Khóa: CHƯƠNG VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
Có thể bạn quan tâm
Lý thuyết: Sự chuyển thể của các chất
1. Sự nóng chảy
- Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
+ Mỗi chất rắn kết tinh có một nhiệt độ nóng chảy xác định ở mỗi áp suất cho trước.
+ Các chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
+ Đa số các chất rắn, thể tích của chúng sẽ tăng khi nóng chảy và giảm khi đông đặc.
+ Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn thay đổi phụ thuộc vào áp suất bên ngoài.
- Nhiệt nóng chảy:
Nhiệt lượng Q cần cung cấp cho chất rắn trong quá trình nóng chảy gọi là nhiệt độ nóng chảy: Q = λ.m
Với λ là nhiệt độ nóng chảy riêng phụ thuộc vào bản chất của chất rắn nóng chảy (J/kg)
- Ứng dụng: Nung chảy kim loại để đúc các chi tiết máy, đúc tượng, chuông, luyện gang thép...
2. Sự bay hơi
- Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bề mặt chất lỏng gọi là sự bay hơi.
Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí (hơi) sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
Sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ bất kì và luôn kèm theo sự ngưng tụ.
- Hơi khô và hơi bão hòa:
Xét không gian trên mặt thoáng bên trong bình chất lỏng đậy kín:
+ Khi tốc độ bay hơi lớn hơn tốc độ ngưng tụ, áp suất hơi tăng dần và hơi trên bề mặt chất lỏng là hơi khô.
+ Khi tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ, hơi ở phía trên mặt chất lỏng là hơi bão hòa có áp suất đạt giá trị cực đại gọi là áp suất hơi bão hòa.
+ Áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc thể tích và không tuân theo định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt, nó chỉ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng.
- Ứng dụng
+ Sự bay hơi từ biển, sông, hồ... tạo thành mây, sương mù, mưa làm cho khí hậu điều hòa và cây cối phát triển.
+ Sự bay hơi của nước biển được sử dụng trong ngành sản xuất muối.
+ Sự bay hơi của amoniac, frêôn... được sử dụng trong kĩ thuật làm lạnh.
3. Sự sôi
- Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi.
Dưới áp suất chuẩn, mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ xác định và không thay đổi.
Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc áp suất chất khí ở phía trên bề mặt chất lỏng. Áp suất chất khí càng lớn, nhiệt độ sôi càng cao và ngược lại.
- Nhiệt lượng Q cần cung cấp cho khối chất lỏng trong khi sôi gọi là nhiệt hóa hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi: Q = L.m
Với L là nhiệt hóa hơi riêng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng bay hơi (J/kg)
Từ khóa » Bài Tập Về Chất Rắn Và Chất Lỏng Sự Chuyển Thể
-
Các Dạng Bài Tập Chất Rắn Và Chất Lỏng, Sự Chuyển Thể Chọn Lọc, Có ...
-
70 Bài Tập Trắc Nghiệm Chương Chất Rắn Và Chất Lỏng, Sự Chuyển Thể ...
-
Các Dạng Bài Tập Chất Rắn Và Chất Lỏng, Sự Chuyển Thể ... - Haylamdo
-
Dạng Bài Tập Chất Rắn Và Chất Lỏng, Sự Chuyển Thể Môn Vật Lý Lớp 10
-
Các Dạng Bài Tập Chuyên đề Chất Rắn Và Chất Lỏng, Sự Chuyển Thể
-
Vật Lý 10.VII Chất Rắn, Chất Lỏng, Sự Chuyển Thể
-
Bài Tập Chất Rắn Chất Lỏng Sự Chuyển Thể
-
Bài Tập Sự Chuyển Thể Của Các Chất
-
Bài Tập Chất Rắn Và Chất Lỏng. Sự Chuyển Thể - Tài Liệu Text - 123doc
-
Bài Tập Trắc Nghiệm Chất Rắn Và Chất Lỏng - Sự Chuyển Thể Có đáp án
-
Bài Tập Trắc Nghiệm Về Chất Rắn Chất Lỏng Và Sự Chuyển Thể Môn Vật ...
-
Chương VII: Chất Rắn Và Chất Lỏng – Sự Chuyển Thể - HocTapHay
-
Chất Rắn Và Chất Lỏng. Sự Chuyển Thể
-
Công Thức Vật Lý 10 - Chương 7: Chất Rắn Và Chất Lỏng. Sự Chuyển Thể