Xác định Nguồn Lực Cho Tăng Trưởng Kinh Tế Theo Chiều Sâu
Có thể bạn quan tâm
PGS., TS. Đỗ Văn Đức
Trong gần 3 thập kỷ vừa qua, GDP và GDP bình quân đầu người tăng lên với tốc độ khá cao chủ yếu bằng tăng khối lượng thu hút các yếu tố đầu vào. Việc chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới theo chiều sâu trong những năm tới là sự lựa chọn đã được khẳng định. Vì vậy, một điều kiện có ý nghĩa tiên quyết là xác định đúng các nguồn lực. Bài viết phân tích những nhân tố chủ yếu để tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu và nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế trong những năm qua. Trên cơ sở đó, bài viết đi đến kết luận tăng trưởng kinh tế của nước ta trong thời gian tới, phải dựa vào tích lũy và nâng cao chất lượng nguồn vốn con người và phát huy hiệu quả nguồn vốn thể chế.
Đặt vấn đề
Tăng trưởng kinh tế luôn là một đề tài có tính thời sự, vì nó là vấn đề trung tâm của đời sống kinh tế - xã hội của mỗi nước và cả cộng đồng quốc tế. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế cũng giữ một vị trí rất quan trọng trong khoa học kinh tế. Đối với các nền kinh tế kém phát triển, ở đó, con người đang hàng ngày phải đối mặt với tình cảnh thu nhập thấp, đói nghèo, trình độ kỹ thuật lạc hậu, hoạt động ngoại thương chủ yếu theo hướng xuất khẩu tài nguyên, nguyên liệu thô và các sản phẩm thâm dụng lao động,.. thì con đường duy nhất để có thể vượt lên những trở ngại trên và thoát ra khỏi khuôn khổ của một quốc gia lạc hậu là thực thi công cuộc tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, thực tiễn tăng trưởng kinh tế của thế giới đã cho thấy mức độ thành công của tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển là hoàn toàn khác nhau, đặc biệt, đối với phương thức tăng trưởng kinh tế đạt được trên cơ sở khai thác ồ ạt, lãng phí các nguồn lực sẵn có của các quốc gia như tài nguyên, lao động và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xuất khẩu tài nguyên và những sản phẩm tập trung lao động. Con đường tăng trưởng như thế đã dẫn tới sự trì trệ trong nền kinh tế các nước, trong dài hạn sẽ xuất hiện tình trạng tốc độ tăng năng suất lao động và hiệu quả các nguồn lực thấp, trình độ công nghệ lạc hậu chậm được cải thiện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp... Tóm lại, kiểu tăng trưởng kinh tế này không mang lại những kết quả bền vững. Những bài học kinh nghiệm thất bại và thành công của các nước đang phát triển trong gần 70 năm qua cũng cho thấy, tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện lịch sử, chính trị, xã hội, đặc biệt là đặc điểm của các nguồn lực mà mỗi nước, trong từng hoản cảnh cụ thể cần lựa chọn cho mình mô hình tăng trưởng kinh tế thích hợp để có thể thành công.
Con đường để khắc phục những hạn chế của tăng trưởng kinh tế dựa vào việc sử dụng ngày càng tăng số lượng các yếu tố nguồn lực là thực hiện tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu dựa trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nhân tố tăng trưởng thông qua việc nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu dựa vào những nguồn lực tăng trưởng nào. Vấn đề nguồn lực tăng trưởng kinh tế nói chung đã được nghiên cứu trong các lý thuyết tăng trưởng kinh tế, cũng như trong nhiều nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước dưới các khía cạnh khác nhau. Bài viết này tập trung làm rõ hơn những cơ cở lý thuyết về các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu nói chung và những vấn đề về nguồn lực để chuyển từ mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng ở nước ta sang mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu trong những năm tới.
1. Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế và cách luận giải các nguồn lực tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế đã được các nhà kinh tế học cổ điển Adam Smith và David Ricardo bàn đến từ cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18, nhưng phải đến giữa thế kỷ 20, tăng trưởng kinh tế mới được các nhà khoa học nghiên cứu một cách cơ bản. Cùng với tiến trình đó, các lý thuyết tăng trưởng kinh tế cũng ngày càng được hoàn thiện để làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra trong đời sống kinh tế. Nghiên cứu về nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế, các nhà khoa học đã chia các nhân tố tăng trưởng ra hai nhóm: nhân tố ngoại sinh và nhân tố nội sinh. Mối quan hệ của các nhân tố đến sản lượng được giải thích căn bản trong hàm sản xuất Cobb-Douglas. Hàm này có dạng như sau: Q = AKαLβ với A là hệ số phản ánh trình độ khoa học - kỹ thuật và khả năng quản lý; K là vốn; L là lao động; α, β là hệ số co dãn của sản lượng theo vốn và lao động.
Hàm sản xuất này phản ánh mối quan hệ giữa sản lượng với các chi phí lao động và vốn. Tổng các hệ số co dãn có ý nghĩa kinh tế rất quan trọng. Khi tổng của các hệ số co dãn bằng 1 thì hàm Cobb - Douglas cho thấy tình trạng hiệu suất không đổi theo qui mô, nghĩa là số % tăng của các yếu tố đầu vào bằng số % tăng của sản lượng đầu ra. Trường hợp tổng của các hệ số co dãn lớn hơn 1 thì hàm sản xuất này cho thấy tình trạng hiệu suất tăng theo qui mô, nghĩa là số % tăng của các yếu tố đầu vào nhỏ hơn số % tăng của sản lượng đầu ra. Còn trường hợp tổng của các hệ số co dãn nhỏ hơn 1 thì hàm sản xuất Cobb-Douglas cho thấy tình trạng hiệu suất giảm dần theo qui mô. Trong thực tế thì tình trạng hiệu suất giảm dần theo qui mô là phổ biến.
