KHẾ ƯỚC XÃ HỘI - NGUYỄN MINH TUẤN
Có thể bạn quan tâm
Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013
KHẾ ƯỚC XÃ HỘI
Khế ước xã hội là học thuyết lý giải về nguồn gốc ra đời của nhà nước, với những đại diện tiêu biểu là John Locke (1632-1704), Charles Louis Montesquieu (1689-1775), Jean Jacques Rousseau (1712-1778)...
John Locke (1632–1704), nhà triết học người Anh, đã chỉ ra rằng nhà nước ra đời là mong muốn của những con người có lý trí. Điểm khởi đầu trong quan điểm của Locke là "mọi người đều tự do, bình đẳng". Thông qua một khế ước xã hội (Gesellschaftsvertrag) người dân ủy quyền một phần những quyền tự do của mình cho nhà nước để có thể sống một cách an toàn, hòa thuận và được bảo vệ. Vì vậy, nhà nước ra đời là sự thể hiện và phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội. Nếu nhà nước không thực hiện đúng các cam kết, khiến cho các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ trở nên mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước, đồng thời ký kết một bản khế ước mới.
Như vậy, điểm tích cực nổi bật của thuyết khế ước xã hội là đã giải thích được nguồn gốc của quyền lực nhà nước dựa trên cơ sở duy lý. Bản chất của khế ước là sự liên kết của các thành viên trong cộng đồng, với mục đích bảo vệ con người, hướng con người tới một cuộc sống nhân bản, tốt đẹp hơn.
Nhà nước ra đời là do được người dân ủy quyền, chứ không tự nhiên mà có. Người dân ủy quyền cho nhà nước, nhưng đồng thời người dân cũng có quyền giới hạn, khống chế, giám sát nhà nước.
Có thể nói thuyết khế ước xã hội là học thuyết có tính cách mạng và giá trị to lớn trong lịch sử. Đây là học thuyết lý giải nguồn gốc ra đời của nhà nước dựa trên lý tính, mới mẻ và đầy tính nhân bản. Về mặt lịch sử, đây cũng là bệ đỡ tư tưởng cho cách mạng tư sản lật đổ ách thống trị phong kiến trong thời kì cận đại.
Bài viết dưới đây của TS. Nguyễn Sĩ Dũng, đăng trên Tạp chí Tia sáng góp bàn về sửa đổi Hiến pháp năm 1992, gợi nhắc trở lại thuyết khế ước xã hội, về một vấn đề có tính nguyên lý rằng khi xây dựng Hiến pháp cần trở về đúng với cội nguồn của Hiến pháp là bản Hiến pháp của dân, một bản "khế ước xã hội" nhằm giới hạn, ràng buộc trách nhiệm của nhà nước và bảo vệ dân quyền. Đây là vấn đề theo tôi nghĩ là rất đáng bàn trong đợt sửa đổi Hiến pháp tới đây. Nếu ta không chú tâm vào những vấn đề gốc rễ, thuộc về bản chất này thì sản phẩm mà chúng ta mất công, mất sức, mất tiền làm ra sẽ không phải là Hiến pháp, mà chỉ có thể là một thứ "na ná giống", mà người ta ngộ nhận gọi đó là "Hiến pháp" mà thôi.
Nguyễn Minh Tuấn
KHẾ ƯỚC XÃ HỘI
Nguyễn Sĩ Dũng Nguồn: Tạp chí Tia sáng, đăng ngày 3/1/2013, truy cập đường link gốc tại đây Về mặt kỹ thuật, nói Hiến pháp là một khế ước xã hội, thì không có nghĩa là cả xã hội phải tham gia soạn thảo văn bản này. Việc soạn thảo Hiến pháp vẫn phải do giới tinh hoa của dân tộc đảm nhận. Hiến pháp trước hết cần được nhìn nhận như một bản khế ước xã hội. Dưới đây là những lý do cơ bản vì sao.Trước hết, nếu tất cả chúng ta đều sinh ra tự do, nhưng đều phải phối hợp hành động để tồn tại, thì những nguyên tắc, những khuôn khổ hành xử chung là bắt buộc phải có. Vấn đề là chúng ta bắt buộc phải có những nguyên tắc, những khuôn khổ chung này bằng cách nào. Cách thứ nhất là chúng ta tự thỏa thuận về chúng. Cách thứ hai là chúng ta bị áp đặt về chúng.
