Khái Niệm Vận Tải đường Hàng Không Là Gì?

Bạn muốn tìm hiểu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết khái niệm vận tải đường hàng không là gì? Và những ưu nhược điểm của loại hình vận chuyển hàng hóa này nhé!

Trước hết hãy cùng tìm hiểu một chút về thuật ngữ.

Xem thêm: Vận đơn hàng không Airway Bill

Contents

  • Air cargo – Vận tải đường hàng không là gì?
  • Ưu nhược điểm của vận tải hàng không
    • Ưu điểm của vận tải đường hàng không
    • Nhược điểm của vận chuyển hàng không
      • Nhược điểm thứ hai của vận tải đường hàng không là gì?
      • Rủi ro về hư hỏng, tai nạn máy bay
  • Các bên tham gia trong vận tải đường hàng không
    • Sự liên hệ giữa các bên tham gia vận tải đường hàng không
  • Quy trình giao nhận vận chuyển
  • Dịch vụ vận tải đường hàng không
  • Áp dụng Incoterms trong vận chuyển hàng air
  • Những thuật ngữ phổ biến trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
  • Tạm Kết

Air cargo – Vận tải đường hàng không là gì?

Air cargo là hàng hóa vận chuyển bằng máy bay, hay còn gọi là bằng đường hàng không.

Vận tải đường hàng không là gì?

Vận tải đường hàng không là gì?

Khái niệm vận tải đường hàng không là phương thức mà hàng được chuyển bằng máy bay chở hàng chuyên dụng (tiếng Anh là Cargo Aircraft, hay Freighter); hoặc chở trong phần bụng của máy bay hành khách (Passenger Plane).

Hàng hóa vận chuyển đường hàng không chiếm tỉ trọng nhỏ tổng trọng lượng hàng vận chuyển quốc tế (chưa đến 0,5%). Tuy nhiên vận tải đường hàng không lại chiếm tới khoảng 30% về mặt giá trị.

Theo hãng chế tạo máy bay Boeing, trong năm 2012, máy bay chở hàng chuyên dụng đã vận chuyển khoảng 60% các lô hàng air trên toàn cầu; trong khi máy bay hành khách đảm nhiệm 40% còn lại.

Hy vọng bạn đã nắm được khái niệm vận tải đường hàng không là gì? Hãy cùng Đại Dương tìm hiểu tiếp về ưu nhược điểm của hình thức vận chuyển này nhé!

Ưu nhược điểm của vận tải hàng không

Mỗi phương thức vận tải đều có ưu nhược điểm riêng. Và vận tải đường hàng không cũng không phải là ngoại lệ.

Vận tải đường hàng không, ưu điểm rõ rệt

Vận tải đường hàng không, ưu điểm rõ rệt

Với phương thức vận chuyển hàng hóa bằng máy bay, bạn sẽ thấy có những điểm khác biệt rõ ràng so với vận tải bằng đường biển, đường bộ… Chúng ta có thể thấy rõ rằng chuyển hàng bằng máy bay là nhanh nhất, an toàn nhất, nhưng chi phí cao nhất. Vì thế, vận tải đường hàng không thường phù hợp với những hàng hóa có giá trị cao; nhạy cảm với thời gian giao hàng, chẳng hạn như:

  • Thư tín hàng không, bưu phẩm nhanh
  • Động vật sống, nội tạng người, hài cốt
  • Hàng dễ hư hỏng (thực phẩm, hoa tươi, hàng ướp bằng đá khô)
  • Dược phẩm
  • Những món đồ giá trị (vàng, kim cương)
  • Thiết bị kỹ thuật (hàng công nghệ cao, phụ tùng máy bay, tàu biển, xe hơi)
  • Hàng tiêu dùng xa xỉ (đồ điện tử, thời trang)

Ưu điểm của vận tải đường hàng không

Như đã nói ở trên, ưu điểm lớn nhất của vận tải đường hàng không là có tốc độ cao. Máy bay có tốc độ cao nhất trong các phương thức vận tải hiện nay. Trung bình máy bay chở hàng hoặc chở khách có tốc độ bình quân vào khoảng 800-1000km/h; rất cao so với các phương thức phổ biến khác như tàu biển (12-25 hải lý/giờ); tàu hỏa (ở Việt Nam chỉ khoảng 60-80km/h), hoặc ô tô tải (60-80km/h). Có lẽ chỉ có phương thức truyền tải điện năng là nhanh hơn máy bay mà thôi!

