Kiến Trúc Hy Lạp Cổ đại Và 10 Kiệt Tác Trường Tồn Với Thời Gian

Hy Lạp cổ đại được coi là một trong những xuất phát điểm của nền văn minh nhân loại. Ở giai đoạn cực thịnh, nó ảnh hưởng đến nhiều khu vực và vùng địa lý khác nhau. Thậm chí, giá trị của nó vẫn còn dư âm đến tận ngày nay. Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kiến trúc Hy Lạp cổ đại.

1. Lịch sử ra đời của kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại được cho là đã xuất hiện từ năm 900 trước Công Nguyên. Cho đến tận bây giờ nó cùng với La Mã cổ đại vẫn là hai nền kiến trúc có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Trong thời kỳ phát triển, kiến trúc Hy Lạp cổ vô cùng phổ biến, xuất hiện trên một vùng lãnh thổ rộng lớn. Chẳng hạn như Ai Cập, Balkans, Pháp, Sicilia, Tây Ban Nha, vùng ven Hắc Hải, đảo thuộc vùng biển Aegaeum…

2. Đặc điểm đền đài của kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Đặc điểm đền đài của kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Trong lịch sử cổ đại, công trình sẽ được xây dựng theo dạng quần thể. Đó có thể là các thánh địa, đền đài nằm trên những khu đồi cao. Hoặc đôi khi, nó cũng là tập hợp các công trình dân dụng, quảng trường. Nhưng để đánh giá được đặc điểm của nền kiến trúc này thì cần tìm hiểu chi tiết những công trình đền trong giai đoạn đó.

Cụ thể, các ngôi đền sẽ có hệ thống cột trụ chạy ở bên ngoài. Tùy thuộc vào các thiết kế cột đơn giản hay phức tạp mà phân loại thành những loại hình đền khác nhau. Trong đó, danh sách 8 loại đền đài tiêu biểu gồm:

  • Hình dạng chữ nhật: Đây là dạng cổ điển nhất. Đặc trưng của đền đài là bố trí lối vào ở cạnh ngắn là hai cột chính cũng được xây dựng luôn ở đây
  • Hình dạng chữ nhật và tường: Vẫn mang kết cấu chữ nhật nhưng phần chịu lực chính là tường. Ngoài ra, hệ thống cột giả xung quanh có tác dụng nâng đỡ phần mái.
  • Dạng hàng cột mặt trước: Về cơ bản, kiểu này vẫn là dạng chữ nhật cổ. Song mặt lối vào sẽ có 4 cột chính thay vì 2 cột.
  • Dạng hàng cột cả hai đầu: Tương tự như kiểu trên nhưng là 4 cột trước và 4 cột sau.
  • Hàng cột chạy xung quanh vòng ngoài: Bao quanh lấy đền đài là các cột trụ tạo thành hình chữ nhật.
  • Dạng cột ở hiên hai đầu: Mang hình bóng của dạng đầu tiên nhưng điểm khác biệt là có thêm 2 cột cạnh ngắn nữa ở phía sau.
  • Dạng hình tròn: Các cột xung quanh đền xếp theo vòng tròn và cách đều nhau.
  • Xung quanh hình chữ nhật là 2 hàng cột

3. Các thức cột tiêu biểu của kiến trúc Hy Lạp

Các thức cột tiêu biểu của kiến trúc Hy Lạp

Từ những đặc điểm trên, có thể thấy được cột trụ đóng một vai trò quan trọng trong kiến trúc Hy Lạp cổ đại. Nó không chỉ có tác dụng nâng đỡ mà còn thể hiện nét đẹp, đặc trưng riêng của công trình. Ba cách thức cột cơ bản, được sử dụng nhiều nhất trong giai đoạn này là

3.1. Thức cột Doric

Đây là thức cột được tạo ra đầu tiên, có lịch sử lâu đời nhất do người Hy Lạp cổ nghĩ ra. Về cơ bản, thức cột Doric không quá phức tạp. Nó được đặt trực tiếp trên nền một mặt phẳng mà không cần đế. Tất cả tải trọng được đặt lên bệ đỡ. Thân cột gồm 20 đường rãnh song song với nhau. Phần đầu cột có kích thước to hơn phần thân. Thức cột Doric được đánh giá là có sức chịu lực khá tốt, tượng trương cho sức mạnh của người đàn ông.

3.2. Thức cột Ionic

Thức cột Ionic có kiểu dáng mềm mại và duyên dáng hơn. Thân cột gồm 24 đường rãnh chạy song song. Điểm nhấn của thức cột này nằm ở 2 vòng xoắn ốc gắn trên đầu cột. Các họa tiết trang trí vô cùng sống động, thiết kế chìm, xen kẽ và cách đều nhau. Thức cột Ionic biểu trưng cho hình ảnh dịu dàng của người phụ nữ.

