Không Gian Nghệ Thuật Trong Ca Dao Hiện đại - Blog Trần Thị Tuyết

Blog Trần Thị Tuyết
  • Home
  • Static Page
  • Drop Menu
  • Button
  • Drop Menu
  • Error
  • Translate
Home Uncategories Không gian nghệ thuật trong ca dao hiện đại Không gian nghệ thuật trong ca dao hiện đại A.MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Trong những sáng tác của văn học dân gian, ca dao là một thể loại phổ biến nhất, phát triển rực rỡ và có một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội nó chung và trong nền văn học dân gian nói riêng. Ca dao mang những giá trị văn hóa, tinh thần vô giá của nhân dân ta, nó thấm sâu vào mỗi tâm hồn người Việt Nam từ thuở lọt lòng, bằng những lời ru của bà, của mẹ. Là người bạn tinh thần thân thiết của chúng ta khi cắp sách đến trường trong suốt cuộc đời. Đó không chỉ là những lời từ trái tim của tình yêu đôi lứa “Trăng tròn chỉ có đêm trăng/ Tình ta tháng tháng, năm năm vẫn tròn”, của tình nghĩa vợ chồng “Chữ rằng: quân tử tạo đoan/ Vợ chồng là nghĩa dá vàng trăm năm”, của tình cha nghĩa mẹ sinh thành “Con lên ba, mẹ sa xương sườn/ Cha sinh mẹ dưỡng” mà đó còn là những lời ca tinh thần đoàn kết đấu tranh và bảo vệ đất nước, những kinh nghiệm lao động sản xuất... từ ngàn xưa của ông cha ta. Chính vì vậy mà việc tìm hiểu và nghiên cứu ca dao, ta sẽ thấy cách thể hiện độc đáo và sâu sắc về đời sống tâm hồn con người Việt Nam qua bao thế hệ. Trong tiến trình lịch sử, thể loại ca dao đã có sự vận động rõ rệt từ bộ phận ca dao truyền thống đến bộ phận ca dao hiện đại. Đặc biệt ở bộ phận ca dao hiện đại, đây thực sự là một “chân trời mới lạ” cuốn hút mạnh mẽ với những con người muốn khám phá cái đẹp, cái hay của ca dao. Đó còn là sự kế thừa và phát huy những phần ưu tú của nghệ thuật ca dao cổ truyền. Theo các nhà nghiên cứu, bộ phận ca dao hiện đại được tính từ năm 1945 đến nay. Vì đây là một bộ phận mới nên còn ít các công trình nghiên cứu về nó. Và càng hiếm hoi hơn những công trình nghiên cứu ca dao hiện đại theo hướng tiếp cận của Thi pháp học- một khoa học văn học có tính thời đại. Nghiên cứu ca dao hiện đại theo hướng tiếp cận thi pháp, người ta có thể tìm hiểu ở các phương diện đề tài, cảm hứng sáng tác, nhân vật trữ tình, không gian- thời gian nghệ thuật, hình thức diễn xướng… Trong đó, không gian nghệ thuật được coi là yếu tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thể hiện nội dung và ý đồ nghệ thuật của tác phẩm. Vì thế chúng tôi quyết định chọn “Không gian nghệ thuật trong ca dao hiện đại” làm đề tài nghiên cứu. Hy vọng với đề tài này sẽ góp phần khám phá được những chiều sâu tư tưởng lẫn những giá trị nghệ thuật đặc sắc của những lời ca dao ngọt ngào tha thiết mà nhân dân ta sáng tạo. 2.Lịch sử nghiên cứu Nghiên cứu về ca dao hiện đại có một số công trình nghiên cứu. Trong bài viết “Về một phương diện nghệ thuật của ca dao tình yêu” của tác giả Trần Thị An, bài viết khẳng định thời gian là một yếu tố trong chỉnh thể nghệ thuật của ca dao. Trong chuyên luận “Thi pháp ca dao”, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Kính tìm hiểu về các vấn đề ngôn ngữ, hình tượng, kết cấu, thể thơ, thi pháp, thời gian và không gian nghệ thuật trong ca dao truyền thống. Trong giáo trình “Văn học dân gian Việt Nam”, nhóm tác giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn đã đề cập tới cấu tứ trong thơ trữ tình dân gian. Song, mảnh ca dao hiện đại từ năm 1945 đến nay dưới góc nhìn thi pháp, đặc biệt ở góc độ không gian nghệ thuật thì chưa có công trình nào nghiên cứu. 3.Mục đích nghiên cứu Với đề tài trên góp phần làm rõ hơn về không gian nghệ thuật trong ca dao hiện đại, từ đó có cái nhìn toàn diện khi về những nét khác biệt và tương đồng của ca dao hiện đại với ca dao truyền thống. 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu vào yếu tố thi pháp, tiêu biểu là không gian nghệ thuật trong những lời ca dao hiện đại. Phạm vi nghiên cứu: Những lời ca dao được sưu tầm, biên soạn và xuất bản dưới dạng viết. 5.Phương pháp nghiên cứu -Phương pháp phân tích- tổng hợp -Phương pháp thống kê -Phương pháp so sánh- đối chiếu B.NỘI DUNG Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1Khái niệm thi pháp văn học dân gian Nhìn một cách khái quát thì lịch sử thi pháp học là một quá trình phát triển theo chiều hướng tích cực. Cùng với bước đi của thời gian, bộ môn khoa học này càng ngày càng được chuyên biệt hóa, lúc đầu nó là một bộ phận nằm trong mỹ học và lý luận văn học, sau tách ra trở thành bộ môn khoa học độc lập. Đối tượng nghiên cứu của bộ môn khoa học này cũng dần được mở rộng, đầu tiên là thơ sau đó là cả thơ và văn xuôi; đầu tiên là văn học viết sau đó là cả văn học viết và văn học dân gian. Việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian không chỉ mở rộng phạm vi, đối tượng nghiên cứu của khoa học thi pháp mà còn đem đến cho bộ môn khoa học này những kết quả khả quan và mở ra những hướng nghiên cứu có hiệu quả. Vậy chúng ta cần tìm hiểu khái niệm thi pháp văn học dân gian. “Thi pháp văn học dân gian là toàn bộ các đặc điểm về hình thức nghệ thuật, về phương thức và thủ pháp miêu tả biểu hiện, về cách cấu tạo đề tài, cốt truyện và phương pháp xây dựng hình tượng con người... Việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian bao gồm từ việc khảo sát những yếu tố thi pháp riêng lẻ như phép so sánh thơ ca, các biểu tượng và luật thơ, các mô típ và cách cấu tạo cốt truyện, cách mô tả diện mạo bên ngoài và tâm lý bên trong của nhân vật... đến việc khảo sát những đặc điểm thi pháp chung của từng thể loại, và cuối cùng là nêu lên những đặc điểm phổ thông và những đặc điểm dân tộc của thi pháp học văn học dân gian nói chung. Nghiên cứu thi pháp văn học dân gian còn bao gồm cả việc khảo sát những đặc điểm phong cách cá nhân của người sáng tạo và diễn xướng trong mối quan hệ với những đặc điểm thi pháp truyền thống”. Quy chiếu vào bài nghiên cứu, xác định yếu tố thi pháp cần nghiên cứu là không gian nghệ thuật. Đây là một yếu tố thi pháp không chỉ giữ một vai trò quan trọng trong văn bản trữ tình, mà còn là một yếu tố có sự biến đổi khá rõ nét từ ca dao cổ truyền đến ca dao hiện đại 1.2Khái niệm về ca dao cổ truyền và ca dao hiện đại 1.2.1Khái niệm về ca dao cổ truyền Thuật ngữ ca dao đã từng được dùng với nhiều nghĩa rộng, hẹp khác nhau. Theo nghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có khúc điệu. Và một thời ca dao là danh từ chung chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu. Trong trường hợp này, ca dao đồng nghĩa với dân ca. Nhưng trên thực tế, nội hàm khái niệm ca dao đã dần dần có sự thu hẹp. Hiện nay, các nhà nghiên cứu cơ bản thống nhất dùng danh từ ca dao để chỉ riêng thành phần nghệ thuật ngôn từ (phần lời thơ) của dân ca (không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi). Với nghĩa này, ca dao là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất của thơ dân gian truyền thống. Thí dụ lời ca dao: Gió mùa thu mẹ ru con ngủ Năm canh chày thức đủ vừa năm Bài ca dao được xem là rút ra từ bài dân ca Nam Bộ Ru con với những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi như sau: Gió mùa thu mẹ ru (mà) con ngủ (u). Năm (ơ) canh chày (là) năm (ơ) canh chày, thức đủ vừa năm... Hay lời ca dao: “Ngựa ô anh thắng kiệu vàng Anh tra khớp bạc đưa nàng về dinh” Đây vốn được xem là lời thơ cốt lõi của bài dân ca Lý ngựa ô có phần lời đầy đủ (bao gồm cả tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi) như sau: Ngựa ô anh thắng (anh thắng) kiệu vàng Anh tra khớp bạc, lục lạc đồng đen Bông sen là rậm, dây cương hồng thắm Cán roi anh bịt đồng (hứ hư là)… Anh (í anh) đưa nàng Anh đưa nàng về dinh (ứ ư…) Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, giới nghiên cứu nước ta đã sử dụng tập hợp từ ca dao hiện đại (hay ca dao mới) để phân biệt với ca dao cổ truyền (còn gọi là ca dao cổ). Như vậy, ca dao cổ truyền (hay ca dao cổ) là khái niệm chỉ riêng thành phần nghệ thuật ngôn từ (phần lời thơ) của dân ca (không kể tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi) được sáng tác và sưu tầm chủ yếu từ Cách mạng Tháng Tám trở vể trước. 1.2.2Khái niệm về ca dao hiện đại Khác với ca dao cổ truyền, ca dao hiện đại ra đời và tồn tại trong giai đoạn lịch sử mới. Bởi vậy, hoàn cảnh sáng tác, lực lượng sáng tác, hệ thống đề tài, chủ đề cùng những phương thức và phương tiện sáng tác lưu truyền phổ biến có nhiều nét khác biệt. Ca dao cổ truyền chủ yếu là lời của những sáng tác dân ca, ra đời trong các sinh hoạt ca hát dân ca. Lực lượng tham gia sáng tác chủ yếu là tầng lớp nông dân. Đề tài và chủ đề cũng khá phong phú. Phương thức sáng tác tập thể và phương tiện lưu truyền bằng miệng chiếm ưu thế. Trong khi đó ca dao hiện đại lại ra đời trong những hoàn cảnh hết sức đặc biệt: trong những cuộc hành quân của bộ đội, trong các đợt dân công đi tiếp vận, trong các sinh hoạt câu lạc bộ, trong những cuộc thi sáng tác ca dao... Điều đáng lưu ý là, ca dao hiện đại không chỉ gồm phần lời của các làn điệu dân ca, mà còn là những lời thơ cất lên trong các sinh hoạt văn hóa văn nghệ đa dạng của quần chúng. Ca dao hiện đại không chỉ được sáng tác và phổ biến bằng hình thức truyền miệng mà còn được lưu truyền bằng văn tự. Phạm vi đề tài trong ca dao hiện đại cũng được mở rộng. Bên cạnh các đề tài truyền thống, những đề tài mới mang hơi thở thời đại được bổ sung và chiếm vị trí chủ chốt. Hệ thống chủ đề trong ca dao hiện đại vì thế trở nên hết sức đa dạng, phong phú. Ra đời trong hoàn cảnh lịch sử mới, lực lượng sáng tác và lưu truyền ca dao hiện đại cũng có những thay đổi cơ bản. Không chỉ có nông dân mà công nhân, bộ đội, dân công, trí thức… đều tham gia vào hình thức sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian này. Điểm khác biệt trên giữa ca dao cổ truyền và ca dao hiện đại chứng tỏ thể loại ca dao đã có sự vận động, biến đổi mạnh mẽ trong tiến trình lịch sử. Điều đó kéo theo việc phải có những điều chỉnh nhất định trong khái niệm ca dao hiện đại. Tác giả công trình Sự chuyển đổi thi pháp từ ca dao cổ truyền đến ca dao hiện đại đã định nghĩa: Ca dao hiện đại là khái niệm chỉ thành phần nghệ thuật ngôn từ của các loại dân ca (không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi) và những lời thơ mang truyền thống nghệ thuật dân gian, ra đời và tồn tại trong thời kỳ hiện đại. 1.3 Khái niệm về không gian và đặc điểm của không gian nghệ thuật trong ca dao 1.3.1Khái niệm về không gian nghệ thuật Không gian nghệ thuật là một yếu tố thi pháp được một số nhà nghiên cứu quan tâm. Song đến nay, khái niệm không gian nghệ thuật vẫn chưa thật sự thống nhất. Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa như sau: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, nối tiếp, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài.. tạo thành viễn cảnh nghệ thuật”. Giáo trình Dẫn luận thi pháp học nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng: “Không gian nghệ thuật là mô hình không gian của thế giới nghệ thuật và cũng là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật”. Trong thực tế “không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, và bản thân người kể chuyện hay nhà thơ trữ tình cũng nhìn sự vật trong một khoảng cách, góc nhìn nhất định. Nhờ có điểm nhìn của chủ thể mà không gian có chiều cao- thấp, rộng- hẹp, xa- gần, sâu- cạn … Có thể nói, không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một phương diện nhất định của cuộc sống”. Phạm Thu Yến trong Những thế giới nghệ thuật ca dao đã đưa ra ý kiến: “Không gian nghệ thuật là một trong những phạm trù quan trọng của thi pháp. Vừa là đại lượng chỉ địa điểm, vừa gắn với trường nhìn điểm nhìn, môi trường hoạt động, không gian nghệ thuật trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống, nhiều khi mang ý nghĩa biểu tượng nghệ thuật. Là một hiện tượng nghệ thuật, không gian nghệ thuật mang tính ước lệ, mang ý nghĩa cảm xúc tâm tưởng”. Như vậy, có thể thấy không gian nghệ thuật là một dạng tồn tại đặc biệt, có quan hệ mật thiết với không gian vật lí và không gian địa lí. Nhưng giữa hai kiểu không gian này lại có những điểm khác biệt. Nếu như không gian địa lý, không gian vật lý tồn tại một cách khách quan ngoài ý thức của con người thì không gian nghệ thuật lại mang đậm dấu ấn chủ quan của chủ thể sáng tạo. Đó là không gian tinh thần của con người, là không gian sống mà con người cảm thấy. Hay nói cách khác không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nó gợi lên trong trí tưởng tượng của chúng ta qua các tín hiệu ngôn từ và mang tính vận động rõ nét. Không gian nghệ thuật không chỉ mang tính chủ quan mà còn mang tính tượng trưng, quan niệm. Nghĩa là chủ thể sáng tạo luôn tạo ra không gian nghệ thuật để thể hiện một quan niệm nhất định của mình về thế giới và cuộc sống con người. Không những vậy không gian nghệ thuật còn mang một cấu trúc đặc biệt, nó gắn liền với điểm nhìn của con người trong tác phẩm văn học. 1.3.2Đặc điểm của không gian nghệ thuật trong ca dao nói chung Muốn phát hiện ra những đặc điểm riêng biệt của không gian nghệ thuật trong văn học dân gian nói chung và ca dao hiện đại nói riêng người nghiên cứu phải so sánh không gian mang tính chủ quan mà tác giả dân gian tạo nên với không gian hiện thực khách quan ở ngoài đời để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt. Nghiên cứu không gian nghệ thuật trong ca dao hiện đại, chúng ta cũng đi theo định hướng khoa học nói trên. Nghiên cứu không gian nghệ thuật trong ca dao chúng ta cần lưu ý tới đặc trưng loại hình, đặc trưng thể loại của nó. Nếu như không gian nghệ thuật trong các tác phẩm tự sự thường được miêu tả rất cụ thể, tỉ mỉ và chi tiết, thì không gian nghệ thuật trong các tác phẩm trữ tình trong đó có ca dao, chỉ được miêu tả một cách chấm phá, điểm xuyết hoặc là họ không miêu tả mà mặc nhiên công nhận không gian nghệ thuật ấy. Riêng với ca dao, không gian nghệ thuật mang đặc trưng thể loại rất rõ nét. Qua nghiên cứu ta thấy không gian nghệ thuật trong ca dao mang tính phiếm chỉ. Tuy nhiên tính phiếm chỉ ấy có khi thể hiện trên văn bản là rất cụ thể (không gian bến đò, dòng sông, cánh đồng…) nhưng chúng ta không thể xác định được nó ở địa điểm nào. Không gian phiếm chỉ này rất phù hợp với đặc trưng của thể loại ca dao. Khi tìm hiểu không gian nghệ thuật trong ca dao hiện đại, người nghiên cứu cũng cần bám sát vào những đặc điểm khoa học trên. 1.4 Đôi nét về ca dao hiện đại qua các thời kì lịch sử Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay (đặc biệt vào năm 1969), vấn đề văn học dân gian hiện đại đã được đặt ra. Nhiều cuộc thảo luận được tổ chức và đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam. Một số ý kiến cho rằng, từ sau Cách mạng tháng Tám, văn học dân gian dần dần mất đi và chỉ còn văn học thành văn phát triển rộng rãi trong quần chúng nhân dân lao động. Một số khác không phủ nhận hoàn toàn sự tồn tại của văn học dân gian hiện đại mà lại cho rằng, trong điều kiện lịch sử mới không thể có một loại hình văn học dân gian riêng biệt mà nó phát triển lẫn cùng với văn học thành văn. Tuy nhiên, phần đông các nhà nghiên cứu vẫn khẳng định sự tồn tại tự nhiên của văn học dân gian hiện đại với tư cách là một loại hình văn học nghệ thuật riêng biệt. Chẳng hạn ý kiến của các tác giả Vũ Ngọc Phan, Chu Xuân Diên, Cao Huy Đỉnh, Đặng Văn Lung, Trần Gia Linh, Dương Tất Từ, Trần Tiến… đều khẳng định sự tồn tại của văn học dân gian hiện đại trong đời sống xã hội hiện đại. Trong những sáng tác dân gian hiện đại, ca dao là một thể loại khá tiêu biểu và có một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Cùng với sự thay đổi của đời sống xã hội, ca dao hiện đại cũng có sự vận động khá rõ nét qua các giai đoạn lịch sử. Việc phân chia thành các giai đoạn phát triển của ca dao hiện đại chỉ mang tính chất tương đối, bởi vì trong thực tế có những lời ca dao không thể xác định rõ thuộc giai đoạn lịch sử nào. Hiện nay, có thể chia ca dao hiện đại thành ba giai đoạn: Từ năm 1945 đến năm 1954, từ năm 1954 đến năm 1975 và từ năm 1975 đến nay. Vậy trong từng giai đoạn lịch sử ca dao hiện đại tồn tại và phát triển như thế nào? ·Từ năm 1945 đến năm 1954 Thời kỳ này xuất hiện rất nhiều những lời ca dao trong quần chúng nhân dân mà chủ yếu là ở những làng quê, thôn bản, sau đó là ở các nhà máy, xí nghiệp và công trường. Ngoài ra văn học dân gian trong đó có ca dao hiện đại còn xuất hiện ở môi trường lao động và chiến đấu chẳng hạn trong các cuộc tải lương, tải đạn ra chiến trường. So với ca dao những giai đoạn trước, ca dao thời kỳ này có nhiều điểm đổi mới về nội dung phản ánh cũng như phương thức sáng tác, và lưu truyền. Trong điều kiện lao động, chiến đấu và sinh hoạt mới của nhân dân thì phương thức sáng tác, lưu truyền mới của ca dao xuất hiện là một điều tất yếu. Lực lượng sáng tác ca dao đông đảo và phong phú hơn bao giờ hết. Đó là người nông dân, công nhân, trí thức, là anh vệ quốc quân, chị thanh niên xung phong, các em thiếu nhi, các cụ phụ lão… Công việc chính của họ là học tập, sản xuất, và chiến đấu, nhưng với phẩm chất nghệ sĩ đã thấm đượm trong tâm hồn, mà cảm hứng thi ca đến với họ ngay trong lúc thực hiện chính những công việc ấy. Họ cất lên những lời ca, câu hát đọc lên những vần thơ để giãi bày tâm trạng, cảm xúc, bộc lộ ý chí quyết tâm chiến đấu và thể hiện tấm lòng yêu nước của mình. Những sáng tác hay được chép truyền tay nhau viết trong cuốn sổ tay, chép lên báo tường, viết trên chuối non, trong lòng máng trăng của tranh tre… rồi dán lên báng súng, tông dao, lưỡi mác, bi đông thậm chí ca dao còn được dán lên cả nồi niêu, xoong chảo, gửi theo nắm cơn ra trận địa … Cứ như vậy, ca dao theo chân anh bộ đội, chị dân công, mà lưu truyền ngày càng sâu rộng hơn trong lòng quần chúng. Do tính chất đa dạng của sinh hoạt lao động, chiến đấu và vui chơi của nhân dân mà phong trào ấy có những biểu hiện vô cùng phong phú: Mùa hè năm 1949, nhà thơ Tố Hữu đi với tiểu đoàn Phủ Thông tham gia chiến dịch Sông Thao. Trong mười năm ngày cùng bộ đôị hành quân, chiến đấu nhà thơ đã thu lượm được 350 bài ca dao trong đó có nhiều bài có chất lượng cao. Nhà thơ kể lại rằng, thường trung đội nào cũng có báo, “…báo ra không khó khăn gì hết. Ra trong lúc hành quân, trong lúc đánh trận. Cứ như vậy mà anh nào cũng cố viết, vừa lau súng, vừa lẩm nhẩm mấy câu ca dao. Chợt nghĩ ra họ viết và dán ngay lên súng, lên nồi chảo, ống loa, mìn, bom…Đến một trình độ một hôm xuất phát có thể động viên một lúc 500 bài”. Lưu Quý Kỳ đã kể lại một câu chuyện trong thực tiễn văn nghệ kháng chiến Nam Bộ như sau: “Ở Nam Bộ vào thời có chủ trương đẩy mạnh việc xây dựng bộ đội địa phương, các đơn vị quân đội chính quy đem súng ống- chiến lợi phẩm của mình tặng cho du kích và trao nhiệm vụ cho họ thành lập bộ đội địa phương. Lúc đó cán bộ văn nghệ trong quân đội đã vận động mỗi chiến sỹ làm một câu ca dao dán vào báng súng để nói lên tâm tình của mình trước khi gửi khẩu súng lại cho người tiếp nhận. Chỉ một vài tiếng đồng hồ, một tiểu đoàn vào khoảng 400 chiến sĩ đã có trên 500 câu ca dao được ra đời”. Còn Hoài Thanh, trong “Nói chuyện thơ kháng chiến ở chiến dịch Cao- Bắc- Lạng” (1950) thì kể lại, một đồng chí cấp dưỡng gài vào nắm cơm gánh ra trận địa cho bộ đội mấy câu thơ: Mời anh xơi nắm cơm chay Ăn no lấy sức phanh thây quân thù. Bộ đội chiến đấu ngoài mặt trận đáp lại cũng bằng cách dán trả mấy câu thơ vào chiếc đòn gánh gánh cơm: Hôm nay tớ nhận cơm chay Ngày mai tớ gửi mười Tây làm quà. Khoảng cuối những năm 50 trong những đoàn dân công đi tiếp vận chuyển thóc gạo ra chiến trường bắt đầu xuất hiện những câu hò tiếp vận đầu tiên ở Thanh Hóa, Nghệ An. Những điệu hò này được kế thừa trên cơ sở tiếp thu những điệu hò trong lao động và hò đối đáp trước Cách mạng. Chẳng hạn: Hò ớ ơ … Trời chưa khô lại mòng những nước Dân