Khái Niệm Và đặc điểm Của Thư Tín Dụng LC - Mr Hà Lê
Có thể bạn quan tâm
Khái niệm và đặc điểm của thư tín dụng LC
Bài viết chia sẻ khái niệm và đặc điểm của thư tín dụng LC.
Thư Tín dụng (hay tín dụng chứng từ) là một văn bản pháp lý được phát hành bởi một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng), nhằm cung cấp một sự bảo đảm trả tiền cho một người thụ hưởng trên cơ sở người thụ hưởng phải đáp ứng các điều khoản trong tín dụng thư.
* Tên gọi và ký hiệu của Tín dụng thư – Letter of credit: LOC, LC, L/C. – Documentary credit: DC, D/C. – Documentary letter of credit. – Credit (được định nghĩa trong UCP 600).
1. Đặc điểm của giao dịch theo LC
– L/C là giao dịch kinh tế hai bên, chỉ giữa ngân hàng phát hành và nhà xuất khẩu, mọi chỉ thị, yêu cầu của nhà nhập khẩu do ngân hàng phát hành đại diện.
– L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa: L/C thể hiện cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành cho người thụ hưởng khi người này xuất trình được bộ chứng từ phù hợp, nó hình thành trên cơ sở hợp đồng nhưng sau đó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này.
– L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và chỉ thanh toán căn cứ vào chứng từ: Các ngân hàng chỉ trên cơ sở chứng từ, kiểm tra việc xuất trình để quyết định xem trên bề mặt chứng từ có tạo thành một xuất trình phù hợp theo yêu cầu của L/C hay không. Khi chứng từ được xuất trình là phù hợp thì ngân hàng phát hành phải thanh toán vô điều kiện cho nhà xuất khẩu.
– L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ: Yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của chứng từ là nguyên tắc cơ bản của giao dịch L/C. Bộ chứng từ phải tuân thủ chặt chẽ các điều khoản của L/C, bao gồm số loại, số lượng và nội dung của chúng.
– L/C là công cụ thanh toán, hạn chế rủi ro và đôi khi còn là công cụ từ chối thanh toán và lừa đảo: Từ bản chất của L/C là chỉ giao dịch bằng chứng từ và khi kiểm tra lại chỉ xem xét trên bề mặt chứng từ, vì vậy mà L/C có thể bị lạm dụng thành công cụ từ chối nhận hàng, từ chối thanh toán và là công cụ để gian lận, lừa đảo.
2. Phân loại L/C
– Thư tín dụng không thể huỷ ngang (irrevocable letter of credit). – Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable letter of credit) – Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back lettet of credit) – Thư tín dụng ứng trước điều khoản đỏ (Advanced letter of credit, Red clause letter of credit) – Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving letter of credit) – Thư tín dụng dự phòng (Stand by letter of credit) – Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable letter of credit) – Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal letter of credit)
3. Các bên tham gia L/C
– Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant).
– Người thụ hưởng (Beneficiary).
– Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): Phát hành L/C.
– Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): Xác nhận LC.
– Ngân hàng thông báo (Advising Bank): Thông báo L/C.
– Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank): Thương lượng chiết khấu bộ chứng từ.
– Ngân hàng bồi hoàn (Reimbursing Bank): Thanh toán cho Ngân hàng đòi tiền trong trường hợp L/C có chỉ định.
– Ngân hàng xuất trình (Presenting Bank): Xuất trình bộ chứng từ đến ngân hàng được chỉ định trong L/C.
– Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): Được ngân hàng phát hành chỉ định làm một công việc cụ thể nào đó, thường là thương lượng chiết khấu hoặc thanh toán bộ chứng từ.
– Ngân hàng đòi tiền (Claiming Bank): đòi tiền bộ chứng từ theo sự ủy quyền của các bên thụ hưởng.
4. Nội dung chủ yếu của thư tín dụng gồm có:
– Số, địa điểm và ngày mở L/C (No of L/C, place and date of issuing) – Ngày mở (Issuing date)
– Thời hạn hiệu lực/ngày hết hạn (Expiry date)
– Tên địa chỉ của người thụ hưởng (Beneficiary)
– Tên địa chỉ của người thụ hưởng (Beneficiary)
– Số tiền của thư tín dụng (Amount of LC) – Ngân hàng mở L/C (opening bank; issuing bank) – Ngân hàng thông báo (Advising bank)
– Cảng đóng hàng/sân bay cất cánh – Cảng dỡ hàng/sân bay hạ cánh
– Mô tả hàng hóa (Description of goods) – Các chứng từ yêu cầu
– Các điều kiện thêm – Thời hạn xuất trình chứng từ
– Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C
…
5. Quy trình vận hành của L/C
Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng thương mại (Sales Contract) với nhau. Nếu 2 bên chốt phương thức thanh toán hàng hoá theo phương thức tín dụng chứng từ (L/C) thì trong hợp đồng thương mại phải ghi rõ.
