Khoa Học Máy Tính - Ngành Học Xu Hướng Trong ... - Tuyển Sinh Số
Có thể bạn quan tâm
- Home
- Đại Học
- Cao Đẳng
- Ngành Nghề
- Khối thi Đại Học
- Đh - Hv theo khối
- Điểm Chuẩn
- Đề thi - Đáp án
- Bản tin
- Bí Kíp Ôn Thi
- Tin Tuyển Sinh
- Hướng Nghiệp
- Góc Sinh Viên
- Trang chủ
- Nhóm ngành đào tạo
- Ngành Khoa học máy tính
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin với cuộc cách mạng 4.0 đã và ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống. Lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin đang có sức hút rất lớn với các bạn trẻ. Bài viết dưới đây xin chia sẻ thông tin tổng quan về ngành Khoa học máy tính - chuyên ngành được nhiều thí sinh quan tâm và chọn lựa hiện nay.
1. Tìm hiểu ngành Khoa học máy tính
- Khoa học máy tính (tiếng Anh là Computer Science) là ngành nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về thông tin và tính toán cùng sự thực hiện và ứng dụng của chúng trong các hệ thống máy tính.
- Khoa học máy tính là cách tiếp cận khoa học và thực tiễn để tính toán và các ứng dụng của nó và nghiên cứu có hệ thống về tính khả thi, cấu trúc, biểu hiện và cơ giới hóa các thủ tục cơ bản làm cơ sở cho việc thu thập, đại diện, xử lý, lưu trữ, truyền thông và truy cập thông tin. Hiểu một cách đơn giản khoa học máy tính là nghiên cứu về các quy trình thuật toán tự động hóa mà có thể nhân rộng trên quy mô lớn. Một nhà khoa học máy tính là chuyên gia về lý thuyết tính toánvà thiết kế các hệ thống tính toán.
- Chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng và chuyên sâu về Khoa học Máy tính như: cấu trúc máy tính, hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình phần mềm và phần cứng, trí tuệ nhân tạo, bảo mật và an toàn máy tính, xử lý dữ liệu khối lượng lớn từ mạng internet và các mạng xã hội, thiết kế và phát triển các ứng dụng cho các thiết bị di động và môi trường web…
- Phân biệt ngành Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Công nghệ thông tin và Kỹ thuật phần mềm:
- Khoa học máy tính: Ngành này nghiên cứu cách ứng dụng các thuật toán vào các chương trình của máy tính. Bằng cách sử dụng các thuật toán và toán học cao cấp, nhà khoa học máy tính sẽ sáng tạo ra những cách mới để điều hành và truyền đạt thông tin. Cụ thể, họ nghiên cứu về các phần mềm, hệ thống quản lý và các tập lệnh. Sinh viên ngành Khoa học máy tính được đào tạo về ngôn ngữ lập trình, thuật toán, cách thiết kế, phát triển phần mềm.
- Kỹ thuật máy tính: Kỹ sư máy tính chịu trách nhiệm nghiên cứu, thiết kế và phát triển các linh kiện của máy tính. Ví dụ như mạch máy tính, chíp điện tử, thiết bị định tuyến… Sinh viên ngành Kỹ thuật máy tính sẽ được học các môn về khoa học máy tính, kỹ thuật và toán học.
- Công nghệ thông tin: Chuyên gia công nghệ thông tin có thể được gọi là người điều khiển hệ thống thông tin. Chuyên viên công nghệ thông tin không phải là người tạo ra phần cứng hay phần mềm máy tính. Họ chỉ học về cách sử dụng phần cứng và phần mềm của máy tính để truyền, thu thập, chuyển đổi, xử lý, bảo vệ và lưu trữ thông tin. Đây là những người sử dụng công nghệ và tối ưu hóa việc sử dụng hệ thống điều hành, phần mềm và các ứng dụng đã được tạo ra sẵn bởi kỹ sư hay các nhà khoa học máy tính.
