Nhà Nước Phong Kiến Là Gì? - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Khái niệm nhà nước phong kiến
- Bản chất của nhà nước phong kiến
- Những đặc trưng cơ bản của nhà nước phong kiến Việt Nam
Vào giai đoạn cuối của chế độ chiếm hữu nô lệ, quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ bắt đầu kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô và nô lệ ngày càng gay gắt. Các cuộc khởi nghĩa của nô lệ nổ ra liên tiếp làm lung lay chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ lệ nông phát triển và hình thái kinh tế – xã hội phong kiến đã hình thành. Vậy nhà nước phong kiến là gì?
Khái niệm nhà nước phong kiến
Nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước thứ hai trong lịch sử xã hội loài người, ra đời trên sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ hoặc xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của xã hội cộng sản nguyên thủy. Bản chất của nhà nước phong kiến thể hiện ở việc xây dựng bộ máy chuyên chính của vua chúa phong kiến và địa chủ.
Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là phương thức sản xuất phong kiến với nét đặc trưng là chế độ chiếm hữu ruộng đất của vua chúa phong kiến và giai cấp địa chủ. Lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội là giai cấp nông dân.
Nhà nước phong kiến có hai chức năng cơ bản là đối nội và đối ngoại.
Thứ nhất: Về chức năng đối nội nhà nước phong kiến chủ yếu thực hiện:
– Bảo vệ, củng cố và phát triển phương thức sản xuất phong kiến;
– Đàn áp nông dân và những người lao động bằng những phương tiện tàn bạo;
– Nô dịch về tư tưởng.
Thứ hai: Chức năng đối ngoại
– Tiến hành chiến tranh xâm lược;
– Phòng thủ đất nước.
Bản chất của nhà nước phong kiến
Nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước tương ứng với hình thái kinh tế – xã hội phong kiến, là nhà nước phát triển cao hơn nhà nước chiếm hữu nô lệ. Chế độ phong kiến có những đặc điểm khác nhau giữa phương Tây và phương Đông. Cụ thể:
Đặc điểm | Phương Tây | Phương Đông |
Thời gian | Ở phương Tây, nhà nước phong kiến hình thành sớm nhất là thế kỷ V sau công nguyên (Tây Âu). | Chế độ phong kiến phương Đông hình thành sớm nhất ở Trung Quốc từ thế kỷ III trước công nguyên. |
Không gian | Chế độ phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ chiếm hữu nô lệ đã từng phát triển đến đỉnh cao, quan hệ nô lệ mang tính chất điển hình. | Chế độ phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ nô lệ phát triển không đầy đủ, quan hệ nô lệ mang tính chất gia trưởng. |
Cơ sở kinh tế – xã hội của nhà nước phong kiến | Chế độ tư hữu ruộng đất đã phát triển triệt để từ thời chủ nô. Trong thời phong kiến, chế độ tư hữu ruộng đất được phát triển lên mức cao hơn gọi là các lãnh địa. Thời kỳ đầu, người nông dân tự do cũng có ruộng đất nhưng cùng với sự phát triển của chế độ ruộng đất phong kiến mà dần dần người nông dân bị mất ruộng và phải lệ thuộc đất vào địa chủ, phong kiến… Địa chủ, phong kiến là những người có đất nhưng không trực tiếp canh tác mà cho nông dân thuê đất cày cấy và thu về địa tô. Mức địa tô nhìn chung là tương đối nặng nề. Quan hệ sản xuất trong xã hội là quan hệ giữa địa chủ, phong kiến và nông dân. Bên cạnh đó, nhà thờ thiên chúa giáo cũng chiếm hữu nhiều đất đai lập thành lãnh địa lớn, các vị linh mục, thầy tu cũng là những địa chủ phong kiến lớn nhỏ khác. | Chế độ ruộng đất không thuần nhất như ở phương Tây mà quyền sở hữu ruộng đất thuộc về nhà Vua (nhà nước), đồng thời đối với ruộng đất tư nhân, vua cũng có quyền sở hữu tối cao. Nhà nước đem ruộng đất thuộc sở hữu công ban cấp cho quan lại làm bổng lộc và cho nông dân cày cấy. Khi lực lượng sản xuất phát triển, ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân bắt đầu hình thành và phát triển thành sở hữu của địa chủ, của cơ sở tôn giáo,… |
Ngoài ra, điều kiện về kinh tế – xã hội cũng sẽ quyết định bản chất của nhà nước phong kiến. Tính giai cấp của nhà nước phong kiến thể hiện sâu sắc, rõ nét không kém nhà nước chủ nô. Nhà nước phong kiến là bộ máy bảo vệ lợi ích kinh tế cho giai cấp địa chủ phong kiến, là công cụ chuyên chính giúp giai cấp địa chủ phong kiến đàn áp giai cấp nông dân, thợ thủ công, dân nghèo. Tóm lại, quyền lực của nhà nước phong kiến tập trung chủ yếu vào việc đàn áp và bóc lột người dân lao động.
