KHẢO SÁT BẦU LỌC LY TÂM TRONG HỆ THỐNG BÔI TRƠN

Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Kỹ thuật
  4. >>
  5. Cơ khí - Vật liệu
KHẢO SÁT BẦU LỌC LY TÂM TRONG HỆ THỐNG BÔI TRƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.38 KB, 16 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA CƠ KHÍ Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc o0o o0o Đà nẵng, ngày 05 tháng 02 năm 2012ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾT CẤU ĐỘNG CƠ Ô TÔHọ và tên sinh viên : NGUYỄN VĂN VỊLớp : 09ĐL1Bộ môn : Công nghệ kỹ thuật Ô tô Cán bộ hướng dẫn :Th.S. NGUYỄN LÊ CHÂU THÀNHNgày nhận đề tài : 30/01/2012 Ngày nộp đề tài: 30/05/20121.Tên đề tài: KHẢO SÁT BẦU LỌC LY TÂM TRONG HỆ THỐNG BÔI TRƠN.2. Nội dung các phần thuyết minhChương 1 – TỔNG QUAN Chương 2 – CÁC SƠ ĐỒ HỆ THỐNG BÔI TRƠN Chương 3 – NGUYÊN LÝ VÀ KẾT CẤU CÁC CHI TIẾT CHÍNH CỦA BẦU LỌC LY TÂMChương 4 – HƯ HỎNG, SỬA CHỮA VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA3.Các bản vẽ: 1 bản vẽ A04.Tài liệu tham khảo- Sách: Kết cấu động cơ đốt trong Trưởng bộ môn Cán bộ hướng dẫn (ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên) ThS. NGUYỄN LÊ CHÂU THÀNH1LỜI MỞ ĐẦUTrong giai đoạn hiện nay ngành giao thông vận tải trên đà phát triển mạnh mẽ,hòa nhập cùng với tốc độ phát triển sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,đáp ứng nhu cầu về phương tiện đi lại và vận chuyển hang hóa, phục vụ đời sống sinhhoạt của xã hội. Các loại xe chạy bằng Diezel được sản xuất và được sử dụng rất phổ biến ởnước ta hiện nay. Đó là loại xe có nhiều chủng loại dùng để chở hàng được thiết kế vàchế tạo khá hoàn thiện về mỹ thuật cũng như tính năng hoạt động. Xe có động cơ vàhiệu suất, độ bền và độ tin cậy cao,kết cấu cứng vững, gồm nhiều thiết bị đảm bảo antoàn cho người sử dụng trong các điều kiện đường sá khác nhau. Động cơ đốt trong ngày nay đang phát triển rất mạnh, giữ vai trò quan trọngtrong nhiều ngành kinh tế quốc dân như nông nghiệp, giao thông vận tải đường bộ,đường sắt, đường biển, đường không cũng như trong nhiều ngành công nghiệp khác. Tuy nhiên, con đường phát triển đi lên của ngành động cơ đốt trong nói chungvà ngành công nghiệp nói riêng của các nước khác nhau. Tùy thuộc chủ yếu vào nănglực của ngành cơ khí và mức độ công nghiệp hóa của từng nước. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, người ta chia ra trong động cơ đốt trongcũng như trong ô tô ra nhiều hệ thống như hệ thống nhiên liệu, hệ thống bôi trơn, hệthống làm mát…. , mỗi hệ thống đều có tầm quan trọng nhất định. Hệ thống bôi trơnlà một trong những hệ thống chính của động cơ. Việc khảo sát một hệ thống bất kỳtrong động cơ sẽ giúp cho sinh viên củng cố lại những kiến thức đã học và biết đi sâutìn hiểu những hệ thống khác. Do vậy, đề tài khảo sát bầu lọc ly tâm trong hệ thốngbôi trơn của động cơ Diezel