công hò vội bước theo quân Đỉnh đèo vừa dốc vừa trơn Chim bay rã cánh, người còn dẻo chân. Hò ớ ơ … Tiếng đàn của chị văn công Tình tinh tính tỉnh tinh thần anh em Một đoàn súng ống vừa lên Một đoàn gồng gánh theo liền sau lưng. Bên cạnh đó, trong ca dao chống Pháp còn xuất hiện hình thức diễn xướng dân gian bằng lối đối đáp nam- nữ rất hồn nhiên, đáng yêu. Thí dụ: Nam: Đường đi vượt núi băng rừng, Thấy em vác đạn anh thương em nhiều. Nữ: Anh ơi dù mấy núi đèo Súng đi nên đạn phải theo đi cùng. Đôi ta súng thép, đạn đồng Súng thầm hẹn đạn tiến công đến cùng. Hay nhà thơ Trần Hữu Thung kể lại rằng, trong một đêm trăng xuôi dòng sông Lam để đi công tác vào Bình Trị Thiên nhà thơ đã được nghe câu hò trên chiếc thuyền vận tải: Thuyền ai xuôi chợ Vực Thuyền ai ngược sông Đô Lương Thuyền ai chở khách chở phường Thuyền em chỉ chở công lương cho cụ Hồ. Từ thực tế sáng tác và sưu tầm ở trên, ta thấy rằng: Trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp ca dao hiện đại vẫn tồn tại và phát triển một cách mạnh mẽ trong quần chúng nhân dân. Sự tồn tại và phát triển của nó trước hết xuất phát từ nhu cầu và khả năng sáng tạo, thưởng thức văn nghệ của đại bộ phận quần chúng nhân dân. Tất nhiên do đòi hỏi cấp thiết của cuộc sống lao động và chiến đấu, thời gian dành cho việc gọt rũa, trau chuốt không nhiều nên nhiều tác phẩm ca dao hiện đại còn ở dạng phác thảo, chưa hoàn thiện về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, cá biệt có những lời ca dao thuần tuý mang tính tuyên truyền, hô khẩu hiệu, ít chất thơ. Sau đó phải kể đến vai trò định hướng của Đảng và nhà nước đối với văn hóa văn nghệ dân gian nói chung và ca dao hiện đại những năm chống Pháp nói riêng. ·Từ năm 1954 đến năm 1975 Thời kỳ dân tộc ta phát động cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược ở Miền Nam và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc. Trong giai đoạn này, phong trào sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian ngày càng được đẩy mạnh và phát triển rầm rộ hơn bao giờ hết. Đặc biệt nhân dân và quân đội ta đã sáng tác nhiều ca dao để kịp thời góp phần đẩy mạnh tinh thần chiến đấu và ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ca ngợi cuộc sống lao động, sản xuất. Phong trào sáng tác ca dao chống Mỹ đã phát triển mạnh mẽ với những hình thức đa dạng, phong phú. Những tập Ca dao chống Mỹ, Ca dao chiến sỹ liên tục được ra đời trong những phong trào sáng tác, sưu tầm ở tiền tuyến. Còn ở hậu phương, các tập ca dao với chủ đề sản xuất và xây dựng cuộc sống mới cũng lần lượt được xuất bản như: Thay người đi xa, Hàng về (ca dao về nông nghiệp), Ngàn xanh (ca dao về lâm nghiệp), Khơi dòng nước lên (ca dao về thuỷ lợi)… Các nhà xuất bản thời đó, đặc biệt là Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã góp phần không nhỏ trong việc sưu tầm tuyển chọn ca dao, nhất là những bài ca dao đặc sắc, mang đậm giá trị tư tưởng cũng như đáp ứng yêu cầu hình thức nghệ thuật. Nhà xuất bản này còn mở thêm chuyên mục phản ánh tình hình sáng tác, sưu tầm và hướng dẫn cách thức sáng tác, sưu tầm ca dao cho quần chúng nhất là các chiến sỹ ngoài mặt trận. Ban biên tập còn phân tích nội dung và hình thức nghệ thuật một số lời ca dao tiêu biểu có nội dung chống Mỹ với nhan đề: “Cần thêm rất nhiều thơ ca căm thù như thế”. Ở thời kỳ này, những sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian mang tính tập thể như hò tiếp vận, hò đối đáp vẫn tiếp tục được duy trì, phát triển và trở thành phong trào ca hát quần chúng sôi nổi, mạnh mẽ trong các đơn vị bộ đội, nông thôn, nhà máy, công trường, cơ quan, trường học… Hơn thế phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” cũng góp phần tích cực vào việc khởi dậy niềm say mê sáng tạo thơ ca của quần chúng. Có thể nói, các hình thức ca hát trên là mảnh đất màu mỡ để ca dao nảy mầm và phát triển. Sau đây là một vài minh chứng cho phong trào sáng tạo và thưởng thức ca dao chống Mỹ. Tác giả Đặng Văn Lung trong bài viết Những người sáng tác ca dao ở nông thôn hiện nay đã miêu tả một đêm lao động và sáng tác ca dao như sau: “Ở đây không thể có sự thống kê chính xác nào về số lượng ca dao hôm ấy. Câu này tiếp câu kia như tranh lợp nhà, khi giống nhau ở phần đầu, khi giống nhau ở phần giữa hay phần cuối, thậm chí giống nhau hai phần hay cũng bài ấy đổi đi mấy chữ. Người ta không nghĩ đến chất lượng câu ca dao vừa làm, cũng chẳng nghĩ tới việc ghi lại, sửa chữa để gửi đến một bài báo nào, chỉ miễn sao động viên được mọi người vui vẻ, hăng hái hoàn thành công việc của mình. Người ta cũng không thể nhớ được câu ca dao ấy do ai làm ra”. Đó chỉ là một trong những hình thức sáng tác ca dao của giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Còn biết bao nhiêu lời ca dao khác đã được ra đời trong cuộc sống sinh hoạt, chiến đấu, lao động như thế mà chúng ta chưa sưu tầm được. ·Từ năm 1975 đến nay Từ khi đất nước thống nhất đến nay, sáng tác dân gian ngày càng phải đối mặt với một thực tế: tự vận động để tồn tại bên cạnh những loại hình văn học nghệ thuật chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp vốn có nhiều ưu thế về nội dung và hình thức biểu hiện. Song văn học dân gian hiện đại trong đó có ca dao, vẫn tiếp tục tồn tại và vẫn được lưu truyền trong đời sống sinh hoạt của quần chúng. Bên cạnh những lời ca dao mang âm hưởng ngợi ca: Ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi cuộc sống mới, ca ngợi những con người dũng cảm trong cuộc chiến chống kẻ thù xâm lược… còn có không ít những lời ca dao đang được lưu truyền trong sinh hoạt của quần chúng nhưng vì những lý do khách quan và chủ quan mà ta chưa sưu tầm, tuyển chọn được. Bộ phận ca dao này, ngoài một số lời mang âm hưởng ngợi ca, còn có những lời chứa đựng nội dung hài hước, châm biếm, phê bình giáo dục mang tính thời sự sâu sắc. Có thể đó là những lời ca dao châm biếm nhẹ nhàng hoặc phê phán những thói hư tật xấu của con người trong xã hội ngày nay: - Một cây làm chẳng lên non Ba cô chụm lại mỏi mòn lỗ tai. - Ầu ơ… Gió mùa thu mẹ ru con ngủ Năm canh dài cha nhậu đủ cả năm canh. - Con cò đi uống rượu đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao Còn anh chả uống ngụm nào Cũng say ngây ngất, ngã vào lòng em. Đặc biệt có những lời ca dao lên án những tệ nạn xã hội một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc: - Cờ bạc là bác thằng hèn Áo quần bán hết tòng teng đi… ăn mày. - Sáng trăng chiếu chải hai hàng Bên anh “xập xám” bên làng “tiến lên”. - Người ta đi cấy lấy công Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề Trông qua trông lại trông về Trông khi chủ vắng đánh đề kiếm thêm. Cũng xuất hiện không ít trong ca dao hiện đại những lời ca dao có nội dung lên án lối sống thực dụng, trọng đồng tiền của một số người hiện nay: - Đi đâu cho thiếp theo cùng No thì thiếp ở, lạnh lùng thiếp…bye! - Má ơi đừng gả con xa Chim kêu, vượn hú biết nhà má đâu Thôi má hãy gả nhà giàu Có tiền chỉnh mặt, làm đầu cho con. Cùng với nội dung mang tính hài hước, châm biếm một số lời ca dao còn được sáng tạo trên cơ sở kế thừa những yếu tố truyền thống, có tính dị bản và đang được lưu truyền trong đời sống xã hội: - Còn duyên bán nhẫn bán vàng Hết duyên vẫn bán nhẫn vàng như xưa. Dị bản: Còn duyên bán nhẫn bán vàng Hết duyên bán mít cho chồng gặm xơ. - Trên đồng cạn dưới đồng sâu Chồng cày vợ ở nhà lầu ngồi chơi. Dị bản: Trên đồng cạn dưới đồng sâu Chồng cày vợ cấy con trâu đi nằm. Trong thời kỳ này còn xuất hiện một số người hay làm thơ theo kiểu dân gian, tiêu biểu là Nguyễn Bảo Sinh. Ông được biết đến với tư cách là nhà thơ “hậu bút tre” cùng với những vần thơ mang đậm “chất dân gian”. Ở mọi nơi, mọi chỗ ông đều có thơ dưới nhiều hình thức. Viết trên giấy, trên khung treo tường, khắc trên đá… ngoài ra ông còn in thành nhiều tập thơ lấy tên là Huyền Thi. Thơ của ông đa dạng phong phú, khéo léo và bất ngờ. Với nhiều lối nói như ngắt câu, ép vần, nói lái, nói ngược, có khi rất ngộ nghĩnh,có khi ngang phè ẩn nghĩa, cho nên dễ ấn tượng, dễ nhớ, hiệu quả gây cười cao. “Ông làm thơ như một cách ghi nhật ký, ghi lại ý nghĩ bất chợt khi ông nghĩ ra một điều gì đấy trên cơ sở quan sát hiện thực và mỗi khi ông rút ra được kinh nghiệm gì đấy từ cuộc đời ông”. Chẳng hạn như một vài vần thơ dưới đây: Ghế thì ít, đít thì nhiều Cho nên đấu đá là điều tất nhiên Ba lạng ở chốn động Tiên Thừa chỗ đủ để cưỡi lên vạn người. Xung quanh chuyện ái tình ông thường viết rất tế nhị khiến người “có tật” cũng không giật mình, không tự ái: - Đàn bà lưu luyến tình xưa Đàn ông say đắm tình vừa mới quen. - Im lặng vợ bảo giận gì Tươi cười vợ bảo chắc đi với bồ. - Ái tình nếu uống đủ liều Loài người sẽ thoát được điều tà tâm. Nhiều lúc nhà thơ lắng lại những suy tư gợi mở về lẽ sống, tình đời và muốn được cảm thông, chia sẻ: - Quạnh hiu ngay giữa đất trời Còn hơn hiu quạnh giữa người thân thương. - Người mạnh nào cũng cô đơn Bởi vì kẻ yếu đông hơn rất nhiều. Nguyễn Bảo Sinh là một nhà thơ không chuyên, hóm hỉnh có tài. Thơ ông sẽ trở thành thơ dân gian nếu như những sáng tác đó không những được công chúng đón nhận mà còn lưu truyền gìn giữ theo quy luật của sáng tạo văn học nghệ thuật dân gian. Những phân tích bước đầu trên đây một lần nữa khẳng định ca dao hiện đại luôn luôn vận động và phát triển trong thời kỳ hiện đại. Ở mỗi một giai đoạn lịch sử ấy ca dao hiện đại đã có một diện mạo riêng, và đời sống riêng. 