Khái Niệm Tăng Trưởng Kinh Tế Là Gì? - Luận Văn 99

Tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế có ý nghĩa rất lớn đến sự thịnh suy của một đất nước. Để đánh giá một đất nước có phát triển hay đang đi thụt lùi, các nhà kinh tế thường đánh giá khả năng tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó. Vậy tăng trưởng kinh tế là gì? Những yếu tố nào giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế? Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc này của bạn đấy, cùng tìm hiểu nhé!

Khái niệm tăng trưởng kinh tế là gì?

Tăng trưởng kinh tế (Tiếng Anh: Economic Growth) là thuật ngữ thể hiện sự gia tăng thu nhập thực tế (GDP) hay sự gia tăng về quy mô sản lượng tiềm năng của toàn bộ nền kinh tế trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Bản chất của tăng trưởng kinh tế là tăng về thu nhập hay lương của nền kinh tế được đo bằng mức và tỷ lệ của thu nhập tính theo hiện vật và giá trị.

Tăng trưởng kinh tế có thể được biểu hiện bằng tốc độ tăng trưởng và quy mô tăng trưởng. Trong đó, tốc độ tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm. Trong khi đó, quy mô tăng trưởng sẽ phản ánh sự tăng lên hay giảm đi ít hay nhiều của nền kinh tế.

tang_truong_kinh_te_la_gi_luanvan99Khái niệm tăng trưởng kinh tế là gì?

Các tiêu chí đo lường tăng trưởng kinh tế là gì?

Quy mô của một nền kinh tế được thể hiện thông qua tốc độ tăng trưởng GDP, GNP và PCI:

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): GDP là giá trị của tổng lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trên phạm vi của một nước trong khoảng thời gian nhất định, thông thường là 1 năm.

Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): GNP là giá trị của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước tạo ra trong thời gian nhất định, thường là 1 năm.

Thu nhập bình quân đầu người (PCI): phản ánh tăng trưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số, được tính bằng công thức lấy GDP hoặc GNP chia cho tổng số dân của đất nước đó.

cac_chi_tieu_do_luong_tang_truong_kinh_te_luanvan99Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế là gì?

Mô hình tăng trưởng kinh tế

  • Tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng và tăng trưởng theo chiều sâu: Trong đó, tăng trưởng theo chiều rộng phản ánh tăng sản lượng do tăng quy mô nguồn vốn, số lượng lao động và tài nguyên thiên nhiên. Tăng trưởng theo chiều sâu phản ánh sự gia tăng sản lượng do tác động của năng suất các nhân tố tổng hợp. Muốn tăng trưởng theo chiều sâu phải dựa vào khoa học- công nghệ, nguồn nhân lực cao,…
  • Tăng trưởng ngắn hạn và tăng trưởng dài hạn: Phương diện tăng trưởng này có tiêu chí đo lường không phải là thời gian mà là sự điều chỉnh về mặt kinh tế. Từ góc độ các nhân tố đóng góp vào tăng trưởng thì ngắn hạn và dài hạn có mối liên hệ với nhau thông qua tiết kiệm và đầu tư, tức là việc hy sinh tiêu dùng trong hiện tại có thể tạo ra mức sản lượng cao hơn trong tương lai.

Bài viết cùng chuyên mục:

➢ List đề tài luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế mới nhất

07 Xu hướng cơ bản của tăng trưởng kinh tế

Lịch sử phát triển kinh tế của các quốc gia tiên tiến có thể tóm tắt bằng những xu hướng chính sau đây: ·

