Tăng Trưởng Kinh Tế Là Gì? Các Nhân Tố ảnh Hưởng ... - Luận Văn 2S

Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ số đánh giá phát triển của mỗi quốc gia. Không những thế, tăng trưởng kinh tế và các vấn đề xoay quanh khái niệm này còn rất quan trọng trong lĩnh vực giáo dục. Đặc biệt là các ngành thuộc kinh tế. Vậy tăng trưởng kinh tế là gì? Hãy cùng Luận Văn 2S tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến tăng trưởng kinh tế trong bài viết này ngay nhé.

Khái niệm tăng trưởng kinh tế là gì?

Tăng trưởng kinh tế (Economic Growth) là thuật ngữ chỉ sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tích cực. Đó là sự mở rộng quy mô về lượng kết quả đầu ra của nền kinh tế, là sự gia tăng về mặt tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một thời kỳ nhất định.

tang_truong_kinh_te_la_gi_luanvan2sTăng trưởng kinh tế là gì?

Tăng trưởng kinh tế thực chất đơn thuần là sự lớn mạnh của nền kinh tế về mặt số lượng nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ giữ nguyên về cơ cấu và chất lượng. Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng sự chênh lệch của tổng sản lượng nền kinh tế của thời kỳ sau so với thời kỳ trước.

Công thức tính độ tăng trưởng kinh tế như sau:

- Mức tăng trưởng tuyệt đối: Delta = Y1 - Yo.

- Mức tăng trưởng tương đối: Delta = Y1/ Yo.

Trong đó: Yo là tổng sản lượng thời kỳ trước và Y1 là tổng sản lượng thời kỳ sau.

Xem thêm: Phát triển bền vững là gì? Các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam 2020

Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế

Các lý thuyết chính về tăng trưởng kinh tế bao gồm:

  1. Mercantilism (Chủ nghĩa trọng thương): Sự giàu có của một quốc gia được quyết định bởi sự tích lũy vàng và điều hành thặng dư thương mại
  2. Classical theory (Lý thuyết cổ điển): Adam Smith nhấn mạnh vào vai trò của việc tăng lợi nhuận theo quy mô (tính kinh tế của quy mô / chuyên môn hóa)
  3. Neo-classical theory (Lý thuyết tân cổ điển): Tăng trưởng dựa trên các yếu tố từ phía cung như: năng suất lao động, quy mô lực lượng lao động, yếu tố đầu vào.
  4. Endogenous growth theories (Lý thuyết tăng trưởng nội sinh): Tốc độ tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nguồn nhân lực và tốc độ đổi mới công nghệ.
  5. Keynesian demand-side (Học thuyết kinh tế Keynes): Keynes lập luận rằng tổng cầu có thể đóng một vai trò trong việc ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn. Mặc dù hầu hết các lý thuyết tăng trưởng bỏ qua vai trò của tổng cầu, một số nhà kinh tế cho rằng suy thoái kinh tế có thể gây ra hiệu ứng trễ và tăng trưởng kinh tế dài hạn thấp hơn.
  6. Limits to growth (Giới hạn về sự tăng trưởng): Từ góc độ môi trường, một số ý kiến cho rằng tăng trưởng kinh tế dài hạn sẽ bị hạn chế bởi suy thoái tài nguyên và sự nóng lên toàn cầu. Điều này có nghĩa là tăng trưởng kinh tế có thể chấm dứt - gợi nhớ đến các lý thuyết của Malthus.

(Nguồn tham khảo: https://www.economicshelp.org/blog/57/growth/explaining-theories-of-economic-growth)

Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

Sau khi đã hiểu về khái niệm tăng trưởng kinh tế là gì? Thì ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và chia thành 2 nhóm chính là các yếu tố kinh tế & các yếu tố phi kinh tế.

cac_nhan_to_anh_huong_den_tang_truong_kinh_te_luanvan2sTìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

Các yếu tố kinh tế

Sau một số nghiên cứu thì các nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát triển kinh tế là bốn nhân tố bởi nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực, tư bản và trí tuệ công nghệ.

  • Nguồn nhân lực

Chất lượng đầu vào của lao động là yếu tố rất quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Chất lượng lao động được đánh giá dựa trên kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của đội ngũ lao động. Các yếu tố như thiết bị máy móc, nguyên vật liệu hay công nghệ chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả khi có sự tham gia của một đội ngũ lao động có sức khỏe, trình độ và kỷ luật lao động tốt.

  • Tài nguyên thiên nhiên

Đây là những yếu tố tài nguyên thiên nhiên được sử dụng để làm yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, nguồn nước, khoáng sản... Các yếu tố này có một vai trò quan trọng nhưng không phải là thiết yếu đối với nền kinh tế. Điển hình là một số nước được thiên nhiên ưu đãi với sản lượng dầu mỏ lớn nên có mức thu nhập đầu người rất cao như Ả Rập Xê Út...

