lệch tạm thời. Ví dụ ưa dùng là khấu hao. Giả sử có một thiết bị bạn được khấu hao từ 8-10 năm. về kế toán, bạn tính khấu hao 8 năm nhưng vì lý do nào đó như không thực hiện đúng chế độ đăng ký khấu hao chẳng hạn, cơ quan thuế yêu cầu bạn chỉ được tính khấu hao trong 10 năm thì chi phí khấu hao theo thuế trong kỳ sẽ giảm đi hay lợi tức và thuế trong kỳ tăng lên, phát sinh chênh lệch. Chênh lệch này chỉ có tính chất tạm thời do sai biệt về thời gian nên khốn khổ thay bạn phải tính toán số thuế chênh lệch để ghi vào thuế thu nhập hoãn lại. Các đề tài loại này bạn nên chia nhỏ, nghiên cứu từ từ từng bước, trao đổi từng bước điểm chưa hiểu mới mong có lúc thấu đáo (đến một chừng mực nào đó). Tóm lại, do buồn ngũ quá, sai chính tả hay dùng sai tài khoản, ngữ nghĩa chỗ nào các bác sáng suốt chỉnh lý giúp. Nhấn để mở rộng...
bác ơi, cái phần màu đỏ trên kia của bác là thế nào vậy ạ? em lại nghĩ là nếu kế toán tính thuế nhiều hơn thuế phải nộp thì cái phần chênh lệch đó mới đưa vào tài sản thuế thu nhập hoãn lại cơ mà (vì nộp thừa nên mới được coi là một khoản tài sản). ngược lại, nếu kế toán tính thuế ít hơn thuế phải nộp thì mới có thuế thu nhập hoãn lại phải trả chớ?????????(vì nộp thiếu nên coi là một khoản phải trả) phản ánh tài sản thuế thu nhập hoãn lại thì N243 C8212 phản ánh thuế thu nhập hoãn lại phải trả N8212 C347 T

tthuong

New Member
Hội viên mới Ðề: thuế thu nhập doanh nghiệp Trùi ui nhân tiện đây bạn nèo có thể trả lời giúp mình với đc ko? Hz mình muốn hỏi nhiêù vấn đề lứm nhưng chẳng biết cách post bài thía nào cả. Mình mới làm kê khai thuế và tháng này fải kê khai thuế TNDN. Cho mình hỏi ở phần Doanh thu phát sinh trong kỳ thì mình lấy tổng số hàng hoá, dịch vụ bán ra của quí đó đúng ko ạ? còn phần chi phí phát sinh trong kỳ thì lấy tổng ở phần hàng hoá, dịch vụ mua vào mà mình đã kê khai trong quí đó đúng ko?hay còn cả chi phí khác nữa như lương nhân viên... mà mình chưa kê khai hàng tháng. Khó hiểu quá mình chẳng biết làm thía nào cả. giúp mình với nha. Và hiện mức thuế TNDN áp dụng là 25% có fải ko ah? biennhohtx05

biennhohtx05

Member
Hội viên mới Ðề: thuế thu nhập doanh nghiệp
tthuong nói: Trùi ui nhân tiện đây bạn nèo có thể trả lời giúp mình với đc ko? Hz mình muốn hỏi nhiêù vấn đề lứm nhưng chẳng biết cách post bài thía nào cả. Mình mới làm kê khai thuế và tháng này fải kê khai thuế TNDN. Cho mình hỏi ở phần Doanh thu phát sinh trong kỳ thì mình lấy tổng số hàng hoá, dịch vụ bán ra của quí đó đúng ko ạ? còn phần chi phí phát sinh trong kỳ thì lấy tổng ở phần hàng hoá, dịch vụ mua vào mà mình đã kê khai trong quí đó đúng ko?hay còn cả chi phí khác nữa như lương nhân viên... mà mình chưa kê khai hàng tháng. Khó hiểu quá mình chẳng biết làm thía nào cả. giúp mình với nha. Và hiện mức thuế TNDN áp dụng là 25% có fải ko ah? Nhấn để mở rộng...
Bạn phải làm như bảng BC KQSXKD ấy, có đầy đủ doanh thu, chi phí các loại, xác định ra kết quả lợi nhuận trong kỳ, nếu năm trước có lỗ thì chuyển lỗ sau đó nhân 25% ra thuế TNDN phải nộp. mẫu 01A/TNDN Có cách đơn giản hơn. Bạn lấy tổng Doanh thu trong quý x tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu. Tỷ lệ này tính bằng cách lấy Lợi nhuận chịu thuế năm trước/tổng doanh thu của năm trước. Mẫu 01B/TNDN T