  1. Xu hướng 1. Dân số và lực lượng lao động đều tăng nhưng với một tốc độ khiêm tốn hơn nhiều so với trữ lượng vốn, dẫn đến việc tăng cường vốn theo chiều sâu. ·
  2. Xu hướng 2. Tiền lương thực tế có xu hướng tăng mạnh gần như trong suốt thế kỳ này. ·
  3. Xu hướng 3. Tỷ trọng của tiền công và lương tháng trong thu nhập quốc dân thay đổi rất ít trong dài hạn. ·
  4. Xu hướng 4. Lãi suất thực tế và tỷ suất lợi nhuận dao động mạnh, đặc biệt là giữa những chu kỳ kinh doanh, nhưng không có xu hướng lên xuống mạnh trong cả thế kỳ này. ·
  5. Xu hướng 5. Thay vì tăng lên đều đặn như có thể dự đoán theo quy luật lợi tức giảm dần với công nghệ không thay đổi, tỷ số vốn - sản lượng trên thực tế lại giảm kể từ năm 1900. Tuy nhiên, nó thay đổi rất ít kể từ năm 1950. ·
  6. Xu hướng 6. Tỷ trọng của tiết kiệm quốc gia và đầu tư trong GDP ổn định gần như trong suốt thế kỷ 20. Kể từ 1980. tỷ lệ tiết kiệm quốc gia của Mỹ đã giảm mạnh. ·
  7. Xu hướng 7. Sau khi các ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh được loại bỏ, sản phẩm quốc dân đã tăng với tỷ lệ trung bình gằn 3% một năm. Mức tăng sản lượng là cao hơn nhiều so với mức tăng bình quân gia quyền của vốn, lao động và các nguồn lực đầu vào cho thấy đổi mới công nghệ đóng một vai trò then chốt trong tăng trưởng kinh tế.

xu_huong_tang_truong_kinh_te_luanvan99Xu hướng tăng trưởng kinh tế

Các yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế là gì?

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Ngoài những yếu tố chính là nguồn vốn, lao động thì trình độ chuyên môn hóa và cải tiến kỹ thuật, tiến bộ công nghệ, tri thức,.. cũng đóng vai trò quan trọng. Cụ thể các nhân tố này như sau:

#1 Nguồn vốn

Có thể nói, nguồn vốn có vai trò rất quan trọng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, bao gồm vốn đầu tư và vốn sản xuất. Sự tác động của nguồn vốn đến phát triển kinh tế không phải là quá trình riêng lẻ mà là sự kết hợp, đan xen lẫn nhau và tác động liên tục vào nền kinh tế.

#2 Nguồn lao động

Lao động là yếu tố đầu vào của sản xuất, chất lượng của lao động (Kiến thức, kỹ năng, tay nghề) là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Các yếu tố về máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu chỉ được phát huy hiệu quả tối ưu khi có đội ngũ lao động có trình độ và chuyên môn cao. Trình độ văn hóa, sức khỏe và kỷ luật của đội ngũ lao động và khả năng sử dụng máy móc công nghệ, vi tính đã giúp cho năng suất lao động tăng lên rất nhiều. Tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển được đóng góp bởi quy mô, số lượng lao động.

cac_yeu_to_quyet_dinh_tang_truong_kinh_te_luanvan99Yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế - Nguồn lao động

#3 Tài nguyên môi trường

Tài nguyên, đất đai là yếu tố đầu vào của sản xuất. Các tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú được khai thác tạo điều kiện tăng sản lượng đầu ra một cách nhanh chóng, nhất là tại các nước đang phát triển. Tài nguyên này được đánh giá cao về mặt kinh tế và được tính giá trị như các đầu vào khác trong quá trình sử dụng. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú hay tiết kiệm tài nguyên dùng trong sản xuất cũng đều mang một ý nghĩa tương đương như việc tạo ra một giá trị gia tăng tương đương với chi phí đầu vào khác để tạo ra nó. Tuy nhiên, với một số nước không có nguồn lực tự nhiên như Nhật Bản sẽ tập trung vào nguồn lao động thay vì các nguồn tài nguyên trong nước.

#4 Công nghệ kỹ thuật

Hiện nay, công nghệ kỹ thuật là nhân tố tác động ngày càng mạnh đến tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là quá trình không ngừng thay đổi của công nghệ sản xuất, cho phép cùng một lượng lao động, tư bản có thể tạo ra sản lượng cao hơn, quá trình sản xuất có hiệu quả hơn.

Công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng và công nghệ thông tin, công nghệ khoa học,…có những bước tiến vũ bão góp phần gia tăng hiệu quả của sản xuất.

