Phương Pháp ám Thị Gián Tiếp Trong Tâm Lý Học Tư Pháp - Tài Liệu Text
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Cao đẳng - Đại học >>
- Luật
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.49 KB, 8 trang )
MỞ ĐẦUTâm lí học tư pháp dành phần lớn các nghiên cứu của mình vào việc xây dựngcác phương pháp, cách thức tác động vào các hoạt động tố tụng nhằm xác địnhsự thật khách quan của vụ án. Khi nghiên cứu tâm con người nói chung và tâm línhững người tiến hành, tham gia tố tụng nói riêng phải tiếp cận với từng conngười cụ thể với toàn diện các mặt, các phẩm chất thuộc tính của họ từ xuhướng, tính cách, khí chất, năng lực. Khi đó các phương pháp nghiên cứu tâm lísẽ được chú trọng sử dụng. Trong mỗi giai đoạn cụ thể của hoạt động tư pháp sẽcó những yêu cầu làm thay đổi, chấm dứt hoặt phát sinh đặc điểm tâm lý nào đócủa những người tiến hành, tham gia tố tụng và khi đó cần phải dùng đến cácphương pháp tác động tâm lý. Tùy hoạt động, tùy giai đoạn tố tụng, tùy từng đốitượng mà sử dụng những phương pháp tâm lý có hiệu quả. Đặc biệt trong hoạtđộng hỏi cung bị can, việc sử dụng phù hợp các phương pháp tâm lý sẽ gópphần rất lớn cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Trong nhiệm vụnày nhóm chúng tôi sẽ nghiên cứu về “Phương pháp ám thị gián tiếp”. Trongphạm vi kiến thức hạn hẹp, bài làm không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôirất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung ý kiến của các thầy cô và các bạn đểnhững bài làm sau của chúng tôi được hoàn chỉnh hơn.NỘI DUNGI.Khái quát về ám thị1. Khái niệmÁm thị là quá trình tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp lên tâm lý conngười nhằm mục đích điều khiển họ thực hiện những yêu cầu nhất định. Trongtrạng thái bị ám thị, năng lực ý thức, tính phê phán của người bị ám thị đối vớinhững nội dung bị ám thị giảm đi rõ rệt. Những nội dung này được cá nhân lĩnhhội một cách tự động, rất khó bị phê phán, suy xét, phân tích một cách logic.Ám thị là một thành tố của giao tiếp, song nó cũng có thể được tổ chức, xâydựng thành một dạng giao tiếp đặc biệt, thường được sử dụng trong lĩnh vực yhọc, tôn giáo… Phương tiện được sử dụng trong ám thị có thể là ngôn ngữ vàphi ngôn ngữ (nét mặt, điệu bộ…). Chủ thể gây ám thị có thể là một cá nhân haymột nhóm.Phương pháp ám thị là phương pháp dùng lời nói, hành vi, cử chỉ làm cho đốitượng tiếp nhận thông tin một cách thiếu sự kiểm soát và phê phán.Trong giao tiếp, khi tiếp nhận thông tin từ người đối thoại ta thường kiểm tra,phán xét lại bằng cách tự hỏi mình : điều đó có ý nghĩa gì, nó có đúng không, tạisao người ta lại cho mình biết… Tuy nhiên, cũng có những trường hợp do tácđộng của người đối thoại, thông tin của họ được ta tiếp nhận thiếu sự kiểm tra,đó là vì ta bị ám thị.Ám thị là đặc điểm của cá thể, ai cũng có thể bị ám thị, nhưng mức độ dễ,khó khác nhau. Khả năng bị ám thị phụ thuộc vào nhiều yếu tố:- Độ tuổi: nói chung trẻ em dễ bị ám thị hơn người lớn.