3.3. Thức cột Corinthian

Ra đời sau cùng nên thức cột Corinth kế thừa được tất cả tinh hoa với những đường nét, thiết kế tinh xảo nhất. Điểm đặc biệt của thức cột nằm ở phần đầu được chạm trổ tinh vi, trông không khác gì một lẵng hoa.

4. Điểm khác nhau giữa kiến trúc La Mã cổ đại và Hy Lạp cổ đại

Điểm khác nhau giữa kiến trúc La Mã cổ đại và Hy Lạp cổ đại

Thực tế, rất khó để so sánh sự khác biệt giữa hai nền kiến trúc lâu đời bậc nhất thế giới này. Bởi lẽ, kiến trúc La Mã được hình thành sau và phát triển dựa trên nền tảng của kiến trúc Hy Lạp. Tuy nhiên, vẫn có một vài điểm khác nhau, đó là:

Yếu tố

La Mã

Hy Lạp

Thức cột

Sử dụng 3 thức cột của người Hy Lạp cổ và phát triển thêm 2 thức cột mới gồm:

Thức cột Tuscan: Dựa trên cột Doric nhưng tối giản hơn

Thức cột Composte: Dựa trên cột Corinth nhưng nhiều hoa văn, họa tiết hơn.

Sử dụng 3 loại thức cột chính là cột Doric, Ionic và Corinth

Phong cách

Chú trọng vào quy mô, sự đồ sộ thể hiện sức mạnh và vẻ đẹp trường tồn qua thời gian

Chú trọng đến tính nghệ thuật và kết hợp hài hòa giữa văn trang trí và cấu trúc

Không gian

Công trình La Mã có kích thước lớn hơn, kĩ thuật xây dựng cao hơn và nhiều công năng hơn. Từ đó mới đáp ứng nhu cầu bấy giờ

Kết cấu không gian có điểm nhấn nhưng không ấn tượng như kiến trúc La Mã cổ

5. Một số công trình tiêu biểu cho kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Lịch sử đã trải qua hàng nghìn năm nhưng giá trị về mặt nghệ thuật của kiến trúc Hy Lạp cổ đại vẫn còn nguyên vẹn. Dù hiện nay tất cả các công trình đều đã hư hại nhưng nó vẫn giúp ta thấy được về một thời đại lịch sử, có sức ảnh hưởng lớn đến văn minh nhân loại.

5.1. Đền Parthenon

Đền Parthenon

Đền Parthenon được xây dựng từ thế kỷ thứ V trước công nguyên và là đại diện tiêu biểu cho sự kết thúc của Hy Lạp cổ đại cũng như nền dân chủ Athena. Các chuyên gia đánh giá đây là một trong những công trình vĩ đại bậc nhất thế giới mà con người từng tạo nên. Đền Parthenon sử dụng thức cột Doric, phần mái lợp bằng những tấm đá cẩm thạch.

5.2. Thành cổ Acropolis

Thành cổ Acropolis

Nếu Hy Lạp là địa điểm luôn được ưu tiên hàng đầu trong những chuyến du lịch trời Tây thì thành cổ Acropolis là địa danh phải bắt buộc ghé thăm. Công trình tọa lạc ở Athens – nơi có nền văn minh cổ đại, được lưu trữ qua nhiều thế kỷ. Chắc chắn, quang cảnh cổ kính của thành phố sẽ giúp khách ngược dòng lịch sử, choáng ngợp trước vẻ đẹp hùng vĩ, trải nghiệm cuộc sống của người cổ xưa.

5.3. Đền thờ thần Zeus

Đền thờ thần Zeus

Nơi đây được xây dựng để thờ tụng thần Zeus – vị thần tối cao trong thần thoại Hy Lạp. Công trình được xây dựng vào thế kỷ thứ VI trước Công nguyên và mãi đến thế kỷ thứ II sau Công nguyên mới hoàn thành. Hiện nay, bộ phận ấn tượng và huy hoàng nhất của đền thờ đã biến mất do chiến tranh tàn phá. Thay vào đó chỉ còn sót lại 15 trụ với thức cột Corinth. Nhưng dù có vậy, nó vẫn thu hút một lượng lớn khách du lịch đến tham quan mỗi năm.

