Không Gian Và Thời Gian Nghệ Thuật Trong Ca Dao Dân Ca

Không gian và thời gian nghệ thuật trong ca dao, dân ca.

Thời gian nghệ thuật.

Thời gian nghệ thuật trong ca dao, dân ca trữ tình là thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng. Thời gian hiện tại của ca dao bộc lộ qua những từ như: hôm nay, hôm qua.

Ví dụ:

Bây giờ em mới hỏi anh, Trầu vàng nhá với cau xanh thế nào? Cau xanh nhá với trầu vàng, Tình anh sánh với duyên nàng đẹp đôi.

Hay:

Hôm nay sum họp trúc mai, Tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm.

Trong ca dao còn có những cụm từ chỉ thời gian như: ngày đi, ngày về, hôm qua, đêm qua thì cũng từ thời hiện tại mà nói. Likhatrop gọi là thời gian diễn xướng. Ngoài ra thời gian trong ca dao còn là thời gian tâm lý. Đã là thời gian tâm lý thì nó có muôn vàn cách biểu hiện phụ thuộc vào những cảm nghĩ, tâm tư, cảm xúc… của nhân vật trữ tình.

Ví dụ:

Ngày đi em chửa có chồng, Ngày về em đã con bế, con bồng, con mang.

“Ngày đi” không còn là thời gian vật lí mà thời gian đang diễn ra trong tâm trạng nhân vật, hoàn cảnh chủ quan. Đó là tâm trạng của nhân vật trữ tình trước sự thay đổi của hoàn cảnh.

Ví dụ:

Tôi xa mình ông trời nắng tôi nói mưa Canh ba tôi nói sáng, ông trời mưa tôi nói chiều.

Không gian nghệ thuật.

Không gian nghệ thuật: dòng sông, con thuyền, cái cầu, bờ ao, cây đa, mái đình… là những không gian vật lí thường gặp trong ca dao.

Ví dụ:

Cô kia cắt cỏ bên sông, Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây. Sang đây anh nắm cổ tay, Anh hỏi câu này có lấy anh không.

Nhìn chung, trong kho tàng văn học dân gian của người Việt, không gian vật lí là những không gian bình dị của làng quê, có quy mô vừa phải. Bên cạnh không gian vật lí, trong ca dao còn xuất hiện không gian xã hội. Ở đây có những mối quan hệ xã hội hết sức đa dạng giữa con người với con người.

Ví dụ:

Gặp nhau giữa chuyến đò đầy, Một lòng đã hẹn, cầm tay mặn mà.

Cũng giống như thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật trong ca dao, dân ca trữ tình cũng là không gian tâm lí. Nếu xác định được nhân vật trữ tình đang hát ở nơi nào, địa điểm nào thì ta đoán biết được tâm trạng của nhân vật đang diễn ra như thế nào. Chẳng hạn, “ngõ sau” là nỗi buồn, nỗi nhớ; “bến sông” là nơi ngóng trông chờ đợi, “giữa đường” là nơi gặp gỡ, làm quen. Bên cạnh những không gian vật lí, không gian xã hội có tên gọi, không gian trong ca dao còn là không gian phiếm chỉ. Tính phiếm chỉ tạo nên sự đồng cảm của những con người mang tâm trạng chung. Đó có thể là tâm trạng của một cô gái đang yêu, một chàng trai thất tình, một người con xa quê… tính chất này làm cho người đọc đồng cảm, có chung tâm trạng khi đọc những câu ca dao ấy lên đều thấy mình trong đó.

Từ khóa » đặc điểm Không Gian Nghệ Thuật Trong Ca Dao