Khổng Tử Là Người Thế Nào Và Khổng Tử Có Bao Nhiêu Học Trò ?

Khổng Tử là người như thế nào, tại sao ông lại được người đời tôn xưng là bậc thầy của muôn đời và Đức Khổng Tử có bao nhiêu học trò? Tất cả câu trả lời sẽ được Lời hay ý đẹp cùng các bạn tìm hiểu và vén màn ngay dưới đây.

Mục Lục Trong Bài Viết

  • 1 Hỏi Khổng Tử là người như thế nào?
    • 1.1 Các giai đoạn cuộc đời của Khổng Tử
    • 1.2 Sự nghiệp viết sách
  • 2 Khổng Tử có bao nhiêu học trò?
    • 2.1 Tam thiên đồ đệ (3000 học trò)
    • 2.2 Khổng Tử (Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín )

Hỏi Khổng Tử là người như thế nào?

Khổng Tử được người đời kính trọng và những bài giảng đạo đức triết lý của ông có sức ảnh hưởng rộng lớn cả về không gian và thời gian. Đến tận ngày nay những tư tưởng sống của Khổng Tử vẫn được lưu truyền và giữ gìn vì tính nhân văn và trung nghĩa.

Hơn nữa ông coi việc xây dựng nên một xã hội quý trọng đạo đức và lòng hiếu học là sứ mệnh của cuộc đời mình và ông đã giành cả đời để nỗ lực hoàn thành tốt nhất sứ mệnh đó.

Tạo hình của Đức Khổng Tử

Vào ngày 28 tháng 11 năm 551 Trước công nguyên, tại ấp Trâu, thôn Xương Bình nước Lỗ , Đức Khổng Tử được sinh ra. Hồi mới sinh, đỉnh đầu ông nổi gồ lên và lõm ở giữa nên được đặt tên là Khổng Khâu (nghĩa là cái gò).

Ông mồ côi cha ngay từ khi mới lên 3 tuổi, Mẹ ông vì muốn con mình có thể sinh trưởng trong môi trường tốt hơn nên đã quyết định một mình dẫn con lên thừa phủ nước Lỗ để sinh sống, chấp nhận vượt qua mọi khó khăn. Chính vì thế Khổng Khâu càng ra sức học tập để không phụ lòng mong đợi của Mẹ.

Các giai đoạn cuộc đời của Khổng Tử

Nhưng chỉ 16 tuổi thì Mẹ ông đã mất, chính vì thế Khổng Khâu luôn có những danh ngôn nổi tiếng về sự hiểu thảo với Cha Mẹ.

Năm 19 tuổi ông lập gia đình và làm một chức quan nhỏ, đến năm 22 tuổi ông mở lớp dạy học và từ đó người ta hay gọi ông là Khổng Tử.

Năm 34 tuổi ông bắt đầu phiêu bạt khắp nơi để truyền bá tư tưởng và tìm người đồng điệu về lý tưởng sống. Từ đó ông sống một cuộc sống với phong thái ung dung, không hận không khổ.

Đạo Khổng cũng được ông đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng, với lối sống đặt đạo đức nhân nghĩa lên hàng đầu. Ông luôn được người đời nể phục vì lối sống nói được làm được và có những tư tưởng vượt thời đại.

Khổng Tử còn nổi tiếng với lối sống cam chịu và luôn luôn cố gắng, trong suốt 20 năm phiêu bạt, có nơi ông được trọng dụng nhưng cũng có nhiều nơi khinh bỉ, vì tư tưởng của ông là đi ngược lại với đạo chinh phạt của các Vương hầu thời bấy giờ.

Sự nghiệp viết sách

Khi đã bước sang tuổi 68, Khổng Tử quyết định quay về nước Lỗ để tiếp tục sự nghiệp dạy học và bắt tay vào sự nghiệp viết sách. Và ông cũng bắt đầu mở rộng nhận học trò, không phân biệt giai cấp sang hèn, không phân biệt giàu nghèo, nếu nói Khổng Tử là người mở rộng, đưa giáo dục rộng hơn và sâu hơn ở thời cổ đại, quả cũng chẳng sai chút nào.

Khổng Tử mở lớp nhận học trò

Năm 69 tuổi, nhận thấy các cổ thư có nguy cơ tản mát, hậu nhân khó có thể sử dụng, Khổng Tử đã quyết định bắt tay vào hiệu đính các cổ thư. Với tài trí hơn người kết hợp với sự miệt mài cố gắng không ngừng nghỉ.

