NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH CÓ THẬT SỰ ĐANG PHÁT TRIỂN?

Ngành Khoa học máy tính – Computer Science là ngành học cực HOT trong khối STEM với những ưu thế đặc biệt sau khi tốt nghiệp tại Mỹ. Đây cũng là ngành học được đánh giá là ngành mũi nhọn trong thời đại 4.0. Thật đáng tiếc nếu như bạn bỏ qua việc tìm hiểu về ngành học đầy thách thức nhưng vô cùng triển vọng này.

NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH LÀ GÌ?

Ngành Khoa học máy tính nghiên cứu cách ứng dụng các thuật toán vào các chương trình của máy tính. Bằng cách sử dụng các thuật toán và toán học cao cấp, nhà khoa học máy tính sẽ sáng tạo ra những cách mới để điều hành và truyền đạt thông tin. Cụ thể, họ nghiên cứu về các phần mềm, hệ thống quản lý và các tập lệnh.

Sinh viên khoa học máy tính học về ngôn ngữ lập trình, thuật toán, cách thiết kế, phát triển phần mềm. Nói cách khác, nhà khoa học máy tính là người có thể giao tiếp với máy tính bằng ngôn ngữ của máy tính – toán học và thuật toán. Họ là những người có thể hiểu được vì sao một máy tính có thể hoạt động. Hoặc họ tạo ra các chương trình hay hệ điều hành để giao cho máy tính nhiệm vụ mà họ muốn máy tính thực hiện.

Ngành khoa học máy tính rất rộng và có yêu cầu khá cao, ví dụ như môn Toán là quan trọng nhất. Bạn cần phải hoàn thành hết các lớp Toán mới có thể đăng kí môn học cho ngành khoa học máy tính được.

>> Vậy thế nào là Khoa học máy tính – Kỹ thuật máy tính và Công nghệ thông tin?

HỌC KHOA HỌC MÁY TÍNH SAU NÀY LÀM GÌ?

Các lĩnh vực của khoa học máy tính thật ra rất đa dạng và nhiều màu sắc. Một bạn sinh viên theo học ngành Khoa học máy tính khi ra trường có thể theo đuổi các ngành nghề sau đây:

  • Thiết kế và phát triển phần mềm ứng dụng
  • Kỹ sư hệ thống phần mềm. Các kỹ sư hệ thống thiết kế và tạo ra hệ điều hành và các hệ thống sử dụng trong máy tính, điện thoại, và thậm chí cả ô tô
  • Thiết kế và phát triển Website
  • Sản xuất máy tính và sản phẩm điện tử
  • Thiết kế hệ thống máy tính và các dịch vụ liên quan
  • Chuyên gia phân tích an ninh thông tin
  • Kiến trúc mạng, đôi khi được gọi là kỹ sư mạng
  • Chuyên gia hỗ trợ máy tính
  • Quản trị hệ thống

Khoa học máy tính là nền tảng cơ bản để học hai ngành học còn lại về công nghệ số: kỹ thuật máy tính (nghiên cứu về phần cứng máy tính) và công nghệ thông tin (nghiên cứu về sự liên kết và truyền đạt mạng thông tin). Vì vậy, có kiến thức về khoa học máy tính là cơ hội tốt để sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể theo đuổi các lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật máy tính và công nghệ thông tin.

Theo học ngành này, bạn sẽ phải ngồi hàng giờ trước màn hình vi tính và một khi đã đi làm thì bạn cũng đừng mong sẽ được đi thực tế ở ngoài trời, vì đơn giản lĩnh vực này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải làm việc với chiếc vi tính 24/7. Một số dự án còn đòi hỏi bạn phải làm việc một mình, viết code liên tục. Vậy nếu bạn thích phong cách làm việc này thì đây chính là ngành phù hợp. Khi đi làm, nếu vai trò của bạn là hỗ trợ tin học cho một hoạt động kinh doanh nào đó của doanh nghiệp thì nhiều khả năng bạn sẽ phải làm việc với những đồng nghiệp không có nhiều kiến thức về IT.

TRIỂN VỌNG NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH NHƯ THẾ NÀO?

