Tam Cá Nguyệt Là Gì? 101 điều Mẹ Bầu Cần Biết Cho Kỳ Thai Sản An Toàn
Có thể bạn quan tâm
Mang thai là một hành trình hạnh phúc và cũng đầy thử thách đối với mẹ bầu. Để có thể tận hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc được làm mẹ và nuôi dưỡng bé yêu phát triển toàn diện cũng như chuẩn bị cho một cuộc vượt cạn hoàn hảo, mẹ bầu cần nhận biết và theo dõi những thay đổi của cơ thể trong các tam cá nguyệt.
Tam cá nguyệt là gì?
Tam cá nguyệt (tiếng Anh là Trimester) là khoảng thời gian từ khi mang thai đến lúc sinh nở, các mẹ sẽ phải trải qua 3 giai đoạn của thai kỳ:
- Giai đoạn 1: Tam cá nguyệt thứ 1 – 3 tháng đầu thai kỳ
- Giai đoạn 2: Tam cá nguyệt thứ 2 – 3 tháng giữa thai kỳ
- Giai đoạn 3: Tam cá nguyệt thứ 3 – 3 tháng cuối thai kỳ (1)
Tam cá nguyệt thứ nhất – 3 tháng đầu thai kỳ (tuần 1 – 13)
Mẹ ơi, chắc hẳn mẹ đã bồi hồi hạnh phúc khi biết đang mang trong mình một sinh linh bé nhỏ. Nhưng mẹ ơi, đây cũng là khoảng thời gian mẹ sẽ cảm thấy mỏi mệt nhất vì “không kịp trở tay” với những thay đổi của cơ thể như:
- Cảm thấy căng tức ngực.
- Buồn nôn hoặc nôn (ốm nghén), nhạy cảm với rất nhiều thứ mà trước đây tưởng chừng như bình thường, ví dụ như mùi đồ ăn, mùi nước giặt…
- Tăng hoặc có thể giảm cân.
- Mệt mỏi, đau nhức đầu, ợ nóng, đau lâm râm bụng dưới.
- Tâm trạng dễ bị thay đổi. Mẹ bầu hãy giữ 1 tinh thần thoải mái tránh bị stress, căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
- Bắt đầu thèm và ghét một số thực phẩm.
- Thay đổi cả thói quen tiểu tiện.
Tuy nhiên, tùy theo thể trạng mỗi người mà mẹ sẽ có những thay đổi trong giai đoạn đầu của tam cá nguyệt một cách khác nhau.
Sự phát triển của bé
- Ở 2 tuần đầu phôi thai hình thành và “làm tổ”, “tổ ấm” của bé được thấy rõ nhất vào tuần thứ 3.
- Vào tuần thứ 5, bé con của bạn sẽ giống một chú nòng nọc và hệ thống tuần hoàn bắt đầu hình thành, trái tim bắt đầu đập.
- Tuần 6, mũi, miệng, tai của bé bắt đầu hình thành; ruột, não bộ và tủy sống phát triển. Kích thước của bé từ 4-7mm.
- Tuần 7, bàn tay bàn chân bé tí xíu nhìn như những mái chèo đang hình thành và phát triển. Chiều dài của bé cưng từ 9 -15mm.
- Tuần 8, hình thành hệ thần kinh nguyên thủy. Ống hô hấp của bé con bắt đầu nối dài từ họng đến hai lá phổi đang phát triển. Kích thước của bạn ấy khoảng từ 16 – 22mm.
- Tuần 9, hình thái cơ bản của bé hình thành, bạn có thể nhìn thấy cả dái tai của bé, đuôi chú nòng nọc cũng biến mất. Lúc này, chiều dài của bé thay đổi từ 23 – 30mm và cân nặng của mẹ cũng sắp tăng lên nhanh chóng.
- Tuần 10, đôi tay và đôi chân nho nhỏ không còn giống như mái chèo nữa mà đã có thể gập duỗi, móng tay và chân cũng bắt đầu hình thành. Chiều dài của bạn nhỏ lúc này sẽ từ 31 – 40mm.