là một trong những đề tài đã nói trên. Được sự giúp đỡtận tình của thầy giáo hướng dẫn NGUYỄN LÊ CHÂU THÀNH em đã hoàn thànhđề tài này. Đây là lần đầu tiên làm đồ án nên không tránh khỏi những hạn chế và thiếusót, kính mong các quý thầy cô và các bạn chân thành đóng góp ý kiến. Em xin chân thành cảm ơn. Đà Nẵng, ngày 02 tháng 02 năm 2012Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Vị2MỤC LỤCChương 1. TỔNG QUAN1.1. NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ CÔNG DỤNG CỦA DẦUBÔI TRƠN ………………………………………………………………… 31.2. CÁC PHƯƠNG ÁN TRONG HỆ THỐNG BÔI TRƠN TRONG ĐỘNGCƠ ĐỐT TRONG . . . …………………………………………………………….31.2.1. Bôi trơn bằng phương pháp vung té dầu………………………………….31.2.2. Bôi trơn cưỡng bức các te ướt…………………………………………… 41.2.3. Bôi trơn cưỡng bức các te khô…………………………………………… 6Chương 2. CÁC SƠ ĐỒ HỆ THỐNG BÔI TRƠN SỬ DỤNG BẦU LỌC LYTÂM2.1. BẦU LỌC LY TÂM KHÔNG TOÀN PHẦN TRONG HỆ THỐNG BÔITRƠN………………………………………………………………………………82.2. BẦU LỌC LY TÂM TOÀN PHẦN TRONG HỆ THỐNG BÔI TRƠN……………………………………………………………… ………… 102.3. BẦU LỌC LY TÂM LẮP BÙ TRONG HỆ THỐNG BÔI TRƠN……….13 Chương 3. NGUYÊN LÝ VÀ KẾT CẤU CÁC CHI TIẾT CHÍNH CỦA BẦULỌC LY TÂM 3.1. KẾT CẤU BẦU LỌC LY TÂM 3.2. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BẦU LỌC LY TÂM Chương 4. HƯ HỎNG, SỬA CHỮA VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA4.1. HƯ HỎNG………………………………………………….……………… 144.2. KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA………………………………………….……14 3Chương 1: TỔNG QUAN1.1. NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ CÔNG DỤNG CỦA DẦUBÔI TRƠNNhiệm vụ: Cung cấp dầu bôi trơn đến các bề mặt làm việc trong động cơ. Công dụng: - Bôi trơn bề mặt ma sát, làm giảm công ma sát. - Làm mát các bề mặt ma sát. - Tẩy rửa mặt ma sát. - Bao kín các khe hở giữa piston với xéc măng, giữa piston với xi lanh làmgiảm khả năng lọt khí. - Bảo vệ bề mặt khỏi bị ô xy hóa.- 1.2. CÁC PHƯƠNG ÁN BÔI TRƠN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG1.2.1. Bôi trơn bằng phương pháp vung té dầuHình 1.1. Sơ đồ nguyên lý bôi trơn bằng phương pháp vung té dầua) Bôi trơn vung té trong động cơ nằm ngang.b) Bôi trơn vung té trong động cơ đứng.c) Bôi trơn vung té có bơm dầu đơn giản.1- Bánh lệch tâm; 2- Piston bơm dầu; 3- Thân bơm; 4- Các te;5- Điểm tựa; 6- Máng dầu phụ; 7- Thanh truyền có thìa hớt dầu.Nguyên lý làm việc: Dầu nhờn chứa trong các te (4), khi động cơ làm việc nhờvào thìa múc dầu lắp trên đầu to thanh truyền (7) múc hắt tung lên.Nếu múc trong cácte bố trí cách xa thìa múc thì hệ thông bôi trơn có dùng thêm bơm dầu kết cấu đơn giảnđể bơm dầu lên máng dầu phụ (6), sau đó dầu nhờn mới được hắt tung lên. Cứ mỗivòng quay trục khuỷu thìa hắt dầu lên một lần. Các hạt dầu vung té ra bên trongkhoảng không gian của các te sẽ rơi tự do xuống các mặt ma sát ổ trục. Để đảm bảocho các ổ trục không thiếu dầu, trên các vách ngăn bên trên ổ trục thường có các gânhứng dầu khi dầu tung lên.