Kiểu Nhà Nước Phong Kiến - Hệ Thống Pháp Luật

Hệ thống pháp luật
  • Văn bản pháp luật Hot Thủ tục hành chính Hỏi đáp pháp luật Thuật ngữ pháp lý Góc nhìn pháp lý Inforgraphic pháp luật Video pháp luật Tủ sách luật tiện ích Thư viện bản án Thư viện án lệ
  • Giới thiệu
  • Gói dịch vụ
  • Liên hệ
Hệ thống pháp luật Thủ tục hành chính Văn bản / TCVN / QCVN Hỏi đáp pháp luật Thuật ngữ pháp lý Bản án/Quyết định Trang chủ Thuật ngữ pháp lý kiểu nhà nước phong kiến kiểu nhà nước phong kiến

"kiểu nhà nước phong kiến" được hiểu như sau:

Kiểu nhà nước thứ hai trong lịch sử xã hội loài người, ra đời trên sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ hoặc xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của xã hội cộng sản nguyên thủy.Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là phương thức sản xuất phong kiến với nét đặc trưng là chế độ chiếm hữu ruộng đất của vua chúa phong kiến và giai cấp địa chủ. Lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội là giai cấp nông dân. Xã hội phong kiến có kết cấu xã hội phức tạp, giai cấp thống trị trong xã hội gồm vua, chúa, quan lại, quý tộc (công, hầu, bá, tử, nam), địa chủ, tăng lữ, cố đạo... Giai cấp bị thống trị là các tầng lớp nông dân nghèo, những người lao động tự do, tầng lớp tiểu thương và nông nô.Kiểu nhà nước phong kiến đã tồn tại trong khoảng hơn 2000 năm ở Trung Quốc từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên đến  năm 1911. Ở Tây Âu nhà  nước phong kiến cũng tồn tại trong khoảng hơn 1000 năm. ở vùng Trung Á tồn tại từ thế kỷ VII đến năm 1918, ở nước Nga từ thế kỷ thứ IX đến năm 1861.Bản chất của nhà nước phong kiến thể hiện ở việc xây dựng bộ máy chuyên chính của vua chúa phong kiến và địa chủ. Bộ máy nhà nước là công cụ phục vụ và bảo vệ quyền lợi của vua chúa phong kiến và địa chủ, đồng thời, là công cụ trấn áp giai cấp nông dân và những người lao động khác trong xã hội.Hình thức phổ biến của nhà nước phong kiến là chính thể quân chủ chuyên chế với quyền lực vô hạn của hoàng đế. Bộ máy nhà nước phong kiến mặc dù chưa có sự phân chia cũng như thực hiện quyền lực nhà nước thành các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, nhưng ở trung ương cũng đã hình thành nên các bộ với những chức năng khác nhau, còn ở địa phương, các quan lại vừa thực hiện quyền cai trị hành chính, đồng thời, vừa là các quan tòa thực hiện chức năng xét xử.

Chính sách bảo mật Thỏa ước sử dụng Chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân Hình thức thanh toán Hướng dẫn sử dụng Bản quyền © 2024 thuộc về Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam

Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và ứng dụng công nghệ 4.0. Chịu trách nhiệm chính: Bà Phạm Hoài Thương. Giấy chứng nhận ĐKDN số: 0108234370, do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 18/04/2018. Địa chỉ: Dương Hà, Gia Lâm, Hà Nội - VPGD: C2 Vincom, 119 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024.6294.9155 - Hotline: 0984.988.691 - Email: info@hethongphapluat.com

Youtube Facebook Twitter Tra cứu thuật ngữ với từ hoặc cụm từ đã chọn?
TRA CỨU THUẬT NGỮ PHÁP LÝ
× Tổng đài hỗ trợ: 024.6294.9155 - Hotline: 0986.426.961
  • Báo lỗi văn bản Hỗ trợ chúng tôi tạo ra nội dung chất lượng hơn ×
kiểu nhà nước phong kiến Gửi thông báo Tổng đài hỗ trợ: 024.6294.9155 - Hotline: 0986.426.961

Từ khóa » Chức Năng Của Nhà Nước Phong Kiến