- Tuần 11, những chồi răng nhỏ của bé đang xuất hiện bên dưới nướu răng.
- Tuần 12, những ngón chân có thể cong lại, não bộ phát triển mạnh mẽ hơn.
- Tuần 13, đây là tuần cuối cùng của tam cá nguyệt thứ nhất, tĩnh mạch và các cơ quan nội tạng của bé có thể nhìn thấy rõ qua da.
Những điều mẹ cần làm
Và mẹ có biết, đây là thời điểm nhạy cảm cần đặc biệt lưu ý vì các nguy cơ sẩy thai hay dị tật bẩm sinh đều có thể xuất hiện? Vì vậy, mẹ nên lưu ý những điều cần làm sau:
- Khám thai: tuần 7-10 và tuần 12-13. Mẹ bầu sẽ được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM kiểm tra cân nặng, huyết áp và bác sĩ có thể sẽ chỉ định siêu âm để theo dõi quá phát triển của thai nhi, xét nghiệm để phát hiện sớm các bệnh lý của mẹ và của con.
- Tính ngày dự sinh: ở lần khám thai đầu tiên dựa vào siêu âm ở tuần 7 – 12 tuần, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sẽ tính tuổi thai và cho mẹ dự đoán về ngày dự sinh chuẩn xác.
- Xét nghiệm sàng lọc: trước khi sinh có thể xác định đúng đến 85% số mẹ bầu có thai nhi mắc hội chứng Down.
- Siêu âm độ mờ da gáy: gần cuối tam cá nguyệt thứ nhất ở tuần thứ 11 đến 13 tuần 6 ngày , bạn cần siêu âm độ mờ da gáy kết hợp với xét nghiệm để bác sĩ có thể kiểm tra nguy cơ mắc phải hội chứng Down ở thai nhi và các bất thường khác.
- Tránh xa những thứ có thể gây ảnh hưởng đến bé: mẹ nên hạn chế tiếp xúc với các bức xạ từ môi trường như sóng điện thoại, wifi; các thiết bị văn phòng; mùi sơn móng tay; thuốc nhuộm tóc; bia, rượu; thuốc lá…
- Dinh dưỡng: chia nhỏ các buổi ăn, ăn đa dạng thức ăn. Lưu ý: mẹ bầu cần bổ sung đủ acid Folic trong giai đoạn này để thai nhi có thể phát triển toàn diện. Những thực phẩm giàu axit folic như là cam, khoai tây, bông cải xanh, măng tây, trứng, đậu, các loại rau lá xanh…
- Hãy thận trọng trong việc sinh hoạt vợ chồng: ở tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ nên chú ý sức khỏe của mình và tình trạng của bé để có những quyết định về số lần sinh hoạt.
Tam cá nguyệt thứ hai – 3 tháng giữa thai kỳ (tuần 14 – 27)
- Ở chặng thứ 2, hứa hẹn mang đến ký ức khó phai bởi cơ thể mẹ phải trải những thay đổi: trên bụng xuất hiện một đường chạy từ rốn đến vùng kín; bắt đầu xuất hiện các đốm da sẫm màu trên mặt và quầng thâm ở vú; rạn da ở ngực, bụng, đùi, mông; tiếp tục đau lưng dưới và vùng chậu, chuột rút ở chân.