Trên cơ sở hàm sản xuất Cobb-Douglas, nhà khoa học Solow đã xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế, sau đó nó trở thành một hàm sản xuất cơ bản cho các công trình nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế hiện đại. Trong mô hình của mình, Solow đã đưa vào nhân tố tiến bộ kỹ thuật, tuy nhiên, ông chỉ coi tiến bộ kỹ thuật là nhân tố ngoại sinh. Điểm quan trọng nhất của mô hình Solow là tích lũy vốn. Ngoài ra, mô hình cũng cho rằng có mối quan hệ trực tiếp giữa dự trữ vốn hiện có và tích lũy vốn mới, khi tăng mức tiết kiệm thì sản lượng cũng tăng.
Nhân tố thứ hai trong mô hình Solow là dân số. Ở đây khái niệm dân cư và dân cư có khả năng lao động được đồng nhất, do đó, khi tăng dân số thì sẽ đẫn đến giảm cường độ của vốn hiện có đối với những người đến tuổi lao động. Từ đó, mô hình cho rằng, để đảm bảo trạng thái dừng hay trạng thái ổn định của nền kinh tế, cần đảm bảo tỷ lệ tăng đều cả vốn và lao động. Như vậy, các nước có tốc độ tăng dân số cao sẽ có cường độ vốn thấp và do đó, tốc độ tăng trưởng sẽ thấp.
Đối với nhân tố khoa học công nghệ, Solow coi đây là một nhân tố cố định tương đương với các nhân tố lao động và vốn. Mô hình tăng trưởng kinh tế của ông có dạng như sau: Q = f (K,L,A), trong đó: K là vốn; L là lao động; A là hệ số phản ánh trình độ công nghệ.
Theo mô hình này, công nghệ được đưa vào theo cách nó trực tiếp làm cho yếu tố lao động năng suất hơn. Khi công nghệ được hoàn thiện hơn sẽ làm cho năng suất lao động tăng lên hay mức sản lượng trên lao động tăng. Hệ số A có thể tăng lên nhờ những cải tiến về công nghệ theo nghĩa khoa học là những phát minh, sáng chế hay theo ý nghĩa nguồn vốn con người là sự cải thiện về y tế, giáo dục,đào tạo và kỹ năng lao động.
Cũng từ mô hình này có thể thấy tổng sản phẩm quốc dân được xác định bằng tổng lượng lao động và vốn mà mỗi quốc gia sử dụng và hiệu suất khai thác những yếu tố này. Từ đó, nguồn gốc của việc tăng tổng sản phẩm quốc dân sẽ phụ thuộc vào sự gia tăng tổng lượng vốn, lao động và tăng hiệu suất hay năng suất khai thác các nhân tố này. Các quá trình này được gọi là tích lũy các yếu tố sản xuất và tăng trưởng năng suất, hai quá trình này sẽ quyết định việc tăng tổng sản phẩm quốc dân hay tăng trưởng kinh tế [3]. Việc tích lũy các yếu tố sản xuất và thay đổi mối quan hệ tỷ lệ giữa các yếu tố sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế của mỗi nước. Còn tăng trưởng năng suất là sự gia tăng số sản lượng trên mỗi đơn vị vốn hay trên một lao động có thể xảy ra nhờ tăng hiệu quả sử dụng số vốn sản xuất và lao động hiện có hoặc đổi mới công nghệ.
Mặc dù Solow coi trình độ công nghệ là biến ngoại sinh đối với mô hình, nhưng sự tiến bộ công nghệ trong mô hình được quan niệm là sự thay đổi về chất của yếu tố lao động và vốn, đó là tăng năng suất của các yếu tố này. Tiến bộ kỹ thuật được coi là trung tính, bởi vì nó tác động như nhau đến các yếu tố đầu vào. Sự tác động của nhân tố công nghệ được tác giả mô tả như phần dư, bởi vì chỉ có sự ảnh hưởng của hai nhân tố lao động và vốn là có thể trực tiếp lượng hóa được.
Do tiến bộ công nghệ được coi là biến ngoại sinh - là một nhân tố độc lập, không liên quan đến các nhân tố khác và các thông số nêu trong mô hình, tác giả chưa mô tả được chính xác sự thay đổi công nghệ diễn ra thế nào, nhưng trong mọi trường hợp thì sự tiến bộ về công nghệ cũng làm tăng năng suất của vốn và lao động. Ý tưởng tách tiến bộ công nghệ thành một nhân tố tăng trưởng kinh tế và đưa vào mô hình tăng trưởng của Solow đã đặt nền móng cho hàng loạt các nghiên cứu sau này về các nhân tố tăng trưởng kinh tế.