- Kỹ thuật phần mềm: Đây là ngành đào tạo những kiến thức liên quan đến quy trình phát triển phần mềm một cách chuyên nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm phần mềm đạt chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu nghiệp vụ cụ thể trong nền sản xuất của xã hội. Sinh viên học ngành này được trang bị các kiến thức chuyên sâu về công nghiệp phần mềm, bao gồm: quy trình phát triển phần mềm, kỹ năng vận dụng các công cụ phần mềm vào việc hỗ trợ phát triển các phần mềm khác. Sinh viên cũng được trang bị các kiến thức cần thiết liên quan đến các pha thực hiện trong một dự án phần mềm như: thu thập yêu cầu, phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử, vận hành và bảo trì phần mềm.
2. Chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính
Để biết được ngành Khoa học máy tính học những gì, bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành trong bảng dưới đây.
I | Khối kiến thức chung (chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng - An ninh, Kỹ năng bổ trợ) |
1 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1 |
2 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2 |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
5 | Tin học cơ sở 1 |
6 | Tin học cơ sở 4 |
7 | Tiếng Anh cơ sở 1 |
8 | Tiếng Anh cơ sở 2 |
9 | Tiếng Anh cơ sở 3 |
10 | Tiếng Anh cơ sở 4 |
11 | Tiếng Anh cơ sở 5 |
12 | Giáo dục thể chất |
13 | Giáo dục quốc phòng - an ninh |
14 | Kỹ năng bổ trợ |
II | Khối kiến thức theo lĩnh vực |
15 | Đại số |
16 | Giải tích 1 |
17 | Giải tích 2 |
18 | Cơ - Nhiệt |
19 | Điện và Quang |
III | Khối kiến thức theo k ngành |
III.1 | Các học phần bắt buộc |
20 | Tín hiệu và hệ thống |
21 | Cấu trúc dữ liệu và giải thu |
III.2 | Chọn thêm 1 trong 2 h phần sau |
22 | Xác suất thống kê |
23 | Toán trong công nghệ |
IV | Khối kiến thức theo nh ngành |
24 | Lập trình hướng đối tượng |
25 | Kiến trúc máy tính |
26 | Toán học rời rạc |
27 | Nguyên lý hệ điều hành |
28 | Mạng máy tính |
29 | Công nghệ phần mềm |
30 | Cơ sở dữ liệu |
V | Khối kiến thức ngành |
V.1 | Các học phần bắt buộc |
31 | Lập trình nâng cao |
32 | Trí tuệ nhân tạo |
33 | Đồ họa máy tính |
34 | Lý thuyết thông tin |
35 | Chuyên đề Công nghệ |
36 | Thực tập chuyên ngành |
V.2 | Nhóm các học phần tự chọn 1 |
37 | Chương trình dịch |
38 | Xử lý ảnh |
39 | Học máy |
40 | Xử lý ngôn ngữ tự nhiên |
41 | Tin sinh học |
42 | Rô-bốt |
43 | Xử lý tiếng nói |
44 | Thị giác máy |
45 | Web ngữ nghĩa |
46 | Lập trình thi đấu |
47 | Phân tích và thiết kế thuật toán - Ứng dụng trong di động |
48 | Các thuật toán đồ thị và ứng dụng |
49 | Các vấn đề hiện đại trong KHMT |
V.3 | Nhóm các học phần tự chọn 2 |
50 | Kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm |
51 | Kiến trúc phần mềm |
52 | Lập trình nhúng và thời gian thực |
53 | Ứng dụng di động cho điện toán đám mây |
54 | Phân tích và thiết kế hướng đối tượng |
55 | Quản lý dự án phần mềm |
56 | Cơ sở dữ liệu đa phương tiện |
57 | Cơ sở dữ liệu phân tán |
58 | Khai phá dữ liệu |
59 | Nhập môn an toàn thông tin |
60 | Lập trình mạng |
61 | Truyền thông đa phương tiện |
62 | Phát triển ứng dụng Web |
63 | An toàn và an ninh mạng |
64 | Kiến trúc hướng dịch vụ |
65 | Các chuyên đề trong KHMT |
V.4 | Các học phần bổ trợ |
66 | Phương pháp tính |
67 | Tối ưu hóa |
68 | Chuyên nghiệp trong công nghệ |
69 | Mô hình hóa và mô phỏng |
70 | Xử lý tín hiệu số |
71 | Nguyên lý Marketing |
72 | Kinh tế vi mô 1 |
73 | Kinh tế vĩ mô 1 |
V.5 | Khóa luận tốt nghiệp |
74 | Khóa luận tốt nghiệp |
Theo Đại học Công nghệ - Đại học Quốc Gia Hà Nội
3. Các khối thi vào ngành Khoa học máy tính
- Mã ngành: 7480101
- Ngành Khoa học máy tính xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00: Toán - Lý - Hóa
- A01: Toán - Lý - Anh
- D01: Ngữ văn - Toán - Tiếng Anh
- D07: Toán - Hóa - Tiếng Anh
- C01: Ngữ văn - Toán - Vật lý
- D08: Toán - Sinh học - Tiếng Anh
- C14: Ngữ văn - Toán - Giáo dục công dân
- C02: Ngữ văn - Toán - Hóa học
*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng
4. Điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính
Điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính phụ thuộc vào hình thức xét tuyển. Với hình thức xét tuyển bằng điểm thi THPT Quốc gia, điểm chuẩn của ngành tại những cơ sở đào tạo dao động trong khoảng 13 - 18 điểm.
