Khái Niệm, Hệ Thống Các Phương Pháp Tác động Tâm Lý

III. Các phương pháp tác động tâm lý – Nội dung này nằm trong Chương II: Cấu trúc tâm lý hoạt động tư pháp và phương pháp tác động tâm lý.

..

Xem thêm các nội dung trong Chương II:

  • I. Khái niệm cấu trúc tâm lý hoạt động tư pháp
  • II. Hệ thống các hoạt động trong cấu trúc tâm lý hoạt động tư pháp
  • III. Các phương pháp tác động tâm lý

..

Các phương pháp tác động tâm lý

Mục lục:

1. Khái niệm chung

  1. Khái niệm phương pháp tác động tâm lý
  2. Các yêu cầu khi sử dụng phương pháp tác động tâm lý

2. Hệ thống phương pháp tác động tâm lý

  1. Phương pháp truyền đạt thông tin
  2. Phương pháp thuyết phục
  3. Phương pháp đặt vấn đề và thay đổi vấn đề tư duy
  4. Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển
  5. Phương pháp ám thị gián tiếp
  6. Phương pháp ám thị trực tiếp
  7. Phương pháp mệnh lệnh
Tâm lý học

1. Khái niệm chung

a) Khái niệm phương pháp tác động tâm lý

Phương pháp tác động tâm lý là cách thức sử dụng các phương tiện giao tiếp tác động đến người khác nhằm hình thành hoặc thay đổi tâm lý của họ, phù hợp với mục đích giải quyết vụ án và cải tạo người phạm tội, trong khuôn khổ pháp luật quy định. Phương tiện giao tiếp

  • Ngôn ngữ
  • Phi ngôn ngữ

Mục đích sử dụng phương pháp tác động tâm lý:

– Nhằm hình thành trạng thái tâm lý cần thiết hoặc làm thay đổi nhận thức của người được tác động

– Nhằm giáo dục, cảm hóa người phạm tội

– Nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động tư pháp, bảo vệ quyền con người, hạn chế vi phạm pháp luật dẫn đến làm tổn thương con người trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Phương tiện tác động

– Sử dụng ngôn ngữ

– Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ

– Sử dụng hình ảnh (ảnh, camera…) để truyền thông tin, giáo dục, ám thị…

b) Các yêu cầu khi sử dụng phương pháp tác động tâm lý

– Tìm hiểu rõ nhân thân và các đặc điểm tâm lý của đối tượng trước khi tác động

– Phải có kế hoạch tác động cụ thể với các mục đích cụ thể

– Tác động tâm lý nhằm đạt được mục đích tố tụng, nhưng đồng thời góp phần hình thành ở họ tâm lý tích cực.

– Tuân thủ pháp luật tố tụng hình sự, đảm bảo quyền con người của người chịu tác động.

Chủ thể sử dụng: Chủ thể sử dụng phương pháp thông thường là những người tiến hành tố tụng, người bào chữa, cán bộ quản giáo.

Đối tượng chịu tác động: người tham gia tố tụng

2. Hệ thống phương pháp tác động tâm lý

a) Phương pháp truyền đạt thông tin

Phương pháp truyền đạt thông tin là phương pháp mà người sử dụng nó cung cấp cho người tiếp nhận thông tin những thông tin cần thiết, làm cho người đó nhận thức được sự việc, đồng thời hình thành ở họ tâm lý tích cực phù hợp với mục đích của hoạt động giải quyết vụ án hình sự và cải tạo người phạm tội.

Các trường hợp cần áp dụng phương pháp này:

– Làm tăng hiểu biết, kiến thức cho ngườii tếp nhận thông tin để họ hình thành hoặc thay đổi tâm lý theo hướng hợp tác với cơ quan tư pháp hoặc tự giác cải tạo.

– Khi bị can, bị cáo hoặc những người tham gia tố tụng khác vì các lí do nhất định mà có thái độ quanh co, mai khai, giấu giếm sự thật và có ý thăm dò cán bộ điều tra, xét hỏi: v/d: truyền đạt thông tin cho bị can rằng: anh không cần phải giấu nữa, vì tôi đã thu thập được lời khai từ bạn bè, đồng chí của anh rồi…

– Cần thay đổi hướng tư duy của người bị tác động: đang nói về nội dung này, chuyến sang nội dung khác nữa. làm thế nào để họ cung cấp cho ta thông tin có thật. Thay đổi bằng cách truyền thông tin (v/d: đang nói về gia đình, thì chuyển sang chuyện công việc…)

– Nhằm khôi phục trí nhớ của người tiếp nhận thông tin (thường là bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng) hoặc có sự nhầm lẫn về các tình tiết cần phân biệt.