1.5 Những yếu tố tạo tiền đề để ca dao hiện đại tồn tại và phát triển Hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn khẳng định sự tồn tại tự nhiên của văn học dân gian hiện đại trong đó có ca dao hiện đại. Vậy ca dao hiện đại tồn tại và phát triển được là nhờ những yếu tố tiền đề nào? Trước hết ca dao hiện đại tồn tại, phát triển được là do nhu cầu và khả năng sáng tạo, thưởng thức văn nghệ của quần chúng nhân dân trong thời kỳ lịch sử mới của đất nước. Nói như nhà thơ Xuân Diệu, đó là sự tồn tại khách quan, không thể cưỡng lại được của hình thức sáng tạo nghệthuật theo phương thức tập thể và truyền miệng ngay cả trong những điều kiện lịch sử mới của nhân dân. Hình thức sáng tạo này tuy không còn là hình thức duy nhất xưa kia, song vẫn tiếp tục tồn tại để đáp ứng một loại nhu cầu sáng tạo tinh thần mà những hình thức sáng tạo theo phương thức văn học thành văn không thể thỏa mãn được. Ngược dòng thời gian chúng ta thấy có một dòng chảy thơ ca dân gian trong suốt quá trình lịch sử. Dân tộc ta là một dân tộc vốn yêu thích ca hát, làm thơ, thích được giãi bày những cảm xúc, tình cảm của mình đối với thế giới xung quanh. Từ Cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1975, đất nước ta có hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Đó là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trường kỳ gian khổ. Chính hoàn cảnh lao động chiến đấu mới này đã nảy sinh những tình cảm, quan điểm, thái độ, những nhu cầu giao tiếp và sáng tạo mới của con người. Chính vì thế mà trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ những lời hát đối đáp, những lời ngâm, điệu hò, những lời ca dao vẫn tiếp tục ra đời nhưng mang hơi thở mới- hơi thở của thời đại. Có thể nói nhu cầu sáng tạo và thưởng thức văn nghệ của quần chúng nhân dân chính là yếu tố tiền đề đầu tiên và quan trọng nhất để ca dao hiện đại tồn tại và phát triển. Yếu tố tiền đề thứ hai tác động tới đời sống sinh mệnh của ca dao hiện đại là sự định hướng của Đảng. Chủ trương văn nghệ phục vụ cuộc sống lao động và chiến đấu, văn nghệ trở về với cội nguồn dân tộc của Đảng là nhân tố quan trọng thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ của quần chúng, góp phần bảo lưu và phát triển các hình thức sáng tạo văn nghệ dân gian cổ truyền trong đó có thơ ca. Nhà nghiên cứu Bùi Văn Nguyên đã có nhận xét “Dòng văn học quần chúng hiện nay không phải là dòng văn học tự phát như xưa mà có hướng tiến lên theo đường lối văn nghệ của Đảng”.Từ nhận xét trên có thể khẳng định rằng, cũng giống như trong Văn học Viết, các văn nghệ sỹ đã nhận được sự định hướng của Bác Hồ: “Văn nghệ cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy” (Bài phát biểu của Bác tại Đại hội các nhà văn năm 1951) thì trong văn học dân gian hiện đại (trong đó có thể loại ca dao) các tác giả dân gian cũng nhận được sự định hướng kịp thời của Đảng trong việc sáng tác, sưu tầm và tuyển chọn những lời ca dao hay “những hạt vàng, hạt ngọc trong bể cát mênh mông của văn học dân gian” để phục vụ cho hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Tất nhiên mục đích lớn nhất của văn nghệ là vì Tổ quốc, vì Chủ nghĩa xã hội. Chẳng hạn Đảng đã định hướng cho các nhà xuất bản (đặc biệt là nhà xuất bản Quân đội nhân dân) mở các chuyên mục góp ý kiến cho việc sưu tầm và định hướng sáng tác cho các nghệ sỹ dân gian. Nhà xuất bản đã nhấn mạnh yêu cầu sáng tác ca dao hiện đại: “Các đồng chí nên thuộc nhiều ca dao truyền thống, học lấy cách suy nghĩ bằng hình tượng của nhân dân lao động, học lấy lời ăn tiếng nói của nhân dân, học cả lối biểu hiện nữa... ”. Yếu tố thứ ba có ý nghĩa tiền đề đối với sự tồn tại và phát triển của ca dao hiện đại chính là đặc trưng thể loại ca dao. Thể loại ca dao có ưu thế hơn nhiều so với các thể loại khác của văn học dân gian. Đó là sự ngắn gọn, dễ thuộc, dễ nhớ, vần điệu hài hòa- cân đối, tạo được sự hấp dẫn và thích thú đối với mọi người. Mặt khác ca dao phản ánh rất sâu sắc và sinh động đời sống tâm hồn của con người. Vì thế người ta thường mượn ca dao để giãi bày những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của mình. Từ những đặc trưng thể loại trên mà ca dao hiện đại dễ được lưu truyền trong mọi không gian và thời gian. Với những yếu tố tiền đề nói trên, ca dao hiện đại có cơ sở để tồn tại và phát triển. Bắt nguồn từ truyền thống thơ ca dân gian, truyền thông văn hóa văn nghệ của dân tộc, ca dao hiện đại đã khẳng định được sự tồn tại của mình trong xã hội ngày nay. Chương 2. ĐẶC ĐIỂM KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG CA DAO NGHỆ THUẬT 2.1 Tính phiếm chỉ và tính cá biệt của không gian nghệ thuật 2.1.1 Tính phiếm chỉ Không gian mang tính phiếm chỉ là những không gian mang những đặc điểm chung nhất, phổ biến nhất trong ca dao hiện đại. Đấy cũng là điểm tương đồng giữa không gian nghệ thuật trong ca dao hiện đại với không gian nghệ thuật trong ca dao cổ truyền. Phần lớn các lời ca dao hiện đại đều nhắc đến không gian dòng sông, cánh đồng, con đường, chiến trường, mặt trận… Đó là nơi để nhân vật sinh sống, gặp gỡ, lao động, trò chuyện, ca hát. Những không gian này không cụ thể, khó xác định, và mang những đặc điểm chung nhất, phổ biến nhất của dải đất Việt Nam. Dưới đây là một số không gian nghệ thuật mang tính phiếm chỉ tiêu biểu trong ca dao hiện đại. 2.1.1.1 Không gian dòng sông Không gian dòng sông trong ca dao hiện đại thường gắn với hình ảnh con đò chở đoàn chiến sĩ qua sông trong những năm kháng chiến. “Tay chèo nhẹ khoả sóng trăng Đưa đoàn chiến sĩ qua sông đêm này Chúc anh mạnh khoẻ hăng say Giết xong giặc Mỹ mau ngày về qua Đò em đợi bến sông nhà Nước sông lại vỗ thiết tha mái chèo”. Mới đọc lời ca dao, ta tưởng đó là địa điểm đã được xác định cụ thể, nhưng thực tế ta không thể xác định được đây là dòng sông nào? ở đâu? Cũng là không gian dòng sông với những hình ảnh con thuyền tải đạn trong một đêm trăng thơ mộng: “Đêm nay trong ánh trăng vàng Thuyền em tải đạn nhẹ nhàng vượt sông”. Ta đâu có thể biết được dòng sông này ở đâu? Chỉ biết rằng đây là không gian xuất hiện rất phổ biến trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ trên đất nước ta. Không gian mang tính phiếm chỉ này đã khái quát được nét chung nhất về những dòng sông- nơi diễn ra các hoạt động phục vụ đắc lực cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Đặc biệt không gian dòng sông ấy đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc về một vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng cùng tình cảm gắn bó tha thiết giữa con người với con người trong những năm tháng chiến tranh. 2.1.1.2 Không gian cánh đồng Không gian cánh đồng cũng xuất hiện rất phổ biến trong ca dao hiện đại. Đây là không gian cánh đồng non xanh mơn mởn nhờ mồ hôi, công sức của bao người chăm bón: “Cánh đồng bát ngát xanh tươi Lúa như con gái đang thời non tơ Nào ai đắp đập be bờ Sao cho ruộng nước bao giờ cũng no Thì thùm tát nước thi đua Ấy ta thực hiện vụ mùa sinh sôi”. và: “Yêu sao những cánh đồng này Dòng mương uốn lượn hàng cây đôi bờ Bèo dâu xanh bến đồng xa Mưa xuân dải bụi phất cờ lúa lên Xanh đồng dưới, mượt đồng trên Bàn tay ai đó dịu hiền đảm đang Đẹp như cây lúa đồng làng Vẫy chào súng thép, đồng vang tiếng cười Lúa xanh xanh cả đất trời Bước hành quân rộn niềm vui xóm làng” Khi đọc lời ca dao ta chỉ cảm nhận được đây là không gian quen thuộc, dường như đã gặp ở đâu đó và dường như ta đã từng gắn bó với nó. Nhưng không ai có thể khẳng định đó là cánh đồng của quê hương mình hay là một cánh đồng nào đó? Ở đâu? Không gian phiếm chỉ này đã khái quát được những nét chung nhất của cánh đồng lúa Việt Nam và giúp người đọc thấy được tình cảm chan chứa, yêu thương, gắn bó của con người trên mảnh đất này. Bên cạnh những cánh đồng xanh mượt đầy sức sống, thì còn có những cánh đồng chịu sự tàn phá khắc nghiệt của thiên nhiên: “Hạn hán như lửa cháy nhà Lúa rơi giữa ruộng, lửa sa đầy đồng Nhìn thân cây lúa ngậm đồng Lúa ơi, lúa hỡi đau lòng lắm thay”. Lời ca dao trên đã tạo nên ấn tượng đặc biệt trong lòng người đọc về một cánh đồng héo úa, xác xơ bởi sự tàn phá khắc nghiệt của thiên nhiên. Đó là cái héo úa, xác xơ của cánh đồng lúa quê mình hay một nơi nào đó mình đã từng gặp khiến họ có chung tâm trạng đau đớn, xót xa với nhân vật trữ tình trong lời ca. Tóm lại, một trong những đặc điểm cơ bản của không gian nghệ thuật trong ca dao hiện đại là tính phiếm chỉ. Không gian nghệ thuật này hoàn toàn phù hợp và góp phần đắc lực vào việc thể hiện tâm trạng, cảm nghĩ chung của nhiều lớp người trong xã hội. Chính vì vậy, cũng giống như ca dao cổ truyền ca dao hiện đại cũng thường không mổ xẻ, khám phá những tâm trạng riêng, thường không nói bằng cách nói cá biệt. Người sáng tác ca dao nói như tập thể nói. Thế nên khi đọc ca dao nói chung và ca dao hiện đại nói riêng người ta dễ tìm thấy sự đồng cảm, gần gũi, tưởng như những lời ca ấy là tiếng lòng, là cảm xúc được ngân rung lên từ chính tâm hồn mình vậy. 2.1.2 Tính cá biệt hóa Không gian mang tính cá biệt hóa là không gian mang tính riêng biệt, cụ thể và có thể xác định được. Khi tìm hiểu ca dao hiện đại, có thể nhân thấy không gian nghệ thuật trong ca dao hiện đại có tính cá biệt hoá cao ở những lời ca dao miêu tả, tường thuật lại những chiến công lịch sử lẫy lừng của quân và dân ta trong những năm kháng chiến. Ở đó tên địa phương đã trở thành những yếu tố độc lập để ghi nhớ những chiến công lịch sử đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. Trong ca dao cổ truyền cũng thỉnh thoảng xuất hiện một số tên địa danh như Xứ Nghệ, Xứ Lạng, Xứ Huế... nhưng những địa danh này không nhiều và không có tính cá thể hoá trong sự miêu tả. Vì thế ở nhiều câu ca dao có thể thay địa danh này bằng địa danh khác mà nội dung vẫn phù hợp. Ví dụ: “Non Hồng ai đắp mà cao Sông Lam ai bới, ai đào mà sâu”. và: “Núi Truồi ai đắp mà cao Sông Dinh ai bới, ai đào mà sâu”. “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ”. và: “Đường vô xứ Huế quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. “Ai vô xứ Huế thì vô” Hay trong bài viết Những yếu tố trùng lặp trong ca dao trữ tình tác giả Đặng Văn Lung cũng cho rằng: “Đặc điểm có sông nước, có cát bồi là chung cho tất cả những làng xóm định cư theo dọc bờ sông, ở đâu có đặc điểm ấy đều có thể thay tên địa phương mình vào lời ca dao”: “Nước Thổ Hà vừa trong vừa mát Đường Vạn Vân lắm cát dễ đi”. (Hà Bắc) và: “Nước Trịnh Thôn vừa