5.4. Đền thờ thần Athena ở Delphi

Đền thờ thần Athena ở Delphi

Nhắc đến thánh địa của Hy Lạp cổ đại thì không thể không nhắc đến đền thờ thần Athena ở Delphi. Được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ VII trước công nguyên, đền thở mang tầm vóc hùng vĩ, đặc trưng cho kiến trúc Doric. Lúc mới xây dựng, đền thờ có 21 cột xếp trên những phiến đá tỉ mỉ. Trải qua nhiều thăng trầm, những tưởng như công trình đã bị phá hủy hoàn toàn nhưng vẫn lưu lại được một vài vết tích hoang tàn.

5.5. Đền thờ nữ thần Athena Nike

Đền thờ nữ thần Athena Nike

Thêm một kiệt tác nữa đến từ nền văn minh Hy Lạp cổ đại, nó chính là đền thờ nữ thần Athena Nike. Công trình được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên trên ngọn đồi Acropolis. Theo tương truyền, Athena Nike là con gái thần Zeus, là vị thần biểu trưng cho sự chiến thắng và khôn ngoan. Vậy nên, ngôi đền còn được biết dưới cái tên “Nữ thần chiến thắng không có cánh”.

5.6. Nhà hát lớn Ephesus

Nhà hát lớn Ephesus

Nhà hát lớn Ephesus tọa lạc trong chính thành phố cùng tên. Trong thời kỳ cổ đại, đây còn là thành phố lớn thứ hai khi đó. Vùng đất được nhà khảo cổ nổi tiếng Arzawa tìm thấy vào thế kỷ thứ X trước công nguyên. Kiệt tác hiện nằm trên lãnh thổ của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ. Cách xây dựng theo hình bán nguyệt đã làm cho không gian trở nên lộng lẫy, sống động và vô cùng độc đáo. Ngày nay, rất nhiều hoạt động văn hóa vẫn được diễn ra, hấp dẫn một lượng lớn khách du lịch muốn tìm hiểu về một thời huy hoàng của Hy Lạp cổ đại.

5.7. Nhà hát giảng đường Epidaurus

Nhà hát giảng đường Epidaurus

Đây là công trình ẩn chứa nhiều bí mật của Hy Lạp. Nơi đây được người thời xưa bắt tay thực hiện vào thế kỉ thứ IV trước công nguyên dựa trên ý tưởng của kiến trúc sư tài ba Polyklcitos. Nhà hát Epidaurus có 55 hàng ghế xây theo hình bán nguyệt với đường kính khoảng 120m, sức chứa 14.000 khán giả.

Một điểm kỳ lạ là dù không cần micro, mọi người vẫn có thể nghe được tiếng trên sân khấu dù cách xa 60m. Thậm chí, theo nhiều tài liệu cổ ghi lại, nhà hát nằm gần một khu bệnh viện. Tiếng hát có thể truyền đến đây và giúp các bệnh nhân chữa trị. Cùng với kiến trúc tinh xảo, kiệt tác này thu hút du khách thập phương đến tìm hiểu, khám phá nghệ thuật kiến tạo âm thanh.

5.8. Đền thờ thần Poseidon

Đền thờ thần Poseidon

Đền thờ nằm trên thung lũng Arilesa, được xây dựng bằng đá cẩm thạch. Ban đầu công trình có 42 cột đá nhưng hiện giờ chỉ còn 16 cột vững chãi trước biến đổi thời gian. Tuy nhiên, những đường nét tinh xảo, thể hiện đặc trưng của cột thức Doric vẫn còn hiện hữu.

5.9. Nhà hát cổ ở Segesta

Nhà hát cổ ở Segesta

Cho đến tận ngày nay, Segesta vẫn xứng danh là nhà hát mang đậm phong cách hoàng kim Hy Lạp. Được biết, Segesta và nữ thần Athens đã đồng hành cùng với nhau để bảo vệ thành trì quốc gia trong thế kỷ thứ V TCN.

5.10. Đền Erechtheion ở Acropolis

Đền Erechtheion ở Acropolis

Đền Erechtheion do Mneticslec thiết kế và xây dựng nên ở phía Bắc khu vực Acropolis vào những năm 421 đến 406 TCN. Công trình là nơi thờ tự linh thiêng cả hai vị thần là Poseidon và Athena. Đền Erechtheion sử dụng thức cột Ionic đá cẩm thạch với bốn khoan lớn trải dọc trên thảm đất. Nếu đã có cơ hội đến tham quan nơi đây thì bạn sẽ không khỏi trầm trồ bởi sự hùng vĩ, những hoa văn chạm trổ tinh xảo.

Hy Lạp cổ đại đã trở thành một phần của quá khứ. Nhưng những gì mà nó để lại cho thế hệ sau, đặc biệt về lĩnh vực kiến trúc là không thể phủ nhận. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sắp tới của bất động sản ODT.

Từ khóa » Những Thành Tựu Kiến Trúc Hy Lạp Cổ đại