Kiến Trúc Hy Lạp Cổ đại - Việt Architect Group

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại ra đời và hình thành trên một vùng đất đai rộng lớn, bao gồm miền Nam bán đảo Balkans, các đảo nhỏ ở vùng biển Aegaeum (Αιγαίον, Aigaion), khu vực Tiểu Á, vùng ven Hắc Hải, Ý, Sicilia, Pháp, Tây Ban Nha và Ai Cập.

Các quần thể kiến trúc thánh địa và kiến trúc dân dụng Hy Lạp cổ đại

Mục lục

Toggle
  • Các quần thể kiến trúc thánh địa và kiến trúc dân dụng Hy Lạp cổ đại
  • Quá trình phát triển đền đài Hy Lạp cổ đại
  • Sự hình thành và phát triển của các loại thức cột
  • Các công trình tiêu biểu cho kiến trúc thời kỳ này
  • Những loại hình kiến trúc khác trong thế giới Hy Lạp cổ đại
  • Những công trình kiến trúc nơi đây cũng “hoành tráng” không kém những vị thần khổng lồ trong thần thoại
  • Sự hình thành và phát triển của các loại cột
  • Vẻ đẹp bất tử của 10 kiệt tác Hy Lạp

Ở nơi đây, người ta thường tổ chức các lễ hội, tiến hành thi đấu thể dục thể thao, bình luận văn chương, diễn thuyết, ngâm thơ và biểu diễn kịch, ngoài ra còn có thể trao đổi, mua bán. Do đó, về sau người ta đã xây thêm xung quanh các quần thể này những sân bãi thi đấu, quán trọ, hội trường, các hành lang cột và các loại đền đài.

Hai quần thể kiến trúc công cộng phổ biến trong đô thị cổ đại lúc bấy giờ là agora (quảng trường công cộng, mang tính dân dụng) và acropol (là những quần thể kiến trúc với nhiều đền đài, được xây dựng trên những khu đồi cao). Diện tích các agora khoảng 5% diện tích đất thành phố. Những agora tiền kỳ có hình dạng bất quy tắc nhưng từ cuối thế kỷ 4 TCN trở đi, nó có dạng hình học nhất định và được bao vây bởi các hàng cột thức hai tầng. Ở giữa agora có đặt bàn thờ và tượng thần. Các agora quan trọng có thể kể ra là agora ở Miletos (Μίλητος), Megalopolis (Μεγαλοπολη), ở Asoss và Knid.

Vào thời kỳ cổ điển thịnh kỳ, các acropol được xây dựng thêm các nhà hát ngoài trời có thềm dốc bậc ở các khu vực chân núi. Các acropol nổi tiếng nhất là acropol ở Athena (Acropolis), ở Bergama (hay Πέργαμος, Pergamos) và ở Paestum.

Quá trình phát triển đền đài Hy Lạp cổ đại

Đền thờ Hy Lạp cổ đại có đặc điểm là nhiều cột chạy vòng phía bên ngoài. Các loại hình đền đài được phân theo mức độ phức tạp của cách thiết kế những cột đó như sau:

  • Loại đền cổ nhất có dạng hình chữ nhật, lối vào chính ở cạnh ngắn và có hai cột ở chính cạnh ngắn này, gọi là dạng cột đôi ở hiên (Distyle); ví dụ như ngôi đền thờ thần Themis ở Rhamnus.
  • Loại đền cổ thứ hai có dạng như trên, nhưng có thêm hai cột ở cạnh ngắn phía sau nữa, gọi là dạng cột đôi ở hiên cả hai đầu; ví dụ đền thờ Artemis ở Eleusina (Ελεύσινα).
  • Loại đền giống loại đền thứ nhất, nhưng thay vì hai cột mà là bốn cột ở phía trước, gọi là dạng hàng cột mặt trước hay hàng cột hiên (Prostyle); ví dụ ngôi đền ở Selinus (Σελινοΰς).
  • Loại đền giống loại đền thứ hai, nhưng có bốn cột ở cạnh ngắn phía trước và bốn cột ở cạnh ngắn phía sau, gọi là loại hàng cột cả hai đầu (Amphi-Prostyle) (tiền tố “amphi” có nghĩa là “cả hai phía”).
  • Loại đền hình tròn, vành ngoài có hàng cột vòng quanh gọi là nhà tròn có hàng cột bao quanh (Tholos); ví dụ Tholos ở Epidaurus (Ἐπίδαυρος).
  • Loại đền hình chữ nhật có tường chịu lực là chính, nhưng mặt ngoài tường ghép thêm các cột, gọi là loại đền có các hàng cột giả bao quanh hay bổ trụ bao quanh (Pseudo-Peripteral); ví dụ đền thờ thần Zeus ở Olympia (Ολυμπία).
  • Loại đền hình chữ nhật có một hàng cột chạy ở vành ngoài chu vi công trình, gọi là loại đền có các hàng cột bao quanh (Peripteral); ví dụ đền Hephaestos (hay Theseio – Θησείο) và đền Parthenon (Παρθενώνας) ở Athena (Αθήνα, Athína), đền Paestum…
  • Loại đền hình chữ nhật, có hai hàng cột chạy bao xung quanh công trình, có tên gọi là đền Dipteral; ví dụ đền Olympeion ở Athena, đền thờ Apollo ở Miletos (Μίλητος)…
  • 120px Distyle1 - Kiến trúc Hy Lạp cổ đại