Ưu điểm: Phương án này đơn giản, dễ bố trí. Nhược điểm: Dầu không có áp lực nên thường ổ trục không được bôi trơn đầy đủ,mặt khác do va đập dầu thường bị lão hóa nhanh, suất tiêu hao dầu nhờn cao.4Phạm vi sử dụng: Hiện nay, phương án này chỉ còn tồn tại trong những động cơkiểu cũ, công suất nhỏ và tốc độ thấp. Thường dùng trong động cơ một xi lanh kiểu xilanh nằm ngang có kết cấu rất đơn giản, hoặc một vài loại động cơ một xi lanh kiểuđứng, dùng phương pháp vung té và nhỏ giọt như động cơ Becna, Slavia kiểu cũ….1.2.2. Bôi trơn cưỡng bức các te ướtHình 1.2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn các te ướt1- Phao hút dầu; 2- Bơm dầu nhờn; 3- Lọc thô; 4- Trục khuỷu;5- Đường dầu lên chốt khuỷu; 6- Đường dầu chính; 7- Ổ trục cam;8- Đường dầu lên chốt piston; 9- Lỗ phun dầu; 10- Bầu lọc tinh;11- Két làm mát dầu; 12- Thước thăm dầu; 13- Đường dẫn dầu.a- Van an toàn của bơm dầu; b- Van an toàn của lọc thô;c- Van không chế dầu qua két làm mát; T- Đồng hồ nhiệt độ làm dầu nhờn;Ưu điểm: Cung cấp đầy đủ dầu bôi trơn cả về số lượng và chất lượng, độ tincậy khi làm việc tương đối cao. Nhược điểm: Khi động cơ làm việc ở độ nghiêng lớn, dầu sẽ dồn về một phíakhiến cho phao hút dầu bị hụt hẫng. Vì vậy lưu lượng dầu cung cấp sẽ không đảm bảođúng yêu cầu. Nguyên lí làm việc: Bơm dầu 2 hút dầu qua phao hút 1 (vị trí của phao hút baogiờ cũng nằm lập lờ ở mặt thoáng của dầu nhờn để hút được dầu sạch và không có bộtkhí) đẩy qua lọc thô2 lọc sạch các tạp chất cơ học có cỡ hạt lớn, sau đó dầu nhờn được5đẩy vào đường dầu chính 6 để chảy đến các ổ trục khuỷu, ổ trục cam v. v… bôi trơn ổchốt (ổ đầu to thanh truyền) rồi theo đường dầu 8 lên bôi trơn chốt piston. Nếu trênthanh truyền không có đường dầu 8 thì đầu nhỏ thanh truyền phải có lỗ hứng dầu.Trên đường dầu chính còn có đường dầu 13 đưa dầu đi bôi trơn cơ cấu phối khí v. v…Một phần dầu (khoảng 15 ÷ 20% lượng dầu bôi trơn do bơm dầu cung cấp) đi qua lọctinh 10 rồi trở về các te. Lọc tinh 10 có thể để xa lọc thô nhưng bao giờ cũng lắp theomạch rẽ. Áp suất và nhiệt độ của dầu nhờn được đồng hồ M và T báo. Khi nhiệt độ của dầu lên cao quá 80˚C, độ nhớt giảm, van điều khiển c sẽ mởđể dầu nhờn đi qua két làm mát. Khi bầu lọc thô 3 bị tắc van an toàn b được dầu nhờnđẩy mở ra, dầu sẽ không qua lọc thô mà lên thẳng đường dầu chính 6. Van an toàn ađảm bảo áp suất của dầu bôi trơn trên toàn bộ hệ thống không đổi. Để bôi trơn bề mặt làm việc của xi lanh, piston v. v… trên đầu to thanh truyềnkhoan một lỗ nhỏ 9 để phun dầu bôi trơn cho trục cam và cho xi lanh.61.2.3. Bôi trơn cưỡng bức các te khôHình 1.3. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống bôi trơn cưỡng bức cácte khô1- Phao hút dầu; 2- Bơm chuyển dầu nhờn; 3- Bầu lọc thô; 11- Két làm mát dầu ;14-Thùng chứa dầu; 15-Bơm hút dầu từ cácte vào thùng cácte; a- Van an toàn của bơm;b- Van an toàn của bầu lọc thô; d- Van khống chế dầu qua két làm mát ; 2- M- Đồng hồ áp suất; T- Đồng hồ nhiệt độ dầu nhờn.Ưu điểm: Cácte chỉ hứng và chứa dầu tạm thời, còn thùng dầu mới là nơi chứa dầuđể đi bôi trơn nên động cơ làm việc nơi có độ nghiêng lớn mà không sợ thiếu dầu, dầuđược cung cấp đầy đủ và liên tục. Nhược điểm: Kết cấu phức tạp hơn, giá thành tăng lên do phải thêm đến 2 bơm dầuhút dầu cácte qua thùng, thêm đường dầu và bố trí thùng dầu sao cho hợp lý.Nguyên lý làm việc: Chỉ khác bôi trơn cưỡng bức các te ướt là ở hệ thống này cóthêm 2 bơm hút dầu từ các te về thùng chứa, sau đó bơm 2 mới chuyển dầu đi bôi trơn.Trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức các te ướt, nơi chứa dầu đi bôi trơn là các te, còn ởđây là thùng chứa dầu. Van d thường mở. Trong một số động cơ tĩnh tại và tàu thủy,trên hệ thống bôi trơn còn bố trí bơm tay hoặc bơm điện để cung cấp dầu nhờn đến cácmặt ma sát và điền đầy các đường ống dẫn trước khi khởi động động cơ.7Chương 2. CÁC SƠ ĐỒ HỆ THỐNG BÔI TRƠN SỬ DỤNG BẦULỌC LY TÂMDo yêu cầu thực về sử dụng các loại bầu lọc thấm không đảm bảo trong khi đó,bầu lọc ly tâm lai có được những ưu điểm thỏa được yêu cầu sử dụng, nên những nămgần đây loại bầu lọc này được sử dụng rất rộng rãi. Do không dùng lõi lọc (tạo nên bởi các phần tử lọc) nên trong quá trình sửdụng, bảo dưỡng định kỳ không cần thay thế lõi lọc. Thực tế sử dụng cho thấy khả năng lọc tốt hơn nhiều so với loại lọc thấm dùnglõi lọc. Hiệu quả lọc, tính năng sử dụng ít phụ thuộc vào mức độ cặn bẫn lắng đọngtrong bầu lọc. Khả năng thông qua dầu nhờn trong bầu lọc không phụ thuộc vào sốlượng tạp chất lắng đọng trong bầu lọc, đây là ưu điểm bầu lọc thấm không hề có. Tùy theo cách lắp bầu lọc ly tâm trong hệ thống bôi trơn mà người ta phânchúng ra thành 3 loại: • Bầu lọc ly tâm không toàn phần. • Bầu lọc ly tâm toàn phần. • Bầu lọc ly tâm lắp bù. 2.1. HỆ THỐNG BÔI TRƠN DÙNG BẦU LỌC LY TÂM KHÔNG TOÀNPHẦNTrong hệ thống bôi trơn dùng lọc ly tâm không toàn phần bầu lọc ly tâm lắp songsong với mạch dầu chính. Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống bôi trơn dùng bầu lọc ly tâm không toàn phần 81và 2- Bơm dầu; 3- Lọc thô; 4- Bầu lọc ly tâm không hoàn toàn. Nguyên lý làm việc: Dầu nhờn được bơm (2) hút qua lưới lọc, đi qua bầu lọc thô(3) và được đẩy vào đường dầu chính với áp suất cao để đi bôi trơn động cơ. Đặcđiểm của hệ thống kiểu này là bầu lọc ly tâm được đặt song song với đường dầu chínhnhư vậy lượng dầu đi qua bầu lọc ly tâm chỉ chiếm 10÷15% lượng dầu do bơm cungcấp vào đường dầu chính. Còn toàn bộ lượng dầu đưa đi bôi trơn mặt ma sát đều điqua bầu lọc thô (3). Nhiệm vụ của bầu lọc ly tâm là lọc tinh dầu nhờn. Muốn tăngcườngtác dụng của bầu lọc, người ta dùng riêng một bơm dầu để bơm dầu lên trên bầulọc ly tâm. Dầu sau khi qua bầu lọc ly tâm sẽ chảy về cácte.