Tính xã hội, nhà nước phong kiến là đại diện cho toàn thể xã hội, nên sứ mệnh của nhà nước phong kiến là tổ chức và quản lý các mặt của đời sống xã hội. So với nhà nước chủ nô, tính xã hội của nhà nước phong kiến rõ nét hơn, nhà nước đã quan tâm nhiều đến việc giải quyết những vấn đề chung cho toàn xã hội. Do vậy, các hoạt động kinh tế xã hội của nhà nước cũng thiết thực hơn.
Như vậy, có thể thấy, dù có sự khác nhau giữa nhà nước phong kiến phương Tây và nhà nước phong kiến phương Đông nhưng vẫn có chung một bản chất. Đó là nhà nước phong kiến đàn áp, bóc lột nhân dân lao động, bảo vệ địa vị và quyền lợi của giai cấp thống trị.
Những đặc trưng cơ bản của nhà nước phong kiến Việt Nam
Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tồn tại trong hàng trăm năm và có nhiều đặc trưng cơ bản sau:
– Vị trí của hoàng đế: Với vai trò là người đứng đầu quốc gia, hoàng đế được xem là thượng đế trên trời, được tôn sùng và kính trọng nhất trong xã hội. Hoàng đế cũng có vai trò làm trung gian giữa thiên hạ và thượng đế.
– Tính chất phong kiến: Nhà nước phong kiến Việt Nam là một xã hội tôn giáo, đặc trưng bởi sự phân tầng xã hội rõ ràng và tôn trọng giai cấp thượng lưu, với hoàng đế và triều đình là trung tâm quyền lực.
– Hệ thống quân sự: Nhà nước phong kiến Việt Nam có một hệ thống quân sự tinh vi và phân chia các đơn vị theo chức vụ, địa vị, sức mạnh và địa lý. Đặc biệt, quân đội được đào tạo theo mô hình quân đội phương Bắc, với sự tập trung vào kỹ thuật chiến đấu và sự phối hợp giữa quân đội và dân cư.
– Hệ thống chính quyền và pháp luật: Nhà nước phong kiến Việt Nam có một hệ thống chính quyền tập trung và phức tạp, với các vị quan lớn được chỉ định bởi hoàng đế và triều đình. Pháp luật được thiết lập để quản lý và giải quyết các vấn đề xã hội và hình phạt.
– Văn hóa và giáo dục: Nhà nước phong kiến Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng, với các truyền thống văn học, văn hóa và kiến trúc phong phú. Giáo dục tập trung vào việc đào tạo các nhân tài cho triều đình và giới quý tộc.
Tóm lại, nhà nước phong kiến Việt Nam có nhiều đặc trưng đặc biệt, với sự tôn trọng vị trí của hoàng đế, tính chất phong kiến, hệ thống quân sự, chính quyền và pháp luật, văn hóa và giáo dục.
Trên đây là nội dung bài viết nhà nước phong kiến là gì? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.
Từ khóa » Chức Năng Của Nhà Nước Phong Kiến
-
Bản Chất, Chức Năng, Bộ Máy Và Hình Thức Nhà Nước Phong Kiến
-
Nhà Nước Phong Kiến Là Gì? Bản Chất, Bộ Máy Và Hình Thức?
-
Kiểu Nhà Nước Phong Kiến Là Gì ? Sự Ra đời Và Phát Triển Nhà Nước ...
-
Nhà Nước Phong Kiến Là Gì? Bản Chất, Chức Năng, Hình Thức, Bộ Máy
-
Nhà Nước Phong Kiến Là Gì? Các Yếu Tố Hình Thành Nhà ... - PhapTri
-
Phong Kiến Là Gì? Bản Chất Chế độ Phong Kiến? - Luật Hoàng Phi
-
Nhà Nước Phong Kiến
-
[PDF] Bài 2: NHÀ NƯỚC CHỦ NÔ, NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN VÀ ... - Topica
-
Bản Chất, Chức Năng, Bộ Máy Và Hình Thức Nhà Nước Phong Kiến
-
Sự Phát Triển Về Chức Năng Qua 4 Kiểu Nhà Nước Chính Chủ Nô ...
-
Kiểu Nhà Nước Phong Kiến - Hệ Thống Pháp Luật
-
Tổ Chức Nhà Nước Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
(DOC) Nha Nước Phong Kiến | Kylie Kim
-
NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN - TaiLieu.VN