    Mặt bằng đền thờ dạng Distyle

  • 120px Distyle - Kiến trúc Hy Lạp cổ đại

    Mặt bằng đền thờ dạng Distyle cột ở hai phía

  • 120px Prostyle - Kiến trúc Hy Lạp cổ đại

    Mặt bằng đền thờ dạng Prostyle

  • 120px Amphiprostyle - Kiến trúc Hy Lạp cổ đại

    Mặt bằng đền thờ dạng Amphi-prostyle

  • 120px Peripteral - Kiến trúc Hy Lạp cổ đại

    Mặt bằng đền thờ dạng Peripteral

Mặt bằng đền thờ Hy Lạp cổ đại được tạo thành bởi ba thành phần chính: pronaos (tiền sảnh), naos (gian thờ) và pathenon (phòng để châu báu). Ngoài ra, trong một số đền còn có thêm opisthodomos (hậu sảnh).

Vẻ đẹp của đền đài Hy Lạp cổ đại gắn liền với sự ra đời và phát triển của các loại thức cột.

Sự hình thành và phát triển của các loại thức cột

80px DoricParthenon - Kiến trúc Hy Lạp cổ đại

80px CorinthianOrderPantheon - Kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Thức cột là hệ thống tỷ lệ và hình thức trang trí cột, là cách người Hy Lạp cổ đại tìm kiếm đến cái đẹp lý tưởng. Có ba loại thức cột cơ bản trong kiến trúc Hy Lạp: cột Doric, cột Ionic và cột Corinth. Những thức cột Hy Lạp đã mang đến cho kiến trúc một hình thức, một sức sống, chịu đựng được thử thách của thời gian, biểu trưng cho vẻ đẹp trong sáng, khỏe mạnh và tinh tế của kiến trúc cổ điển. Thức cột Hy Lạp được xem như biểu tượng của kiến trúc cổ điển.

  • Thức cột Doric:
Thức cột Doric, có hậu thân là thức cột Toscan, là thức cột cổ nhất và đơn giản nhất trong hệ thống các thức cột cổ điển. Thức này được hình thành từ một trụ thẳng đứng phình to ở đáy. Nói chung, thức cột này không có phần đế cột (base) lẫn không có phần đầu cột (capital). Vẻ đẹp thức cột này thường được so sánh với vẻ đẹp khỏe mạnh của người đàn ông cường tráng, do nó được sử dụng ở tầng dưới cùng của đấu trường Coliseum và có khả năng chịu lực cao nhất. Tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột khoảng 1:4.
  • Thức cột Ionic:
Thức cột Ionic mang dáng dấp nữ tính, mảnh dẻ và giàu tính trang trí hơn cột Doric. Nguồn gốc cột Ionic là Ionia, thuộc địa của Hy Lạp. Cột Ionic có 24 gờ sống đứng trong khi cột Doric chỉ có 20 gờ, tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột là 1:9. Ngoài ra, cột này có thêm đế cột (base) ở phía dưới và đầu cột có hình đệm nhỏ, phía trên có hình xoắn ốc loe ra rồi cuộn vào trong (volute). Các dầm ngang của cột Ionic được phân vị theo chiều ngang thành ba dải. Các ngôi đền có cột này là đền Artemis ở Ephesus (Έφεσος), đền thờ Apollo Epikourios ở Bassae (Βασσές, Bassaes), đền Erecteyon ở Athena.
  • Thức cột Corinth:
Thức cột Corinth ra đời sau hai cột trên, vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, có đường nét mảnh mai, giàu sự trang trí, đầu cột có nhiều chi tiết cực kì hoa lệ, giống như một lẵng hoa kết hợp cùng với mấy tầng là phiên thảo diệp (acanthe). Thức cột này do kiến trúc sư Callimachus sáng tạo ra. Cột này có ưu điểm hơn hai cột trên là đối xứng nhiều chiều và có thể cảm nhận được trong không gian. Có thể thấy công trình sử dụng loại cột này tại đền Olympeion ở Athena và đền Apollo ở Bassae.