Thứ hai, vận tải đường hàng không cũng có tính an toàn cao nhất. Bạn có thể nghe thấy những vụ tai nạn máy bay thảm khốc. Tuy nhiên thực tế đường hàng không lại an toàn hơn nhiều so với đường bộ, đường sắt, đường biển.

Ngoài ra còn phải kể đến những ưu điểm khác như:

  • Không bị cản trở bởi bề mặt địa hình như đường bộ hay đường thủy. Do đó có thể kết nối được gần như tất cả các quốc gia trên thế giới
  • Dịch vụ nhanh chóng, đúng giờ, nhờ vào tốc độ bay rất nhanh; và đặc tính hàng hóa thường có giá trị cao hoặc dễ hư hỏng
  • Giảm thiểu tổn thất phát sinh do làm hàng, đổ vỡ, hay trộm cắp vặt gây ra 
  • Phí bảo hiểm vận chuyển thấp hơn do ít rủi ro hơn các phương thức khác
  • Phí lưu kho thường tối thiểu do đặc tính hàng hóa và tốc độ xử lý thủ tục nhanh chóng

Đó là những điểm lợi thế của vận tải đường hàng không. Giờ ta sẽ xem xét mặt kia của vấn đề nhé, đó chính là nhược điểm của phương thức này.

Nhược điểm của vận chuyển hàng không

Nhược điểm lớn nhất của vận tải đường hàng không là giá cước cao nhất, tính tới từng kilogam.

Thử ước tính cước phí một cách rất sơ bộ nếu muốn chuyển hàng hóa từ Hải Phòng vào Tp. Hồ Chí Minh, chỉ tính từ cảng/sân bay/ga xe lửa đến điểm đích tương tự (chỉ dùng 1 phương thức vận tải, để dễ so sánh):

  • Đường hàng không (sân bay Cát Bi – Tân Sơn Nhất): … đồng/kg
  • Đường biển (container từ cảng Hải Phòng – cảng Sài Gòn): …
  • Đường sắt (ga Hải Phòng – ga Bình Triệu): …
  • Đường bộ (xe container, khu vực nội thành Hải Phòng – Tp. HCM):

Nhìn vào con số, có thể thấy cước hàng không cao như thế nào so với những phương tiện khác rồi chứ?

Tất nhiên, số liệu trên chỉ là minh họa cho sự khác nhau về cước phí giữa các phương thức. Về giá dịch vụ vận chuyển trên thực tế, cho hàng từ kho đến kho (door-to-door), nếu bạn có nhu cầu về dịch vụ này, vui lòng liên hệ với Đại Dương để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Do có cước phí cao như vậy, nên vận tải đường hàng không thường không thích hợp cho hàng hóa có giá trị thấp.

Nhược điểm thứ hai của vận tải đường hàng không là gì?

Nhược điểm thứ hai của vận tải đường hàng không là không phù hợp để chuyên chở hàng cồng kềnh; hoặc những loại hàng có khối lượng lớn. Thực tế là dung tích và khối lượng hàng sẽ bị giới hạn trên bởi kích thước khoang hàng; kích thước cửa, và trọng tải thực chở của máy bay. Nếu bạn không thể đưa kiện hàng vào/ra một cách an toàn thuận tiện; hoặc hàng vượt quá tải trọng cho phép của máy bay, thì bạn nên quên phương thức này đi. Với những lô hàng như vậy, tàu biển thường là giải pháp khả thi.