- Trạng thái tâm lý: trong trạng thái hồi hộp, lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi…khả năng bị ám thị tăng lên.- Đặc điểm nhân cách: những người yếu đuối, thiếu tự tin, cả tin, nhút nhát,dễ có ấn tượng, tư duy logic kém là những người dễ bị ám thị.- Lượng thông tin bị hạn chế là yếu tố làm tăng khả năng bị ám thị, chính vìvậy sử dụng phương pháp ám thị ở giai đoạn đầu của quá trình điều trathường cho ket quả khả quan hơn,Ngoài ra khả năng bị ám thị còn phụ thuộc vào uy tin của người ám thị,quan hệ giữa người ám thị và người bị ám thị, áp lực nhóm,…2. Phân loạiDựa theo phương thức tác động lên tâm lý có thể chia thành ám thị trực tiếp vàám thị gián tiếp.Ám thị trực tiếp là quá trình sử dụng những mệnh lệnh, yêu cầu tác độngtrực tiếp lên tâm lý của đối tượng.Ám thị gián tiếp, thông tin được đưa ra dưới dạng ẩn hoặc che giấu, làmcho đối tượng không ý thức được mục đích, yêu cầu của người ám thị và tiếpnhận nó một cách từ từ, không chủ định.II.Phương pháp ám thị gián tiếpÁm thị gián tiếp là phương pháp tác động tâm lý được thực hiện bằngcách chủ thể tác động đưa ra những câu hỏi và thông tin về sự kiện nào đókhông có quan hệ trực tiếp đến vụ án, nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với cuộcsống riêng tư của người bị tác động, nhằm làm cho họ tự hiểu rằng những vấn đềđó mà chủ thể tác động đã biết thì chắc chắn những vấn đề khác về vụ án, vềhành vi của mình chắc chắn các cơ quan tiến hành tố tụng cũng đã biết hoặc sẽbiết. Từ đó, người bị tác động phải suy nghĩ, cân nhắc và thay đổi thái độ củamình.Về yếu tố làm tăng hiệu quả của ám thị:Thứ nhất, những phẩm chất của người ám thị, vị thế xã hội, khả năngtruyền cảm, những ưu thế về tính cách, ý chí và trí tuệ, ví dụ: rõ ràng là mộtngười có học vị cao thì lời nói sẽ thuyết phục hơn một người không có bằng cấpnào cả, một người nói ngọt ngào thì sẽ đạt được mục đích hơn người khác nóicục mịch, chất phác (tiếc thay).Thứ hai, những đặc điểm cá nhân người bị ám thị, trong đó nổi bật nhất làkhả năng ám thị: họ dễ rơi vào trạng thái nhận thức đặc biệt của ý thức, đượcđặc trưng bởi sự co lại nhiều như có thể miền ý thức và dễ dàng thực hiện mệnhlệnh của ám thị, ví dụ trạng thái thôi miên, trạng thái giấc ngủ sinh lý.Thứ ba, mối quan hệ giữa người ám thị và người bị ám thị: sự phụ thuộc,tự chủ, tin tưởng, ví dụ trong quan hệ trên - dưới (như lãnh đạo - nhân viên), hayquan hệ gia đình (bố mẹ - con cái, vợ - chồng), hay có những nét nhân cách phụthuộc, tính tình cả nể, hay có xu hướng làm hài lòng người khác...Thứ tư, phương thức thiết kế giao tiếp (các bằng chứng thuyết phục, sựkết hợp giữa thành tố trí tuệ và cảm xúc, các tác động củng cố), ví dụ như câuchuyện con dê biến thành con chó trong kế hoạch của 4 tên "lưu manh".Thủ thuật “ám thị” là việc điều tra viên đưa ra những thông tin về nhữngtình tiết không có quan hệ trực tiếp đến hành vi phạm tội của bị can nhưng gâyra cho