trong vừa mát Đường Trịnh Thôn lắm cát dễ đi”. (Thanh Hoá) và: “Nước Ngọc Sơn vừa trong vừa mát Đường Nam Giang lắm cát dễ đi ”. (Nghệ An) Trong ca dao hiện đại, hiện tượng trùng lặp này cũng xuất hiện nhưng ít hơn hẳn. Có thể lý giải điều này với những nguyên nhân sau: Thứ nhất, vì khối lượng ca dao hiện đại ít hơn nhiều so với ca dao cổ truyền. Thứ hai, do ca dao hiện đại mang tính lịch sử nên ít có hoặc không có sự trùng lặp giữa địa danh này với địa danh khác. Có thể nhận thấy, trong ca dao hiện đại vẫn cùng một kết cấu có sẵn, nhưng để có thể thay tên địa phương khác vào thì tác giả dân gian buộc phải thay đổi cách miêu tả, thay đổi cả những chiến công lịch sử nữa. Đây là đặc điểm rất khác biệt so với không gian nghệ thuật trong ca dao truyền thống. Chẳng hạn: - “Hoan hô du kích Bắc Giang Đã vác đòn gánh mà phang quân thù Quấy rối đột kích lu bù Cắt dây điện thoại, địch tru tréo trời ”. - “Hoan hô du kích Bắc Ninh Mìn nổ đánh uỳnh diệt đứt ba xe Cổ Giang, Trung Chính, Trịnh Khê Đánh cho quân giặc bò lê bò càng”. - “Hoan hô du kích Phúc Yên Đánh mấy đêm liền đạp bảy tháp canh Yên Lãng, Đa Phúc, Đông Anh Phản động nộp súng, lưu mạnh nộp mình”. Bên cạnh trường hợp có thể thay thế địa danh phù hợp với những chiến công lịch sử riêng như đã nêu trên, trong ca dao hiện đại còn xuất hiện những trường hợp không gian mang tính cá biệt hóa cao. Không gian này được biểu hiện ở những lời ca dao miêu tả, tường thuật lại những chiến công lịch sử, những trận thắng oai hùng của dân tộc ta trong những năm kháng chiến. Đó là không gian Điện Biên- mảnh đất anh hùng đã ghi dấu mốc son chói lọi trong lịch sử của đất nước: - “Súng vang trên khắp chiến trường Điện Biên súng đã mở đường tiến công” - “Cây lúa thơm lấn vành đai trắng Thêm ngô khoai để thả quân thù Điện Biên quân giặc thua to Hậu phương ta cất câu hò tăng gia”. Đó là Tây Bắc rộn rã mừng vui với những chiến thắng lẫy lừng của quân và dân ta sau chiến dịch Thu – Đông: “Mừng sau hai tháng Thu - Đông Đánh miền Tây Bắc chiến công lẫy lừng Thắng to vang dậy núi rừng Xóm làng trên dưới tưng bừng truyền đi”. Tây Bắc còn hiện lên với ý nghĩa là địa danh ghi lại những thất bại thảm hại của giặc Pháp: “Ai qua Nà Sản miền Tây Mà xem quân Pháp sa lầy khốn nguy Quân ta bao bọc bộn bề Không hàng thì chết còn gì hỡi Tây”. Đó là vùng đất Quảng Bình- địa danh đã để lại những sắc thái ấn tượng trong ca dao hiện đại, là vùng đất sáng ngời tinh thần chiến đấu và ghi dấu những chiến công oanh liệt: “Quảng Bình đất lửa quê tôi Dòng sông cồn cát cũng ngời chiến công” Đó là Tây Nguyên anh hùng với chiến công diệt Mỹ trên khắp các chiến trường: “Đẹp hơn cả cánh Pơ - Lang Tươi hơn Kơ- Nốt trên ngàn ngậm sương Mùa hoa diệt Mỹ quê hương Thi nhau nở rộ chiến trường Tây Nguyên”. Đó còn là nhà tù Côn Đảo- bằng chứng cho tội ác tày trời của thực dân Pháp, cũng chính là minh chứng cho lòng căm thù giặc, là ý chí dũng cảm kiên cường, là lòng yêu nước thiết tha của dân tộc Việt Nam: “Xa xa Côn Đảo nhà tù Biển sâu mấy khúc căm thù bấy nhiêu”. Tóm lại, không gian nghệ thuật mang tính cụ thể, cá biệt, xác định và xuất hiện một cách dày đặc trong ca dao hiện đại chính là nét đổi mới, nét khác biệt giữa ca dao hiện đại với ca dao cổ truyền. Đặc điểm này hoàn toàn phù hợp với hiện thực lịch sử của đất nước. Chúng ta có quyền tự hào với những chiến công oanh liệt mà quân và dân ta đã dành được trên khắp các mặt trận trong những năm tháng chiến đấu đánh đuổi kẻ thù xâm lược. Vì thế, khi cần ghi lại những chiến công lịch sử đó, thì những tên đất, tên làng sẽ trở thành những yếu tố độc lập, không thể thay đổi, không thể thêm bớt. 2.2 Không gian gần gũi, bình dị, quên thuộc và không gian khoáng đạt hùng vĩ Tiếp nối mạch nguồn của ca dao cổ truyền, không gian nghệ thuật trong ca dao hiện đại cũng mang những nét bình dị, gần gũi, quen thuộc. Không gian bình dị, gần gũi, quen thuộc là những không gian gắn bó mật thiết với cuộc sống thường nhật của con người Việt Nam Đó là nơi mà họ sinh ra và lớn lên cùng với những kỷ niệm buồn vui của cuộc đời. Tuy nhiên không gian bình dị, gần gũi, quen thuộc trong ca dao truyền thống thường gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân, còn trong ca dao hiện đại nó không chỉ gắn với sinh hoạt hằng ngày mà còn gắn liền với công cuộc lao động và chiến đấu của toàn quân và dân ta. Những không gian bình dị, gần gũi, quen thuộc mà ta thường bắt gặp trong ca dao truyền thống cũng như trong ca dao hiện đại là không gian ngôi nhà, căn hầm, phố chợ, dòng sông, cánh đồng, con đường… 2.2.1 Không gian ngôi nhà, căn hầm Tìm hiểu những lời ca dao hiện đại đã được sưu tầm và biên soạn chúng tôi nhận thấy không gian ngôi nhà và căn hầm xuất hiện ở một số lời ca dao. Chẳng hạn, trong ca dao cổ truyền Nhà vốn là không gian gần gũi, thân thuộc với những sinh hoạt riêng tư của cuộc sống gia đình: “Hôm qua anh đến chơi nhà Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường Thấy em nằm đất anh thương Anh đi mua gỗ đóng giường tám thang Bốn góc anh dặm bằng vàng Nhưng trong lời ca dao hiện đại sau đây không gian ngôi nhà ấy đã mất hẳn đi tính riêng tư vốn có của nó mà trở thành không gian xã hội thu nhỏ: “Hôm qua anh đến chơi nhà Thấy mẹ dệt vải thấy cha đi bừa Thấy nàng mải miết xe tơ Thấy cháu i tờ ngồi học bi bô Thì ra vâng lệnh cụ Hồ Cả nhà yêu nước thi đua phen này”. Không gian ngôi nhà trong lời ca dao trên rõ ràng là không gian mang tính xã hội hóa rất cao. Trong ngôi nhà đó các thành viên của gia đình cùng tích cực thực hiện hoạt động thi đua yêu nước. Đây là điểm mới của không gian nghệ thuật trong ca dao hiện đại so với ca dao cổ truyền. Bên cạnh không gian ngôi nhà, ta còn thấy xuất hiện không gian căn hầm nơi trú ẩn yên bình của mỗi gia đình trước những làn mưa bom đạn của kẻ thù. Những căn hầm ấy giờ đây cũng là nơi diễn ra mọi hoạt động mang tính xã hội của con người. Đó là những căn hầm che chở, nuôi dấu những người con Cách mạng: “Nhà tôi bố mẹ tôi làm Nay tôi dỡ xuống lát hầm thênh thang Hầm tôi sạch sẽ đàng hoàng Họp đoàn, họp đội hai hàng song song Một mai nêu có cưới chồng Hầm này hai họ vào trong cũng vừa Hầm tôi chẳng ngại gió mưa Bom bi, róc - két vẫn trơ hầm này Có đoàn bộ đội qua đây Mẹ con tôi đã nhường ngay cả hầm Đánh Mỹ dù đán mấy năm Đã có chiếc hầm tôi chẳng ngại chi Tay cày tay súng đi về Giữ làng giữ nước mọi bề đảm đang”. Có thể nói không gian ngôi nhà và căn hầm trong những lời ca dao hiện đại trên đã thiên về không gian xã hội. Đây là một đặc điểm mới mà khi nghiên cứu không gian nghệ thuật trong ca dao hiện đại ta không thể bỏ qua. 2.2.2 Không gian chợ Bên cạnh không gian ngôi nhà và căn hầm, thì chợ là một trong những không gian được nhắc tới khá nhiều trong ca dao hiện đại. Tuy nhiên, vì gắn liền với hiện thực xã hội mà không gian chợ trong ca dao hiện đại cũng có sự thay đổi rất nhiều so với ca dao cổ truyền. Nếu như trong ca dao xưa, chợ là không gian diễn ra việc mua bán, trao đổi, là nơi để người dân lao động, đặc biệt là các nam thanh, nữ tú gặp gỡ làm quen và trò chuyện với nhau: “Anh hai buông áo em ra Để em đi chợ kẻo mà chợ trưa Chợ trưa rau đó héo đi Lấy gì nuôi mẹ, lấy gì nuôi em”. Thì thật thú vị, khi nhắc đến ca dao hiện đại, chợ đều được nhắc tới vai trò là nơi kiểm tra việc học chữ quốc ngữ, diệt giặc dốt của nhân dân ta: “Hôm qua đi chợ đường xa Thấy người mũ chữ chui qua cổng mù Nàng ơi một chữ i tờ Sao nàng không học để mà phải chui…” hay: “Người ta đi chợ thì vui Tôi nay đi chợ những chui cùng luồn Còn trời, còn nước, còn non Còn chưa biết chữ thì còn phải chui”. Không gian chợ được mô tả khá chân thực với những cổng mù để người chưa biết chữ phải chui qua hoặc phải nộp tiền mới được vào. Vì thế mới có cảnh: “Người thông đến chợ vô liền Người dốt đến chợ nộp tiền mới vô Chữ không có phấn có hồ Mà sao khéo điểm, khéo tô mặt người”. hay: “Anh ơi! bỏ nón tôi ra Để tôi đi chợ kẻo mà chợ trưa Chợ trưa thì mặc chợ chưa Ai chưa biết chữ thì chưa cho vào ”. Cũng như không gian ngôi nhà, căn hầm không gian chợ cũng là không gian quen thuộc, gần gũi với cuộc sống của con người. Tuy nhiên trong ca dao hiện đại, không gian này có sự thay đổi về chất. Nó không chỉ là nơi buôn bán, gặp gỡ của mọi người mà còn là nơi thể hiện rõ nhất nét riêng biệt của thời đại– khi mà đất nước ta thực hiện chính sách xóa nạn mù chữ cho toàn dân. 2.2.3 Không gian dòng sông Không gian dòng sông là một hình ảnh rất gần gũi, thường xuyên xuất hiện trong ca dao. Tuy nhiên do hiện thực lịch sử thay đổi nên các phương diện thể hiện về tính bình dị, gần gũi, thân quen của không gian dòng sông trong ca ca dao truyền thống và ca dao hiện đại cũng có sự khác biệt. Nếu như không gian dòng sông trong ca dao truyền thống thường gắn liền với những tâm tư tình cảm, nỗi niềm buồn nhớ của những người con gái lấy chồng xa quê: “Chiều chiều ra đứng bờ sông Muốn về quê mẹ mà không có đò”. Hay sự cách trở, chia lìa của những đôi trai gái yêu nhau say đắm mà không thể đến được với nhau: “Cách sông em chẳng sang đâu Anh về mua chỉ bắc cầu em sang Chỉ xanh, chỉ đỏ, chỉ vàng Một trăm thứ chỉ bắc ngang sông này”. Thì đến ca dao hiện đại, không gian dòng sông lại gắn liền với niềm tin, sự gắn bó thủy chung của con người với con người. Trước tiên, đó là sự gắn bó thủy chung giữa tình yêu nam nữ: “Hai con sông nước mênh mông Nhà em sông Hậu nhà anh sông Tiền Cách nhau một dải đất liền Hai con sông nước chảy riêng hai dòng Ta cùng uống nước Cửu Long Nước sông càng ngọt, lúa đồng càng xanh Dù em cách trở xa anh Cách trăm quả núi cùng nghìn con sông Chúng ta một dạ một lòng Mối thù đế quốc ta đồng chung lo Cùng nhau xây dựng cơ đồ Nước nhà hết giặc bây giờ mới yên”. Ngoài ra, đó còn là sự gắn bó thâm tình của tình quân dân: “Bên tê sông mẹ trong còn vời vợi Bên này sông ruột con chói tựa kim châm Cha đời quân cấm chợ ngăn sông Đố bay ngăn được tình quân dân ruột già ”. Bên cạnh đó dòng