Ngoài 2 ý nêu trên, vận tải hàng không còn có một vài nhược điểm đáng lưu ý khác như sau:

  • Chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, kể cả trong những điều kiện thời tiết xấu như sương mù, mưa giông… cũng dễ gây trì hoãn hoặc hủy chuyến bay, làm ngưng trệ dịch vụ vận chuyển hàng không

Rủi ro về hư hỏng, tai nạn máy bay

  • Rủi ro hơn với những hư hỏng nhỏ, tai nạn va quệt, cướp máy bay… Tiêu chuẩn hàng không ngặt nghèo hơn, nên chỉ cần một vài thông số bị trục trặc, là đã ảnh hưởng đến lịch trình bay, thậm chí phải hủy chuyến bay.
  • Việc một số lần bắt gặp tình huống khi máy bay di chuyển ra khỏi nhà chờ, dừng lại để thực hiện khâu kiểm tra kỹ thuật cuối cùng thì bị gặp trục trặc gì đó. Hành khách chỉ nghe thấy họ thử máy kêu ro ro một lúc lâu lâu; rồi thấy cơ trưởng thông báo trục trặc kỹ thuật. Lập tức máy bay phải quay trở lại nhà chờ, hành khách phải đổi sang đi bằng máy bay khác. Hàng hóa nào đi chuyến đó thì cũng phải đổi máy bay theo rồi. Rõ ràng, hiện đại thì hại điện, máy bay thực sự “nhạy cảm” hơn ô tô, tàu thủy ở điểm này.
  • Yêu cầu ngặt nghèo hơn liên quan đến quy định và luật pháp, nhằm đảm bảo an ninh và an toàn bay. Nhiều loại hàng hóa có rủi ro cao (chẳng hạn dễ cháy, nổ…) sẽ không được hãng hàng không chấp nhận vận chuyển. Trong quá trình kiểm tra hành khách, hàng hóa bằng máy quét (scanning); bạn cũng cảm nhận được sự chặt chẽ của các quy định trong lĩnh vực vận chuyển hàng không.

Với tất cả những ưu nhược điểm đó, căn cứ vào nhu cầu của mình, bạn sẽ quyết định có lựa chọn vận chuyển hàng hóa bằng máy bay hay bằng xe tải hoặc tàu biển.

Các bên tham gia trong vận tải đường hàng không

Nếu xét theo góc độ người gửi hàng, sẽ thấy có nhiều bên tham gia vào vận tải đường hàng không:

  1. Các công ty bưu chính (Postal Company) vận chuyển thư tín hàng không;  với phong bì tài liệu và các gói bưu phẩm có trọng lượng đến 30 kg. Các công ty này thuê dịch vụ vận chuyển của các hãng hàng không. Ví dụ: EMS, Viettel
  2. Các công ty chuyển phát quốc tế (Courier) vận chuyển các phong bì tài liệu và các bưu kiện tới 75 kg; và cũng thuê lại dịch vụ chuyển hàng của các hãng hàng không. Ví dụ: Kerry Express.
  3. Các công ty chuyển phát nhanh quốc tế (Integrator), chuyển phòng bì và gói hàng đến 75 kg. Họ thường dùng máy bay vận tải riêng của mình; và có thể thuê lại 1 phần dịch vụ của các hãng hàng không. Ví dụ: DHL Express, FedEx, TNT Express, UPS
  4. Các công ty giao nhận hàng không (Air Cargo Forwarder), vận chuyển các gói hàng và các lô hàng đóng ghép trên 75kg, bằng cách thuê lại dịch vụ của các hãng hàng không. Ví dụ: Agility, CEVA Logistics, C.H. Robinson, Damco, DB Schenker
  5. Các hãng hàng không (Airline), và các công ty khai thác máy bay (Air Operator); sử dụng máy bay của mình để vận chuyển hàng hóa & hành khách.
Sự liên hệ giữa các bên tham gia vận tải đường hàng không

Sự liên hệ giữa các bên tham gia vận tải đường hàng không

Sự liên hệ giữa các bên tham gia vận tải đường hàng không

Việc vận tải đường hàng không giữa các sân bay thực sự là do các hãng hàng không; hoặc các nhà khai thác máy bay thực hiện. Tất nhiên, những công ty chuyển phát nhanh quốc tế có máy bay riêng sẽ tự vận chuyển đa số hàng hóa mà mình làm dịch vụ, phần còn lại mới thuê các hãng hàng không.