bị can cảm giác điều tra viên đã biết hết toàn bộ hành vi phạm tội của bịcan, không thể che giấu được nữa, buộc phải khai báo sự thật, áp dụng thủ thuật“ám thị” phát huy tác dụng tốt khi đảm bảo các yêu cầu sau: Bị can ở trong hoàncảnh thiếu thông tin, khó phán đoán được tài liệu, chứng cứ đã thu thập về đượcvề vụ án, thực trạng của đồng bọn. Mặt khác, thông tin dùng ám thị phải hoàntoàn chính xác, có thể là một tình tiết thuộc đời tư, một nét cá tính riêng của bịcan mà rất ít người biết. Thời điểm áp dụng thủ thuật này phải tạo ra yếu tố bấtngờ, gây tác động mạnh đến tư tưởng, thái độ khai báo của bị can. Đưa ra nhữngtình tiết nhỏ, phụ của vụ án theo trình tự logic dẫn tới bị can tưởng rằng điều traviên đã nắm được đầy đủ các tình tiết của vụ án. Khếch trương các tài liệuchứng cứ mà điều tra viên có để bị can suy luận rằng điều tra viên đã biết hết cáctình tiết của vụ án. Từ đó làm thay đổi thái độ từ chối khai báo hoặc khai báogian dối của bị can. Sử dụng tài liệu và chứng cứ cần chú ý: không đưa cho bịcan cầm hoặc xem các vật chứng để phòng bị can phá hủy, tự sát hành hung điềutra viên. Các tài liệu phải được chuyển hóa trước khi sử dụng.Phương pháp ám thị gián tiếp khác với phương pháp đặc và thay đổi vấn đềtư duy ở chỗ những thông tin mà chủ thể tác động đưa ra không liên quan trựctiếp tới với vụ án. Đó chỉ là những bí mật đời tư của người bị tác động haynhững sự kiện, sự việc xảy ra đã lâu mà họ cho rằng mọi người đã quên. Vớitừng bị can, điều tra viên phải thu thập những thông tin ngoài lề vụ án nhưngliên quan tới bản thân bị can, gia đình, công việc của họ để tìm ra điểm yếu.Phương pháp này thường mang lại hiệu quả khi được bất ngờ đưa vào hoat độnglấy lời khai.Trên thực tế sau khi bị bắt vào trại giam do chế độ quản lí của trại, bị can khócó thể biết được cơ quan điều tra đã thu thập được những thông tin gì có liênquan đến hành vi phạm tội của mình. Mặt khác, bị can nghĩ rằng nếu nhữngthông tin về đời tư cả họ mà điều tra viên biết được thì cũng sẽ hiểu rõ hành viphạm tội của mình, tốt nhất nên thành khẩn khai báo.Áp dụng phương pháp này dựa trên cơ sở bị can cho rằng cơ quan điều trachưa biết hết về hành vi phạm tội của chúng và những mối quan hệ xã hội khác.Đối với những bị can thiếu thông tin hoặc có tính đa nghi, hay dao động khí chấtyếu nhằm kích thích đầu óc suy diễn của bị can. Bị can bị ám ảnh bởi suy nghĩcủa cơ quan điều tra đã biết một phần hoặc đã biết hết hành vi vủa mình chỉ cònchờ vào sự thành khẩn khai bào của mình mà thôi. Từ đó buộc bị can chuyển đổithái độ thành khẩn khai báo. Phương pháp ám thị gián tiếp không được áp dụngphổ biến như những phương pháp khác song đối với những bị can được áp dụngthì kết quả đem lại rất cao.III. Tình huống1. Nội dungTrong tình huống có một số nhân vật chính như sau:Điều tra viên (Tài, Tuấn)Bị can (Phong)Nạn nhân Tâm đã chếtKẻ đứng sau bảo Phong giết người: HoàngPhong là tên côn đồ đi theo Hoàng. Hắn là người