Các loại cột trên sau này được người La Mã cổ đại kế thừa và phát triển, đồng thời sáng tạo thêm hai loại thức cột mới là Toscan và Composite.

Các công trình tiêu biểu cho kiến trúc thời kỳ này

200px Temple of Hephaestus - Kiến trúc Hy Lạp cổ đạiĐền thờ thần Hephaistos tại Athens176px Ac.delphi1 - Kiến trúc Hy Lạp cổ đạiNhà hát và Đền thờ Apollo ở miền núi tại Delphi215px Attica 06 13 Athens 50 View from Philopappos   Acropolis Hill - Kiến trúc Hy Lạp cổ đạiAcropolis, Athens190px O Partenon de Atenas - Kiến trúc Hy Lạp cổ đạiĐền Parthenon
  • Acropolis (Ακρόπολη) ở Athena
  • Propylaia (Προπυλαια) – Sơn môn
  • Đền Athena Nike (Đền thờ thần Athena Chiến thắng)
  • Đền Parthenon
  • Đền Erecteyon

Những loại hình kiến trúc khác trong thế giới Hy Lạp cổ đại

  • Hội trường và kịch trường ở Megalopolis (Μεγαλοπολη, Megalopoli) và ở Epidaurus.
  • Điện thờ ở Bergama (hay Πέργαμος, Pergamos).
  • Lăng mộ ở Halicarnassus (Ἁλικαρνασσός).
  • Agora ở Assos và ở Miletos (Μίλητος).
  • Các phố và nhà ở Olynthus (Ολυνθος).

Những công trình kiến trúc nơi đây cũng “hoành tráng” không kém những vị thần khổng lồ trong thần thoại

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại ra đời và hình thành trên một vùng đất đai rộng lớn, bao gồm miền Nam bán đảo Balkans, các đảo nhỏ ở vùng biển Aegaeum, khu vực Tiểu Á, vùng ven biển Hắc Hải, Ý, Sicilia, Pháp, Tây Ban Nha và Ai Cập.

Các quần thể kiến trúc bao gồm kiến trúc thánh địa và kiến trúc dân dụng Hy Lạp cổ đại.

Ở những công trình kiến trúc có tính chất “công cộng” như vậy, người ta thường tổ chức các lễ hội, tiến hành thi đấu thể thao, bình luận văn chương, diễn thuyết, ngâm thơ và biểu diễn kịch, ngoài ra còn có thể trao đổi, mua bán. Do đó, về sau người ta đã xây thêm xung quanh các quần thể này những sân bãi thi đấu, quán trọ, hội trường, các hành lang cột và các loại đền đài.

Hai quần thể kiến trúc công cộng phổ biến trong đô thị cổ đại lúc bấy giờ là Agora (quảng trường công cộng, mang tính dân dụng) và Acropol (là những quần thể kiến trúc với nhiều đền đài, được xây dựng trên những khu đồi cao).

Diện tích các Agora chiếm khoảng 5% diện tích đất thành phố. Những Agora “đời đầu” có hình dạng bất quy tắc nhưng từ cuối thế kỷ 4 TCN trở đi, nó có dạng hình học nhất định và được bao vây bởi các hàng cột thức hai tầng. Ở giữa Agora có đặt bàn thờ và tượng thần. Các Agora quan trọng có thể kể ra là Agora ở Miletus, Megalopolis, ở Asoss và Knid.

Agora ở Miletus.

Các Acropol được xây dựng thêm các nhà hát ngoài trời có thềm dốc bậc ở các khu vực chân núi. Các Acropol nổi tiếng nhất là Acropol ở Athena ( hay còn gọi là Acropolis), ở Bergama và ở Paestum.

Quần thể Acropol.