sông giờ đã trở thành chiến trường, là mồ chôn quân giặc, là nơi ghi dấu những chiến công chói lọi của quân và dân ta: “Mỗi lần giặc ngược sông Lô Là bao xác giặc thành mồ bên sông Căm thù giết giặc lập công Lại bao chiến sĩ anh hùng nêu gương”. Trong ca dao hiện đai không gian dòng sông chủ yếu hiện lên là không gian xã hội, không gian công cộng. Không gian dòng sông trong ca dao hiện đại là nơi chứng kiến biết bao hoạt động vất vả của quân và dân ta cho cuộc kháng chiến: “Tay chèo nhẹ khoả sóng trăng Đưa đoàn chíến sĩ qua sông đêm này…” hay: “Đêm nay trong ánh trăng vàng Thuyền em tải đạn nhẹ nhàng vượt sông”. Không gian dòng sông cũng là nơi chứng kiến những cuộc chia tay đầy lưu luyến, thắm đượm tình nghĩa quân dân, tình yêu đôi lứa hoà quyện trong tình yêu quê hương đất nước: “Ba phen đưa về quốc đoàn Bến sông ở lại gửi chàng câu thơ Câu thơ ba bốn câu thơ Câu đợi, câu chờ, câu nhớ, câu thương”. hay: “Đò em đợi bến sông này Đưa đoàn chiến sĩ đêm nay lên đường Đò em chở bạn tình thương Chở lòng yêu nước can trường qua sông”. Và dòng sông cũng chính là nơi sum họp, đoàn tụ trong cảnh thanh bình, hạnh phúc: “Hôm đi thuyển bến nặng chờ Hôm về thuyền bến câu hò lại vang”. hay: “Anh đi ra tận chiến trường Ngày về xin hẹn Sông Thương dừng chèo” Có thể nói, dòng sông không còn là nơi chất chứa những giọt nước mắt cay đắng, tủi hờn của người mẹ phải xa con, vợ phải xa chồng của những kiếp người đau khổ bất hạnh như xưa nữa, mà giờ đây không gian dòng sông gắn với niềm tin, sự thủy chung, đợi chờ của con người trong xa cách, là nơi ghi lại những chiến công oanh liệt, là nơi diễn ra các hoạt động phục vụ kháng chiến của toàn đân tộc. Đó chính là không gian gần gũi, gắn bó với con người trong đời sống lao động cũng như trong chiến đấu. 2.2.4 Không gian cánh đồng Không gian cánh đồng cũng được nhắc tới rất nhiều trong ca dao hiện đại. Tuy nhiên do sự thay đổi của hiện thực lịch sử mà không gian cánh đồng trong ca dao hiện đại cũng có những nét khác biệt so với không gian cánh đồng trong ca dao cổ truyền. Nếu như trong ca dao cổ truyền không gian cánh đồng được hiện lên với tất cả những nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân : Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần, Thì trong ca dao hiện đại không gian cánh đồng là nơi diễn ra các hoạt động lao động tập thể. Ở đó người nông dân vừa thi đua sản xuất, vừa chuyện trò, ca hát cho với đi nỗi vất vả của công việc đồng áng: “Bên này các chị đi cày Giục trâu hối hả suốt ngày chưa thôi Bên kia lúa biếc chân đồi Các cô làm cỏ nói cười râm ran”. Cánh đồng còn là nơi ghi dấu tội ác của quân giặc và sự căm hờn muôn đời của nhân dân Việt Nam đối với chúng: “Nhìn đàn cò trắng bay qua Nhìn đồng lúa ở quê nhà héo hon Xung quanh đồng lúa những đồn Lúa héo bao ngọn căm hờn bấy nhiêu Đêm nay sóng lúa rào rào Hạ đồn lúa dậy vẫy chào đoàn quân ”. Đồng thời cánh đồng cũng là nơi ghi lại những nỗi đau chiến tranh cùng những mất mát lớn lao của con người. Thật xúc động biết bao trước tâm sự của một người con mất mẹ- mất đi người thân yêu nhất của mình: “Trận bom giặc trút xuống đồng Mẹ tôi đi gặt đã không trở về Mẹ ơi đau đớn ê chề Lúa bầm máu mẹ, con tê tái lòng Nấm mồ của mẹ giữa đồng Đêm qua bom giội lại không còn mồ Khóc nhiều nước mắt đã khô Lòng con đau xé căm thù cháy gan Vì quân giặc Mỹ dã man Mẹ tôi phải chết hai lần đớn đau Mẹ ơi oán nặng thù sâu Giết trăm tên Mỹ vơi đâu oán thù”. Tóm lại, không gian cánh đồng được nhắc tới trong ca dao hiện đại là một trong những không gian bình dị, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống con người Việt Nam. Đây là sự kế thừa từ đặc điểm không gian nghệ thuật trong ca dao cổ truyền. Tuy vậy, nét bình dị, gần gũi của không gian cánh đồng trong ca dao hiện đại cũng được thể hiện khác biệt so với không gian cánh đồng trong ca dao truyền thống. 2.3 Không gian khoáng đạt, hùng vĩ Bên cạnh không gian bình dị, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống con người, tìm hiểu ca dao hiện đại ta còn bắt gặp nhiều không gian khoáng đạt, hùng vĩ, mang tầm vóc và vẻ đẹp của vũ trụ như Núi Thái Sơn, nước Nam Hải, nước trong nguồn, dải Trường Sơn, nước Cửu Long, muôn dặm trùng dương, mặt trăng, mặt trời… Nếu như ca dao cổ truyền mượn những không gian mang sắc thái lớn lao, bền vững của vũ trụ để so sánh với tình cảm con người, đặc biệt với công lao trời biển của cha mẹ: - “Ngó lên trời, trời cao lồng lộng Ngó xuống đất, đất rộng mênh mông Biết rằng chừ cá gáy hoa rồng Đền công ơn cha mẹ lao tâm sinh thành”. - “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Hay những cặp từ chỉ không gian sóng đôi như: đất- trời, sông- núi, biển- rừng… giúp con người chỉ trời vạch đất, thề nguyền, ước hẹn: - “Rủ nhau xuống bể mò cua Đem về nấu quả mơ chua trên rừng Em ơi chua ngọt đã từng Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau”. - “Non non nước nước khơi chừng Ái ân đôi chữ xin đừng có quên”, Thì nay, trong ca dao hiện đại do hiện thực lịch sử xã hội mới nên những cặp không gian sóng đôi và những không gian mang sắc thái lớn lao, bền vững ấy lại được dùng đề so sánh với công lao vĩ đại của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Như chúng ta đã biết, trong tâm tưởng mỗi người dân Đảng cộng sản Việt Nam vừa gần gũi, vừa thân thương: “Nước trong nguồn chảy ra mãi mãi Cây trên rừng vạn đại Trường Sơn Đảng thương dân như mẹ thương con Nói sao cho hết được công ơn Đảng mình” vừa thiêng liêng, cao quý: “Ta quý gì bằng ta quý Đảng Mặt trăng, mặt trời cho ta ánh sáng Đất ruộng trâu cày thì Đảng cho ta”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta luôn vững tin vào sự chiến thắng của cuộc kháng chiến trường kỳ: “Dải Trường Sơn xanh rờn thăm thẳm Công ơn Đảng lao động muôn dặm trùng dương Vững lòng tin quân dân ta chiến đấu quật cường Có Đảng cầm sào đứng mũi dẫn đường đấu tranh”. Công lao của Đảng là không gì so sánh nổi: “Đếm sao cho hết là rừng Đo sao cho hết được lòng Đảng ta Trời cao biểu rộng bao la Rộng sao bằng Đảng cho ta chủ quyền Ngầm ngày rồi lại ngẫm đêm Nghĩ nhờ ơn Đảng mới nên áo lành”. Bên cạnh việc ca dao hiện đại sử dụng các cặp không gian sóng đôi và những không gian mang sắc thái lớn lao, bền vững để so sánh với công lao to lớn của Đảng thì những cặp không gian ấy cũng được dùng để ca ngợi công lao của Bác Hồ- vị lãnh tụ kính yêu, vị cha già của dân tộc Việt Nam. Công ơn Bác Hồ đối với nhân dân ta như biển rộng trời cao, không thể nào kể hết. Nhân dân ta ví tình thương của Bác như mạch nước trong nguồn trong mát chảy mãi muôn đời: “Nước trên nguồn chảy ra mãi mãi Cây trên rừng vạn đại Trường Sơn Cụ Hồ thương dân như mẹ thương con Nói sao cho hết công ơn biển trời”. Dù biển Nam Hải có sâu chừng nào, dải Trường Sơn có dài rộng bao nhiêu cũng vẫn không sao sánh bằng công ơn to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ơn Bác Hồ to hơn Nam Hải Công Bác Hồ to hơn dải Trương Sơn Nam Hải sâu ta còn đo được Trường Sơn dài ta cũng vượt qua Công ơn của Bác bao la Nhân dân kể đến bao giờ cho xong”. Cùng với ý nghĩa biểu tượng cho hình ảnh của Đảng, Bác Hồ, những không gian khoáng đạt, hùng vĩ ấy còn được dùng để nhấn mạnh quyết tâm chiến đấu, sức mạnh đoàn kết và tấm lòng son sắc của toàn thể dân tộc Việt Nam: - “Cho dù tát cạn biển Đông Cho dù đếm được chim muông trên rừng Cho dù san phẳng Trường Sơn Bác ơi cháu chỉ sắt son một lòng Đấu tranh thống nhất non sông Giấc ngàn thu thoả ước mong Bác Hồ”. - “Đố ai quét sạch lá rừng Đố ai ngăn nổi sức toàn dân ta Toàn dân ta muôn người một dạ Cùng đứng lên tất cả như nhau”. Có thể thấy rằng, vẫn là sự kế thừa những thành tựu của ca dao cổ truyền nhưng tác giả dân gian đã đưa vào ca dao hiện đại những không gian nghệ thuật khoáng đạt, hùng vĩ nhưng với những nét khác lạ, độc đáo. Nét khác lạ độc đáo đó chính là việc sử dụng những cặp không gian sóng đôi, mang sắc thái lớn lao bền vững để so sánh với công lao to lớn của Đảng, Bác Hồ và sức mạnh đoàn kết của dân tộc Việt Nam. 2. 3 Không gian mới lạ Trong ca dao hiện đại cũng có rất nhiều không gian chưa từng gặp hoặc rất hiếm khi thấy xuất hiện trong ca dao cổ truyền. Lời ca dao sau là một minh chứng cụ thể: “Đi từ tháng chín hăm ba Mười chín tháng chạp trải qua bao đường Đi thông khắp các chiến trường Đồng bằng, biên giới đến đường Điện Biên Đi vào xí nghiệp chủ quyền Nông thôn cải cách chợ phiên rộn ràng Đi vào trường học thênh thang Nhà thương lộng lẫy, không gian tràn trề Bước đi khắp nẻo đồng quê Người người hoan hỉ, nghề nghề phồn vinh”. Thật khó có thể tìm thấy trong ca dao cổ truyền một lời ca lại có không gian nghệ thuật mới lạ như thế. Đọc lời ca dao ta có cảm giác như cả dải đất Việt Nam đang hiện ra trước mắt. Từ đồng bằng, trung du đến miền núi, từ nông thôn đến thành thị, từ miền xuôi lên miền ngược, đâu đâu cũng khang trang, mới mẻ. Chỉ một vài câu thơ, tác giả dân gian đã vẽ ra biết bao không gian: con đường, chiến trường, đồng bằng, biên giới, xí nghiệp, nông thôn, chợ phiên, trường học, nhà thương… Lời ca dao đã thể hiện một đặc điểm cơ bản của không gian nghệ thuật trong ca dao hiện đại- không gian nghệ thuật mới lạ, mang tính xã hội hoá cao. 2.3.1. Không gian lớp học bình dân Như trên đã nói, trong ca dao hiện đại xuất hiện rất nhiều không gian chưa từng gặp hoặc hiếm khi xuất hiện trong ca dao cổ truyền. Không gian lớp học bình dân là một ví dụ điển hình.Không gian lớp học bình dân được dựng lên ngay giữa ruộng đồng, hay bên một gốc đa. Đây là nơi mà bà con cùng nhau học chữ quốc ngữ, thi đua diệt giặc dốt để cuộc đời này thêm ý nghĩa, thêm no ấm: “Lớp bình dân mở không xa Cách một lối rẽ cách ba dặm trầu Đằng trước nương dâu Đằng sau ruộng mạ Ta học quốc ngữ cho thông Kẻo mà hổ thẹn cùng chồng ai ơi!”