Theo cách thứ nhất, chúng ta vẫn tiếp tục là những con người tự do. Theo cách thứ hai chúng ta không còn là những con người tự do nữa. Hiến pháp là đạo luật cơ bản với những nguyên tắc, những khuôn khổ hành xử chung nhất (kể cả những nguyên tắc, khuôn khổ hạn chế quyền tự do của cá nhân). Vì vậy, chúng ta chỉ có thể vẫn là những con người tự do nếu chúng ta được tự thỏa thuận về Hiến pháp.
Thứ hai, một bản Hiến pháp chỉ thực sự hiệu năng khi nó trở thành một thứ “kinh thánh” thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Muốn được như vậy thì nó không thể bị áp đặt. Bạn yêu tha thiết đứa con của mình nhiều khi không hẳn chỉ vì nó xinh đẹp, mà chủ yếu là vì nó do bạn sinh ra. Thế thì Hiến pháp cũng vậy. Bản Hiến văn phải là đứa con tinh thần của chúng ta, là sự kết tinh của trí tuệ, đạo đức và văn hóa tâm linh của tất cả những công dân sống trên đất nước Việt Nam. Chúng ta sản sinh ra Hiến pháp, thỏa thuận với nhau về các quy định của Hiến pháp, về các quyền và nghĩa vụ của mình, thì chúng ta tuân thủ và đấu tranh đến cùng để bảo vệ Hiến pháp.
Ba là, chúng ta là gần 90 triệu người, 54 dân tộc, nhiều tôn giáo và thành phần xã hội khác nhau. Chúng ta rất chung, mà cũng rất riêng. Lợi ích của chúng ta cũng có nhiều điểm rất chung và có những điểm rất riêng. Chỉ một bản khế ước xã hội với sự tham gia xây dựng và thỏa thuận của tất cả mọi người và giữa tất cả mọi người, cái chung và cái riêng của tất cả chúng ta mới được cân nhắc đủ thận trọng, đủ cân bằng. Chỉ có như vậy, chúng ta mới củng cố được khối đại đoàn kết của mình và có được sự phát triển bền vững, hài hòa. Không có Hiến pháp tốt một cách chung chung, chỉ có Hiến pháp tốt theo nghĩa được tuyệt đại đa số người Việt chúng ta chấp nhận.
Bốn là, với tư cách là một bản khế ước xã hội, Hiến pháp mới có thể tạo cho tất cả người Việt chúng ta một vị thế bình đẳng - bình đẳng với nhau và bình đẳng với Nhà nước. Tất cả chúng ta đều có những quyền và nghĩa vụ như nhau. Nhà nước được chúng ta phân chia quyền lực chỉ ở mức độ và trong phạm vi cần thiết để phụng sự cho công chúng. Nhà nước được chúng ta phân chia cho quyền lực và phải chịu trách nhiệm trước chúng ta, chứ không phải Nhà nước ban phát quyền cho chúng ta và chúng ta phải phục vụ Nhà nước. Đây cũng là lý do tại sao Hiến pháp thường quy định cụ thể hơn chế tài đối với các cơ quan Nhà nước hơn là các công dân.
