Nhà Nước Phong Kiến
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Pháp luật & Cuộc sống
- Kiến thức pháp luật
- Thứ Tư, 06/01/2021 10:23 GMT+7
Nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước thứ hai ra đời trên cơ sở thay thế nhà nước chủ nô bị diệt vong.
Xã hội phong kiến là xã hội có kết cấu giai cấp rất phức tạp. Kết cấu này phụ thuộc vào sự khác nhau về kinh tế mà đặc biệt là đất đai. Có thể nói, đất đai trong xã hội phong kiến quyết định sự giàu sang, thứ bậc và địa vị của mỗi người trong xã hội.Luật sư tư vấn pháp luật - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
1. Cơ sở kinh tế - xã hội và bản chất của nhà nước phong kiến
- Cơ sở kinh tế - xã hội
- Bản chất của nhà nước phong kiến
2. Chức năng của Nhà nước phong kiến
Bản chất của Nhà nước phong kiến thể hiện ở các chức năng của nó. Các chức năng của Nhà nước phong kiến bao gồm:- Các chức năng đối nội
- Các chức năng đối ngoại
Thạc sỹ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
3. Các hình thức nhà nước phong kiến
Về hình thức chính thể của Nhà nước phong kiến phổ biến là chính thể quân chủ. Đứng đầu đất nước, thâu tóm quyền hành tối cao trong tay là vua đầy uy lực và thiêng liêng. Quyền lực nhà nước trong tay vua thường được truyền từ đời này sang đời khác. Đôi khi, ở một số thành phố của quốc gia phong kiến có thể bắt gặp chính thể cộng hòa phong kiến.Hình thức cấu trúc nhà nước của Nhà nước phong kiến chủ yếu là cấu trúc đơn nhất, có thể là đơn nhất tập trung (Nhà nước phong kiến thường xâm chiếm rồi sát nhập các nước khác vào lãnh thổ của mình chứ không chấp nhận cấu trúc liên bang) hoặc đơn nhất chia lẻ. Hãn hữu mới gặp cấu trúc liên bang phong kiến (như Cộng hòa liên bang Gugenôtốp ở phía Nam nước Pháp thế kỷ XVI).Về chế độ chính trị của các Nhà nước phong kiến, biện pháp chủ yếu để thực hiện quyền lực nhà nước là lừa dối và bạo lực. Nhà nước phong kiến công khai và hợp pháp hóa việc sử dụng bạo lực để quản lý nhà nước.Trong quá trình phát triển của chế độ phong kiến, hình thức của Nhà nước phong kiến có nhiều biến dạng khác nhau. Ơ các nước Châu Âu thường diễn ra hai thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến là thời kỳ phân quyền cát cứ và thời kỳ trung ương tập quyền.(i)Nhà nước phong kiến thời kỳ phân quyền cát cứNhà nước quân chủ thời kỳ phân quyền cát cứ là những Nhà nước xuất hiện ở giai đoạn đầu của chế độ phong kiến.Giai đoạn này, chính quyền trung ương còn yếu, trong đất nước tồn tại nhiều lãnh chúa phong kiến lớn nhỏ khác nhau. Mỗi lãnh chúa thường chiếm cứ một vùng lãnh thổ, thiết lập và thực hiện quyền lực riêng của mình trên vùng lãnh thổ đó gần như một Nhà nước của riêng mình. Về nguyên tắc, các chúa đất phải phục tùng quyền lực của vua (hoàng đế), phải làm nghĩa vụ với vua, phải nộp thuế, cống nạp, phối hợp lực lượng với vua để đàn áp nông dân và tiến hành chiến tranh chống các nước khác ... Nhưng các chúa phong kiến lớn thường bành trướng, tăng cường quyền lực của mình bằng cách tự đặt ra luật lệ riêng, thu thuế riêng, thành lập các lực lượng vũ trang riêng ... để khống chế sự lớn mạnh của chính quyền trung ương, không chịu thần phục chính quyền trung ương. Do vậy, chính quyền của vua (trung ương) thời kỳ này chỉ mang tính hình thức, còn quyền lực thực sự nằm trong tay các lãnh chúa.Ngoài việc chèn ép chính quyền trung ương, các chúa đất còn chèn ép lẫn nhau. Các chúa đất lớn thường bắt các chúa đất nhỏ thần phục, chịu sự chi phối của mình. Sự thần phục của các chúa đất thường mang tính cá nhân. Các địa chủ nhỏ, yếu thế bị chèn ép, sợ bị xâm lược, sợ nông dân nổi dậy ... thường phải cầu cạnh sự che chở của các địa chủ lớn hơn và tôn sùng người đó làm chúa của mình. Địa chủ nhỏ được chúa che chở nhưng phải thừa nhận cho chúa có quyền siêu việt trên đất đai của mình.(ii) Nhà nước phong kiến thời kỳ trung ương tập quyềnDo sự phát triển của xã hội phong kiến, đặc biệt là sự phát triển kinh tế sản xuất hàng hóa, sự lớn mạnh của các đô thị làm cho nhu cầu về sản xuất và trao đổi hàng hóa tăng nhanh. Điều này đòi hỏi phải có sự thống nhất trong đất nước, xóa bỏ tình trạng cát cứ, phân tán, tình trạng thuế quan nặng nề và phức tạp từ lãnh địa này sang lãnh địa khác, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.