Khổng Tử đã biên soạn lại các kinh sách của các bậc thánh hiền đời trước, cô đọng lại thành 6 cuốn sách đó là: Kinh thi, Kinh thư, Kinh lễ, Kinh dịch và Kinh Xuân Thu. Mỗi cuốn là một chủ đề khác nhau, từ thơ ca, nghi lễ bói toán cho đến sử học. Đây được coi là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của lịch sử Trung Quốc cổ đại.

Có thể bạn quan tâm:

  • Tổng hợp 50 câu danh ngôn cuộc sống Khổng Tử hay mang lại giá trị muôn đời
  • Những câu nói hay nhất của Khổng Tử lưu truyền từ ngàn xưa

Khổng Tử có bao nhiêu học trò?

Thời xưa, trường học hoàn toàn do triều đình xây dựng để cho con quan quý tộc vào học. Những người dân thường không có địa vị thì sẽ không được đi học, chính vì thế khi Đức Khổng Tử mở lớp nhận học trò, có thể nói ông là người đi đầu trong mô hình trường học dân lập và là người mở rộng tri thức cho xã hội.

Nhờ vào sự học sâu biết rộng và tư tưởng sống tâm đức, nên hơn 3000 học trò bái ông làm Thầy. Hay còn gọi là “Tam thiên đồ đệ”.

Khổng Tử luôn dạy học trò những tư tưởng sống đạo đức, nhân nghĩa

Tam thiên đồ đệ (3000 học trò)

Đối với hơn 3000 học trò, Khổng Tử luôn truyền dạy kiến thức thật chi tiết và cẩn thận. Ông luôn hướng những học trò của mình sống một cuộc sống sao cho đúng với: Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín, như vậy mới xứng đáng sống một đời thanh khiết, an vui. Chứ nếu vì lợi ích mà bất chấp mọi thứ thì cũng không có gì đáng để tự hào và khoe khoang cả.

Ở những người học trò của ông, họ luôn cảm phục và kính trọng trước người Thầy của mình. Không chỉ qua những bài học mà còn qua cách hành xử của Thầy với mọi người xung quanh. Đơn cử như:

  • Khi ngồi uống rượu với người già trong làng, Khổng Tử không bao giờ đứng lên rời đi trước, ông chỉ rời đi khi các cụ cao tuổi đã đi về hết
  • Thời bấy giờ những quy tắc lễ nghi cũng chưa ai quan tâm để ý, chỉ duy Đức Khổng Tử lại kính cẩn cúi người khi thấy một đám tang, hành động này được đánh giá là có giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện sự chia buồn cùng với gia chủ.

Khổng Tử (Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín )

Khi ở trước mặt cha anh, bè bạn, Khổng Tử hết sức cung kính và khiêm tốn, không hề tỏ ra là bản thân hiểu biết sâu rộng mà tự cao, thậm chí nhiều khi ông cũng không biết nói gì, không nói nên lời.

Nhưng khi ra mặt ở phương diện chính trị, ông lại ăn nói lưu loát, rõ ràng thể hiện được tầm hiểu biết uyên bác của mình nhưng luôn giữ thái độ khiêm tốn đúng mực.

Với Tam thiên đồ đệ, Khổng Tử được tôn xưng là Vạn thế sư biểu. Hơn nữa ” Kẻ thọ nghiệp mà thông, có đến 77 người “, câu này nhằm ám chỉ rằng, trong số các học trò của Khổng Tử thì có 77 đệ tử là thông lục nghệ bao gồm Thi, Thơ, Lễ, Nhạc, Dịch và Xuân Thu.

Số học trò xuất chúng của Khổng Tử phải kể đến như: Nhan Hồi (Nhan Uyên), Hữu Nhược, Chuyên Tôn Sư, Tư Mã Canh, Nhan Vô Do, Tất Điêu Khai, Mạnh Ý Tử…

Sự nghiệp của Khổng Tử sau này được các học trò kế nghiệp và luôn đi theo con đường đạo đức và nhân nghĩa của Thầy. Khổng Tử có chính thức 3000 đệ tử nhưng tôi tin trong tim của rất nhiều người cũng coi ông như 1 người Thầy đáng kính, là người mở đường rộng cho con đường học vấn và là tấm gương nhân nghĩa, đạo đức để người đời soi chính bản thân mình và không ngừng thay đổi tích cực để trở thành những bậc chính nhân quân tử.

Xem thêm bài hay:

  • Tính cách của người quân tử là gì và Khổng Tử nói về quân tử thế nào ?
  • Khổng Tử nói về tiểu nhân thế nào và lời dạy của Khổng Tử
  • Khổng Tử là ai và những câu danh ngôn Khổng Tử về cha mẹ
  • Khổng Tử là người thế nào và Khổng Tử có bao nhiêu học trò ?

Từ khóa » đệ Tử Khổng Tử