Không Gian Nghệ Thuật Trong Ca Dao Hiện đại - Tài Liệu đại Học

Tài liệu đại học Toggle navigation
  • Miễn phí (current)
  • Danh mục
    • Khoa học kỹ thuật
    • Công nghệ thông tin
    • Kinh tế, Tài chính, Kế toán
    • Văn hóa, Xã hội
    • Ngoại ngữ
    • Văn học, Báo chí
    • Kiến trúc, xây dựng
    • Sư phạm
    • Khoa học Tự nhiên
    • Luật
    • Y Dược, Công nghệ thực phẩm
    • Nông Lâm Thủy sản
    • Ôn thi Đại học, THPT
    • Đại cương
    • Tài liệu khác
    • Luận văn tổng hợp
    • Nông Lâm
    • Nông nghiệp
    • Luận văn luận án
    • Văn mẫu
  • Tài liệu khác
  1. Home
  2. Tài liệu khác
  3. Không gian nghệ thuật trong ca dao hiện đại
Trich dan Không gian nghệ thuật trong ca dao hiện đại - pdf 13 Download miễn phí Luận văn Không gian nghệ thuật trong ca dao hiện đại MỤC LỤCMở đầu1. Lý do chọn đề tài . 12. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 23. Mục đích nghiên cứu . 74. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 75. Nhiệm vụ nghiên cứu . 86. Phương pháp nghiên cứu . 87. Bố cục luận văn . 9Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI . 101.1. Khái niệm thi pháp văn học dân gian . 101.2. Khái niệm ca dao cổ truyền và ca dao hiện đại . 131.2.1. Ca dao cổ truyền . 131.2.2. Ca dao hiện đại . 141.3. Khái niệm không gian nghệ thuật và vấn đề nghiên cứu không gian nghệ thuật trong ca dao . 151.3.1. Khái niệm không gian nghệ thuật . 151.3.2. Vấn đề nghiên cứu không gian nghệ thuật trong ca dao. . 171.4. Đời sống và sinh mệnh của ca dao hiện đại . 181.4.1. Đời sống của ca dao hiện đại qua các thời kỳ lịch sử . 181.4.2. Những yếu tố tạo tiền đề để ca dao hiện đại tồn tại và phát triển . 27Tiểu kết . 30Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG CA DAO HIỆN ĐẠI . 312.1. Tính phiếm chỉ và tính cá biệt hoá của không gian nghệ thuật . 312.1.1. Tính phiếm chỉ . 312.1.2. Tính cá biệt hoá . 342.2. Không gian bình dị, gần gũi, quen thuộc và không gian khoáng đạt, hùng vĩ . 402.2.1. Không gian bình dị, gần gũi, quen thuộc . 402.2.2. Không gian khoáng đạt, hùng vĩ . 532.3. Không gian mới lạ. . 57Tiểu kết . 64Kết luận . 65Phần phụ lục . 68[1] Những lời ca dao hiện đại do tác giả tập hợp, sưu tầm . 68[2] Những lời nhận xét về văn học dân gian và ca dao hiện đại . 87[3] Một số tranh ảnh liên quan đến sinh hoạt văn hoá dân gian thời đại . 89Danh mục tài liệu tham khảo . 93 /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-40279/Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