Mẹ bầu ơi, trong giai đoạn 3 tháng giữa này của thai kỳ bạn có thể mắc phải:
- Tiểu đường thai kỳ: là bệnh lý gây ra bởi sự rối loạn lượng đường trong máu trong thời kỳ mang thai. Bệnh có thể phát triển mạnh trong thời gian mang thai và biến mất sau sinh, nhưng bệnh có thể gây ra những nguy cơ cho cả mẹ và bé: dễ chuyển dạ sinh non, cao huyết áp, tiền sản giật, mổ lấy thai; còn đối với bé có nguy cơ thai to, thai chết lưu hoặc sảy thai,…
- Thai lưu: là tình trạng thai nhi ngừng phát triển và nằm lại trong tử cung. Dấu hiệu để nhận biết thai lưu như xuất hiện tình trạng đau bụng kèm theo ra máu hoặc có thể không, không có chuyển động của thai nhi, nước ối rò rỉ, không nghe được tim thai,…
Sự phát triển của bé
Đây sẽ là khoảng thời gian mẹ cảm nhận được sự phát triển của bé cưng rõ ràng, bé con triển to lớn hơn, cứng cáp hơn:
- Tuần 14, bé của mẹ có thể mút tay, vận động cơ mặt do đã có các xung động thần kinh và thận cũng bắt đầu làm việc.
- Tuần 15, bé yêu lớn bằng quả táo, khi siêu âm mẹ có thể thấy giới tính của bé rõ ràng hơn.
- Tuần 16, bé to bằng quả bơ, da đầu được tạo hình và mẹ có cảm giác thai máy vì giờ đây bé biết cả “đi đường quyền”, bung đạp bởi đôi chân phát triển.
- Tuần 17, bé bắt đầu vận động lăn, lật và xoay nhiều hơn. Móng chân bắt đầu phát triển.
- Tuần 18, bé bắt đầu có khả năng nghe, hệ tiêu hóa cũng bắt đầu hoạt động. Bé dài khoảng 140mm.
- Tuần 19, lớp bảo vệ da của bé phát triển.
- Tuần 20, bé dài khoảng 260mm, bắt đầu thải ra phân su màu xanh đậm hoặc đen .
- Tuần 21, toàn thân của bé được bao phủ bởi một lớp lông tơ mềm giúp giữ chất gây trên da bé.
- Tuần 22, tóc và lông mày của bé được thấy rõ ràng hơn. Bé con trong tuần này có chiều dài khoảng 280mm.
- Tuần 23, vân tay và vân chân hình thành, mắt của bé bắt đầu chuyển động nhanh hơn, có những chuyển động đột ngột do xuất hiện nấc.
- Tuần 24, da của bé yêu bắt đầu xuất hiện các nếp nhăn rõ ràng hơn. Chiều dài của bé khoảng 300mm và nặng khoảng 630g.
- Tuần 25, khi nghe giọng nói của mẹ bé biết cử động, đạp chân phản hồi lại âm thanh.
- Tuần 26, phổi phát triển và bắt đầu sản xuất surfactant. Bé dài khoảng 360mm trong giai đoạn này.
- Tuần 27, đây là tuần kết thúc 3 tháng giữa của thai kỳ, lớp mỡ bắt đầu xuất hiện làm cho da bé mịn màng hơn, tóc trên da đầu phát triển hơn.
Những điều mẹ cần làm
- Khám thai: tuần 14-18, tuần 19-23 và tuần 24-28.
- Dinh dưỡng: giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, hầu hết các mẹ đã bắt buộc phải ăn thêm thức ăn trong mỗi bữa. Hãy bổ sung đầy đủ vitamin, protein, canxi, các thực phẩm giàu chất xơ và uống đủ nước mẹ nhé.
- Theo dõi những thay đổi của cơ thể: trong tam cá nguyệt thứ hai, mẹ đã bắt đầu có những thay đổi rõ rệt ở phần bụng, ngực. Ngay lúc này, mẹ đã nên chú ý đến việc chăm sóc cho làn da và mái tóc. Khi thai được 19-23 tuần, thai phụ sẽ được tiến hành siêu âm 3D/4D và thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống lúc 24 – 28 tuần .