Từ hạn chế của mô hình tăng trưởng Solow, nhiều mô hình tăng trưởng kinh tế sau đó ra đời bằng cách thay đổi những giả định coi tỷ lệ tiết kiệm, tốc độ tăng cung lao động, tốc độ tiến bộ công nghệ là các biến cố định ngoại sinh. Thực tế thì các thông số trên không được cho trước mà cũng chịu sự tác động của các chính sách của Chính phủ, cơ cấu kinh tế và cả tốc độ tăng sản lượng. Các tác giả của những mô hình tăng trưởng kinh tế mới đã đưa một hay một số biến trên vào trong mô hình, nghĩa là, chúng trở thành biến nội sinh đối với các mô hình tăng trưởng kinh tế mới này. Như vậy, các quan điểm này xác định tăng trưởng kinh tế là kết quả của tiến bộ của khoa học và công nghệ và coi các công trình khoa học, tiến bộ kỹ thuật và thiết kế thử nghiệm là nhân tố cơ bản của quá trình này. Việc đầu tư vào nghiên cứu khoa học hay nâng cao trình độ lao động không chỉ tác động tích cực đến đơn vị hay cá nhân thực hiện đầu tư mà còn ảnh hưởng tích cực đến những thành phần khác trong nền kinh tế, dẫn đến tác động lớn hơn của đầu tư đối với cả nền kinh tế, sự tác động lan tỏa này tạo ra khả năng hiệu suất tăng dần theo qui mô trong nền kinh tế. Việc đầu tư cho nghiên cứu và phát triển không những làm tăng tri thức cho người đầu tư mà còn mang lại lợi ích cho những người khác khi tiếp cận với những tri thức mới.
Mô hình Lukas đã giải thích quá trình tăng trưởng kinh tế dưới khía cạnh các nhân tố nội sinh, đặc biệt từ khía cạnh bảo đảm tiến bộ công nghệ bằng cách tăng nguồn vốn con người. Vốn con người là tổng thể của kiến thức, thói quen, thuộc tính xã hội và nhân cách, bao gồm cả sự sáng tạo, thể hiện ở khả năng thực hiện lao động để tạo ra giá trị kinh tế. Trên phạm vi nền kinh tế, vốn con người là toàn bộ các tài nguyên - kiến thức, tài năng, kỹ năng, năng lực, kinh nghiệm, trí thông minh và trí tuệ của các cá nhân trong một quốc gia.
Vốn con người và quá trình đầu tư làm tăng vốn con người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo ra sự thịnh vượng của một quốc gia, trước hết, nó mang lại cho mỗi cá nhân trình độ nhất định để làm việc và thu nhập tương ứng; thứ hai, nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong hoạt động lao động đổi mới sáng tạo thì kết quả càng phụ thuộc chặt chẽ vào trình độ và năng lực sáng tạo của con người lao động; thứ ba, vốn con người góp phần tạo nên sự bền vững xã hội. Sự bền vững xã hội cũng là một nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế [2]. Hàm sản xuất của Lukas có dạng sau:
Q = AKat (LHt)1-a, với: 0 < a <1, trong đó: A là hệ số công nghệ và A > 0; H là số lượng vốn con người; tích L*Ht được coi là hiệu quả lao động đo bằng mức vốn con người.
Trong mô hình Lukas dân số và sức lao động cũng tương tự như những thông số này trong mô hình Solow. Đầu tư là toàn bộ vốn, gồm tư bản và vốn con người. Từ đó, hàm sản xuất sẽ là: Q = AK.
Tích lũy vốn con người trong cách tiếp cận của Lukas là một quá trình liên tục tiêu dùng những nguồn lực bổ sung. Mỗi người chọn cho mình tỷ lệ tối ưu giữa chi cho tiêu dùng thường xuyên và đầu tư để tích lũy tri thức, sự hiểu biết và kỹ năng làm việc. Kết quả của sự lựa chọn này sẽ có được sau một thời gian nhất định dưới hình thức năng suất và số lượng của các nguồn lực.
Trên cơ sở những phân tích trên đây có thể đi đến kết luận là các nước có nguồn vốn con người lớn, đầu tư vào vốn tư bản sẽ tạo ra mức vốn đầu tư thực gồm vốn tư bản và vốn con người cao. Điều này cho thấy, chính tốc độ tích lũy nguồn vốn con người của các nước khác nhau quyết định sự khác nhau về phát triển kinh tế giữa các nước.
Romer (1990) lấy lại vai trò của tiến bộ kĩ thuật như là nguồn gốc nội sinh của tăng trưởng. Nhưng vốn con người hiện ra như yếu tố hàng đầu cho việc thực hiện các nghiên cứu. Mô hình tăng trưởng nội sinh của Romer khác với mô hình Lukas là trong mô hình Romer, khái niệm vốn bao hàm vốn tư bản và đầu tư cho nghiên cứu. Đến lượt nó, đầu tư cho nghiên cứu lại bao hàm việc tạo ra sản phẩm mới cũng như hoàn thiện những sản phẩm hiện có. Vấn đề ở đây là một hãng có thể sản xuất sản phẩm mới hoặc cải tiến các sản phẩm đang có bằng công nghệ và phương pháp của các chủ thể kinh tế khác. Như vậy, mô hình Romer đã đưa vào hàm sản xuất thêm nhân tố trình độ công nghệ của nền kinh tế, mà trình độ công nghệ của nền kinh tế sẽ tăng theo qui mô tích lũy tri thức và kinh nghiệm.