5. Các trường đào tạo ngành Khoa học máy tính
Ở nước ta hiện có nhiều trường đại học đào tạo ngành Khoa học máy tính, các bạn thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:
- Khu vực miền Bắc:
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Hạ Long
- Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên
- Đại học Thăng Long
- Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học FPT
- Đại học Thành Tây
- Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Khu vực miền Nam:
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Công nghệ thông tin - Đại học Quốc gia TP. HCM
- Đại học Mở TP. HCM
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Đồng Tháp
- Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
- Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP. HCM
- Đại học Công nghiệp TP. HCM
- Đại học Quốc tế Sài Gòn
- Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
6. Cơ hội việc làm ngành Khoa học máy tính
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để đáp ứng những vị trí công việc sau:
- Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt các đề án công nghệ thông tin đáp ứng các ứng dụng khác nhau trong các cơ quan, công ty, trường học...
- Chuyên viên lập dự án, lên kế hoạch, hoạch định chính sách phát triển các ứng dụng tin học, hoặc một lập trình viên phát triển các phần mềm hệ thống.
- Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài. Làm việc tại các công ty tư vấn đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin hoặc làm việc tại bộ phận công nghệ thông tin.
- Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng Công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm nghiên cứu, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường đại học, cao đẳng.
- Giảng dạy các môn liên quan đến khoa học máy tính tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường phổ thông.
- Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đảm nhận một số công việc khác như Lập trình viên, tư vấn, giám sát chất lượng, quản trị dự án hay kiến trúc sư, kỹ sư hệ thống thiết kế, kiến trúc sư dữ liệu, kỹ sư phụ trách nghiên cứu, phát triển và vận hành các phần mềm…
7. Mức lương của ngành Khoa học máy tính
Thực tế, mức lương ngành Khoa học máy tính phụ thuộc vào vị trí, địa điểm làm việc cũng như năng lực chuyên môn, tuy nhiên, đây được đánh giá là ngành học có mức lương “hấp dẫn”. Một số thống kê cho thấy, 98% sinh viên của ngành có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp với mức lương phổ biến trong khoảng 10 - 15 triệu.
8. Những tố chất phù hợp với ngành Khoa học máy tính
Để có thể theo đuổi đam mê với ngành Khoa học máy tính, bạn cần có một số tố chất dưới đây:
- Đam mê với công nghệ, phần mềm;
- Có trí thông minh và khả năng sáng tạo;
- Nhanh nhẹn , nhạy bén và có khả năng tư duy tốt;
- Chính xác và thận trọng trong công việc;
- Ham học hỏi và cập nhật kiến thức mới;
- Có khả năng ngoại ngữ tốt;
- Có khả năng làm việc nhóm;
- Chịu được áp lực công việc tốt.
Trên đây là những thông tin thí sinh cần nắm về ngành Khoa học máy tính. Hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích, giúp bạn tìm hiểu ngành học hiệu quả và đưa ra quyết định có nên học ngành Khoa học máy tính hay không nhé.