- Bước 1: Bên nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại đã ký với nhà xuất khẩu lập đơn xin mở L/C gửi tới ngân hàng của người Nhập khẩu (gọi là Issuing bank – ngân hàng phát hành/ngân hàng mở LC)
- Bước 2: Ngân hàng phát hành (Issuing bank) sẽ kiểm tra xem hồ sơ xin mở L/C của nhà nhập khẩu (Applicant) đã hợp lệ chưa. Nếu đáp ứng đủ các yêu cầu thì ngân hàng sẽ mở L/C nháp và gửi tới Applicant. Bên Applicant và Beneficiary (Bên thụ hưởng = Người XK) cùng kiểm tra LC nháp và xác nhận tính chính xác
- Bước 3: Ngân hàng phát hành mở LC cho người Xuất khẩu thụ hưởng (Beneficiary) thông qua ngân hàng thông báo (Advising bank) mà Beneficiary lựa chọn.
- Bước 4: Ngân hàng thông báo khi nhận được sẽ thông báo và gửi LC cho nhà xuất khẩu. Người XK kiểm tra lại tính chính xác của LC
- Bước 4: Nhà xuất khẩu khi nhận được một bản gốc L/C nếu chấp nhận nội dung L/C thì sẽ tiến hành giao hàng theo đúng quy định đã ký kết trong hợp đồng. Nếu không đồng ý sẽ yêu cầu người NK báo ngân hàng phát hành tu chỉnh sửa LC (amendment) đúng theo ý mình rồi mới tiến hành giao hàng
- Bước 5: Sau khi chuyển giao hàng hoá, nhà xuất khẩu tiến hành lập bộ chứng từ thanh toán theo quy định của L/C và gửi đến ngân hàng phát hành thông qua ngân hàng thông báo để yêu cầu được thanh toán cho ngân hàng được chỉ định
- Bước 6: Khi nhận được bộ chứng từ, ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán nếu thấy phù hợp với quy định trong L/C thì tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng thông qua NHTB. Nếu chứng từ không phù hợp thì sẽ từ chối thanh toán và trả hồ sơ cho nhà xuất khẩu. Người thụ hưởng (Beneficiary) nhận được tiền từ ngân hàng thông báo/ngân hàng trả tiền.
- Bước 7: Ngân hàng phát hành tiến hành giao lại bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu, yêu cầu thanh toán. Bên nhập khẩu kiểm tra lại bộ chứng từ và tiến hành hoàn trả tiền cho ngân hàng
Mr Hà Lê
************************
Hoàn toàn tự tin với kiến thức xuất nhập khẩu và kỹ năng thực tế từ những khóa học của trung tâm.
- Khóa học nghiệp vụ Xuất nhập khẩu – Logistics
- Khóa học Logistics
- Khóa học khai báo hải quan ECUS/VNACCS
- Khóa học Tiếng Anh Xuất nhập khẩu – Logistics
Trung tâm Xuất nhập khẩu – Logistics Hà Lê
Tầng 2 tòa nhà Florence số 28 Trần Hữu Dực, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 098 577 4289 // mrhalexnk@gmail.com
Từ khóa » đặc điểm Chung Của Lc
-
Giao Dịch L/C (Letter Of Credit) Là Gì? Đặc điểm Của ... - VietnamBiz
-
Các đặc điểm Chính Của Phương Thức Thanh Toán Bằng L/C
-
L/C Là Gì? Các đặc điểm Của L/C Và Đánh Giá ưu Nhược điểm L/C
-
Phương Thức LC (letter Of Credit) - Thanh Toán Theo Thư Tín Dụng
-
LC Là Gì? Các đặc điểm Của LC Và Đánh Giá ưu Nhược điểm LC
-
LC Là Gì? Đặc Điểm Của Giao Dịch LC
-
L/C Là Gì? Ưu Nhược điểm Của L/C Trong XNK?
-
L/C Là Gì? Ưu Nhược Điểm Khi Sử Dụng L/C - Eimskip Logistics Ltd
-
L/c Là Gì? Những Lợi Ích Của Lc Đối Các Bên[cập Nhật 2020]
-
Phương Thức Thanh Toán Bằng Thư Tín Dụng (L/C – Letter Of Credit)
-
Phương Thức Thanh Toán LC - HP Toàn Cầu
-
Thư Tín Dụng Là Gì? Phân Loại, điều Kiện Và Thủ Tục để Mở Thư Tín ...
-
Kiến Thức Nền Tảng Về Thư Tín Dụng L/C - Letter Of Credit
-
Địa điểm Phương Thức Thanh Toán Theo Thư Tín Dụng L/C