Để tránh sự chèn ép của các chúa đất lớn, các tầng lớp thị dân, các chúa đất vừa và nhỏ cũng ủng hộ việc tập trung quyền lực mạnh vào tay vua để được vua che chở, bảo vệ. Bản thân vua để có thể đấu tranh chống lại các chúa đất phong kiến lớn buộc phải dựa vào nhà thờ, các chúa đất vừa và nhỏ cùng tầng lớp thị dân để củng cố chính quyền của mình. Thêm vào đó là nhu cầu đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống các cuộc nổi dậy của nông dân cũng đòi hỏi phải có một chính quyền trung ương hùng mạnh đủ khả năng để giải quyết những công việc nói trên. Tất cả những nguyên nhân đó đã dẫn đến chính quyền của vua ngày càng được củng cố, số lượng quân đội của vua ngày càng đông và được trang bị hiện đại hơn. Quyền lực từng bước tập trung vào tay vua hình thành nên Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền.Giai đoạn đầu của thời kỳ trung ương tập quyền xuất hiện hình thức nhà nước phong kiến quân chủ đại diện đẳng cấp. Nắm giữ quyền lực tối cao trong đất nước là vua và một cơ quan đại diện cho đẳng cấp ủng hộ vua (như Hội nghị quốc dân ở Nga, Hội nghị tam cấp ở Pháp hay Nghị viện ở Anh ...). Cơ quan đại diện đẳng cấp bao gồm đại biểu của giới quý tộc, tăng lữ, sư sãi và thị dân.Cơ quan đại diện đẳng cấp chủ yếu góp ý với vua về các vấn đề chiến tranh, hoà bình, ấn định các loại thuế ... Khi đã củng cố và tăng cương được quyền lực khá mạnh, vua thường coi nhẹ, xem thường vai trò của các cơ quan đại diện đẳng cấp.Vào giai đoạn cuối của chế độ phong kiến, vua dựa vào sức mạnh của quân đội thường trực từng bước thâu tóm quyền lực nhà nước trong tay mình, thiết lập nên Nhà nước phong kiến quân chủ tuyệt đối (chuyên chế). Vua trực tiếp ban hành pháp luật, bổ nhiệm quan lại, thu chi ngân sách nhà nước, quyết định mọi vấn đề quan trọng của đất nước. Triều đình trở thành trung tâm sinh hoạt chính trị của cả nước.Nếu như ở giai đoạn đầu, sự hình thành Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền có tác dụng tích cực, nó thúc đẩy sự phát triển của đất nước về kinh tế, chính trị, quân sự ... thì giai đoạn sau đó mà đặc biệt là giai đoạn xuất hiện Nhà nước phong kiến quân chủ chuyên chế đã cản trở sự phát triển của phương thức sản xuất tiến bộ hơn - phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vua trở thành kẻ thi hành chính sách của các tập đoàn quý tộc phong kiến phản động cản trở sự phát triển của tầng lớp thị dân - tiền thân của giai cấp tư sản.(iii) Cộng hòa phong kiếnVới sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp, các thành phố trong xã hội phong kiến ngày càng lớn mạnh cả về quy mô và tiềm lực. Phần lớn các thành phố phong kiến đều lệ thuộc vào các lãnh chúa phong kiến hoặc lệ thuộc trực tiếp vào vua. Cũng có trường hợp các thành phố đó vừa lệ thuộc vào vua và lại vừa phụ thuộc vào giáo chủ. Với sự phát triển của mình các thành phố trong nhà nước phong kiến đã từng bước đấu tranh với vua chúa phong kiến đòi quyền tự quyết trong một số vấn đề nhất định như được bầu ra những cơ quan đại diện của mình để quản lý thành phố, được thành tập lực lượng vũ trang để canh phòng, tổ chức tòa án riêng, thậm chí có thể có đồng tiền riêng và có thể được phép thu một số loại thuế ... Quá trình phát triển đó của các thành phố trong xã hội phong kiến đã từng bước hình thành ở đây mô hình chính thề cộng hoà phong kiến tự trị trong các nhà nước phong kiến.Các thành thì này tuy có một vài chế đính của chính thể cộng hòa (bầu cử cơ quan tự trị, công dân bình đẳng ...) nhưng về thực chất vẫn thuộc chế độ phong kiến vì vẫn là một bộ phận của lãnh địa, lãnh thổ phong kiến. Tuy nhiên, ở nhiều thành phố, công thương nghiệp đã phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến.Tìm hiểu các nội dung liên quan tại Thư viện pháp luật4. Bộ máy nhà nước phong kiến
