Khám Phá độ Dày Của Tôn Lợp Mái Phổ Biến Hiện Nay
Có thể bạn quan tâm
Khám phá độ dày của tôn lợp mái phổ biến hiện nay
Mục lục bài viết
- 1 Khám phá độ dày của tôn lợp mái phổ biến hiện nay
- 2 Độ dày tôn là gì? Cách tính và ký hiệu độ dày tôn
- 2.1 Độ dày tôn là gì?
- 2.2 Ký hiệu độ dày của tôn lợp mái
- 3 Độ dày của các loại tôn lợp mái thông dụng
- 4 Cách kiểm tra độ dày của tôn
- 4.1 Sử dụng thiết bị đo Palmer chuyên dụng
- 4.2 Cân các loại tôn để kiểm tra độ dày của tôn
- 5 Nên lợp tôn dày bao nhiêu?
Trước khi đi vào hoàn thiện ngôi nhà, phần mái luôn được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, độ dày của tôn lợp mái cần chú ý tính toán thật chính xác nhất. Dựa vào đó, ta có thể biết được loại tôn đó chính hãng hay kém chất lượng. Tìm hiểu thêm qua một số thông tin sau đây!
Độ dày tôn là gì? Cách tính và ký hiệu độ dày tôn
Vậy độ dày tôn là gì? Ký hiệu chung nó như thế nào nào? Đây là câu hỏi nhiều khách hàng thắc mắc khi nhắc đến các tấm tôn lợp.
Độ dày tôn là gì?
Độ dày của tôn là thông số chỉ bề dày của tôn lợp mái, độ dày càng cao thì chất lượng tôn càng tốt. Đồng thời, việc này đồng nghĩa với trọng lượng nặng hơn dẫn đến kết cấu chịu lực phải gia tăng để đảm bảo độ vững chắc.
Mỗi loại tôn lợp sẽ có những độ dày khác nhau. Độ dày tôn được tính theo đơn vị mm hay dùng đơn vị zem( 1 zem bằng 0.1mm).
Ký hiệu độ dày của tôn lợp mái
Tất cả các sản phẩm khi đưa ra thị trường đều có những ký hiệu riêng. Đối với độ dày tôn, dựa vào các ký hiệu đó có thể tính toán được chính xác yếu tố kỹ thuật cả mái nhà. Tuy nhiên, nếu những người chuyên ngành mới quan tâm đến chi tiết này còn lại thì ít xem xét đến. Mặc dù như vậy, bạn cũng đừng nên chủ quan nhé!
Các độ dày của tôn lợp mái được ký hiệu là MSC và kèm theo một mã sản phẩm. Mỗi loại sản phẩm sẽ có những ký hiệu khác nhau dễ phân biệt.
Độ dày của các loại tôn lợp mái thông dụng
Để khách hàng có thêm nguồn thông tin hữu ích về độ dày tôn, Triệu Hổ gửi đến bạn bảng độ dày của một số loại tôn lợp mái thông dụng như tôn lá mỏng, tôn mạ kẽm,… Tham khảo thêm!
Loại tôn | Độ dày tôn |
Tôn mạ kẽm | 0.32mm, 0.35mm, 0.4mm, … |
Tôn Hoa Sen | 0.25mm, 0.3mm, 0.4mm, 0.45mm,… |
Tôn lạnh | 0.28mm, 3mm, 0.33mm, 0.3mm,… |
Tôn xốp | Từ 0.3mm đến 0.6mm |
Tôn cán sóng | Từ 0.2mm đến 0.6mm |
Tùy thuộc vào từng đặc điểm của công trình và điều kiện tài chính của bạn mà lựa chọn loại tôn có độ dày phù hợp nhất. Tránh tình trạng công trình nhỏ mà chọn tôn dày và ngược lại nhé!
Cách kiểm tra độ dày của tôn
Để kiểm tra chính xác độ dày của tôn lạnh, hoặc độ dày của tôn Hoa Sen, tôn lợp, chúng ta không thể quan sát bằng mắt thường được. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các thiết bị chuyên nghiệp như palmer hoặc dùng cân để kiểm tra.
Sử dụng thiết bị đo Palmer chuyên dụng
Palmer là một thiết bị dùng để đo chính xác chiều dày tôn lạnh hay các loại tôn thông dụng. Một thiết bị rất dễ sử dụng, chỉ cần đo trên ba điểm khác nhau ở trên tấm tôn, sau đó tính độ dày bình quân và so sánh với độ dày nhà sản xuất là biết được ngay.