Về mặt kỹ thuật, nói Hiến pháp là một khế ước xã hội, thì không có nghĩa là cả xã hội phải tham gia soạn thảo văn bản này. Việc soạn thảo Hiến pháp vẫn phải do giới tinh hoa của dân tộc đảm nhận. Vấn đề là những người này phải thể hiện bản hiến văn như một khế ước xã hội, và người dân phải được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến và phê chuẩn bản hiến văn đó.Labels: Quyền con người và quyền công dân, Thông tin đa chiều Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ
TÌM BÀI VIẾT THEO CHỦ ĐỀ
- Lý luận nhà nước và pháp luật (58)
- Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (58)
- Quyền con người và quyền công dân (50)
- Góc nhìn pháp luật và cuộc sống (49)
- Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam (38)
- Văn hóa pháp luật (28)
- Giảng dạy (26)
- Giáo dục (25)
- Quản trị nhà nước (20)
- Giáo trình (18)
- Thông tin đa chiều (17)
- Cơ sở dữ liệu (13)
- Các học thuyết pháp lý (12)
- Luật công (11)
- Luật học so sánh (10)
- Công bố quốc tế (9)
- Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học (9)
- Tư duy pháp lý (8)
- Bản dịch Tiếng Việt (6)
- Thông tin pháp luật (6)
- Kỹ năng (4)
- Phòng chống tham nhũng (4)
- Nhà nước và pháp luật ASEAN (3)
- Thông sử (3)
- Xã hội học pháp luật (3)
- Công trình của đồng nghiệp (2)
- Trả lời phỏng vấn (2)
- Góc nhìn pháp luật và cuộc sống; Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (1)
- Mục đích trang blog (1)
- Vài nét về tác giả (1)
LƯU TRỮ
- ► 2024 (9)
- ► tháng 10 2024 (2)
- ► tháng 9 2024 (5)
- ► tháng 4 2024 (2)
- ► 2023 (8)
- ► tháng 10 2023 (1)
- ► tháng 9 2023 (3)
- ► tháng 8 2023 (1)
- ► tháng 5 2023 (1)
- ► tháng 4 2023 (1)
- ► tháng 1 2023 (1)
- ► 2022 (4)
- ► tháng 12 2022 (3)
- ► tháng 3 2022 (1)
- ► 2021 (4)
- ► tháng 11 2021 (1)
- ► tháng 3 2021 (2)
- ► tháng 2 2021 (1)
- ► 2020 (11)
- ► tháng 12 2020 (1)
- ► tháng 10 2020 (1)
- ► tháng 9 2020 (1)
- ► tháng 8 2020 (6)
- ► tháng 2 2020 (2)
- ► 2019 (8)
- ► tháng 12 2019 (1)
- ► tháng 9 2019 (1)
- ► tháng 7 2019 (2)
- ► tháng 5 2019 (4)
- ► 2018 (2)
- ► tháng 7 2018 (1)
- ► tháng 3 2018 (1)
- ► 2017 (6)
- ► tháng 10 2017 (1)
- ► tháng 8 2017 (2)
- ► tháng 6 2017 (3)
- ► 2016 (2)
- ► tháng 4 2016 (1)
- ► tháng 3 2016 (1)
- ► 2015 (10)
- ► tháng 10 2015 (1)
- ► tháng 9 2015 (2)
- ► tháng 5 2015 (3)
- ► tháng 4 2015 (2)
- ► tháng 1 2015 (2)
- ► 2014 (14)
- ► tháng 11 2014 (2)
- ► tháng 10 2014 (1)
- ► tháng 9 2014 (1)
- ► tháng 7 2014 (2)
- ► tháng 6 2014 (3)
- ► tháng 5 2014 (2)
- ► tháng 4 2014 (1)
- ► tháng 3 2014 (1)
- ► tháng 2 2014 (1)
- ► 2012 (30)
- ► tháng 12 2012 (5)
- ► tháng 11 2012 (3)
- ► tháng 5 2012 (4)
- ► tháng 4 2012 (5)
- ► tháng 3 2012 (6)
- ► tháng 2 2012 (2)
- ► tháng 1 2012 (5)
- ► 2011 (30)
- ► tháng 12 2011 (2)
- ► tháng 11 2011 (3)
- ► tháng 10 2011 (4)
- ► tháng 9 2011 (7)
- ► tháng 8 2011 (1)