Nhà nước phong kiến với chính thể quân chủ là phổ biến nên bộ máy nhà nước phong kiến luôn mang nặng tính quân sự tập trung quan liêu gắn liền với chế độ đẳng cấp của xã hội phong kiến.Trong bộ máy nhà nước phong kiến, ở trung ương có triều đình. Đứng đầu triều đình là vua (quốc vương) thâu tóm gần như toàn bộ quyền lực nhà nước. Vua được coi là người thay trời trị dân. Quyền lực của vua đôi khi còn cao hơn cả quyền lực của giai cấp phong kiến thống trị mà vua là người đại diện. Vua là người ban hành pháp luật, người tổ chức thi hành pháp luật đồng thời là người xét xử tối cao. Các quan lại đều do vua bổ nhiệm, cắt cử. Triều đình được tổ chức để giúp vua cai quản đất nước. Tất cả các cơ quan nhà nước đều phải báo cáo và phải chịu trách nhiệm trước vua. Bộ máy chính quyền ở địa phương cũng do vua bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước vua.Trong thời kỳ phân quyền cát cứ, mỗi lãnh địa các lãnh chúa đều tổ chức cho mình một bộ máy riêng gồm lực lượng vũ trang riêng, những cơ quan giúp việc lãnh chúa quản lý các công việc trong lãnh địa.Nhà nước phong kiến nhiều khi được xem là của nhà vua nên trong bộ máy nhà nước phong kiến nhiều khi không có sự phân định rành mạch giữa công việc nhà nước (phục vụ đất nước) với công việc riêng của vua (phục vụ cá nhân nhà vua).Bài viết được thực hiện bởi: thạc sĩ, luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc Công ty Luật TNHH Everest.Xem thêm:- Giới thiệu về Công ty Luật TNHH Everest
- Luật sư của Công ty Luật TNHH Everest
- Hoạt động vì cộng đồng của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].
- Tags:
- nhà nước phong kiến
- hình thức của nhà nước phong kiến
- bản chất của nhà nước phong kiến
- Chia sẻ
Bình luận
Tin liên quan
Bản chất và chức năng của nhà nước
Vấn đề bản chất và ý nghĩa của nhà nước luôn luôn là đối tượng của cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt nhất. Đồng thời đây cũng là một trong những vấn đề khó nhất đã "trở thành trung tâm của mọi vấn đề chính trị và mọi tranh luận chính trị".
Các kiểu và hình thức của nhà nước
Kiểu nhà nước là một trong những khái niệm cơ sở có ý nghĩa rất quan trọng của lý luận về nhà nước và pháp luật. Nhờ khái niệm kiểu nhà nước chúng ta có thể nhận thức được một cách cụ thể và lôgíc về bản chất và ý nghĩa xã hội ...
Nguồn gốc của nhà nước và pháp luật
Muốn hiểu rõ bản chất của nhà nước và pháp luật và những quy luật phát triển của chúng, trước hết cần phải làm sáng tỏ nguyên nhân và giải thích quá trình phát sinh của nhà nước và pháp luật.
Pháp luật phong kiến
Nhà nước và xã hội phong kiến hình thành một cách chậm chạp do tính bền vững của chế độ công xã và chế độ chiếm hữu nô lệ.
Nhà nước tư bản
Nhà nước tư sản là kiểu nhà nước bóc lột cuối cùng, hoàn thiện và phát triển nhất trong lịch sử các kiểu nhà nước bóc lột.
Tin khác
Việc phân định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ
Việc phân định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ là sự phân định thẩm quyền sơ thẩm vụ việc dân sự giữa các tòa án cùng cấp với nhau. Bài viết sẽ phân tích về vấn đề này.
Việc phân định thẩm quyền của tòa án các cấp
Việc phân định thẩm quyền sơ thẩm giữa các cấp tòa án bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc được chính xác, đúng pháp luật. Bài viết sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về vấn đề này.
Cơ sở xác định những loại việc thuộc thẩm quyền dân sự của tòa án
Thẩm quyền dân sự của tòa án theo loại việc là thẩm quyền của tòa án trong việc thụ lý giải quyết các vụ việc theo thủ tục tố tụng dân sự.
Thẩm quyền dân sự của tòa án
Thẩm quyền dân sự của tòa án được thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự. Do vậy, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung về tố tụng như tòa án độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Khái niệm nguyên tắc của luật tố tụng dân sự Việt Nam
Các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự là những tư tưởng pháp lý cơ bản. Vì vậy, việc vi phạm các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tố tụng.