Thông tin cần biết- Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn giảm 100% Học phí 2024
- Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch miễn 100% học phí 2024
- Công cụ tính điểm thi Tốt nghiệp 2024
- Hướng dẫn thủ tục thi lại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 cho thí sinh tự do
- 10 lưu ý cho học sinh lớp 12 ôn thi THPT quốc gia 2024
- Danh sách các trường đã thông báo phương án tuyển sinh 2024
- Danh sách những trường Đại học lấy điểm chuẩn khối B dưới 20 điểm 2024
- Kinh nghiệm ôn thi và làm bài Đánh giá năng lực 2024
- Bộ GD&ĐT công bố cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
- Danh sách các trường ĐH tuyển sinh bằng IELTS kèm điều kiện xét tuyển 2024
- Đối tượng, điểm ưu tiên tuyển sinh ĐH
- Điểm chuẩn Đại Học Học Viện miền Bắc
- Điểm chuẩn Đại Học Học Viện miền Trung
- Điểm chuẩn Đại Học Học Viện miền Nam
Tin tức liên quan
Ngành Thiết kế vi mạch 12:01 15/01/2024 Thiết kế vi mạch cũng được xếp vào những nhóm ngành siêu Hot nhất tính đến thời điểm hiện... Ngành Công nghệ Marketing 10:52 13/01/2024 Marketing luôn luôn là ngành HOT và thu hút được rất nhiều bạn trẻ có ước mơ theo... Ngành Công nghệ đổi mới và sáng tạo 11:57 16/01/2024 Công nghệ đổi mới và sáng tạo là một trong số những ngành học mới và hiện được nhiều thí sinh... Ngành Kinh tế số 10:39 12/01/2024 Ngành Kinh tế số nằm trong số các xu hướng quan trọng của thế giới hiện đại, đang dần thay đổi về... Ngành Kinh tế thể thao 16:51 12/01/2024 Kinh tế thể thao cũng là ngành học mới ở Việt Nam và hiện vẫn chưa có nhiều trường Đại học đào... Ngành Truyền thông đại chúng 14:45 25/12/2018 Truyền thông đại chúng là ngành mới xuất hiện ở nước ta nhưng đã phát triển với tốc độ cực... Ngành Luật quốc tế 11:15 24/12/2018 Luật quốc tế là một ngành học hấp dẫn, thú vị dành cho các bạn trẻ năng động, tự tin và có khả...Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;- Thông tin từ website của các trường;- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.
Hợp tác truyền thông- 0889964368
- [email protected]
Tuyển Sinh Số - Thông tin tuyển sinh 2019Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật
Từ khóa » Tìm Hiểu Về Khoa Học Máy Tính
-
Khoa Học Máy Tính – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ngành Khoa Học Máy Tính: Học Gì, Học ở đâu, Và Cơ Hội Nghề Nghiệp
-
Ngành Khoa Học Máy Tính: Học Gì Và Làm Gì? - CodeLearn
-
Tổng Quan Ngành Khoa Học Máy Tính - UIT
-
Ngành Khoa Học Máy Tính 2019 | Top Trường Đại Học, Mức Lương
-
Ngành Khoa Học Máy Tính Là Gì, Ra Trường Làm Gì, ở đâu, Lương Bao ...
-
Thông Tin Từ A-Z Về Ngành Khoa Học Máy Tính L ESA L ĐHCN Đông Á
-
Khoa Học Máy Tính Là Ngành Gì? Học Và Làm Những Gì?
-
Tìm Hiểu Về Ngành Khoa Học Máy Tính ở Việt Nam
-
Tìm Hiểu Ngành Nghề: Khoa Học Máy Tính Là Gì? Học Ra Trường Làm Gì?
-
Khoa Học Máy Tính - Ngành Học Xu Hướng Trong Tương Lai
-
NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH CÓ THẬT SỰ ĐANG PHÁT TRIỂN?
-
Giới Thiệu Về Khoa Học Máy Tính | FUNiX
-
Khoa Học Máy Tính Hay Công Nghệ Thông Tin? - Những Hiểu Lầm Tai Hại