#5 Tình hình xuất khẩu

Tình hình xuất khẩu của một nước tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế vì nó là một thành phần của tổng sản phẩm. Xuất khẩu làm tăng nhu cầu trong nền kinh tế từ đó giúp mở rộng thị trường cho sản xuất nội địa. Tăng trưởng kinh tế về xuất khẩu làm cải thiện quá trình phân bổ nguồn lực và cạnh tranh quốc gia, xuất khẩu cũng làm tăng đầu tư trong nước nhờ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Điều này cũng giúp giảm bớt ràng buộc về cán cân thương mại, thúc đẩy thay đổi công nghệ cũng như cải thiện nguồn vốn nhân lực để tăng năng suất.

cac_yeu_to_quyet_dinh_tang_truong_kinh_te_luanvan991Yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế - Tình hình xuất khẩu

Vai trò của tăng trưởng kinh tế Việt Nam là gì?

Bản thân tăng trưởng kinh tế có nhiều vai trò khác nhau đối với một quốc gia, cụ thể như:

  • Tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo, khắc phục sự lạc hậu, hướng đến sự giàu có và thịnh vượng.
  • Tăng trưởng kinh tế là tiền đề củng cố an ninh, quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, gia tăng uy tín và vai trò quản lý của Nhà nước với toàn xã hội.
  • Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết giúp đất nước khắc phục sự tụt hậu về kinh tế so với các nước khác trên thị trường quốc tế.
  • Tăng trưởng kinh tế giúp giải quyết công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội nhờ sử dụng lực lượng lao động hiệu quả hơn.
  • Tăng trưởng kinh tế góp phần tăng mức thu nhập của dân cư, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống như: tăng tuổi thọ trung bình của con người, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em, cải thiện giáo dục, y tế, văn hóa và xã hội…

Một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

tang_truong_kinh_te_viet_nam_2020_luanvan99Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020

Cải cách chính sách về thuế. Hoàn thuế, giảm thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những giải pháp mà Việt Nam đã và đang thực hiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đối với cá nhân, việc giảm thuế sẽ giúp người dân có nhiều tiền hơn, chi tiêu nhiều hơn từ đó sẽ làm tăng doanh thu, dòng tiền và lợi nhuận của các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, có nhiều tiền mặt hơn có nghĩa là các công ty có nguồn lực để mua vốn, cải tiến công nghệ, phát triển và mở rộng. Tất cả những hành động này đều làm tăng năng suất, giúp tăng trưởng nền kinh tế.

Giảm lãi suất. Giảm lãi suất được cho là một trong những giải pháp giúp kích thích nền kinh tế. Bởi nếu lãi suất giảm không những sẽ kích thích đầu tư mà còn kích thích tiêu dùng. Tuy nhiên, có một thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam đang phải chịu mức lãi suất vay cao hơn nhiều lần so với các quốc gia trong khu vực. Điều này khiến cho chi phí của doanh nghiệp cũng vì vậy mà gia tăng đáng kể. Chính vì vậy, việc quan trọng mà Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần phải nỗ lực thực hiện trong thời gian tới là cắt giảm lãi suất điều hành, từ đó làm giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các NHTM.

Phát triển cơ sở hạ tầng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chi tiêu cho cơ sở hạ tầng xảy ra khi chính phủ hoặc địa phương sử dụng ngân sách để xây dựng hoặc sửa chữa các cấu trúc và cơ sở vật chất cần thiết cho thương mại và xã hội nói chung phát triển. Cơ sở hạ tầng bao gồm đường xá, cầu cống, các công trình công cộng, công trình thủy lợi... Việc chi tiêu cho cơ sở hạ tầng như một chất xúc tác tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng tạo ra việc làm do phải thuê công nhân để hoàn thành các dự án đó. Nó cũng có khả năng tạo ra tăng trưởng kinh tế mới.

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về khái niệm “Tăng trưởng kinh tế là gì” cũng như các vấn đề liên quan. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần hỗ trợ khi làm luận văn liên quan đến chủ đề này, hãy liên hệ với đội ngũ của Luận Văn 99 ngay nhé!

Từ khóa » Tốc độ Tăng Trưởng Kinh Tế Là Gì