. hay: “Cây đa bóng mát vây tròn Phên thay chữ mới, vôi còn khoe tươi Cây đa lớp học đông người Bình công chấm điểm dịch đôi câu vần Khó khăn xin chớ ngại ngần Quên mình lao động thêm phần ấm no”. Không gian lớp học bình dân là một trong những không gian nghệ thuật mới chưa được nhắc tới trong ca dao cổ truyền. Sự xuất hiện của không gian nghệ thuật này là hoàn toàn phù hợp với sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội, khi mà Đảng và nhà nước có chủ trưong xóa nạn mù chữ trong nhân dân. Vì thế mà phong trào thi đua học chữ quốc ngữ diệt giặc dốt và mở mang dân trí diễn ra một cách sôi nổi ở khắp mọi nơi. 2.3.2. Không gian chiến trường, sa trường, thao trường Không gian chiến trường được khắc họa đậm nét trong ca dao hiện đại. Khung cảnh chiến trường được hiện lên với cuộc sống chiến đấu gian khổ và thiếu thốn của những người lính: “Mười năm gian khổ có nhau Quên sao ống muối, quên sao rau rừng…” Nhưng dù cuộc sống nơi chiến trường vất vả đến đâu thì những người lính cụ Hồ vẫn chiến đấu anh dũng để tô đẹp thêm truyền thống quê hương: “Mấy năm ở chốn phong ba Sống trong khói lửa nên da tôi vàng Bao phen quân địch kinh hoàng Ghê danh Quảng Trị lên đường đấu tranh”. Và không gian chiến trường còn được khắc hoạ qua tiếng súng tấn công, tiếng súng báo hiệu những ngày vui chiến thắng đang đến rất gần: “Súng vang trên khắp chiến trường Điện Biên súng đã mở đường tiến công…” Trong quan niệm của nhân dân ta lúc bấy giờ chiến trường, sa trường là nơi tương phùng, hội ngộ của các chàng trai, là nơi tỏ chí nam nhi và thể hiện tinh thần yêu nước: “Mẹ khuyên con mẹ ra đi Sa trường là chốn nam nhi vẫy vùng Là trường thi của anh hùng Là nơi hội ngộ tương phùng bạn trai”. Bên cạnh đó chiến trường, sa trường cũng trở thành không gian của tiêu chí đạo đức thẩm mĩ. Một chàng trai lý tưởng trong con mắt của các cô gái những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ phải là con người đã từng lăn lộn, nếm trải mùi đạn bom chốn sa trường: “Anh ơi! ra trận giết tây Xung phong cướp súng về đây cho nhiều Lấy em, em thách mấy điều Chiến công oanh liệt bắt nhiều tù binh”. hay “Dù anh văn hoá lớp mười Anh chưa ra trận em thời không yêu Dù anh sắc sảo mỹ miều Nếu không ra trận không yêu làm chồng”. Ca dao hiện tại còn khắc hoạ khung cảnh thao trườn- nơi quân và dân ta tập kỹ thuật, chiến thuật để sẵn sàng chiến đấu chống quân thù: “Một hai hai một thao trường Bò, lê ngắm bắn, mọi đường tinh thông ” Sự xuất hiện của không gian chiến trường, sa trường, thao trường là một điểm mới của không gian nghệ thuật trong ca dao hiện đại. Tìm hiểu những không gian nghệ thuật này ta có thể thấy được quan niệm đạo đức thẩm mỹ của con người trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, thấy được hình ảnh những con người sống có lý tưởng, tràn đầy tinh thần yêu nước và sẵn sàng đi theo tiếng gọi của Tổ quốc. 2.3.3. Không gian tiền tuyến - hậu phương Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, những người con trai ra trận chiến đấu, người con gái trở về tiếp tục công việc lao động, sản xuất nơi quê nhà. Vì thế mà không gian nghệ thuật trong ca dao hiện đại bắt đầu được phân chia thành hai tuyến: không gian tiền tuyến (người ra đi) và không gian hậu phương (người ở lại). Trong ca dao cổ truyền, cặp không gian này đã từng xuất hiện nhưng chiếm số lượng ít và chủ yếu gợi ra sự chia lìa, cách trở nghìn trùng giữa người ra đi và kẻ ở lại: “Anh đi theo chúa Tây Sơn Em về cày cuốc mà thương mẹ già” Đến ca dao hiện đại, cặp không gian tiền tuyến- hậu phương xuất hiện đậm nét hơn. Tiền tuyến là nơi mà toàn quân đang trực tiếp chiến đấu và chiến thắng kẻ thù, còn hậu phương là nơi mà toàn dân ta ra sức thi đua sản xuất để phục vụ tốt nhất cho tiền tuyến. Sự đồng cảm, sẻ chia, động viên nhau, khích lệ nhau vì mục đích chung, lý tưởng chung đã nối gần khoảng cách giữa tiền tuyền với hậu phương, giữa người đi và kẻ ở lại: “Giấc trưa trời nắng chang chang Em đi cắt lúa lang thang giữa đồng Em nguyện cắt lúa nuôi chồng Trọn niềm chung thuỷ tấm lòng chẳng phai Anh thì bổn phận làm trai Ra đi giúp nước một mai thái bình Em đi cắt lúa một mình Cũng vì nhiệm vụ gia đình thiếu anh Đêm khuya giặc bắn cầm canh Em nằm phòng vắng nhớ anh mỏi mòn Anh đi nhiệm vụ chưa tròn Một ngày dân tộc hãy còn đau thương Nên anh còn ở chiến trường”. Cả người đi diệt thù và người ở lại tăng gia sản xuất đều thấu hiểu sâu sắc vai trò, nhiệm vụ của mình đối với vận mệnh của đất nước. Vì thế mà: “Mồ hôi đổ xuống ruộng bờ Mới thành hạt lúa đổ kho lần này Chiến trường bộ đội giết Tây Hậu phương xin gửi kho đầy lúa thơm ” Như vậy, do ra đời trong hoàn cảnh lịch sử mới của đất nước, ca dao hiện đại đã xây dựng lên cặp không gian tiền tuyến- hậu phương để phản ánh đời sống lao động và chiến đấu hết sức khẩn chương của quân và dân ta trong một thời kỳ lịch sử vĩ đại, hào hùng. Đây là một không gian nghệ thuật mới, tạo được nét riêng biệt và hấp dẫn cho bộ phận ca dao hiện đại. 2.3.4. Không gian công trường, bệnh viện Không gian công trường hiện lên trong ca dao hiện đại với không khí nhộn nhịp khẩn trương- nơi ấy những con người mới đang vượt qua mọi gian nan thử thách cống hiến sức mình cho công cuộc xây dựng kiến thiết đất nước ngày càng giàu mạnh: “Tầng cao cao ngút lưng trời Xe lên lên mãi như đời đang lên Xe lăn rầm rập ngày đêm Chở đoàn thợ mỏ vào tim đất này” hay: “Rầm rầm đá chuyển Bụi bay như mây Tầng tầng đá lở dưới tay Em đi dựng những đường ray xuyên rừng Ở dây rừng tối mịt mùng Mắt em đã thấy sáng bừng điện soi Bà Nữ Oa xưa đội đá vá trời Giờ em đi phá núi nối những chân trời tương lai”. Còn đây là khung cảnh bệnh viện với những con người luôn hết lòng cứu chữa và tận tình chăm sóc bệnh nhân: “Về đây điều trị mấy tuần Cái đau cái yếu mười phần còn ba Về đây như thể ở nhà Có em săn sóc như là người thân… Có người ra viện hôm nay Tặng cô y tá sổ tay của mình”. Ngoài ra trong ca dao hiện đại ta còn thấy xuất hiện những không gian khác như: Nhà máy, xí nghiệp, hợp tác xã, trại chăn nuôi… Đây là những không gian mới mà chỉ đến khi tìm hiểu ca dao hiện đại ta mới bắt gặp. C.KẾT LUẬN Ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đất nước đã có nhiều thay đổi, ca dao hiện đại chính là tấm gương phản chiếu trung thành và sâu sắc hiện thực nóng bỏng của cuộc chiến tranh kéo dài gần một thập kỷ. Để hoàn thành sứ mệnh ấy của mình, ca dao hiện đại không chỉ đổi mới về nội dung mà còn đổi mới cả về thi pháp. Ở mỗi một thời kỳ lịch sử, ca dao hiện đại mang những được diện mạo khác nhau. Có thể thấy rằng, với lực lượng sáng tác đông đảo cùng hình thức lưu truyền phong phú, ca dao hiện đại đã ra đời và phát triển mạnh mẽ trong đời sống nhân dân. Nó đã góp phần không nhỏ trong việc cổ vũ tinh thần chiến đấu, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng Cách mạng, ca ngợi cuộc sống lao động, sản xuất của toàn quân và dân ta. Bên cạnh đó, còn không ít lời ca dao đang được lưu truyền trong sinh hoạt của quần chúng mang nội dung hài hước, châm biếm… góp phần giáo dục một cách sâu sắc con người hiện nay. Qua những nghiên cứu bước đầu về không gian nghệ thuật trong ca dao hiện đại, chúng ta có thể thấy không gian nghệ thuật trong ca dao hiện đại vừa mang những nét chung của ca dao truyền thống, vừa có những nét riêng, độc đáo đặc thù. Ca dao hiện đại vẫn xây dựng không gian nghệ thuật mang tính phiếm chỉ như trong ca dao truyền thống. Đó là những không gian không cụ thể, khó xác định và mang những đặc điểm chung nhất, phổ biến nhất của dải đất nước Viêt Nam như: không gian dòng sông, cánh đồng, con đường, chiến trường, mặt trận.... Song ca dao hiện đại chủ yếu phản ánh lịch sử của đất nước nên một số tên địa phương đã được cá biệt hóa, và trở thành yếu tố độc lập trong lời ca. Trong ca dao hiện đại ta vẫn thấy xuất hiện những không gian nghệ thuật đã trở thành truyền thống của ca dao xưa- đó là không gian bình dị, gần gũi, thân thuộc với cuộc sống người dân đất Việt. Nhưng vì ra đời trong hiện thực lịch sử xã hội mới, quan niệm thẩm mỹ của chủ thể sáng tạo mới nên tính chất của không gian ấy cũng có sự thay đổi ít nhiều. Bên cạnh đó, không gian khoáng đạt, hùng vĩ mang tầm vóc và vẻ đẹp của vũ trụ cũng được ca dao hiện đại sử dụng khá đậm nét. Đặc điểm này cũng tạo ra sự thay đổi đáng kể so với ca dao cổ truyền. Nếu như trong ca dao cổ truyền dùng những không gian khoáng đạt, hùng vĩ mang tầm vóc và vẻ đẹp của vũ trụ để so sánh với công lao sinh thành của cha mẹ, với những lời thề thủy chung son sắt của nam nữ trong tình yêu, thì những không gian ấy trong ca dao hiện đại lại dùng để khẳng định sự đoàn kết và quyết tâm chiến đấu của toàn dân tộc, đặc biệt để ngợi ca công ơn to lớn của Đảng, Bác Hồ. Trong ca dao hiện đại ta thấy có sự xuất hiện của các không gian mới mang tính xã hội hóa cao mà hiếm khi xuất hiện trong ca dao cổ truyền như: Không gian trường học, nhà máy, xí nghiệp, công trường, bệnh viện, chiến trường, tiền tuyến- hậu phương… Sự biến đổi của không gian nghệ thuật trên là kết quả tất yếu của sự thay đổi hiện thực lịch sử và cảm hứng sáng tác của các chủ thể sáng tạo văn học dân gian hiện đại nói chung và ca dao hiện đại nói riêng. Về phía người nghiên cứu, với đề tài đã thực hiện tốt các luận điểm đặt ra cũng như nêu bật được những đặc điểm của không gian nghệ thuật trong ca dao hiện đại. Đó còn là nguồn tư liệu phong phú phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên khi tìm hiểu về ca dao hiện đại. Bên cạnh đó đề tài sẽ là gợi ý mới cho những ý tưởng đi sau khi tìm hiểu và nghiên cứu về ca dao hiện đại. D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Nghĩa dân, “Ca dao Việt Nam 1945- 1975 (745 lời)”, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1997. 2. Cao dao chiến sĩ (tập 5), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1975. 3. Lê Thị Hạnh, “Ca dao- tục ngữ Việt Nam”, NXB Lao Động xã hội, 2005. 4. Trần Đình Sử, “Thi Pháp học”, NXB Giáo dục, 1998. 5. Giáo trình “Thi pháp văn học dân gian” của TS. Nguyễn Khác Sinh (Đại học Đà Nẵng) Share : Tweet ✚