sử ấy ca dao hiện đại đã có một diện mạo riêng, và đời sống riêng. 1.4.2 Những yếu tố tạo tiền đề để ca dao hiện đại tồn tại và phát triển Hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn khẳng định sự tồn tại tự nhiên của văn học dân gian hiện đại trong đó có ca dao hiện đại. Vậy ca dao hiện đại tồn tại và phát triển được là nhờ những yếu tố tiền đề nào? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 Trước hết theo chúng tui ca dao hiện đại tồn tại, phát triển được là do nhu cầu và khả năng sáng tạo, thưởng thức văn nghệ của quần chúng nhân dân trong thời kỳ lịch sử mới của đất nước. Nói như nhà thơ Xuân Diệu, đó là sự tồn tại khách quan, không thể cưỡng lại được của hình thức sáng tạo nghệ thuật theo cách tập thể và truyền miệng ngay cả trong những điều kiện lịch sử mới của nhân dân. Hình thức sáng tạo này tuy không còn là hình thức duy nhất xưa kia, song vẫn tiếp tục tồn tại để đáp ứng một loại nhu cấu sáng tạo tinh thần mà những hình thức sáng tạo theo cách văn học thành văn không thể thỏa mãn được.[Dẫn theo12]. Ngược dòng thời gian chúng ta thấy có một dòng chảy thơ ca dân gian trong suốt quá trình lịch sử. Dân tộc ta là một dân tộc vốn yêu thích ca hát, làm thơ, thích được giãi bày những cảm xúc, tình cảm của mình đối với thế giới xung quanh. Từ Cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1975, đất nước ta có hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Đó là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trường kỳ gian khổ. Chính hoàn cảnh lao động chiến đấu mới này đã nảy sinh những tình cảm, quan điểm, thái độ, những nhu cầu giao tiếp và sáng tạo mới của con người. Chính vì thế mà trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ những lời hát đối đáp, những lời ngâm, điệu hò, những lời ca dao vẫn tiếp tục ra đời nhưng mang hơi thở mới- hơi thở của thời đại. Có thể nói nhu cầu sáng tạo và thưởng thức văn nghệ của quần chúng nhân dân chính là yếu tố tiền đề đầu tiên và quan trọng nhất để ca dao hiện đại tồn tại và phát triển. Yếu tố tiền đề thứ hai tác động tới đời sống sinh mệnh của ca dao hiện đại là sự định hướng của Đảng. Chủ trương văn nghệ phục vụ cuộc sống lao động và chiến đấu, văn nghệ trở về với cội nguồn dân tộc của Đảng là nhân tố quan trọng thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ của quần chúng, góp phần bảo lưu và phát triển các hình thức sáng tạo văn nghệ dân gian cổ truyền trong đó có thơ ca. Nhà nghiên cứu Bùi Văn Nguyên đã có nhận xét “Dòng văn học Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 quần chúng hiện nay không phải là dòng văn học tự phát như xưa mà có hướng tiến lên theo đường lối văn nghệ của Đảng” [Dẫn theo 28]. Từ nhận xét trên có thể khẳng định rằng, cũng giống như trong Văn học Viết, các văn nghệ sỹ đã nhận được sự định hướng của Bác Hồ: “Văn nghệ cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy” (Bài phát biểu của Bác tại Đại hội các nhà văn năm 1951) thì trong văn học dân gian hiện đại (trong đó có thể loại ca dao) các tác giả dân gian cũng nhận được sự định hướng kịp thời của Đảng trong việc sáng tác, sưu tầm và tuyển chọn những lời ca dao hay - "những hạt vàng, hạt ngọc trong bể cát mênh mông của văn học dân gian" [5] để phục vụ cho hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Tất nhiên mục đích lớn nhất của văn nghệ là vì Tổ quốc, vì Chủ nghĩa xã hội. Chẳng hạn Đảng đã định hướng cho các nhà xuất bản (đặc biệt là nhà xuất bản Quân đội nhân dân) mở các chuyên mục góp ý kiến cho việc sưu tầm và định hướng sáng tác cho các nghệ sỹ dân gian. Nhà xuất bản đã nhấn mạnh yêu cầu sáng tác ca dao hiện đại: “Các đồng chí nên thuộc nhiều ca dao truyền thống, học lấy cách suy nghĩ bằng hình tượng của nhân dân lao động, học lấy lời ăn tiếng nói của nhân dân, học cả lối biểu hiện nữa...” [5, tr.71]. Yếu tố thứ ba có ý nghĩa tiền đề đối với sự tồn tại và phát triển của ca dao hiện đại chính là đặc trưng thể loại ca dao. Thể loại ca dao có ưu thế hơn nhiều so với