Nhiều thập kỷ trước, người ta sáng tạo ra máy tính chỉ để “cho vui” và đáp ứng 1 số nhu cầu cơ bản về tính toán của con ngươi. Nhưng ngày nay, máy tính lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội. Máy tính giúp giải quyết các vấn đề tính toán phức tạp, mang lại nhiều hiệu quả lao động hơn so với các quy trình vận hành bằng tay, các công nghệ máy tính cũng là nguồn cội làm nên các ứng dụng giải trí thú vị, chính vì thế cuộc sống con người dường như đã không thể thiếu máy tính.

Đặc biệt, các nước phát triển sử dụng rất nhiều nhân lực trong ngành “Khoa học máy tính”. Do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tại các nước phát triển, nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin (CNTT) đang được tuyển dụng rất nhiều, nhất là nhân lực làm việc trong ngành Khoa học máy tính, những nhân sự này sẽ đảm nhận các vị trí nghiên cứu và phát triển hệ thống mới, nâng cấp công nghệ cũ. Đây được xem là lực lượng nòng cốt trong sự phát triển của các hãng công nghệ.

Ở Việt Nam, khoa học máy tính là một ngành HOT tại các trường đại học. Thực tế nhu cầu việc làm cho ngành khoa học máy tính tại Việt nam là vô cùng lớn, sự phát triển về công nghệ, các công ty nước ngoài thường gửi các dự án sang các nước đang phát triển gia công phần mềm, nhưng do trình độ các sinh viên khoa học máy tính Việt Nam mới ra trường quá yếu, phải mất thời gian đào tạo mà chưa chắc đã làm được việc, trong khi trình độ tiếng Anh yếu là trở ngại lớn nhất khi làm việc trong ngành, khả năng làm việc nhóm yếu, chịu được áp lực kém, tự phụ là một trong vô vàn khuyết điểm khiến nhân lực ngành khoa học máy tính ở Việt Nam được nhận định là “Cung dư nhưng không đủ Cầu”.

Bởi vậy, du học Mỹ ngành khoa học máy tính thực sự là một hướng đi đúng đắn cho những ai có quyết tâm theo đuổi ngành học đầy thách thức này.

TẠI SAO NÊN DU HỌC MỸ NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH?

Mỹ là quốc gia dẫn đầu của ngành khoa học máy tính với vô vàn những phát minh và sáng chế trong ngành này được tạo ra từ nước này.

Nước Mỹ là nơi tập trung của nhiều công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ như: Apple, Microsoft, Facebook, IBM, Dell,…

Nước Mỹ là nơi sinh ra những biểu tượng tự do sáng tạo đầy thành công như Bill Gates (Microsoft), Steve Jobs (Apple), Mark Zuckerberg (Facebook)…

Đặc biệt, “Khoa học máy tính” là ngành kiếm được nhiều tiền nhất trên đất Mỹ

CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH TẠI MỸ

  • Học viện Công nghệ Massachusetts
  • Đại học Stanford
  • Đại học California, Berkeley
  • Đại học Texas, Austin
  • Đại học Princeton
  • Đại học California, San Diego
  • Đại học Carnegie Mellon

Theo số liệu thống kê, trong tất cả các chuyên ngành, sinh viên các ngành Khoa học máy tính là những người có mức lương khởi điểm cao nhất (khoảng $66.161 /năm), kế đến là những sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật (khoảng $65,000 /năm), Toán học và thống kê ($60,300 /năm), Kinh tế ($58,600 /năm) và Tài chính ($58,000 /năm). Hơn hết, theo thống kê cho thấy, 32% sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành liên quan đến “Khoa học máy tính và CNTT” đều nhận được mức lương khởi điểm trên $75,000 /năm, 13% khác có mức thu nhập khởi điểm khủng trên $100,000 /năm.

Nguồn: Internet

Chính vì thế, IvyPrep đã nghiên cứu và mang bộ môn Khoa học máy tính vào chương trình Phổ thông Mỹ, nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản và giúp các em làm quen với môi trường học tập ngay từ nhỏ để chuẩn bị hành trang cho hành trình du học học bổng thành công vào các trường đại học Top Mỹ hay trên thế giới trong tương lai!

——————–

👉 Đăng ký ngay để được trải nghiệm học thử Phổ thông Mỹ và tư vấn lộ trình đào tạo miễn phí: https://bit.ly/hoc-thu-Pho-thong-My-mien-phi

Từ khóa » Tìm Hiểu Về Khoa Học Máy Tính