- Tập thể dục trong thai kỳ: đây là cách tốt để mẹ duy trì sức khỏe, sức đề kháng, mức tăng cân hợp lý và vẻ đẹp trong suốt thai kỳ của mình. Mẹ nên tham gia các lớp yoga cho bà bầu hoặc tập thể dục sàn chậu với chuyên gia sàn chậu tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
- Đọc sách: đây là cách thai giáo hữu hiệu nhất mà mẹ bầu nên áp dụng để giúp phát triển trí thông minh của bé.
- Tiêm chủng phòng uốn ván: để mẹ bầu không bị vi khuẩn uốn ván xâm nhập trong lúc sinh nở và bảo vệ bé tại vị trí cắt dây rốn. Mẹ bầu cũng có thể tiêm phòng cúm để phòng bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tam cá nguyệt thứ ba – 3 tháng cuối thai kỳ (tuần 28 – 40)
- Tiếp tục những thay đổi ở chặng đường 3 tháng cuối của thai kỳ nhưng level cao cấp hơn vì các mẹ sẽ gặp 9 thay đổi của cơ thể phổ biến trong tam cá nguyệt thứ 3 như: hay bị ợ nóng; cảm thấy khó thở (thở nhanh và nông hơn); rốn sẽ bị lồi; các ngón tay, mặt và mắt cá chân bị sưng; gặp phải hội chứng ống cổ tay – tê tay, có cảm giác ngứa và tay yếu hơn bình thường; muốn đi tiểu nhiều lần hơn và mẹ bầu có thể gặp phải các cơn gò (cơn gò sinh lý), đây là dấu hiệu thật hoặc giả của việc chuẩn bị lâm bồn. Mẹ bầu có thể cảm thấy những cơn gò này giống như cơn đau bụng kinh co thắt.
Mẹ bầu cần ghi nhớ các dấu hiệu sắp sinh sau đây để có sự chuẩn bị chu đáo nhất trong việc đón thiên thần nhỏ chào đời nhé!!!
Ngoài những thay đổi của cơ thể, mẹ bầu cần chú ý những tai biến sản khoa có thể xảy ra nhằm tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi:
- Tiền sản giật: sẽ dẫn đến sản giật hoặc co giật, suy thận và thậm chí là cả tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Các triệu chứng của tiền sản giật như huyết áp cao, đạm niệu, sưng tay và chân do cơ thể giữ nước và tăng cân quá mức.
- Chuyển dạ sinh non: ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe của trẻ lúc mới sinh như nhẹ cân, tự kỷ, các vấn đề về phổi, giảm thị lực và thính giác. Những triệu chứng của chuyển dạ sinh non như đau bụng dưới như sắp đến tháng, đau quặn bụng và co thắt ở bụng, vỡ ối non…
- Nhau bong non: là hiện tượng nhau thai tách ra khỏi tử cung ngay trước khi chuyển dạ. Mẹ bầu có thể nhận biết các triệu chứng như bị chảy máu âm đạo nghiêm trọng, đau bụng và co thắt hoặc thậm chí co giật.
- Nhau tiền đạo: là tình trạng nhau thai nằm chặn ngay cổ tử cung của mẹ và làm cản đường ra của em bé. Triệu chứng của nhau tiền đạo thường gặp nhất là chảy máu đột mà không bị đau, máu chảy ra có màu đỏ tươi.
- Ngôi ngược: là tình trạng vị trí đầu của bé hướng lên phía trên ngực, còn mông của bé hướng về đáy khung chậu của mẹ. Ngôi ngược gây nguy cơ nguy hiểm cho cả mẹ và bé là rất cao, có thể dẫn đến tử vong với thai nhi và tăng nguy cơ tai biến với mẹ.
Sự phát triển của bé
Mẹ ơi, ngôi nhà nhỏ của bé con giai đoạn này hơi chật chội, bé phát triển mạnh mẽ từng ngày và dần hoàn thiện các cơ quan quan trọng:
- Tuần 28, mí mắt của baby mở 1 phần, lông mi bắt đầu xuất hiện. Vào tuần này, bé nặng khoảng 1000g.