các thể loại khác của văn học dân gian. Đó là sự ngắn gọn, dễ thuộc, dễ nhớ, vần điệu hài hòa - cân đối, tạo được sự hấp dẫn và thích thú đối với mọi người. Mặt khác ca dao phản ánh rất sâu sắc và sinh động đời sống tâm hồn của con người. Vì thế người ta thường mượn ca dao để giãi bày những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của mình. Từ những đặc trưng thể loại trên mà ca dao hiện đại dễ được lưu truyền trong mọi không gian và thời gian. Với những yếu tố tiền đề nói trên, ca dao hiện đại có cơ sở để tồn tại và phát triển. Bắt nguồn từ truyền thống thơ ca dân gian, truyền thông văn hóa văn nghệ của dân tộc, ca dao hiện đại đã khẳng định được sự tồn tại của mình trong xã hội ngày nay. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 Tiểu kết Tuy chưa nghiên cứu một cách đầy đủ những vấn đề có liên quan đến thi pháp văn học dân gian, thi pháp ca dao, nhưng tìm hiểu các khái niệm đó và những quan điểm khác nhau về nó trong lịch sử nghiên cứu đã tạo cho ta một cái nhìn đa diện nhưng thống nhất khi vận dụng những lý luận của khoa học thi pháp vào nghiên cứu một vấn đề cụ thể. Thi pháp văn học dân gian không chỉ đơn giản là sự cụ thể hóa các đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu so với thi pháp học, mà còn là hệ thống quan điểm, cách nghệ thuật riêng biệt của một bộ phận văn học có những đặc thù về nội dung và hình thức thể hiện. Ở chương này khái niệm ca dao cổ truyền và khái niệm ca dao hiện đại cũng được xem xét. Mặt khác, chúng tui đã chỉ rõ diện mạo và sự vận động của ca dao hiện đại trong từng thời kỳ lịch sử. Đồng thời bước đầu đưa ra những yếu tố tiền đề có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của ca dao hiện đại trong thời kỳ hiện đại. Đây là những cơ sở lý luận cơ bản để chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG CA DAO HIỆN ĐẠI Qua việc khảo sát 1404 lời ca dao hiện đại chúng tui phát hiện ra rằng: ngoài những đặc điểm tương đồng với không gian nghệ thuật trong ca dao truyền thống thì không gian nghệ thuật trong ca dao hiện đại còn mang những đặc điểm lý thú, mới lạ. Với những nghiên cứu bước đầu, chúng tui mạnh dạn phân tích và lý giải những đặc điểm của không gian nghệ thuật trong ca dao hiện đại ở chương này. 2.1. Tính phiếm chỉ và cá biệt hoá của không gian nghệ thuật 2.1.1. Tính phiếm chỉ Không gian mang tính phiếm chỉ là những không gian mang những đặc điểm chung nhất, phổ biến nhất. Những không gian này không cụ thể và khó xác định. Qua việc khảo sát 1404 lời ca dao hiện đại đã được sưu tầm và biên soạn chúng tui thấy đặc điểm nổi bật trong không gian nghệ thu Yêu cầu Download Tài liệu, ebook tham khảo khác
  • Hát Quan Lang của người Tày ở Thạch An - Cao bằng tiếp cận dưới góc độ văn học dân gian
  • Tiểu luận Đặc điểm phát triển phê bình và nghiên cứu lý học trên mạng
  • Tiểu luận Cái nhìn nghệ thuật - Một phương diện chủ yếu của phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu
  • Các kiểu trò chơi trong tiểu thuyết Đôn Kihôtê
  • Tiểu luận Biểu hiện của tính quy phạm và tính bất quy phạm trong tác phẩm Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi (SGK lớp 10 – Nâng cao)
  • Biện pháp giảm tải bài học về tác gia ở trung học phổ thông (Bài Nguyễn Trãi)
  • Tiểu luận Tác phẩm Tam quốc Diễn Nghĩa - La Quán Trung
  • Vấn đề kết cấu trong tiểu thuyết Robinson Cursoe
  • Truyền thuyết Thánh Gióng và lễ hội làng Gióng
  • Điều tra số lượng phế thải đồng ruộng và đánh giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh vật xử lý rơm rạ tại xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
Hệ thống tự động tổng hợp link tải tài liệu, ebook miễn phí cho các bạn sinh viên tham khảo.

Học thêm

  • Nhờ tải tài liệu
  • Từ điển Nhật Việt online
  • Từ điển Hàn Việt online
  • Văn mẫu tuyển chọn
  • Tài liệu Cao học
  • Tài liệu tham khảo
  • Truyện Tiếng Anh
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status

Top

Từ khóa » đặc điểm Không Gian Nghệ Thuật Trong Ca Dao