– Nhằm theo dõi người bị tình nghi: v/d: cung cấp một vài thông tin trên báo chí có ý đồ, để xem đối tượng bị tình nghi có thay đổi gì về hành vi hay không. v/d: sáng mai, đối tượng tình nghi có còn đi làm không, hay lại đặt vé máy bay đi nơi khác…

Chủ thể truyền đạt thông tin: là những người tiến hành tố tụng, cán bộ quản giáo, người bào chữa…

Nội dung thông tin cần truyền đạt

– Tình tiết, chứng cứ liên quan đến vụ án: cân nhắc nên cung cấp gì, ko cung cấp gì

– Thông tin về pháp luật, chính sách

– Quyền và nghĩa vụ pháp ý của đối tượng chịu tác động

Yêu cầu thông tin

– Rõ ràng, cụ thể

– Tính mới: chưa biết thì hiệu quả tác động mới lớn

– Tính chân thực: ko sử dụng thông tin giả để hù dọa đối tượng, ko gây hoang mang, dao động tâm lý.

– Tốc độ đưa ra thông tin phải phù hợp với trình độ nhận thức, sức khỏe để theo dõi

Phương tiện truyền đạt: ngôn ngữ, phi ngôn ngữ…

b) Phương pháp thuyết phục

Phương pháp thuyết phục là phương pháp sử dụng lý lẽ, kiến thức, tình cảm để thuyết phục người chịu tác động để thay đổi nhận thức, thái độ, xúc cảm sao cho đúng đắn hơn, tích cực hơn, phù hợp với mục đích của hoạt động giải quyết vụ án hình sự và cải tạo người phạm tội. Thuyết phục

  • Thuyết phục logic
  • Thuyết phục tình cảm

Nội dung thông tin thuyết phục

– Pháp luật, chính sách của Đảng, nhà nước liên quan đến vấn đề cần thuyết phục

– Thông tin, chứng cứ về vụ án

– Tỉnh cảm, đạo đức, lòng tự trọng.

Các trường hợp cóe tể áp dụng phương pháp này:

– Khi người bị thuyết phục có những nhận thức hạn chế, sai lệch về vấn đề có liên quan vụ án (ví dụ, cho rằng mình không sai khi phạm tội, bị oan) hoặc khó cải tạo, giáo dục khi thi hành án.

– Người bị thuyết phục có thái độ thiếu thành khẩn, bất hợp tác khi khai báo, đổ lỗi cho người khác, nhận hết lỗi về phía mình…

Điều kiện sử dụng phương pháp

– Người thuyết phục phải có khả năng về nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác, uy tín, tự tin

– Thông tin thuyết phục phải thực tế và phù hợp với nhận thức của người chịu tác động

– Phải có tình cảm, niềm tin và lòng kiên trì khi thuyết phục

– Tác phong của người thuyết phục phải đúng đắn, nghiêm túc, đáng tin

Lưu ý: Truyền đạt thông tin và thuyết phục đều là những phương pháp tác động tâm lý một chiều, chủ thể luôn giữ vai trò chủ động, tích cực. Đối tượng tiếp nhận một cách thụ động và không có sự tương tác, phản hồi ngay lập tức từ phía đối tượng chịu tác động.

c) Phương pháp đặt vấn đề và thay đổi vấn đề tư duy

Phương pháp đặt vấn đề và thay đổi vấn đề tư duy là phương pháp mà người tác động đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau để khi tư duy trả lời, người được hỏi thấy được logic của sự việc đang đặt ra cho mình, từ đó phải thay đổi tâm lý và hợp tác tốt hơn với cán bộ tư pháp. Đây là phương pháp đặc trưng của tố tụng thẩm vấn. Hỏi để kiểm tra, xét hỏi. Bằng phương pháp hỏi để làm rõ sự thật khách quan.

Các trường hợp sử dụng phương pháp này

– Khi người cung cấp lời khai quên một số tình tiết của vụ án

– Khi cần làm thay đổi thái độ, quan điểm, lập trường sai lệch của người được hỏi

– Khi đối tượng khai báo không đúng sự thật, thiếu thành khẩn.

Các loại câu hỏi thường được sử dụng

– Câu hỏi liên tưởng đến mô hình thật của sự việc: Nhìn thấy gì, ai, như thế nào…. Buộc đối tượng cung cấp những thông tin mà họ đã được chứng kiến. Có thể kiểm chứng thông tin cung cấp.