Như vậy thì các công ty bưu chính, chuyển phát; và giao nhận hàng không chính là khách hàng của các hãng hàng không.

Thực tế thì các công ty giao nhận hàng không vẫn là những khách hàng “truyền thống” và quan trọng của các hãng hàng không. Theo Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế (FIATA), các công ty fowarder chiếm tới 80% các lô hàng vận chuyển quốc tế bằng máy bay. Họ nhận các lô hàng air theo phương thức từ cửa đến cửa (door-to-door) cho khách hàng của mình. Còn các hãng hàng không sẽ chuyên trách trong việc chuyển hàng từ sân bay tới sân bay (airport-to-airport).

Quy trình giao nhận vận chuyển

Khi chuẩn bị vận tải đường hàng không, cần nắm được các quy trình tác nghiệp. Nghĩa là các bước công việc bạn sẽ cần thực hiện để xuất hay nhập khẩu lô hàng (tự làm hoặc thông qua đơn vị dịch vụ):

  • Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không
  • Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không

Với hàng nhập khẩu về Việt Nam, nếu bạn tự làm thủ tục nhận hàng tại sân bay thì có thể muốn biết những thông tin quan trọng như:

  • Thủ tục nhận hàng tại sân bay Tân Sơn Nhất
  • Thông tin chi tiết về kho TCS, kho SCSC
  • Địa chỉ sân bay Tân Sơn Nhất, địa chỉ sân bay Nội Bài
  • Dịch vụ thông quan tại Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Cát Bi

Dịch vụ vận tải đường hàng không

Trong lĩnh vực hàng không, chủ hàng có thể muốn thuê các công ty vận tải đường hàng không. Đó có thể là các công ty giao nhận vận chuyển (freight forwarder); hoặc Tổng đại lý được hãng hàng không chỉ định (General Sales Agent – GSA).

Dịch vụ vận tải đường hàng không Đại Dương

Dịch vụ vận tải đường hàng không Đại Dương

Tùy theo nhu cầu cụ thể, bạn có thể dùng một trong các hình thức dịch vụ sau:

  • Vận tải đường hàng không nội địa
  • Vận tải đường hàng không quốc tế
  • Chuyển phát nhanh hàng không

Khi muốn gửi hàng bằng máy bay, chắc hẳn bạn sẽ quan tâm tới cước vận tải đường hàng không.

Cước vận tải đường hàng không là số tiền người gửi hàng phải trả cho công ty vận chuyển để vận chuyển một lô hàng từ cảng đi đến cảng đích (ở đây là cảng hàng không, hay sân bay – airport). 

Mức cước vận tải đường hàng không thường được cố định cho mỗi kilogram hàng; và có nhiều mức cước khác nhau được chia thành từng khoảng trọng lượng. Chẳng hạn, cước hàng bách hoá được chia thành các mức khác nhau. Cụ thể: từ 45 kg trở xuống, +45kgs, +100kgs, +300 kgs, +500kgs, +1000kgs,…

Trong quá trình vận chuyển, một chứng từ quan trọng không thể thiếu mà bạn cần tìm hiểu đó là vận đơn hàng không (xem mẫu Airway Bill tại đây). Khi đã giao hàng cho công ty vận chuyển, bạn có thể tra cứu vận đơn hàng không trên website các hãng vận tải để biết tình trạng của lô hàng của mình như thế nào.