  • Vốn tư bản

Tư bản là một trong những nhân tố tạo tiền đề cho việc tối ưu năng suất lao động và thương mại phát triển. Đó là những cơ sở vật chất, trang thiết bị được sử dụng trong quá trình sản xuất. Yếu tố này có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn. Những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tư bản tính trên GDP cao thường có được sự tăng trưởng bền vững.

Tư bản không chỉ là do tư nhân đầu tư cho sản xuất, nó còn là tư bản cố định xã hội tạo tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tư bản cố định xã hội thường là những dự án có quy mô lớn do chính phủ thực hiện. Ví dụ như các dự án thủy lợi, sức khỏe cộng đồng, dự án hạ tầng của sản xuất (hệ thống giao thông, mạng lưới điện quốc gia...) ...

  • Tri thức công nghệ

Trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế không chỉ là sự sao chép đơn giản mà là một quá trình không ngừng thay đổi về công nghệ sản xuất. Tri thức công nghệ là yếu tố giúp tăng hiệu quả sản xuất và tạo ra sản lượng cao với mức chi phí tối ưu hơn.

Công nghệ đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học... đang có những bước tiến mạnh mẽ góp phần gia tăng hiệu quả của sản xuất. Trí tuệ công nghệ không chỉ thể hiện đơn thuần ở việc tìm tòi, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ. Nó còn là sự duy trì cơ chế cho phép những phát minh được bảo vệ và trả tiền một cách xứng đáng.

Yếu tố phi kinh tế

Bên cạnh những yếu tố về kinh tế thì tăng trưởng kinh tế còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố phi kinh tế như: Thể chế chính trị, Văn hóa - xã hội, Dân tộc, Tôn giáo, Các quy định của pháp luật và khung phổ pháp lý...

Ý nghĩa của sự tăng trưởng kinh tế là gì?

Tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia. Sau đây là một số ý nghĩa chính của sự tăng trưởng kinh tế:

- Tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra điều kiện giải quyết công ăn, việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Theo quy luật Okun: Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm 1% khi GDP thực tế tăng 2,5%.

- Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện để cải thiện chất lượng cuộc sống và phúc lợi xã hội của cộng đồng. Là điều kiện tiền đề để phát triển các mặt khác của xã hội.

- Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập tăng lên và nâng cao mức sống của người dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà tăng trưởng kinh tế mang lại còn có những mặt trái khác như chi phí mà xã phải gánh chịu do sức tăng trưởng quá cao. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế còn làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường và có nguy cơ phát sinh các vấn đề xã hội như gia tăng tệ nạn xã hội, gia tăng bất bình đẳng xã hội…

Hiện tại, Luận Văn 2S đang nhận viết luận văn thạc sĩ, luận văn tốt nghiệp thuê các đề tài thuộc lĩnh vực kinh tế, nếu bạn đang không có điều kiện để tự hoàn thành bài luận của mình, hãy để chung tôi giúp bạn, chi tiết dịch vụ viết thuê luận văn, xem tại: https://luanvan2s.com/viet-thue-luan-van-thac-si-bid7.html

Một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020

Để đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế đặt ra, Việt Nam cần nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng bộ và quan trọng sau:

  1. Cải cách trong nước: Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, trước tiên Việt Nam cần có những thay đổi trong các chính sách trọng yếu như: Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo và duy trì nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu…
  2. Phát triển kinh tế bền vững: Mục tiêu hướng đến của Việt Nam là trở thành một quốc gia có nền kinh tế hiện đại. Và trên con đường thực hiện điều này, cũng như các quốc gia tiên tiến khác Việt Nam sẽ phải đối mặt với các vấn đề như: vấn đề dân tộc, bình đẳng giới, đô thị hóa, các vấn đề về hạ tầng giao thông, ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu… Việt Nam cần “nhìn xa” hơn về các vấn đề này và tìm các giải pháp giải quyết chúng.
  3. Cải cách thuế - giảm lãi suất: Đây là những giải pháp để kích thích nền kinh tế: Kích thích đầu tư, tiêu dùng, thu hút đầu tư nước ngoài…
  4. Bên cạnh các giải pháp đã nêu, Việt Nam cũng cần tăng cường phòng chống tham nhũng, bệnh quan liêu, ổn định các yếu tố vĩ mô… Để tạo điều kiện tốt nhất cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

tang_truong_kinh_te_viet_nam_luanvan99Tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc về tăng trưởng kinh tế là gì cũng như ý nghĩa và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ viết thuê luận văn nhé. Chúc bạn thành công!

Từ khóa » Tốc độ Tăng Trưởng Kinh Tế Là Gì