Việc sử dụng thiết bị đo Palmer không chỉ biết cho bạn biết được chính xác độ dày của các tấm tôn. Nó còn phát hiện được loại tôn nào chính hãng hay không chính hãng sử dụng trên thị trường.
Cân các loại tôn để kiểm tra độ dày của tôn
Ngoài việc, bạn sử dụng thiết bị đo chuyên nghiệp như Palmer thì những chiếc cân điện tử hay cân kim cũng giúp ích cho bạn trong việc kiểm tra độ dày tôn.
Việc sử dụng cân cũng không quá phức tạp, chỉ cần lấy ra khối lượng trên 1 mét tôn và giữ thăng bằng trên cân. Sau đó, bạn chỉ cần lấy kết quả đó đem so sánh với tỷ trọng Kg/m tôn từ thương hiệu bạn chọn là có thể biết được chính xác độ dày tôn.
>> Xem thêm: Kích thước tôn sóng bao nhiêu? Chi tiết quy cách các loại tôn tấm
Nên lợp tôn dày bao nhiêu?
Độ dày tôn càng lớn thì khối lượng càng nặng và mức giá càng cao. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn chiều dày tôn phù hợp với công trình của mình để đảm bảo an toàn trong thi công và sử dụng.
Chúng tôi khuyên bạn, để đảm bảo an toàn và chắc chắn cho mái nhà thì nên dùng chiều dày tôn lợp mái là 0.35mm. Nếu như, điều kiện tài chính của bạn cao muốn công trình có độ bền và tính thẩm mỹ cao thì nên chọn độ dày từ 0.45mm, 0.47mm hoặc 0.50mm.
Để mua tôn lợp mái có độ dày đạt chuẩn, bạn nên chọn mua ở những đơn vị uy tín đảm bảo về thông số và chất lượng sản phẩm. Điển hình, cái tên Triệu Hổ chính là nơi bạn tin tưởng lựa chọn đầu tiên.
Với kinh nghiệm nhiều năm về phân phối các vật liệu xây dựng, đặc biệt tôn cách nhiệt lợp mái. Triệu Hổ tự tin khi mang đến khách hàng những tấm tôn lợp có độ bền và độ dày đạt chuẩn, đảm bảo tính thẩm mỹ cao trong các công trình.
Từ các thông tin trên, Triệu Hổ tin chắc khách hàng nắm rõ được độ dày của tôn là gì? và cách kiểm tra sao cho chính xác nhất. Dựa vào đó, có thể phân biệt và lựa chọn sản phẩm tôn lợp mái dành cho công trình của mình. Mọi thắc mắc có thể liên hệ thông tin dưới đây để được giải đáp.
Từ khóa » Tôn Sóng Dày 0.3mm
-
Tôn Việt Hàn 1 Lớp độ Dày 0.3 Mm 11 Sóng Poshaco
-
Tôn Sóng Dày 0.3Mm
-
Tôn Kẽm Mạ Màu 1 Lớp 0.3Mm 5 Sóng Của Tôn Hoa Sen
-
Tôn Màu Cán Sóng 0.3mm Giá Rẻ Chất Lượng - Giàn Giáo Kẽm
-
Bảng Giá Tôn Lạnh Mới Nhất Tháng 8, 2022 - Tôn Thép Sông Hồng Hà
-
Bảng Báo Giá Tôn Cán Sóng, Bảng Báo Giá Tôn Xây Dựng
-
Báo Giá Tôn Hoa Sen (tôn Lạnh, Tôn Kẽm, Tôn Vân Gỗ) Mới Nhất
-
Báo Giá Tôn Hòa Phát Mới Nhất (Cập Nhật Từ Nhà Máy)
-
Báo Giá Tôn Việt Nhật Mới Nhất Hiện Nay - Thép Gia Nguyễn
-
Top 14 Giá Tôn Phẳng Dày 0.3mm 2022
-
Bảng Báo Giá Tôn Lạnh Mới Nhất 2021 - Thép Vĩnh Bình
-
Tôn Liên Doanh Việt - Nhật - Xưởng Cán Tôn Đức Mậu
-
Bảng Báo Giá Tôn Lợp Mái Mới Nhất 2022