tthuong

New Member
Hội viên mới Ðề: thuế thu nhập doanh nghiệp Cảm ơn bạn biennhohtx 05 nha. Cho mìn hỏi thêm 1 chút là có fải bắt đầu từ quí 4 năm 2008 và năm 2009 tất cả các DN vừa và nhỏ đc miễn giảm 30% thuế TNDN ko vây?Thanks G

giang_1311

Member
Hội viên mới Ðề: thuế thu nhập doanh nghiệp
tthuong nói: Cảm ơn bạn biennhohtx 05 nha. Cho mìn hỏi thêm 1 chút là có fải bắt đầu từ quí 4 năm 2008 và năm 2009 tất cả các DN vừa và nhỏ đc miễn giảm 30% thuế TNDN ko vây?Thanks Nhấn để mở rộng...
Đúng rồi đấy bạn ạ. Từ Q4/08 và năm 09 DN vừa và nhỏ đc giảm 30% thuế TNDN. T

tthuong

New Member
Hội viên mới Ðề: thuế thu nhập doanh nghiệp Cho mìn hỏi thêm chút là Quí 4/2008 vừa rùi DN đc giảm 30% thuế TNDN rùi nhưng quí đó mìn chưa kê khai thì đến Q1/2009 này fải điều chình ntn? biennhohtx05

biennhohtx05

Member
Hội viên mới Ðề: thuế thu nhập doanh nghiệp
tthuong nói: Cho mìn hỏi thêm chút là Quí 4/2008 vừa rùi DN đc giảm 30% thuế TNDN rùi nhưng quí đó mìn chưa kê khai thì đến Q1/2009 này fải điều chình ntn? Nhấn để mở rộng...
Bây giờ vẫn còn hạn nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2008 mà, bạn làm tờ khai và ghi thêm bằng tay ở giưới và mang nộp và hỏi cán bộ thuế luôn trường hợp Q4 chưa ghi phần miễn giảm bây giờ có phải ghi bổ sung không, nếu có thì mượn lại ghi thêm vào không thì làm bản khác mang nộp thay. lienngoc

lienngoc

New Member
Hội viên mới Ðề: Thuế thu nhập doanh nghiệp-đừng tham nhiều một lúc
phuongthu nói: bác ơi, cái phần màu đỏ trên kia của bác là thế nào vậy ạ? em lại nghĩ là nếu kế toán tính thuế nhiều hơn thuế phải nộp thì cái phần chênh lệch đó mới đưa vào tài sản thuế thu nhập hoãn lại cơ mà (vì nộp thừa nên mới được coi là một khoản tài sản). ngược lại, nếu kế toán tính thuế ít hơn thuế phải nộp thì mới có thuế thu nhập hoãn lại phải trả chớ?????????(vì nộp thiếu nên coi là một khoản phải trả) phản ánh tài sản thuế thu nhập hoãn lại thì N243 C8212 phản ánh thuế thu nhập hoãn lại phải trả N8212 C347 Nhấn để mở rộng...
mình cũng chẳng biết giải thích thế nào nhưng theo như cô giáo mình dạy thì hiểu như bạn là ngược rồi.hiểu như bạn songcham mới là đúng phuongthu