Mô hình này cũng giải thích tác động mở rộng của yếu tố lao động, người lao động, ngoài sản phẩm nhận được từ hoạt động của mình, còn nhận thêm được kinh nghiệm, làm cơ sở để tiếp tục tích lũy thêm kinh nghiệm và phát triển năng lực. Những kinh nghiệm được tích lũy và năng lực tăng thêm lại có thể chuyển hóa thành vốn, tức là chuyển thành nguồn lực để tăng sản xuất trong trường hợp các tri thức được sử dụng vào việc đầu tư cho sản xuất.
Trong mô hình Romer, tiến bộ công nghệ không chỉ được coi là nhân tố sáng tạo ra sản phẩm mới mà còn cả việc hoàn thiện những sản phẩm đang sản xuất. Điều này giải thích khả năng phát triển của những nước đi sau, kể cả việc có thể đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn đáng kể. Việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhân tố tiến bộ công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế chỉ có thể khi dựa vào chỉ số phản ánh trình độ giáo dục - một yếu tố cấu thành của chỉ số phát triển tiềm năng con người.
Ở phần phân tích trên ta thấy Solow cho rằng, tốc độ tăng dân số làm giảm cường độ vốn trên một lao động. Còn Romer lại cho rằng cần phải nhìn nhận vấn đề di chuyển lao động từ góc độ nguồn vốn con người. Di chuyển lao động làm giảm năng lực cạnh tranh quốc gia và làm chậm lại quá trình tăng trưởng, vì vậy, chính phủ phải tăng chi phí cho khoa học và giáo dục để lập lại trạng thái cân bằng nguồn lực con người cho nền kinh tế.
Ngoài ra, cũng cần chú ý đến sự biến động dân số tự nhiên, tăng dân số phụ thuộc vào tình hình kinh tế của đất nước. Chính phủ có thể điều chỉnh tỷ lệ sinh bằng các biện pháp hành chính và các biện pháp kinh tế.
Ngoài các nhân tố đã được nêu trong các mô hình trên thì thể chế cũng ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế. Trong thế kỷ 20 và đặc biệt ngày nay, vai trò của thể chế ngày càng trở nên rất quan trọng. Có thể thấy để thỏa mãn nhu cầu cho con người, hoạt động sản xuất làm phát sinh các chi phí không chỉ do tăng các yếu tố sản xuất, mà còn do sự tác động qua lại giữa các chủ thể kinh tế. Khía cạnh thể chế của tăng trưởng kinh tế được phản ánh trong nhiều lý thuyết tăng trưởng kinh tế khác nhau.
Với cách tiếp cận của Douglas C. North về vai trò của thể chế trong nền kinh tế thì thể chế là những khuôn khổ do con người tạo ra, trong đó, các chủ thể kinh doanh tác động qua lại với nhau. Sau này, thể chế theo nghĩa chung nhất được hiểu là toàn bộ hệ thống các qui tắc chính thức của xã hội (như hiến pháp, luật và các qui định), các ràng buộc không chính thức (như các tục lệ, chuẩn mực, truyền thống) và các tổ chức hoạt động trong phạm vi những luật lệ và ràng buộc đó. Tác giả đã xác định được mối quan hệ rõ ràng giữa tăng trưởng kinh tế với thể chế của một nền kinh tế thông qua các mặt khác nhau như sức mạnh của pháp luật, mức độ tham nhũng, quyền sở hữu, chất lượng bộ máy hành chính, v.v [7]. Vì vậy, cần thiết hình thành những thể chế nhằm đạt được hiệu quả trong việc tác động qua lại giữa các chủ thể kinh tế, nghĩa là tạo cơ sở cải thiện môi trường đầu tư, giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng sinh lợi cho các chủ thể kinh doanh.
Nhà kinh tế Joost Platje (2008), khi phân tích về các nhân tố tác động đến sự phát triển bền vững, đã đưa ra khái niệm “nguồn vốn thể chế’ (Institutional capital) [8]. Theo tác giả, nguồn vốn thể chế của một xã hội bao gồm 4 thành tố: lĩnh vực công, sức mạnh của thể chế, chất lượng quản lý điều hành, và trạng thái cân bằng của thể chế (các thể chế phi chính thức hỗ trợ cho việc thực hiện những thể chế chính thức). Tác giả đã phân tích ảnh hưởng của bốn thành tố này đối với phát triển kinh tế và chỉ ra rằng, nguồn vốn thể chế là một nguồn lực hết sức quan trọng cho phát triển kinh tế bền vững. Điều này cũng có ý nghĩa hết sức to lớn đối với việc nghiên cứu các nguồn lực tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu.
2. Tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng và tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu
Từ việc nghiên cứu các nguồn lực của tăng trưởng kinh tế cho thấy, có 2 dạng tăng trưởng kinh tế là tăng trưởng theo chiều rộng và tăng trưởng theo chiều sâu. Tăng trưởng theo chiều rộng được hiểu là sự tăng lên về lượng của các tham số tạo ra sự tăng sản lượng như tăng qui mô thu hút vốn, tài nguyên và lao động. Tăng trưởng theo chiều sâu là kết quả của nâng cao chất lượng hệ thống quản lý, phát triển công nghệ, đổi mới sản xuất và tăng nguồn vốn con người của đất nước. Vấn đề cốt lõi đối với tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu là nâng cao trình độ vốn con người. Sự tăng trưởng ổn định chỉ có thể đạt được bằng tăng năng suất lao động, bao gồm cả đổi mới sáng tạo. Các nhân tố như tiến bộ kỹ thuật, tích lũy vốn và vốn con người, xây dựng hạ tầng cơ sở và thể chế kinh tế trong dài hạn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua nâng cao năng suất lao động, năng suất của vốn con người, đổi mới vốn sản xuất và giảm chi phí. Đây cũng chính là một nội dung của quá trình phát triển kinh tế.