- Tuần 29 trong 3 tháng cuối của thai kỳ, bé cưng đá và duỗi người.
- Tuần 30, mí mắt bắt đầu mở to, tủy xương cũng bắt đầu sản sinh ra hồng cầu. Cân nặng của bé khoang 1300g.
- Tuần 31, đây là giai đoạn bé con tăng cân rất nhanh, hoàn thành những bước phát triển chủ yếu.
- Tuần 32, thai nhi nặng khoảng 1700g, bé bắt đầu tập thở.
- Tuần 33, đồng tử bé của bạn thay đổi kích thước phản ứng lại các kích thích của ánh sáng. Giai đoạn này, xương của bé đã chắc khỏe hơn.
- Tuần 34, móng tay của bé mọc dài hơn, cân nặng của bé khoảng 2100g.
- Tuần 35, da của bé bắt đầu mịn màng hơn và có màu hồng.
- Tuần 36, trong lúc này “tổ ấm” của bé chật hẹp hơn, ít “đi đường quyền” hơn vì số ký ngày một tăng, nhưng mẹ vẫn có thể cảm nhận rõ được những cử động của bé.
- Tuần 37, đây là giai đoạn bé biết “quay đầu xe” di chuyển vào vùng xương chậu và sẵn sàng vượt cạn cùng mẹ.
- Tuần 38, móng chân dài ra, lông tơ rụng hết khỏi người và bé có cân nặng khoảng 2900g.
- Tuần 40, đây chính là thời điểm vàng cho sự gặp nhau giữa mẹ và bé. Cân nặng khoảng 3400g và dài dài khoảng 480mm.
Những điều mẹ cần làm
- Khám thai: mẹ cần đi khám thai thường xuyên hơn, 1 hoặc 2 lần/ tuần (từ tuần 34 – 40) thay vì 1 lần/ tháng như trước. Ở tuần 30-32 , bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sẽ siêu âm 3D/4D kiểm tra hình thái học thai nhi lần nữa để phát hiện dị tật và tầm soát các bệnh bẩm sinh cho bé.
- Sắm đồ cho bé sơ sinh: giai đoạn đầu tam cá nguyệt thứ ba là khoảng thời gian thích hợp để bố mẹ lên danh sách và bắt đầu bắt đầu mua sắm cho bé.
- Tham gia lớp tiền sản: mẹ sẽ được hướng dẫn cách hít thở, giảm đau khi chuyển dạ, cách nhanh phục hồi sau sinh và những lưu ý để chăm sóc bé trong những ngày đầu tiên.
- Tập đếm cử động thai: mỗi ngày theo hướng dẫn của bác sĩ để cảm nhận sự hiện hữu và theo dõi thời điểm sẵn sàng chào đời của bé.
Từ mỗi tuần 34-40, bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sẽ giúp bạn theo dõi nhịp tim của bé và cơn co tử cung bằng monitor sản khoa.
- Tiếp tục các bài thể dục: không nên quá sức và ăn các thực phẩm đa dạng để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, đạm, vitamin, khoáng chất cho cả mẹ và bé.
Sau khi chào đón con ra đời, chắc hẳn mẹ sẽ rất bận rộn, nhưng mẹ đừng quên chăm sóc cho mẹ nữa nhé. Sau khi sinh, cơ thể mẹ có thể gặp phải một số vấn đề như rối loạn chức năng sàn chậu hoặc có thể gặp phải trầm cảm sau sinh, …
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe của mẹ được tốt nhất thì việc thăm khám sức khỏe sau sinh nên được các mẹ ưu tiên, đặc biệt là kiểm tra sàn chậu vì theo thống kê có đến 50% phụ nữ mắc chứng rối loạn chức năng sàn chậu sau sinh (2). Việc thăm khám là cách giúp các mẹ phát hiện và ngăn chặn kịp thời loại bệnh nguy hiểm này. Thể dục sàn chậu sẽ không chỉ giúp mẹ phục hồi sức khỏe toàn diện sau sinh mà còn lấy lại vóc dáng xinh đẹp nữa đấy.
Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM hiện đang cung cấp gói sinh với chất lượng vượt trội như được thăm khám bởi bác sĩ đầu ngành, có bác sĩ Nhi sơ sinh đón bé chào đời, áp dụng phương pháp da kề da,… Dịch vụ bao gồm khám thai khi nhập viện, đặc biệt bao gồm khám cấp cứu đa khoa. Và với các quyền lợi cộng thêm như: khám và đánh giá chức năng sàn chậu, giảm 50% phí khám và tư vấn tâm lý sau sinh, tặng đồ sơ sinh, tắm và massage cho bé.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp các dịch vụ khám, tư vấn và chăm sóc sức khỏe thai sản vượt trội:
- Đội ngũ CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH, giàu kinh nghiệm, được đào tạo chính quy, tâm huyết và tận tình, các bác sĩ sản khoa tại Tâm Anh sẽ trực tiếp thăm khám, theo dõi thai kỳ, chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mẹ từ lúc mang thai đến khi con chào đời.
- Trung tâm sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sở hữu hệ thống TRANG THIẾT BỊ HÀNG ĐẦU như máy siêu âm Voluson E10, hệ thống Laser Dornier, hệ thống nội soi Karl Storz (Đức),… ; giúp hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ theo dõi và đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe thai kỳ, đặc biệt là trường hợp nguy cơ cao.
- Chăm sóc sức khỏe toàn diện với sự KẾT HỢP CỦA NHIỀU CHUYÊN KHOA khác như Nhi, Sơ sinh, Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm…
- Đi đầu trong các PHƯƠNG PHÁP TIÊN TIẾN: thăm khám, điều trị sàn chậu trong và sau sinh; đẻ không đau; da kề da; sàng lọc sơ sinh, trữ máu cuống rốn …
- Đầu tư và xây dựng cơ sở vật chất theo TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ.
- Dịch vụ chăm sóc CAO CẤP – TẬN TÂM.
Để theo dõi và chăm sóc sức khỏe thai kỳ toàn diện trong 3 giai đoạn tam cá nguyệt, sẵn sàng cho cuộc vượt cạn và làm tròn thiên chức làm mẹ một cách trọn vẹn hãy đặt hẹn với chuyên gia tại Trung tâm Sản Phụ khoa hoặc để được tư vấn về gói sinh vui lòng liên hệ đến:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Với bài viết trên đây, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hy vọng đã giúp được mẹ có được những thông tin hữu ích về tam cá nguyệt để có một thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện nhất.
Từ khóa » Khám Thai định Kỳ Tiếng Anh Là Gì
-
Khám Thai Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky
-
'khám Thai' Là Gì?, Tiếng Việt - Tiếng Anh
-
50 Từ Vựng Tiếng Anh Về Mang Thai
-
"khám Thai" Tiếng Anh Là Gì? - EnglishTestStore
-
Các Từ Vựng Tiếng Anh Liên Quan đến Mang Thai Và Sinh Sản Phụ Nữ
-
Khám Thai Tiếng Anh Là Gì
-
Vietgle Tra Từ - Định Nghĩa Của Từ 'khám Thai' Trong Từ điển Lạc Việt
-
Khám Thai định Kỳ Tiếng Anh Là Gì
-
Kiểm Tra định Kỳ Tiếng Anh Là Gì - Xây Nhà
-
Lịch Khám Thai định Kỳ đầy đủ Trong Suốt Thai Kỳ | Vinmec
-
Khám Thai định Kỳ - Tiêm Ngừa VAT - Bệnh Viện Hùng Vương
-
11 Lần Khám Thai định Kỳ Mẹ Bầu Cần Ghi Nhớ | Vinmec
-
Từ Vựng Tiếng Hàn Khi đi Khám Thai
-
Các Mốc Khám Thai Quan Trọng Nhất & Xét Nghiệm Cần Có