Ưu điểm: Khi sử dụng hệ thống này sẽ tăng tuổi thọ của bầu lọc ly tâm. Nhược điểm: Kết cấu bố trí các thiết bị trong hệ thống phức tạp do phải có thêmbầu lọc thô. Hiệu quả không đòi hỏi cao, do đó tuổi thọ của dầu nhờn giảm đi. Hình2.3. Kết cầu bầu lọc ly tâm không toàn phần của hệ thống bôi trơn lắp trên xeKamaz- 74091- Đế bầu lọc; 2- Nắp rôto; 3-Rôto; 4- Nắp bầu lọc; 5- Êcu; 6- Ổ bi tỳ; 7-Đệm; 8- Êcu chặn; 9- Êcu nắp; 10- Bạc trên của rôto; 11- Trục rôto; 12- Vành chắn;13- Bạc trượt dưới; 14- Chốt đỡ; 15- Tấm đỡ; 16- Lò xo đỡ;17- Đường dầu ra;18- Khóa mở két dầu.2.2. HỆ THỐNG BÔI TRƠN SỬ DUNG BẦU LỌC LY TÂM TOÀN PHẦNHình 2.4. Sơ đồ hệ thống bôi trơn dùng bầu lọc ly tâm hoàn toàn1- Bơm dầu; 2- Bầu lọc ly tâm; 3- Két làm mát dầu nhờn; 4- Van an toàn.Nguyên lí làm việc: Dầu được bơm dầu nhờn hút qua lưới lọc, sau đó đẩy điđến bầu lọc ly tâm. Sauk hi dầu được lọc sạch, được đưa vào đường dầu chính để bôitrơn động cơ. Trong hệ thống này bầu lọc ly tâm được mắc nối tiếp trên mạch dầuchính, toàn bộ dầu nhờn do bơm dầu cung cấp đi qua lọc. Khoảng 15÷20% dầu nhờnphun qua lỗ phun làm quay rô to rồi trở về cácte, còn lại đại bộ phận dầu đều được lọcsạch để đi bôi trơn. Ưu điểm: Dùng sơ đồ hệ thống bôi trơn sử dụng bầu lọc ly tâm hoàn toàn, việcbố trí các thiết bị dễ dàng hơn loại đặt song song vì máy này đóng vai trò cho cả bầulọc thô và bầu lọc tinh. Trên hệ thống không cần sử dụng bầu lọc thô. Tùy theo cáchbố trí đường dầu trong bầu lọc ly tâm hoàn toàn mà dầu đi qua lỗ phun được lọc sạchhay không102.3. HỆ THỐNG BÔI TRƠN SỬ DỤNG BẦU LỌC LY TÂM LẮP BÙHình 2.7. Sơ đồ hệ thống bôi trơn dùng bầu lọc ly tâm lắp bù1,2- Bơm dầu; 3- Bầu lọc ly tâm; 4- Phao hút dầu.Nguyên lí làm việc: Bơm 1 bơm dầu vào bầu lọc ly tâm 3, lọc sạch xong dầuchảy vào đường hút dầu của bơm dầu 2 rồi vào đường dầu chính. Khi lượng dầu dolọc ly tâm 3 cấp không đủ, bơm 2 sẽ hút thêm dầu ở các te bằng dầu phụ 4. Khi bầulọc ly tâm 3 cấp thừa dầu, đường dầu phụ 4 sẽ đưa dầu đã được lọc sạch về các te.Phương án lắp bầu lọc theo kiểu bù này luôn đảm bảo lượng dầu bôi trơn cho ổ trục cảkhi ổ trục bị mài mòn nhiều. Chương 3. NGUYÊN LÝ VÀ KẾT CẤU CÁC CHI TIẾT CHÍNH CỦA BẦU LỌC LY TÂM3.1. KẾT CẤU BẦU LỌC LY TÂM111213152117 1620φ181911798651314Hình 3.6. Kết cấu bầu lọc ly tâm 1) vòi phun 2) lớp đêm 3) thân bầu lọc 4) vòng bít của nắp 6) bộ lọc kiểu lưới 7) tấm lót 8) vỏ bầu lọc 9) trục bầu lọc 10) vòng bít tấm lót 11) vòng hảm1212) đai ốc của nắp bầu lọc 13 )đai ốc siết chặt vỏ bầu lọc 14) đai ốc của trục15) vòng đệm chặn 16) ống của trục 17) vòng chặn của ổ 18) luồng dầu vào cát te19 ) thân đáy bình lọc 20) luồng dầu vào htbt 21) luồng dầu vào thân bầu l3.2. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BẦU LỌC LY TÂMa. Nguyên lý làm việc: Dầu bôi trơn được bơm dầu dưa qua ống dẫn (21), đi qua rảnhcủa trục roto( trục bầu lọc) Sau đó dầu bôi trơn đi qua lớp lọc kiểu lưới của bầulọc( 6). Sau đó dầu bôi trơn tới vòi phun (1). Dới tác động phản lực có tia phun, Rô to(5) quay với vận tốc rất cao, thường đạt 5000÷6000 vòng/phút. Khối dầu bên trong rôto quay theo. Dưới tác dụng của lực ly tâm, các hạt cặn bẩn bị văng ra phía vỏ rô to.Do đó khối dầu ở gần sát trục rô to được lọc sạch. Dầu sạch theo lỗ dầu chạy qua ốngdẫn của trục(16) đến đường dầu chính để đi bôi trơn(20). Lượng dầu sau khi phun rakhỏi vòi phun (1) chảy về cácte. Các tạp chất trong khối dầu do tác dụng của trọng lựcly tâm sẽ tích tụ bám trên vỏ đế rô to theo hình khối parabol. (xem mũi tên trên hìnhvẽ).b. Cách bố trí vòi phun trong bầu lọc ly tâm: Ở phương án thứ nhất (hình a) dầu đi qua lỗ phun được lọc sạch, còn (hình b) dầuqua lỗ phun không được lọc sạch. Với phương án thứ 2, việc tổ chức dòng dầu đi qua rô to được tốt hơn và giảm đượckích thước rô to, do đó có thể tăng được hiệu suất lọc của rô to. Vấn đề này có ý nghĩarất lớn với những động cơ cường hóa cần có lượng dầu tuần hoàn lớn.13Trên hình 2.5 giới thiệu kết cấu bầu lọc ly tâm toàn phần. Bộ phận chính của bầulọc là rôto 2 lắp lỏng trên trục 7. Trên đế rôto có hai vòi phun 1 lắp phía dưới các ốngdẫn 5. Đầu trên ống dẫn 5 được bọc bằng lưới lọc dầu.Chương 4. HƯ HỎNG, SỬA CHỮA VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA4.1. HƯ HỎNG CHỦ YẾUTắt các lỗ phun (khi tắt máy không nghe tiếng kêu vo vo kéo dài). Trục rô to bị mòn với bề mặt làm việc của bạc do ma sát. Bạc lót mòn do bị ma sát với cổ trục rô to. Xác định thời gian quay rô to còn quay sau khi đã tắt máy không nhỏ hơn 20 –30s, hoặc đo tốc độ của rô to. 4.2. KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮANếu trục rô to bị mòn bề mặt làm việc với bạc có thể mạ thép hoặc mạ crôm,sauđó mài đến kích thước quy định. Đảm bảo độ bóng Ra≤ 0. 53µm. 14Độ cong trên suốt chiều dài trục ≤ 0. 02mm, độ méo, côn ≤ 0. 01mm. Nếu bạc lót mòn thì thay mới, cần nghiền lỗ bạc mới đảm bảo độ bóng Ra ≤ 0.53µm. Khe hở bạc và trục trong phạm vi cho phép 0. 005 – 0. 008mm. 15TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Hồ Tấn Chuẩn- Nguyễn Đức Phú- Nguyễn Tất Tiến. KẾT CẤU VÀ TÍNHTOÁN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG, TẬP 3. Nhà xuất bản giáo dục – 19962. GS. TS. Nguyễn Tất Tiến- GVC. Đỗ Xuân Kính. GIÁO TRÌNH KĨ THUẬTSỬA CHỮA Ô TÔ MÁY NỔ. 3. B. I. KOXTETXKI. MA SÁT BÔI TRƠN VÀ HAO MÒN TRONG MÁYMÓC. Nhà xuất bản và khoa học kĩ thuật. 4. Hồ Tấn Chuẩn- Nguyễn Đức Phú- Nguyễn Tất Tiến. KẾT CẤU VÀ TÍNHTOÁN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG, TẬP 3. Nhà xuất bản giáo dục – 19965. GS. TS. Nguyễn Tất Tiến- GVC. Đỗ Xuân Kính. GIÁO TRÌNH KĨ THUẬTSỬA CHỮA Ô TÔ MÁY NỔ. 6. B. I. KOXTETXKI. MA SÁT BÔI TRƠN VÀ HAO MÒN TRONG MÁYMÓC. Nhà xuất bản và khoa học kĩ thuật. 16