Áp dụng Incoterms trong vận chuyển hàng air

Khi làm dịch vụ cho khách hàng, nhiều trường hợp khách hàng để trên hợp đồng và hóa đơn thương mại điều kiện FOB hay CIF cho hàng air, kiểu như: FOB Incheon, CIF Nội Bài,…

Để như vậy là không đúng với hướng dẫn của ICC.

Cụ thể, trong 11 điều kiện giao hàng của Incoterms 2010, có 4 điều kiện chỉ áp dụng cho vận tải biển và thủy nội địa (FAS, FOB, CFR, CIF). Điểm phân chia rủi ro giữa người mua và người bán là “lan can tàu”. Nếu áp dụng cho hàng air thì làm gì có “lan can tàu”; và nếu không may xảy ra tổn thất thì sẽ không có căn cứ để phân chia trách nhiệm. Do đó, không nên sử dụng theo thói quen như vậy, mặc dù hải quan cũng thường bỏ qua lỗi này khi thông quan.

Trong khi đó, 7 điều kiện còn lại của Incoterms 2010 có thể áp dụng cho mọi phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không. Vì vậy bạn nên sử dụng các điều kiện mà điểm phân chia rủi ro là lúc hàng hoá được giao cho người vận chuyển (carrier hay forwarder). Cụ thể:

  • FOB => FCA
  • CFR => CPT
  • CIF => CIP

Những thuật ngữ phổ biến trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Dưới đây là một số thuật ngữ phổ biến trong vận tải đường hàng không:

  • A2A – Airport-to-Airport: vận chuyển từ sân bay khởi hành tới sân bay đích
  • ATA – Actual Time of Arrival: Thời gian đến thực tế
  • ATD – Actual Time of Departure: Thời gian khởi hành thực tế
  • AWB – Air Waybill: vận đơn hàng không, được chia thành MAWB – Master Air Waybill (vận đơn chủ do hãng hàng không phát hành); và HAWB – House Air Waybill (vận đơn nhà do người giao nhận phát hành)
  • Booking: Đề nghị lưu chỗ trên máy bay, được hãng hàng không xác nhận
  • Dimensional Weight: Trọng lượng thể tích, là khoảng trống hoặc khối lượng của lô hàng.
  • FCR – Forwarder’s Certificate of Receipt: Giấy chứng nhận đã nhận hàng của người giao nhận
  • FTC – Forwarder’s Certifficate of Transport: Giấy chứng nhận vận chuyển của người giao nhận
  • FWR – Forwarder’s Warehouse Receipt: Biên lai kho hàng của người giao nhận (cấp cho người xuất khẩu)
  • GSA – General Sales Agent: Đại lý khai thác hàng được hãng hàng không chỉ định
  • IATA – International Air Transport Association: Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế
  • NOTOC – Notification To Captain: Thông báo cho cơ trưởng, là danh sách hàng hóa trên máy bay báo cho cơ trưởng chuyến bay biết
  • TACT – The Air Cargo Tariff: Bảng cước vận tải đường hàng không, do hãng hàng không công bố
  • POD – Proof Of Delivery: Bằng chứng giao hàng, chứng từ thể hiện về việc người vận tải đã giao hàng theo thỏa thuận.
  • Volume charge: Cước phí hàng không tính theo dung tích hàng (thay vì trọng lượng)
  • Weight charge: Cước phí vận tải đường hàng không tính theo trọng lượng hàng hóa thực tế

Tạm Kết

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp Quý bạn đọc nắm được rõ về loại hình vận tải đường hàng không. Nếu còn thắc mắc hoặc thông tin nào cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ Đại Dương ngay nhé!

Error: Contact form not found.

Xem thêm: Vận tải đường biển Trung Quốc Việt Nam – Dịch vụ chuyên nghiệp – Giá cước vận chuyển về siêu rẻ

>>> Giao nhận đường biển | Quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển

Từ khóa » Cước Vận Tải Hàng Không Tiếng Anh Là Gì