còn có mẹ già, con nhỏ,vợ đã bỏ đi từ lâu vì thói côn đồ, lêu lổng của hắn, mặc dù rất yêu thương mẹ vàcon nhưng vì lười nhác cộng với có máu côn đồ, Phong luôn làm những việc phipháp theo yêu cầu của Hoàng để nhận thưởng. Trong việc được giao này, Phongđược giao đi giết một người vì Hoàng không muốn tự mình nhúng tay vào việc.Phong đã làm theo nhiệm vụ được giao và giết Tâm. Sau đó, Phong trở về gặpHoàng để báo cáo kết quả mình thực hiện. Nhiệm vụ khó nhưng sau khi nhậnthưởng từ Hoàng chỉ là khoản tiền không lớn so với những đàn em khác đượchưởng khi làm nhiệm vụ tương tự, Phong đã cãi nhau, đánh lộn với Hoàng và bịHoàng đâm một nhát vào dưới cánh tay phải gần nách để cảnh báo về thái độ.Sau một thời gian, qua điều tra, cơ quan Điều tra đã tạm giam Phong đểđiều tra về vụ án giết Tâm. Lúc này Phong không thừa nhận về hành vi phạm tộicủa mình , hắn luôn cứng đầu và cơ quan Điều tra vẫn chưa có đủ chứng cứ đểkết tội Phong cũng như kẻ đứng đằng sau. Trong quá trình giam giữ Phong, cácĐiều tra viên đã phát hiện về việc Phong cố che dấu về vết sẹo phía dưới cánhtay- vết sẹo do Hoàng gây ra. Điều tra viên nghĩ rằng vết sẹo đó có thể liên quanđến vụ án hoặc liên quan đến một sự việc nào đó của Phong mà có thể khiến cơquan Điều tra tìm kiếm được bằng chứng kết tội hắn. Do đó, Điều tra viên đã cốtình hỏi với thái độ chắc chắn, nhằm tác động tâm lý của Phong, khiến hắn nghĩvề sự kiện hôm đó, khi mà chỉ có hắn, Hoàng và một ít đàn em của Hoàng biết,mà bây giờ cơ quan điều tra lại biết đến khiến Phong nghĩ rằng trong đám đệ đócó cảnh sát chìm. Sau một hổi suy nghĩ, Phong đã nhận tội vì sợ đã bị phát hiệnvà nhằm muốn được nhận được sự khoan hồng của pháp luật trước khi quámuộn.2. Giải thích tình huốngTrong tình huống trên, chúng tôi đã sử dụng phương pháp ám thị gián tiếp để tácđộng tới tâm lí của anh A- bị cáo. Ưu điểm của phương pháp ám thị gián tiếp:Đạt hiệu quả cao đối với những bị can cứng đầu ngoan cố không chịu thànhkhẩn khai báo.Tác động đến các tình tiết không liên quan trực tiếp đến vụ án làm giảm sự cảnhgiác của bị can đối với điều tra viên.Tạo sự thân thiện thoải mái giữa điều tra viên và bị can, tạo tâm lí tích cực chobị can.Hiệu quả khi sử dụng rất cao. Nhược điểm của phương pháp ám thị gián tiếp:Đòi hỏi kinh nghiệm, sự khéo léo, nhẹ nhàng, bình tĩnh, đồng thời cũngcương quyết của điều tra viên trong quá trình hỏi cung.Phải có sự hiệu biết nhất định về bị can xác định được các thông tin về bịcan thông tin nào có thể tác động đến tâm lí của bị can đề đưa vào trong quátrình hỏi cung.Việc xác định thông tin về bị can, thông tin không được qua rõ ràng hoặcmới xay ra nếu không sẽ khiến cho bị can thấy sự hạn chế về thông tin của điềutra viên.Phải kết hợp hài hòa giữa phương pháp ám thị gián tiếp với các phươngpháp khác để lấy được lời khai của bị can.3. Các phương pháp khác có thể sử dụng trong tình huống này:Qua tình huống có thể thấy tình tiết về việc Phong còn có mẹ già và