– Câu hỏi bất ngờ, khác với sự chuẩn bị trước của người được hỏi:

– Câu hỏi chi tiết, truy vào các nội dung chưa rõ ràng hoặc cho là có gian dối, làm cho người được hỏi lúng túng: không thể bằng lòng với những lời khai qua loa, đại khái của đối tượng được. phải đi đến cùng. v/d: vết thương trên tay của anh do đâu, bị can khai là do ngăn kéo bàn gây ra, nhưng khi thực nghiệm thì không phải => hỏi đến cùng làm cho bị can bối rối, khai sự thật.

– Câu hỏi ban đầu hướng đến câu trả lời làm tiền đề để hỏi câu hỏi sau quan trọng: v/d: mức sống ra sao. Những câu hỏi sau: với mức sống như thế, tiền đâu anh trả nợ…

Các yêu cầu cần chú ý khi sử dụng phương pháp này:

– Phải đoán trước được ý đồ (mô hình tư duy) của người được hỏi

– Chuẩn bị trước các loại câu hỏi nếu có thể (dự án luôn câu trả lời: vd: nếu bị can trả lời như thế này, thì hỏi tiếp như thế nào..)

– Câu hỏi phải dễ hiểu, diễn đạt ngắn gọn.

Đây là phương pháp tác động tâm lý được thực hiện thông qua phương tiện ngôn ngữ nói, trực tiếp, linh hoạt. Phương pháp này tạo được sự tương tác tích cực giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp.

d) Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển

Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển là sử dụng hoặc thiết lập các quan hệ giao tiếp, định hướng và điều khiển các giao tiếp này diễn ra theo hướng nhằm đạt được mục đích của người điều khiển. Giao tiếp đa chiều (có ít nhất 3 người trở lên tham gia giao tiếp). v.d: cho anh A gặp anh B dưới sự kiểm soát của người tiến hành tố tụng, gặp nhau để làm rõ vấn đề, ai nói không đúng, ai đưa ra lời khai man…

[dân gian gọi là “3 mặt một lời”].

Trường hợp áp dụng

– Khi có nhiều người cần tham gia giao tiếp: V/d: tại phiên tòa công khai, lựa chọn đối tượng giao tiếp: hỏi ai trước, hỏi ai sau, khi hỏi có cần cách ly họ không?

– Có mâu thuẫn giữa các chứng cứ, lời khai: v.d: tổ chức đối thoại, giao tiếp để loại bỏ mâu thuẫn

– Cần xác định lại thái độ tâm lý của đối tượng thông qua hoàn cảnh giao tiếp cụ thể: v.d: cho đối tượng này gặp gỡ đối tượng khác, để kiểm tra xem họ có quen biết nhau không.

– Khi cần giáo dục đối tượng trong hoạt động cải tạo: v.d: cho phạm nhân gặp gỡ gia đình, thân nhân.

Yêu cầu khi sử dụng phương pháp

– Người tiếu hành tố tụng phải dự liệu trước các mâu thuẫn, hoàn cảnh: v/d: loại trừ khả năng bị ảnh hưởng tâm lý lẫn nhau, như các trường hợp “cấp dưới lo sợ cấp trên”, “con lo sợ bố”…, loại trừ khả năng đe dọa, mua chuộc, làm cho đối tượng thay đổi lời khai. Nếu không, buổi giao tiếp đó sẽ không đạt được mục đích. – Người tiến hành tố tụng phải làm chủ, kiểm soát hoạt động này: không để đối tượng lợi dụng giao tiếp để trao đổi, thông cung với nhau. Đặc biệt trong giai đoạn điều tra.

e) Phương pháp ám thị gián tiếp

Phương pháp ám thị gián tiếp là phương pháp tác động tâm lý bằng cách ám thị thông qua việc cung cấp những thông tin tuy không có quan hệ trực tiếp với sự kiện phạm tội nhưng làm cho bị can, bị cáo có xu thế đi đến kết luận là người tác động đã hiểu rõ toàn bộ sự kiện phạm tội xảy ra, không thể che giấu bí mật được nữa, tốt nhất là phải khai báo sự thật.

[Rung cây nhát khỉ]

Trường hợp sử dụng

– Chưa có chứng cứ chắc chắn để buộc tội đối tượng: áp dụng đối với người bị buộc tội, bị can, bị cáo. Chứ ko dùng biện pháp ám thị với người làm chứng, người bị hại.

– Có thông tin khác liên quan đến bí mật đời tư của đối tượng

Yêu cầu sử dụng

– Đối tượng thiếu thông tin: đối tượng bị tạm giữ hình sự, bị can bị tạm giam. Họ chưa biết cơ quan điều tra đã biết những thông tin gì rồi. Còn đ/v bị cáo thì họ ko còn thiếu thông tin nữa, họ đã được tống đạt cáo trạng.