Các nghiên cứu kinh tế trong những năm gần đây cho thấy, bên cạnh những vấn đề về tăng trưởng kinh tế, các vấn đề về phát triển kinh tế cũng được chú ý và cách tiếp cận về các nhân tố tăng trưởng có một số thay đổi. Theo đó, các nhà nghiên cứu bổ sung vào các nhân tố hiện có các nhân tố thể chế, môi trường và các nhân tố khác.
Như vậy, tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu thúc đẩy nhanh hơn quá trình phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế là một cơ chế phát triển đổi mới sáng tạo nền kinh tế. Phát triển kinh tế là việc tái cấu trúc nền kinh tế phù hợp với các nhu cầu của tiến bộ công nghệ và tiến bộ xã hội. Phát triển kinh tế gắn với khái niệm tiến bộ, chính xác là phát triển kinh tế trùng với sự tiến bộ. Phát triển đổi mới sáng tạo là động lực của tiến bộ và bao hàm việc định hướng lại toàn bộ các lĩnh vực đời sống và nâng lên một trình độ phát triển mới. Phát triển kinh tế có nghĩa là tăng sản xuất, tăng thu nhập của dân cư, cải thiện môi trường xã hội, thay thế hình thái quản lý, thay đổi cơ cấu quản lý nhà nước. Như vậy, tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu là điều kiện cần và là trung tâm của của quá trình phát triển kinh tế.
3. Tăng trưởng trên cơ sở tăng khối lượng vốn đầu tư, lao động và khai thác các nguồn tài nguyên trong thời gian qua
Công cuộc tăng trưởng kinh tế ở nước ta đã đi qua gần 30 năm với những thành công không thể phủ nhận. Tốc độ tăng GDP của Việt Nam tương đối ổn định và ở mức trung bình so với một số nước Châu Á.Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2006 - 2010 đạt 6,32%, giai đoạn 2011 - 2014 đạt 5,72%, GDP bình quân đầu người từ năm 2006 đến nay đều tăng, với mức tăng bình quân trên 5% một năm. Năm 2015, đạt 1.980 USD, tăng gần ba lần so với năm 2005, nhưng tốc độ tăng năng suất lao động có xu hướng giảm trong thời gian dài từ 2007 - 2013. Nền kinh tế Việt Nam đã bị suy giảm do những tác động mạnh mẽ của khủng hoảng kinh tế thế giới và sự phục hồi chậm chạp, không bền vững của nền kinh tế thế giới.
Bảng 1: Đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng GDP
1993-1997 | 1998-2002 | 2003-2008 | 2006-2010 [5] | 2011-2014 [5] | |
Vốn | 69,3 | 57,5 | 52,7 | 79,67 | 53,62 |
Lao động | 15,9 | 20 | 19,1 | 26,06 | 20,56 |
TFP | 14.8 | 22,5 | 28,2 | -5,73 | 25,82 |
Nguồn: Viện Chiến lược Phát triển - Bộ kế hoạch và Đầu tư
Bảng 2: Năng suất của vốn đầu tư của Việt Nam
1991-1995 | 1996-2000 | 2001-2005 | 2006-2010 | 2011-2013 | |
Tốc độ tăng GDP/năm (%) | 8,19 | 6,96 | 7,51 | 6,32[5] | 5,72[5] |
Tốc độ tăng đầu tư/năm (%) | 31,77 | 11,47 | 14,13 | 13,15 | 2,5 |
ICOR | 3,3 | 6,18 | 7,04 | 6,18 | 5,53 |
Nguồn: [4] ; [5]
Mặt khác, tăng trưởng kinh tế những năm qua chủ yếu chỉ dựa vào tăng vốn, lao động và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, còn mức đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (Total factor productivity - TFP) có tăng lên nhưng vẫn rất chậm và thấp so với nhiều nước trong khu vực cùng thời kỳ phát triển. Trong tổng tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 - 2010, yếu tố số lượng vốn đã đóng góp tới 79,62%, yếu tố số lượng lao động đóng góp khoảng 26,06%; còn yếu tố TFP chỉ đóng góp khoảng -5,73%, trong các năm 2011-2014 đóng góp của yếu tố TFP có được cải thiện, chiếm khoảng 25,82%, (xem bảng 1). Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực thì tỷ lệ này của Việt Nam cũng rất thấp. Theo số liệu của các nước trong giai đoạn 2005 - 2010 có thể thấy mức đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP của Hàn Quốc là 63%, Đài Loan: 59%, Ấn Độ: 48%, Indonesia: 42%, Philippines: 41% [5]. Điều này phản ánh thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian qua chủ yếu là theo chiều rộng. Trong khi năng suất của vốn và lao động đều thấp.
Năng suất lao động hàng năm đều tăng với tỷ lệ bình quân khoảng 3,5% một năm tính từ 2005 đến nay. Năng suất lao động của Việt Nam qui đổi theo PPP giá cố định năm 2012 đạt 7.900USD. Mức này thấp hơn hầu hết các nước so sánh trong khu vực ASEAN. Theo số liệu trong Báo cáo năng suất của APO 2014 thì năng suất lao động của Singapore là 114.400USD, Malaysia 46.600USD, Thailand 22.900USD, Indonesia 20.000USD và Philippines 14.700USD[5].