Tài liệu liên quan

  • Khảo sát khả năng xử lý nitơ trong hệ thống SBR : chu kỳ thông khí, tỷ lệ C/N Khảo sát khả năng xử lý nitơ trong hệ thống SBR : chu kỳ thông khí, tỷ lệ C/N
    • 69
    • 542
    • 6
  • KHẢO SÁT  PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ VĂN BẢN  TẠI TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM KHẢO SÁT PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ VĂN BẢN TẠI TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
    • 43
    • 671
    • 0
  • Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu trong hội chứng tiêu chảy của bê nuôi tại trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ ba vì và vùng phụ cận một số biện pháp phòng và điều trị Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu trong hội chứng tiêu chảy của bê nuôi tại trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ ba vì và vùng phụ cận một số biện pháp phòng và điều trị
    • 89
    • 929
    • 2
  • PHƯƠNG PHÁP GIẢI HỆ PHƯƠNG TRÌNH TRONGKỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC PHƯƠNG PHÁP GIẢI HỆ PHƯƠNG TRÌNH TRONGKỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC
    • 16
    • 1
    • 43
  • khảo sát hiện trạng và đề xuất phương án cải tạo hệ thống xử lý nước thải của trung tâm hội nghị white palace tp.hcm khảo sát hiện trạng và đề xuất phương án cải tạo hệ thống xử lý nước thải của trung tâm hội nghị white palace tp.hcm
    • 56
    • 877
    • 1
  • Giáo án điện tử công nghệ: hệ thống bôi trơn_1 pptx Giáo án điện tử công nghệ: hệ thống bôi trơn_1 pptx
    • 12
    • 595
    • 8
  • Giáo án điện tử công nghệ: hệ thống bôi trơn_2 potx Giáo án điện tử công nghệ: hệ thống bôi trơn_2 potx
    • 15
    • 607
    • 3
  • khảo sát quá trình phản nitrat hoá và nghiên cứu điều kiện xử lý nitơ trong hệ thống sbr thiếu khí khảo sát quá trình phản nitrat hoá và nghiên cứu điều kiện xử lý nitơ trong hệ thống sbr thiếu khí
    • 66
    • 931
    • 0
  • khảo sát quá trình phản nitrat hoá và nghiên cứu điều kiện xử lý nitơ trong hệ thống sbr thiếu khí khảo sát quá trình phản nitrat hoá và nghiên cứu điều kiện xử lý nitơ trong hệ thống sbr thiếu khí
    • 197
    • 321
    • 0
  • Đổi mới giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp xã các tỉnh khu vực nam bộ (qua khảo sát một số trường chính trị trong khu vực) Đổi mới giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp xã các tỉnh khu vực nam bộ (qua khảo sát một số trường chính trị trong khu vực)
    • 27
    • 900
    • 3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.43 MB - 16 trang) - KHẢO SÁT BẦU LỌC LY TÂM TRONG HỆ THỐNG BÔI TRƠN Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Sơ đồ Cấu Tạo Bầu Lọc Ly Tâm