Related Post

Next « Prev Post Previous Next Post »

Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon

Konversi Bersihkan Thanks for your comment Subscribe to: Post Comments (Atom)
  • googleplus
  • linkedin
  • youtube

Popular

  • Các lỗi về sử dụng ngôn từ trong báo Tiền phong năm 2003, 2006,2010”. A.    MỞ ĐẦU 1.      Lí do chọn đề tài           Trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay, báo chí là phương tiện thông tin hiện đại n...
  • Bút pháp hội họa trong tác phẩm Việt Bắc của Tố Hữu dưới góc nhìn loại hình nghệ thuật A.  MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài           Cũng như những loại hình nghệ thuật khác văn học là một loại hình nghệ thuật khá đa dạng và đ...
  • Không gian nghệ thuật trong ca dao hiện đại A.    MỞ ĐẦU 1.      Lí do chọn đề tài           Trong những sáng tác của văn học dân gian, ca dao là một thể loại phổ biến nhất, phát ...
  • TẢN ĐÀ – KIỂU NHÀ THƠ GIAO THỜI
  • Nghệ huật xây dựng xung đột trong ngắn của Jack London A.    MỞ  ĐẦU 1.         Lí do chọn đề tài           Jack London (1876 - 1916) là nhà văn xuất sắc của nền văn học Mỹ thời kỳ cuối thế ...
  • Nghệ thuật đối lập trong truyện ngắn Gái hai chồng của Solokhov MỞ ĐẦU 1.      Lí do chọn đề tài           Milkhail Solokhov là một nhà văn hiện thực của Nga, những sáng tác của ông không chỉ có tầm...
  • Khảo sát từ địa phương trong tập thơ Trăm năm thơ đất Quảng A.    MỞ ĐẦU 1.      Lí do chọn đề tài           Quảng Nam là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa văn học sâu sắc. Không chỉ có bề d...
  • Biểu tượng mặt trời trong truyện ngắn Kẻ Phản Bội Hay Một Tâm Hồn Bối Rối của Camus Tiểu luận  văn học Phương Tây: Nhà văn  Albert Camus quan niệm biểu tượng mặt trời như một "nhân vật chính truyện" với những ý n...
  • (no title)
  • Test Test Blog cá nhân của trần thị tuyết. Test thử cho vui.

Comment

Arsip

  • ▼  2016 (3)
    • ▼  January (3)
      • TẢN ĐÀ – KIỂU NHÀ THƠ GIAO THỜI
      • Các lỗi về sử dụng ngôn từ trong báo Tiền phong n...
      • Không gian nghệ thuật trong ca dao hiện đại

Facebook

Powered by Blogger.

Subscribe Box

About Me

Unknown View my complete profile

Từ khóa » đặc điểm Không Gian Nghệ Thuật Trong Ca Dao