Sự thay đổi của hệ số ICOR cho thấy năng suất của vốn trong 9 năm trở lại đây có xu hướng tăng, nhưng nếu so với thời kỳ 1991-1995 và so với các nước trong khu vực thì vẫn ở mức thấp (xem bảng 2). Hệ số ICOR tăng dần từ 3,3 giai đoạn 1991-1995, lên 6,18 vào thời kỳ 1996-2000 và đạt tới 7,04 thời kỳ 2001-2005. Hệ số này bắt đầu giảm từ những năm 2006-2010 và hiện nay, ở mức 5,63.
Nếu thể chế được hiểu là tổng thể các qui tắc chính thức, các ràng buộc không chính thức của xã hội và các tổ chức hoạt động trong phạm vi những qui tắc và ràng buộc đó thì khía cạnh hiến pháp, luật, các qui định của Nhà nước và vai trò của bộ máy quản lý Nhà nước trong những năm qua đã được đổi mới, cải cách và liên tục hoàn thiện, đoạn tuyệt với chế độ quản lý và kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp để chuyển sang nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, nhiều chính sách kinh tế vĩ mô và qui định được đưa ra không sát với thực tế, thiếu tính khả thi, việc điều hành, quản lý theo cách thức quản lý hành chính của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế vẫn rất nặng nề, cơ chế kiểm soát các mặt hàng phức tạp, thủ tục giấy tờ và các ràng buộc không chính thức vẫn là cản trở lớn cho kinh doanh và gây khó khăn cho người dân, tạo ra tổn thất xã hội. Khu vực kinh tế nhà nước mà chủ yếu là các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước vẫn là lực lượng chủ yếu của nền kinh tế, khu vực này vẫn được ưu ái quá mức dẫn đến sự phân biệt đối xử đối với khu vực tư nhân, làm triệt tiêu động lực phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, làm tài nguyên bị phân bổ không hiệu quả, quản lý tài chính của Nhà nước ở các doanh nghiệp nhà nước bị lỏng lẻo gây ra thất thoát nghiêm trọng ở một bộ phận các doanh nghiệp nhà nước.
Từ tình hình trên cho thấy, tăng trưởng kinh tế dựa trên cơ sở gia tăng về lượng của các yếu tố đầu vào vốn, tài nguyên và lao động với năng suất lao động và năng suất của vốn thấp, hay thực chất là tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng ở nước ta trong giai đoạn vừa qua đã hoàn thành xứ mạng lịch sử của nó là tạo ra một sự tăng trưởng kinh tế cao so với khu vực và thế giới, đưa nước ta từ một nước thu nhập thấp trở thành nước có mức thu nhập trung bình, hình thành được cơ sở vật chất hết sức quan trọng cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo. Để có thể chặn được đà suy giảm tăng trưởng và khắc phục những tiêu cực trong tăng trưởng kinh tế giai đoạn vừa qua, cần phải chuyển sang tăng trưởng kinh tế bằng nâng cao chất lượng các yếu tố sản xuất hay là chuyển sang tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu với các nguồn lực chủ yếu là tăng cường nguồn vốn con người, hoàn thiện và cải tổ thể chế, nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế.
4. Một số kết luận
Sự ảnh hưởng của việc tiếp tục tăng cường khối lượng vốn, lao động và khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên, hệ thống thể chế chính trị và kinh tế, hệ thống pháp luật, trình độ liên kết phối hợp, niềm tin giữa các chủ thể kinh tế là rất đáng kể, nhưng những vấn đề căn bản để khai thác các nhân tố nguồn vốn con người và nguồn vốn thể chế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu và phát triển kinh tế trong những năm tới là:
Thứ nhất, thay đổi nhận thức về nguồn vốn con người và tăng cường tích lũy, nâng cao chất lượng nguồn vốn con người thông qua phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng, trình độ, tay nghề của người lao động kết hợp với sử dụng hiệu quả nguồn lao động.
Thứ hai, hình thành và phát triển đồng bộ các dịch vụ công cơ bản như giáo dục, chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội. Từ đó, trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, cần hình thành các thể chế đảm bảo quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo nguồn nhân lực trở thành động lực và lợi ích tự thân của tất cả các bên tham gia quá trình này: cơ sở giáo dục đào tạo, người dạy, người học và người sử dụng lao động. Đồng thời với việc tăng cường cơ sở vật chất và nguồn nhân lực, đối với lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe, cần thay đổi các thể chế để bệnh nhân và sức khỏe người bệnh là nguồn tạo ra thu nhập của cơ sở chữa bệnh và người thầy thuốc.
Thứ ba, hoàn thiện chiến lược phát triển khoa học - công nghệ, tích cực tiếp thu và ứng dụng những công nghệ phù hợp của nước ngoài vào nền kinh tế.
Thứ tư, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ những ngành khai khoáng, nông nghiệp và ngư nghiệp, có hiệu quả sử dụng các nguồn lực thấp sang những ngành công nghiệp chế tạo có giá trị gia tăng cao và các ngành dịch vụ, có hiệu quả nguồn lực cao hơn.
Thứ năm, thiết lập các thể chế kinh tế xã hội thúc đẩy một cách hiệu quả hoạt động quản lý kinh tế, sự vận hành của các chương trình xã hội và việc kinh doanh trên cơ sở tích cực đổi mới sáng tạo của khu vực tư nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. PGS., TS. Nguyễn Văn Hậu (2013), Về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 1-2013.