connhỏ ở nhà, đặc biệt hơn là việc vợ của Phong đã bỏ đi để lại đứa con cho mẹ conPhong và Phong rất yêu thương mẹ và con của mình. Do đó, Cơ quan điều tra cóthể sử dụng phương pháp thuyết phục và phương pháp giao tiếp tâm lý có điềukhiển, mặc dù Phong là một kẻ côn đồ nhưng trong hắn luôn tồn tại tình cảm,tình thương cho người mẹ già và đứa con nhỏ tội nghiệp của mình, do đó việcthuyết phục tình cảm hay giao tiếp tâm lý có điều khiển với việc hướng đến đặcđiểm tâm lý tích cực của Phong nhằm cảm hóa hắn.KẾT LUẬNNói tóm lại, trong quá trình điều tra, ở bị can thường xuất hiện mâu thuẫn nộitâm, một mặt bị can muốn tiếp xúc với điều tra viên để thăm dò, mặt khác bị canlại sợ bị tiếp xúc với điều tra viên, cố tình lẩn tránh hoặc khai báo không thànhkhẩn. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp ám thị gián tiếp đóng một vai trò quantrọng trong hỏi cung bị can, phương pháp này thường được áp dụng kết hợp vớimột số phương pháp khác tác động đến tâm lí đối với những bị can cứng đầu,ngoan cố, không chịu thành khẩn khai báo. Phương pháp ám thị gián tiếp thểhiện sự khéo léo, nhẹ nhàng nhưng kiên quyết, thể hiện bản lĩnh của điều traviên. Trong quá trình giải quyết các vụ án, cần kết hợp nhiều phương pháp tácđộng tâm lí khác nhau để từ đó giải quyết vụ án một cách đúng đắn và không bỏlọt tội phạm.
Tài liệu liên quan
- Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu trong tâm lý học
- 13
- 11
- 29
- Vấn đề ý thức và tự ý thức trong Tâm lý học
- 9
- 14
- 129
- Những thành tựu lừng lẫy trong tâm lý học hiện đại
- 658
- 970
- 10
- Tài liệu Báo cáo " Phương pháp nghiên cứu xuyên văn hoá trong tâm lý học" docx
- 5
- 716
- 2
- Báo cáo "Tiếp cận văn hoá trong tâm lý học " docx
- 5
- 493
- 2
- Phong cách lãnh đạo trong tâm lý học
- 5
- 4
- 36
- Câu hỏi ôn tập môn Tâm lý học tư pháp pptx
- 8
- 11
- 309
- Khái niệm về Giao tiếp trong Tâm lý học doc
- 11
- 1
- 3
- Giao tiếp trong Tâm lý học pptx
- 12
- 848
- 0
- VẤN ĐỀ GIAO TIẾP TRONG TÂM LÝ YHỌC ppt
- 22
- 711
- 2
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(20.32 KB - 8 trang) - Phương pháp ám thị gián tiếp trong tâm lý học tư pháp Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Ví Dụ Về Phương Pháp ám Thị Gián Tiếp
-
Phương Pháp ám Thị Gián Tiếp - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tác động Tâm Lý Của Điều Tra Viên Trong điều Tra Vụ án Mua Bán Người
-
Phương Pháp ám Thị Gián Tiếp Thường được Sử Dụng Trong Trường ...
-
Khái Niệm, Hệ Thống Các Phương Pháp Tác động Tâm Lý
-
Ám Thị Thể Hiện Trong Cuộc Sống Như Thế Nào - YBOX
-
Ám Thị Trong Giao Tiếp
-
Ví Dụ Về Ám Thị Trong Giao Tiếp, Ám Thị Thể Hiện Trong Cuộc ...
-
Ám Thị - TÂM LÝ HỌC, TÂM BỆNH HỌC
-
Nhận Thức, ám Thị Và Thôi Miên - Thiền Chữa Lành
-
Khóa Luận Tác động Tâm Lý Trong Hoạt động Hỏi Cung Bị Can
-
Ám Thị | Kênh Sinh Viên
-
Nhận Thức Và ám Thị
-
Kỹ Thuật ám Thị Thôi Miên Là Gì?
-
Môn Tâm Lý Học- Phương Pháp ám Thị Gián Tiếp - YouTube