- ► tháng 7 2011 (1)
- ► tháng 5 2011 (4)
- ► tháng 4 2011 (4)
- ► tháng 3 2011 (4)
- ► 2010 (7)
- ► tháng 12 2010 (2)
- ► tháng 11 2010 (1)
- ► tháng 10 2010 (1)
- ► tháng 7 2010 (1)
- ► tháng 4 2010 (1)
- ► tháng 3 2010 (1)
- ► 2009 (10)
- ► tháng 10 2009 (2)
- ► tháng 8 2009 (2)
- ► tháng 7 2009 (2)
- ► tháng 4 2009 (1)
- ► tháng 2 2009 (2)
- ► tháng 1 2009 (1)
- ► 2008 (4)
- ► tháng 4 2008 (1)
- ► tháng 2 2008 (1)
- ► tháng 1 2008 (2)
- ► 2007 (23)
- ► tháng 12 2007 (2)
- ► tháng 11 2007 (21)
TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY
TÌM BÀI ĐỌC NHIỀU
- TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG THỜI NGUYỄN Nguyễn Minh Tuấn Bài viết ngắn dưới đây giới thiệu những nét cơ bản nhất về tổ chức chính quyền trung ương thời Nguyễn như những đị...
- MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ Nguyễn Minh Tuấn Bài viết ngắn dưới đây giới thiệu những nét cơ bản nhất về tổ chức chính quyền trung ương thời Ngô - Đinh - Tiền L...
- NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI Nguyễn Minh Tuấn (Trích từ sách: Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2007) Nhà nước...
- KHÁI NIỆM HỆ THỐNG PHÁP LUẬT - MỘT DẪN NHẬP VÀO LÝ THUYẾT GIỚI THIỆU SÁCH: KHÁI NIỆM HỆ THỐNG PHÁP LUẬT - MỘT DẪN NHẬP VÀO LÝ THUYẾT TÁC GIẢ: JOSEPH JAZ DỊCH GIẢ: HUỲNH THIÊN TỨ LỜI GIỚI THIỆU: PG...
- A STUDY ON THE HUMAN RIGHTS PROTECTION PARADIGM IN THE CHINESE LEGAL FAMILY – FOCUSING ON ANCIENT CHINA AND VIETNAM A STUDY ON THE HUMAN RIGHTS PROTECTION PARADIGM IN THE CHINESE LEGAL FAMILY – FOCUSING ON ANCIENT CHINA AND VIETNAM NGUYEN MINH TUAN; LI...
- TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CƠ BẢN GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHƯƠNG ĐÔNG, PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI Nguyễn Minh Tuấn Một nội dung quan trọng của Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới là vấn đề Lịch sử nhà nước và pháp luật ...
- (không có tiêu đề) GIÁO TRÌNH NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CÁC QUỐC GIA ASEAN GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế (Chủ biên), PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh, PGS.TS. Nguyễn Minh ...
- GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT GS.TSKH. Đào Trí Úc, GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế (Đồng chủ biên), PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh, PGS.TS. Nguyễn Min...
- Challenges and Solutions For Legal Transplantation: A Case Study In Vietnam CHALLENGES AND SOLUTIONS FOR LEGAL TRANSPLANTATION: A CASE STUDY IN VIETNAM Nguyen Minh Tuan Assoc. Prof. Dr. , Senior Lecturer, University...
- (không có tiêu đề) THỰC TRẠNG NHẬN THỨC, ÁP DỤNG LUẬT MỀM Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ Nguyễn Minh Tuấn Tống Thị Phương Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn p...