Các loại đền đài Hy Lạp cổ đại

Đền thờ Hy Lạp cổ đại có đặc điểm là nhiều cột chạy vòng phía bên ngoài, hay nói vui là “bị ám ảnh bởi các loại cột”. Các loại hình đền đài này có những dạng nhất định, tùy vào mức độ “dày đặc” của cột.

Những gì còn sót lại của đền thờ Themis. Loại đền cổ nhất có dạng hình chữ nhật, lối vào chính ở cạnh ngắn và có hai cột ở chính cạnh ngắn này, gọi là dạng cột đôi ở hiên (distyle); ví dụ như ngôi đền thờ thần Themis ở Rhamnus.

Loại đền cổ thứ hai có dạng tương tự như trên, một dạng biến thể của distyle có thêm hai cột ở cạnh ngắn phía sau nữa, gọi là dạng cột đôi ở hiên cả 2 phía. Ví dụ điển hình là đền thờ thần Artemis ở Ephesus.

Đền thờ Artemis.

Loại đền thứ 3 giống loại đền thứ nhất, nhưng thay vì hai cột mà là bốn cột ở phía trước, gọi là dạng hàng cột mặt trước (Prostyle). Ví dụ như ngôi đền ở Selinus.

Đền Silinus.

Loại đền tiếp theo giống loại đền thứ hai, nhưng có bốn cột ở cạnh ngắn phía trước và bốn cột ở cạnh ngắn phía sau, gọi là loại hàng cột cả hai đầu (Amphi-Prostyle) (tiền tố “amphi” có nghĩa là “cả hai phía”).

Loại đền hình tròn, vành ngoài có hàng cột vòng quanh gọi là Tholos. Ví dụ đền Tholos ở Epidaurus.

Tái hiện lại đền Tholos.

Loại đền hình chữ nhật có tường chịu lực là chính, nhưng mặt ngoài tường ghép thêm các cột, gọi là loại đền Pseudo-Peripteral. Ví dụ như đền thờ thần Zeus ở Olympia.

Đền thần Zeus.

Loại đền hình chữ nhật có một hàng cột chạy ở vành ngoài chu vi công trình, gọi là loại đền có các hàng cột bao quanh (Peripteral). Ví dụ đền Hephaestos và đền Parthenon ở Athena.

Đền Parthenon.

Loại đền hình chữ nhật, có hai hàng cột chạy bao xung quanh công trình, có tên gọi là đền Dipteral. Ví dụ đền Olympeion ở Athena, đền thờ Apollo ở Miletos.

Mặt bằng đền thờ Hy Lạp cổ đại được tạo thành bởi ba thành phần chính: pronaos (tiền sảnh), naos (gian thờ) và pathenon (phòng để châu báu). Ngoài ra, trong một số đền còn có thêmopisthodomos (sảnh ở phía sau). Vẻ đẹp của đền đài Hy Lạp cổ đại gắn liền với sự ra đời và phát triển của các loại thức cột.

Sự hình thành và phát triển của các loại cột

Cột ở các công trinhg kiến trúc Hy Lạp cổ đại là hệ thống của sự tỷ lệ và cách thức trang trí cột. Đây là cách người Hy Lạp cổ đại tìm kiếm đến cái đẹp lý tưởng.

Có 3 loại thức cột cơ bản trong kiến trúc Hy Lạp: cột Doric, cột Ionic và cột Corinth. Những kiểu cột Hy Lạp đã mang đến cho kiến trúc một sức sống, chịu đựng được thử thách của thời gian, biểu trưng cho vẻ đẹp và sự tinh tế của kiến trúc cổ điển. Thiết kế cột trong các công trình Hy Lạp cổ đại được xem như một biểu tượng của kiến trúc cổ điển.

Cột Doric:

Cột Doric là loại cột cổ nhất và đơn giản nhất trong hệ thống các kiểu cột cổ điển. Doric hình thành từ một trụ thẳng đứng phình to ở đáy. Kiểu cột này không có phần đế cột và cũng không có phần đầu cột.

Vẻ đẹp thức cột này thường được so sánh với vẻ đẹp khỏe mạnh của người đàn ông cường tráng. Kiểu cột này được sử dụng ở tầng dưới cùng của đấu trường Colosseum của người La Mã vì có khả năng chịu lực cao nhất.

Cột Ionic

Trái với kiểu cột Doric, cột Ionic mang dáng dấp nữ tính, mảnh dẻ và giàu tính trang trí hơn cột Doric. Cột Ionic có 24 gờ sống đứng trong khi cột Doric chỉ có 20 gờ, tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột là 1:9.