– Sử dụng phương pháp này ở thời điểm đầu buổi xét hỏi:

– Thông tin phải chính xác mặc dù không liên quan đến nội dung vụ án

– Thông tin phải đánh vào yếu điểm tâm lý của đối tượng: “yếu điểm” là điểm quan trọng. v/d: chưa có thông tin về đối tượng nhận tham ô tài sản, nhưng có thông tin anh có nhiều tài sản bất minh, nhiều bồ nhí, nhân tình…, hoặc việc man khai lý lịch, bằng cấp giả để được lên lương, lên chức…

f) Phương pháp ám thị trực tiếp

Phương pháp ám thị trực tiếp là phương pháp cung cấp thông tin, hình ảnh, việc làm của cán bộ hoặc những người có gương tốt để tác động đến người khác, làm cho đối tượng thay đổi suy nghĩ, xử sự phù hợp với mục đích của hoạt động tư pháp.

Yêu cầu sử dụng

– Chủ thể và đối tượng có sự hiểu biết lẫn nhau

– Chủ thể và đối tượng có thời gian tiếp xúc tâm lý ổn định, liên tục

Phương pháp này sử dụng phổ biến trong hoạt động cải tạo, là phương pháp đặc thù trong hoạt động cải tạo phạm nhân.

g) Phương pháp mệnh lệnh

Phương pháp mệnh lệnh là phương pháp cưỡng chế tâm lý nhằm áp đặt ý chí của người tác động tới người khác, đòi hỏi người đó phải tuân theo ý chí của người tác động.

Yêu cầu sử dụng

– Chủ thể thiết lập, điều khiển, quản lí hoạt động tư pháp

– Sử dụng chủ yếu trong hoạt động cải tạo phạm nhân

Lưu ý: 4 phương pháp đầu là phương pháp sử dụng phổ biến, 3 phương pháp sau là 3 phương pháp đặc thù.

Xem thêm các nội dung trong Chương I:

  • I. Khái niệm, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học tư pháp
  • II. Nhiệm vụ của tâm lý học tư pháp và hệ thống tâm lý học tư pháp

Xem thêm các nội dung trong Chương III:

  • I. Cấu trúc tâm lý của hoạt động điều tra
  • II. Đặc điểm tâm lý của bị can, người bị hại, người làm chứng trong hoạt động hỏi cung và lấy lời khai
  • III. Đặc điểm tâm lý của một số hoạt động điều tra khác
  • IV. Đặc điểm tâm lý và phẩm chất tâm lý cần thiết của điều tra viên và kiểm sát viên trong hoạt động điều tra
Phương pháp tác động tâm lý là gì?

Phương pháp tác động tâm lý là cách thức sử dụng các phương tiện giao tiếp tác động đến người khác nhằm hình thành hoặc thay đổi tâm lý của họ, phù hợp với mục đích giải quyết vụ án và cải tạo người phạm tội, trong khuôn khổ pháp luật quy định.

Các phương pháp tác động tâm lý bao gồm?

Hệ thống phương pháp tác động tâm lý bao gồm:– Phương pháp truyền đạt thông tin– Phương pháp thuyết phục– Phương pháp đặt vấn đề và thay đổi vấn đề tư duy– Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển– Phương pháp ám thị gián tiếp– Phương pháp ám thị trực tiếp– Phương pháp mệnh lệnh

5/5 - (17289 bình chọn)
  • Phương pháp
  • Tác động tâm lý
  • Tâm lý
  • Tâm lý học
  • Tâm lý học tư pháp
  • Tâm lý tội phạm

Bài viết liên quan

  • Khái niệm cấu trúc tâm lý hoạt động tư phápKhái niệm cấu trúc tâm lý hoạt động tư pháp
  • Hệ thống các hoạt động trong cấu trúc tâm lý hoạt động tư phápHệ thống các hoạt động trong cấu trúc tâm lý hoạt động tư pháp
  • Các phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động tư phápCác phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động tư pháp
  • Tác động tâm lý trong hoạt động tư phápTác động tâm lý trong hoạt động tư pháp
  • Các phương pháp nghiên cứu tâm lý trong hoạt động tư phápCác phương pháp nghiên cứu tâm lý trong hoạt động tư pháp
  • Bàn về lỗi cố ý gián tiếp hay lỗi vô ý vì quá tự tin dưới góc độ tâm lý tội phạmBàn về lỗi cố ý gián tiếp hay lỗi vô ý vì quá tự tin dưới góc độ tâm lý tội phạm
  • Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển tâm lý họcVài nét về lịch sử hình thành và phát triển tâm lý học
  • Cấu trúc tâm lý học của hành vi phạm tộiCấu trúc tâm lý học của hành vi phạm tội

Từ khóa » Ví Dụ Về Phương Pháp ám Thị Gián Tiếp