BÀI VIẾT THEO CHỦ ĐỀ
Bản dịch Tiếng Việt (6) Các học thuyết pháp lý (12) Công bố quốc tế (9) Công trình của đồng nghiệp (2) Cơ sở dữ liệu (13) Giảng dạy (26) Giáo dục (25) Giáo trình (18) Góc nhìn pháp luật và cuộc sống (49) Góc nhìn pháp luật và cuộc sống; Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (1) Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học (9) Kỹ năng (4) Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (58) Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam (38) Luật công (11) Luật học so sánh (10) Lý luận nhà nước và pháp luật (58) Mục đích trang blog (1) Nhà nước và pháp luật ASEAN (3) Phòng chống tham nhũng (4) Quản trị nhà nước (20) Quyền con người và quyền công dân (50) Thông sử (3) Thông tin đa chiều (17) Thông tin pháp luật (6) Trả lời phỏng vấn (2) Tư duy pháp lý (8) Vài nét về tác giả (1) Văn hóa pháp luật (28) Xã hội học pháp luật (3)Lượt truy cập
RSS
NGUYỄN MINH TUẤN - NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT[HOT] CƠ HỘI NHẬN HỌC BỔNG
Đại sứ của Đại học Saarland, Cộng hòa Liên bang Đức (Botschafter der UdS, Deutschland)
Từ năm 2019, tôi được chính thức bổ nhiệm là đại sứ (Botschafter) của Đại học Tổng hợp Saarland, Cộng hòa liên bang Đức (https://www.uni-saarland.de/global/alumni/internationale-netzwerke/botschafter-und-botschafterinnen.html) cùng với các đại diện khác đến từ Canada, Bulgarien, Litauen, Senegal và Jordanien (https://www.uni-saarland.de/en/global/alumni/internationale-netzwerke.html).Nếu anh/chị/em nào muốn tìm hiểu về Trường Đại học Tổng hợp Saarland, CHLB Đức, cũng như cơ hội du học tại đây có thể liên hệ với tôi qua địa chỉ email: tuannm@vnu.edu.vnThông báo, Đề cương, Câu hỏi ôn tập, Tài liệu, Thuyết trình
[WEB] - Thông tin học bổng cho học viên trúng tuyển Khóa tuyển sinh chương trình Thạc sĩ Quản trị nhà nước và phòng chống tham nhũng 2020-2022, thi tháng 9/2020, xem tại đây.[PDF] - Thông tin tuyển sinh chương trình thạc sỹ luật học chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, Tháng 9/2020, xem tại đây[DOC] - Đề cương Lý luận chung nhà nước và pháp luật, hệ chất lượng cao (theo Thông tư 23), download tại đây[DOC] - Đề cương Lý luận chung nhà nước và pháp luật, luật học, download tại đây[DOC]- Đề cương Lý luận chung nhà nước và pháp luật, luật kinh doanh, download tại đây[PPT]- Hội thảo "Chủ nghĩa tự do", ngày 8/1/2016, thông tin truy cập tại đây, bài thuyết trình download click tại đây.[WEB]- Thông tin nghiên cứu khoa học sinh viên Bộ môn Lý luận- lịch sử nhà nước và pháp luật năm học 2015-2016, xem tại đây và năm học 2014-2015 xem tại đây.[PPT] - Nói chuyện chuyên đề về giá trị cốt lõi của Luật cơ bản CHLB Đức, ngày 25/11/2015, download click tại đây.[PPT] - Thuyết trình về đặc trưng và phương pháp tư duy pháp lý, download click tại đây.[PPT] - Thuyết trình tại Buổi sinh hoạt khoa học của CLB Luật gia trẻ về học thuyết khế ước xã hội, học thuyết nhà nước pháp quyền, ngày 3/11/2015, download click tại đây.