phuongthu

là TSCĐ...^_^
Hội viên mới Ðề: Ví dụ về thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại úi giời ơi!!!!!!!! mình cũng tham khảo trên một số tài liệu cách tính thuế thu nhập hoãn lại, nhưng càng đọc càng không hỉu gì... "- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành. Công thức xác định thuế TNDN hoãn lại phải trả: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả = Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm x Thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành * Chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán. * Thuế Thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế trừ khi thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một Tài sản hay Nợ phải trả của một giao dịch mà giao dịch này không ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế TNDN (hoặc lỗ tính thuế) tại thời điểm phát sinh giao dịch. * Để phản ánh khoản Thuế thu nhập hoãn lại phải trả này, Thông tư quy định sử dụng Tài khoản 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả, Tài khoản 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại - Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Là thuế TNDN sẽ được hoàn lại trong tương lai tính trên các khoản: chênh lệch tạm thời được khấu trừ; Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng; Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng. Công thức xác định thuế Tài sản thuế TNDN: Tài sản thuế Thu nhập hoãn lại = Tổng chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm + Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng X Thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành * Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hoặc Nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán. * Doanh nghiệp chỉ được ghi nhận tài sản thuế Thu nhập hoãn lại tính trên các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ này khi và chỉ khi chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai để sử dụng các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi về thuế chưa sử dụng. * Để phản ánh khoản mục Tài sản thuế thu nhập hoãn lại theo quy định của Thông tư kế toán sử dụng Tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại, Tài khoản 8212- Chi phí thuế thu nhập hoãn lại." có ai hỉu phần màu xanh xanh ấy nói gì không??????????:chongmat: Non_stop

Non_stop

Member
Hội viên mới Ðề: Ví dụ về thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại bác phương thu nhầm rùi khi thuế tính cao hơn kế toán tức là mình đã nộp trước cho nhà nước năm sau sẽ được khấu trừ hoặc sẽ được trả lại, thì hiển nhiên coi như 1 khoản tài sản mà công ty phải thu của nhà nước mà N

ntdieu

New Member
Hội viên mới Ðề: Thuế thu nhập doanh nghiệp-đừng tham nhiều một lúc chào Phuongthu, thật ra thì Songcham ví dụ chính xác rồi đó. ở đây Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hiểu là trong những năm đầu tiên doanh nghiệp đã nộp thuế dư rồi, thì đó là tài sản, để những năm cuối doanh nghiệp sẽ đóng thuế ít hơn thậm chí là ko đóng, để lấy lại khoản tài sản trước đó. Tức là nếu là Tài khoản 243 thì sẽ xuất hiện trong trường hợp Lợi nhuận kế toán < Thu nhập chịu thuế, hay phần doanh thu mà kế toán tính được < doanh thu chịu thuế mà cơ quan thuế quy định ( cơ quan thuế tính lại). Trường hợp ngược lại là tài khoản 347. H

huong_men

New Member
Hội viên mới Ðề: Ví dụ về thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại theo mình bạn đầu tiên nói đúng rùi á, tại vì khoản chênh lệch đó mình ko nộp bây h thì phải nộp vào một kì kt khác, tức là mình đang nợ 1 khoản phải nộp chứ ko có nghĩa là mình được hưởng ko khoản đó M

myphan

New Member
Hội viên mới Ðề: Ví dụ về thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại cả nhà ơi cho mình hỏi TNDN tạm tính của mình quý 4 lãi 4trđ cả năm lãi 6trđ mình đinh khoản thế nào nhỉ Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký để bình luận. Chia sẻ: Facebook Reddit Pinterest Tumblr WhatsApp Email Chia sẻ Link

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG

Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ

Liên hệ: 090.6969.247

  • Trang chủ
  • Diễn đàn
  • Kế toán tài chính - Thuế
  • Thảo luận khác
Top

Từ khóa » Ví Dụ Về Tài Sản Thuế Thu Nhập Hoãn Lại