Thành phần của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự
Việc xác định đúng các chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự gồm 3 thành phần: Chủ thể, khách thể và nội dung
Đặc điểm của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự
Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật. Bài viết sẽ phân tích về đặc điểm của quan hệ pháp luật này.
Tìm hiểu chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
Chế độ sở hữu không chỉ là một yếu tố cơ bản xác lập nền tảng của một chế độ xã hội mà còn luôn luôn thể hiện bản chất của chế độ xã hội đó.
Quy định về bồi thường thiệt hại trong dân sự
Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vỉ gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.
Quy định chung về thương nhân
Thương nhân là người thực hiện những hành vi thương mại và bài viết sẽ phân tích những quy định chung về thương nhân.
Quyền cơ bản của thương nhân
Thương nhân bao gồm hai quyền cơ bản là quyền tự do kinh doanh và quyền bình đẳng trong hoạt động thương mại của thương nhân. Bài viết sẽ phân tích cụ thể về vấn đề này.
Quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Luật cạnh tranh đã quy định rõ về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Bài viết đề cập đến những quy định của pháp luật về hành vi này.
Tìm hiểu quy định về thế chấp tài sản trong dân sự
Thế chấp tài sản là một biện pháp bảo đảm trong dân sự. Đây là biện pháp bảo đảm thường thấy và bài viết sẽ phân tích những quy định cơ bản của thế chấp tài sản.
Tìm hiểu về nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, hiện nay hoạt động này ngày càng trở nên phổ biến. Bài viết chia sẻ về những quy định chung về nhượng quyền thương mại.
Chủ thể của Luật Thương mại
Chủ thể của Luật Thương mại bao gồm các tổ chức, cá nhân tham gia vào các quan hệ thương mại và chủ thể chính là thương nhân.Bài viết phân tích cụ thể như sau:
Khái quát chung về hợp đồng mua bán tài sản
Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng song vụ. Theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán
Tin mới
-
Khái niệm cán bộ, công chức
-
Quyền lợi, nghĩa vụ, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức
-
Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước
Kiến thức pháp luật
- Chính sách mới
- Kiến thức pháp luật
- Nghiên cứu trao đổi
- Án lệ
- Nghề luật
Chủ đề hot
- Đền bù đất giải phóng
- hợp đồng xây dựng nhà
- đất để làm nhà ở
- công ty cấp thoát nước
- gia đình nhà chị gái
- nhà đang có tranh chấp
- Tài sản nhà nước
- hành chính Nhà Nước
- người nước ngoài thuê nhà
- nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
- đất đai để xây nhà
- Tư vấn phân chia nhà
- quản lý nhà nước
- thủ tục mở bán nhà
- Quyết định của Nhà nước
Nhiều người quan tâm
-
Nhãn hiệu liên kết, một số vấn đề pháp lý cần chú ý
-
Hợp đồng do chi nhánh ký, có ràng buộc công ty?
-
Hợp đồng không có con dấu của công ty, giá trị pháp lý thế nào?
-
Điều lệ doanh nghiệp là gì?
-
Trả lại đồ đã ăn trộm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
-
Tách thửa đất, những điểm cần lưu ý
-
Công ty cổ phần có buộc phải có ban kiểm soát không?
-
Công ty con không được góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ
-
Hợp đồng 'tiền hôn nhân', nên hay không?
Từ khóa » Chức Năng Của Nhà Nước Phong Kiến
-
Bản Chất, Chức Năng, Bộ Máy Và Hình Thức Nhà Nước Phong Kiến
-
Nhà Nước Phong Kiến Là Gì? Bản Chất, Bộ Máy Và Hình Thức?
-
Kiểu Nhà Nước Phong Kiến Là Gì ? Sự Ra đời Và Phát Triển Nhà Nước ...
-
Nhà Nước Phong Kiến Là Gì? Bản Chất, Chức Năng, Hình Thức, Bộ Máy
-
Nhà Nước Phong Kiến Là Gì? Các Yếu Tố Hình Thành Nhà ... - PhapTri
-
Nhà Nước Phong Kiến Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Phong Kiến Là Gì? Bản Chất Chế độ Phong Kiến? - Luật Hoàng Phi
-
[PDF] Bài 2: NHÀ NƯỚC CHỦ NÔ, NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN VÀ ... - Topica
-
Bản Chất, Chức Năng, Bộ Máy Và Hình Thức Nhà Nước Phong Kiến
-
Sự Phát Triển Về Chức Năng Qua 4 Kiểu Nhà Nước Chính Chủ Nô ...
-
Kiểu Nhà Nước Phong Kiến - Hệ Thống Pháp Luật
-
Tổ Chức Nhà Nước Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
(DOC) Nha Nước Phong Kiến | Kylie Kim
-
NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN - TaiLieu.VN