[DOC] - Vũ Công Giao, Nguyễn Minh Tuấn, Đặng Minh Tuấn, Báo cáo đánh giá quá trình phát triển lập pháp ở Việt Nam sau Hiến pháp năm 2013 (224 trang), Báo cáo là tài liệu đã công bố thuộc Dự án phát triển lập pháp quốc gia tại Việt Nam (NLD), download phiên bản Tiếng Việt click tại đây; download phiên bản Tiếng Anh click tại đây.[PPT] - Thuyết trình tại Tọa đàm khoa học góp ý Dự thảo Luật bầu cử, ngày 14/01/2015, download click tại đây.[PPT] - Thuyết trình tại Hội thảo quốc tế về Nhà nước pháp quyền, ngày 18/9/2014, download click tại đây. [DOC] - Danh mục các vấn đề gợi ý nghiên cứu khoa học sinh viên năm học 2014 - 2015, download tài liệu click tại đây[DOC] - Một số bài viết tham khảo môn Lý luận nhà nước và pháp luật, download tài liệu click tại đây[DOC] - Một số bài viết tham khảo môn Lịch sử nhà nước và pháp luật, download tài liệu click tại đây. [DOC] - Sách Thuật ngữ Tiếng Latinh chuyên ngành luật thông dụng, TS. Nguyễn Minh Tuấn (biên soạn), download tài liệu (bản đầy đủ) tại đây.[DOC] - Đề cương môn Lịch sử nhà nước và pháp luật (đại học hệ chuẩn, luật học, luật kinh doanh, 3 tín chỉ), năm 2014, download click tại đây. [DOC] - Đề cương môn Nhà nước và pháp luật đại cương (chính qui, 2 tín chỉ), download click tại đây.[DOC] - Đề cương môn Lý luận chung nhà nước và pháp luật (chính qui, 4 tín chỉ), cập nhật 12/9/2013, download click tại đây.[DOC] - Đề cương môn Lý luận chung nhà nước và pháp luật (chính qui, 3 tín chỉ) dành cho Lớp Luật kinh doanh, cập nhật ngày 16/9/2013, download click tại đây[PPT] - Thuyết trình tại DAAD Hà nội ngày 24 tháng 1 năm 2014 về thủ tục, công việc cần chuẩn bị trước và sau khi đi du học tại CHLB Đức dành cho anh/chị/em nhận học bổng du học Đức năm 2014, download tài liệu click tại đây.[DOC] - Câu hỏi ôn tập Lý luận chung nhà nước và pháp luật lớp K59 Luật kinh doanh, công bố ngày 4/12/2014, download click tại đây.[DOC] - Câu hỏi ôn tập Nhà nước và pháp luật đại cương dành cho Trường ĐHKHXH&NV, Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, công bố ngày 4/12/2014, download click tại đây.THÔNG TIN CẬP NHẬT
- Bộ Tư pháp -
- CHIA SẺ THÔNG TIN LUẬT HỌC The puzzles of political reform in Vietnam - Vietnam’s growing economy is one of a very few recent global success stories. With a population of 95 million people and with GDP approaching US$8000 per... 5 năm trước
- Dự thảo online -
- Electronic Journal of Comparative Law -
- FrontPage - JuraWiki.de -
- German Law Archive -
VỀ TÁC GIẢ
Giới thiệu về tác giả: Xem tại đâyTừ khóa » Thuyết Khế ước Là Gì
-
Thuyết Khế ước Xã Hội Là Gì ? Tìm Hiểu Về Thuyết Khế ước Xã Hội
-
Khế ước Xã Hội – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khế ước Xã Hội Là Gì? Bàn Về Khế ước Xã Hội Theo Quan điểm ...
-
Thuyết Khế ước Xã Hội Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Thuyết Khế ước Xã Hội - Hệ Thống Pháp Luật
-
Khế ước Xã Hội Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Thuyết Khế ước Xã Hội - TaiLieu.VN
-
Thuyết Khế ước Xã Hội | Xemtailieu
-
Khế ước Là Gì Theo Quy định Pháp Luật
-
Khế ước Xã Hội
-
Lý Thuyết Khế ước Xã Hội - Mimir
-
Thuyết Khế ước Xã Hội: Thuyết Quyền Lực Nhà Nước: - Tài Liệu Text
-
Khế ước Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
Bàn Về Khế ước Xã Hội: Kiệt Tác Triết Học Chính Trị Thế Giới