2. Trần Lê Hữu Nghĩa (2008), Đôi điều về lý thuyết vốn nhân lực trong mối quan hệ với giáo dục và vốn xã hội - ĐH Quốc gia Hà Nội, https://vnu.edu.vn
3. Dwight H.Perkins, Steven Radelet, David L. Lidauer (2010), Kinh tế học phát triển (bản dịch), NXB Thống Kê, Hà Nội.
4. TS. Trịnh Mai Vân, Nguyễn Văn Đại (2014), Thực trạng đầu tư từ nguồn vốn nhà nước ở Việt Nam (http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/kinh-te-dau-tu/thuc-trang-dau-tu-tu-nguon-von-nha-nuoc-o-viet-nam 13/1/2014).
5. Viện Năng suất Việt Nam (2014), Báo cáo Năng suất Việt Nam 2014.
6. Joseph Schumpeter (1992), Lý thuyết phát triển kinh tế, NXB Progress, Mát-xcơ-va.
7. Douglas C. North (2003), The Role of Institutions in Economic Development, ECE Discussion Paper Series 2003_2, UNECE.
8. Joost Platje (2008), “Institutional capital” as a factor of sustainable development - the importance of an institutional equilibrium, Technological and Economic Development of Economy, vol 14, No 2, p.144-150.
(Tạp chí Ngân hàng số 18, tháng 9/2016)
Chia sẻ In trang Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu Bình luận Đóng lại Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập Các tin tức khác Xem tất cả Tác động của quy mô hoạt động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam 28/11/2024 08:54 354 lượt xem Quy mô ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện hiệu quả tài chính, đồng thời phản ánh năng lực, sức mạnh và vị thế của ngân hàng trên thị trường. Hoán đổi nợ xanh: Cầu nối mới cho tài chính khí hậu và phát triển bền vững 27/11/2024 11:42 320 lượt xem Bài viết tập trung phân tích cơ chế hoạt động, lợi ích của hoán đổi nợ xanh, những thách thức và giải pháp để triển khai mô hình hoán đổi nợ lấy dự án xanh tại Việt Nam. Cải thiện tín nhiệm doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã, trang trại và hộ nông dân trong thu hút vốn tín dụng chính sách, phát triển sản xuất, kinh doanh 25/11/2024 09:52 338 lượt xem Cải thiện tín nhiệm là một giải pháp căn cơ, dài hạn, không chỉ giúp doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã (HTX), trang trại và hộ nông dân tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách, mà còn nâng cao vị thế, uy tín của các tổ chức này với đối tác kinh doanh và những bên liên quan, góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững. Sự hài lòng trực tuyến trong ý định tiếp tục sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam 19/11/2024 09:44 641 lượt xem Sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống điện tử và Internet đã tạo nên những thay đổi đáng kể trong việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ nói chung, dịch vụ tài chính, ngân hàng nói riêng... Đánh giá sức khỏe tài chính các ngân hàng Việt Nam theo phương pháp phân tích cụm 18/11/2024 11:30 1.014 lượt xem Sức khỏe tài chính của các ngân hàng rất quan trọng đối với nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 xảy ra do sự phá sản hàng loạt của các ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng đối với ngành nông nghiệp và những vấn đề đặt ra 11/11/2024 08:25 910 lượt xem Thông qua phân tích quy mô và biến động dư nợ tín dụng nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2023, bài viết chỉ ra những kết quả tích cực và một số hạn chế trong tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với ngành sản xuất quan trọng này. Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả 05/11/2024 08:10 1.055 lượt xem Hiện nay, công tác bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực được các NHTM chú trọng đầu tư phát triển, tuy nhiên, nguồn nhân lực của nhiều ngân hàng vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các ngân hàng. Đánh giá khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng của NHTM Việt Nam bằng mô hình định lượng 04/11/2024 08:23 1.409 lượt xem Nghiên cứu này nhằm chỉ ra mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng thông qua phương pháp khảo sát và phân tích hồi quy dữ liệu của 37 NHTM Việt Nam. Thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn: Rào cản và gợi ý cho Việt Nam 31/10/2024 08:07 1.031 lượt xem Biến đổi khí hậu trở thành rủi ro lớn nhất mà loài người đang phải gánh chịu (WEF, 2024). Trong bối cảnh đó, phát triển bền vững không còn là sự lựa chọn, mà gần như bắt buộc ở hầu hết các quốc gia trên toàn cầu. Để đạt được mục tiêu này, mô hình kinh tế tuần hoàn nổi lên như một công cụ quan trọng. Việt Nam sau gần 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế 29/10/2024 15:02 5.828 lượt xem Trong những năm qua, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước. Vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam không ngừng được nâng lên, khẳng định vai trò tích cực và trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, hợp tác phát triển và thúc đẩy tiến bộ toàn cầu. Kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2024 và một số đề xuất, khuyến nghị 22/10/2024 14:35 8.837 lượt xem Tình hình kinh tế Việt Nam trong tháng 9, quý III và 9 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước; tính chung 9 tháng năm 2024 đạt nhiều kết quả quan trọng, cao hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực. Phát triển thị trường tài chính trong nền kinh tế số tại Việt Nam 21/10/2024 08:35 3.038 lượt xem Kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế. Tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam 18/10/2024 08:05 2.528 lượt xem Nghiên cứu này xem xét tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam giai đoạn 2014 - 2023. Thách thức và giải pháp tài chính trong phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam 17/10/2024 08:45 2.175 lượt xem Biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động lớn đến đời sống và kinh tế toàn cầu, nông nghiệp tác động đến phát triển kinh tế - xã hội trên hai khía cạnh thích ứng với môi trường và tác động tiêu cực đến môi trường. Tiếp cận phương pháp xác định hành vi quản trị lợi nhuận theo hướng truyền thống và hiện đại 16/10/2024 08:00 1.059 lượt xem Quản trị lợi nhuận là một chiến lược có thể được ban quản lí cố ý sử dụng để điều chỉnh chỉ tiêu thu nhập của công ty với các mục tiêu đã xác định trước. Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam' 26/11/2024 09:53 Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là bước phát triển tất yếu, bứt phá và tăng tốc 15/11/2024 21:13 Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Chile và nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 12/11/2024 14:09 Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng 12/11/2024 14:15 Bài học Cách mạng Tháng Mười Nga trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc 11/11/2024 15:54 Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc 05/11/2024 16:17 Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả' 06/11/2024 16:31 Xem tất cả Giá vàngXem chi tiếtGiá vàng - Xem theo ngày
Khu vực
Mua vào
Bán ra
HÀ NỘI
Vàng SJC 1L
82,800
85,300
TP.HỒ CHÍ MINH
Vàng SJC 1L
82,800
85,300
Vàng SJC 5c
82,800
85,320
Vàng nhẫn 9999
82,400
84,100
Vàng nữ trang 9999
82,300
83,700
Ngoại tệXem chi tiết Tỷ giá - Xem theo ngàyNgân Hàng | USD | EUR | GBP | JPY | ||||
Mua vào | Bán ra | Mua vào | Bán ra | Mua vào | Bán ra | Mua vào | Bán ra | |
Vietcombank | 25,130 | 25,463 | 26,096 | 27,527 | 31,372 | 32,705 | 162.40 | 171.84 |
BIDV | 25,160 | 25,463 | 26,357 | 27,573 | 31,833 | 32,763 | 164.28 | 172.22 |
VietinBank | 25,160 | 25,463 | 26,202 | 27,402 | 31,558 | 32,568 | 164.56 | 172.31 |
Agribank | 25,160 | 25,463 | 26,224 | 27,429 | 31,557 | 32,648 | 164.39 | 172.35 |
Eximbank | 25,110 | 25,463 | 26,297 | 27,191 | 31,655 | 32,689 | 165.71 | 171.37 |
ACB | 25,110 | 25,463 | 26,389 | 27,296 | 31,879 | 32,843 | 165.63 | 172.18 |
Sacombank | 25,065 | 25,415 | 26,342 | 27,317 | 31,715 | 32,880 | 165 | 172.97 |
Techcombank | 25,152 | 25,463 | 26,204 | 27,556 | 31,466 | 32,813 | 162.48 | 175 |
LPBank | 25,160 | 25,463 | 26,603 | 27,610 | 32,050 | 32,575 | 166.24 | 173.36 |
DongA Bank | 25,190 | 25,463 | 26,360 | 27,190 | 31,730 | 32,670 | 163.80 | 171.20 |
Từ khóa » Tốc độ Tăng Trưởng Kinh Tế Là Gì
-
Tăng Trưởng Kinh Tế – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tốc độ Tăng Tưởng Kinh Tế Là Gì? Mục Tiêu Tăng Trưởng Kinh Tế?
-
Tốc độ Tăng Trưởng Kinh Tế Thực Là Gì? Công Thức Tính Và Ví Dụ?
-
Tăng Trưởng Kinh Tế Là Gì? Các Lý Thuyết Tăng Trưởng Kinh Tế?
-
Tăng Trưởng Kinh Tế: Khái Niệm, Phương Pháp, ý Nghĩa Và Lý Thuyết
-
Khái Niệm Tăng Trưởng Kinh Tế Là Gì? - Luận Văn 99
-
Tăng Trưởng Kinh Tế Là Gì: Chỉ Số Việt Nam Và Thế Giới
-
Tăng Trưởng Kinh Tế Là Gì? Các Nhân Tố ảnh Hưởng ... - Luận Văn 2S
-
Chất Lượng Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam Giai đoạn 2011 - Chi Tiết Tin
-
Tăng Trưởng Kinh Tế - SlideShare
-
Tăng Trưởng Kinh Tế Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
[PDF] Chương 1 Tổng Quan Lý Thuyết Về Tăng Trưởng Kinh Tế, Lạm Phát, Cung ...
-
Tốc độ Tăng Trưởng Kinh Tế Thực (Real Economic Growth Rate) Là Gì ...
-
HTCTTKQG – Tốc độ Tăng Tổng Sản Phẩm Trong Nước
-
Tăng Trưởng Kinh Tế (Kinh Tế Học) - Mimir Bách Khoa Toàn Thư
-
[PDF] NHỮNG NỀN TẢNG CỦA TĂNG TRƯỞNG
-
[PDF] Việt Nam Cần Những Gì để đạt được Khát Vọng Tăng Trưởng Dài Hạn?
-
Các Chỉ Số Tài Chính Vĩ Mô - VCBS
-
Tăng Trưởng Kinh Tế Là Gì? Vai Trò & Các Nhân Tố Tăng Trưởng Kinh Tế