Ngoài ra, cột này có thêm đế cột ở phía dưới và đầu cột có hình đệm nhỏ, phía trên có hình xoắn ốc loe ra rồi cuộn vào trong. Các dầm ngang của cột Ionic được phân vị theo chiều ngang thành ba dải. Các ngôi đền có cột này là đền Artemis ở Ephesus, đền thờ Apollo ở Bassae, đền Erecteyon ở Athena.

Cột Corinth

Cột Corinth ra đời sau hai cột trên, vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, cũng là loại cột giàu tính trang trí, đầu cột có nhiều chi tiết hoa lệ, giống như một lẵng hoa với nhiều đường uốn lượn. Cột này do kiến trúc sư Callimachus sáng tạo ra. Cột này có ưu điểm hơn hai cột trên là đối xứng nhiều chiều và có thể cảm nhận được trong không gian. Có thể thấy công trình sử dụng loại cột này tại đền Olympeion ở Athena và đền Apollo ở Bassae.

Vẻ đẹp bất tử của 10 kiệt tác Hy Lạp

Đền Acroplis, Parthenon, Erechtheum… là những kiệt tác đỉnh cao của người Hy Lạp cổ đại vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

B1123 tckt 001 - Kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Acroplis ở Athens là thành phòng thủ cổ nổi tiếng nhất trên thế giới. Kiệt tác này nằm ở độ cao hơn 150m so với mặt nước biển. Theo tiếng Hy Lạp, Acroplis có nghĩa là thành phố trên cao. Đây là một trong số những kiệt tác đỉnh cao nhất của nền văn minh Hy Lạp.

B1123 tckt 002 - Kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Parthenon là một ngôi đền thờ thần Athena, được xây dựng vào thế kỷ V trước công nguyên ở Acropolis. Đây là kiệt tác kiến trúc nổi tiếng nhất của người Hy Lạp cổ đại và được coi là thành tựu kiến trúc vĩ đại của nền văn minh này.

B1123 tckt 003 - Kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Đền Erechtheum ở Acropolis, Athena được xây dựng từ năm 421 – 406 trước công nguyên. Ngôi đền thờ này thờ thần Athena. Đền Erechtheion được xây dựng sau đền Parthenon. Sự xuất hiện của kiệt tác này cạnh đền Parthenon đã làm tôn thêm vẻ đẹp tráng lệ của quần thể kiến trúc Acropole.

B1123 tckt 004 - Kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Đền thờ nữ thần Athena Nike (thờ thần thắng lợi) được người Hy Lạp hoàn thành xây dựng vào năm 424 trước công nguyên.

B1123 tckt 005 - Kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Đền thờ Thần Zeus tại Athen được xây dựng từ thế kỷ II trước công nguyên và phải mất gần 700 năm thì công trình này mới được hoàn thành.B1123 tckt 006 - Kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Đền thờ thần Athena ở Delphi. Được coi là khu vực trung tâm của nền văn minh Hy Lạp cổ đại, Delphi cũng là nơi người dân Hy Lạp đã xây dựng đền thờ Thần ánh sáng, chân lý, nghệ thuật Apollo.B1123 tckt 007 - Kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Nhà hát giảng đường Epidaurus ở Hy Lạp có hình bán nguyệt cổ điển. Công trình này có thể chứa 14.000 người. Kiệt tác kiến trúc này được xây dựng vào thế kỷ IV trước công nguyên.

B1123 tckt 0082 800x533 - Kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Nhà hát cổ khác tọa lạc tại một trong những thành phố quan trọng nhất của đế chế Hy Lạp cổ đại là Ephesus. Hiện nay, nó nằm ở Thổ Nhĩ Kỳ. Kiệt tác kiến trúc này có sức chứa lên đến 24.000 người.B1123 tckt 009 - Kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Nhà hát cổ ở Segesta, Italy là một trong những kiệt tác kiến trúc của đế chế Hy Lạp còn trường tồn đến ngày nay. Segesta là đồng minh mạnh mẽ của Athens trong thế kỷ V trước công nguyên.B1123 tckt 0010 - Kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Đền thờ thần biển Neptune ở Paestum, Italy được hoàn thành vào năm 460 trước công nguyên. Đây là một trong 3 ngôi đền sử dụng loại cột Doric được bảo tồn tốt nhất ở Italy.

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

Từ khóa » Những Thành Tựu Kiến Trúc Hy Lạp Cổ đại