Khám Thai định Kỳ - Tiêm Ngừa VAT - Bệnh Viện Hùng Vương

Khuyến nghị

× Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng sau khi xem xong nội dung câu trả lời! OK

TẦM QUAN TRỌNG KHÁM THAI ĐỊNH KỲ

1. Tại sao phải khám thai và tầm quan trọng như thế nào?

  • Trong quá trình mang thai, sức khỏe của người mẹ có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, cũng như việc sinh đẻ, nuôi con bằng sữa mẹ và chăm sóc con sau này. Người phụ nữ cần có thêm những thông tin, kiến thức cần thiết nhất để có thể tự chăm sóc mình và thai nhi; hay những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi để có thể phòng tránh. Vì vậy, khám thai định kỳ là điều nên làm.
  • Khám thai định kỳ sẽ giúp cho người mẹ cũng như bác sĩ biết được thai nhi trong giai đoạn thai nghén có phát triển bình thường hay dị tật gì hay không, có nguy cơ bệnh tật xuất hiện trong thời kỳ mang thai hay không (cao huyết áp, tiểu đường…), chế độ dinh dưỡng đã hợp lý chưa, cần bổ sung những khoáng chất gì..

2. Lịch khám thai định kỳ và những xét nghiệm quan trọng cần làm:

  • Lần đầu khi trễ kinh 1-2 tuần: xác định thai trong hay thai ngoài tử cung, thai có tim thai sống chưa. Từ đó tính ngày dự sanh theo siêu âm hoặc ngày kinh cuối cùng của sản phụ. Sản phụ có bệnh lý gì kèm theo không (tim, cao huyết áp, động kinh, tiểu đường, vết mổ cũ…)
  • Thai 11 tuần đến 13,5 tuần: mốc này rất quan trọng để siêu âm độ mờ da gáy thai nhi, xét nghiệm Double test tầm soát dị tật Down, xét nghiệm máu của mẹ để xem sức khỏe mẹ và thai tốt hay nếu bất thường kịp thời điều trị.
  • Thai 14 đến 20 tuần: bổ sung xét nghiệm máu mẹ, xét nghiệm Tripble test tầm soát Down, Siêu âm Soft Marker, tư vấn chọc ối, tiêm ngừa uốn ván…tùy thuộc quá trình chưa khám thai hoặc khám có gì bất thường không.
  • Thai 20-24 tuần: rất quan trọng để siêu âm 4D phát hiện thai nhi có dị tật không
  • Thai 24- 28 tuần: tầm soát bệnh đái tháo đường thai kỳ

Lưu ý:

  • Từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 32 của thai kỳ: lúc này, người mẹ cần khám thai 1 tháng 1 lần để bác sĩ đánh giá sự phát triển của thai và cung cấp kiến thức về chế độ dinh dưỡng cũng như sự phát triển các yếu tố bệnh lý.
  • Tuần thứ 32 đến 35: giai đoạn này, người mẹ nên khám thai 2 tuần 1 lần.
  • Tuần thứ 36 trở đi: giai đoạn này cực kỳ quan trọng. Từ giai đoạn này trở đi, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra mỗi tuần hoặc bất cứ khi nào đau bụng, ra máu để theo dõi tim thai, cử động thai nhi và xem tình trạng cổ tử cung đã mở hay chưa. Việc của bạn lúc này là giữ cho tinh thần thoải mái vui vẻ và nghỉ ngơi thật tốt, vì chẳng còn bao lâu nữa bạn sẽ đón bé chào đời...

3. Tiêm VAT:

Đó là việc tiêm phòng ngừa uốn ván trong thai kỳ, mục đích để ngừa uốn ván rốn cho thai nhi sau sanh

  • Nếu mang thai lần đầu sẽ được tiêm 2 mũi VAT cách nhau 1 tháng và mũi thứ 2 cách trước sanh 1 tháng
  • Nếu mang thai con rạ lần 2 trở lên chỉ tiêm 1 mũi VAT nếu thai kỳ lần đầu đã tiêm ngừa đủ
  • Khi đi khám thai sẽ được các Bác sĩ hẹn lịch tiêm ngừa, nếu tiêm không đủ thì khi sanh nên sanh ở cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị đảm bảo vệ sinh rốn thai nhi, và báo Bác sĩ, nữ hộ sinh việc tiêm ngừa VAT để có hướng xử lý tiếp theo (tiêm SAT, vệ sinh rốn, khám nhi…)

Như vậy, việc khám thai định kỳ không chỉ cần thiết cho mẹ mà còn mang lại lợi ích cho sự phát triển của thai nhi. Thông qua việc khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ phát hiện được các yếu tố nguy cơ nhằm xử lý kịp thời, ngăn chặn các yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con.

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác

  • Đăng ký trực tiếp theo số thứ tự tại bệnh viện (07-11-2022)
  • Khám đặt hẹn - Khám chuyên gia (07-11-2022)
  • Các hình thức thanh toán (22-06-2023)
  • Hướng dẫn tra cứu hóa đơn điện tử (20-12-2024)
  • Đón xem Radar Sản phụ khoa số 21: Ngừa thai khẩn cấp và tránh thai hằng ngày - Như thế nào là đúng? (17-12-2024)

Từ khóa » Khám Thai định Kỳ Tiếng Anh Là Gì