Kỹ Thuật Câu Jig Của Nhật | Hải Ngoại Sportfishing

Yoichi Mogi được coi như bậc thầy của môn câu jigging,là môt tay câu bờ từ đầu năm 1990,ông ta bắt đầu ưa thích môn câu jig khi các dụng cụ câu môn này còn ở giai đoạn sơ khai vào lúc đó: dây câu to,cần quá dài,mồi jig nặng làm cho kỹ thuật câu trở nên cồng kềnh vướng víu,khó thao tác.Sức hãm dây và độ dãn dây câu bị giới hạn chỉ ở mức sâu 50m,nên khi người câu thả mồi ở quá 50 m (150ft) là không thể câu được,tạo cho những dân câu jig nghĩ bất cứ cái gì ở quá độ sâu đó là “tử địa”.

Nhưng tất cả đều thay đổi vào một ngày khi Mogi tìm cách thử nghiệm cách câu mới theo lời khuyên của một thuyền trưởng chiếc tàu World Marine Amami chuyên đi câu xa ngoài khơi ở phía nam Nhật Bản.Viên thuyền trưởng cho biết đã nhìn thấy dáng hình to lớn những con cá ở khoảng độ sâu 100m (300ft) trên máy tầm ngư.Ngay thời kỳ bắt đầu có dây braid (Nhật bản họ gọi là dây PE) nên Mogi dùng dây này với con mồi jig nặng câu thử,và ông ta đưa lên thuyền nhiều cá lớn từ tầng nước được mệnh danh là tử địa.Từ đó môn câu jig dưới đáy sâu bắt đầu kỷ nguyên mới.

Mogi tiếp tục đẩy kỹ thuật câu jig tới giai đoạn giới hạn mới,ông ta nâng sức chịu đựng dây braid từ 18kg (40kg) lên 45kg (100lbs) và thấy dây quá cứng,làm cho dụng cụ câu trở nên quá tải.Lưỡi câu bị duỗi thẳng,cần kêu răng rắc ở khoảng giữa,máy câu bị đứng trong khi kéo cá.

Những hãng sản xuất dụng cụ câu được phản hồi bởi những chi tiết yếu kém này nên họ bắt đầu gửi tới cho Mogi những dụng cụ câu chế tạo mới nhất để câu thử nghiệm như cần,máy,dây,v,v…ông ta dùng thử và đúc kết những khiếm khuyết xảy ra,gửi lại cho hãng để cải tiến thêm tính năng thích hợp hơn với môn câu jig dưới đáy sâu.

Tuy nhiên Mogi không phải là người phát minh ra dụng cụ câu mới,ông ta cho ý kiến dùng lưỡi đơn buộc vào mồi jig gọi là “assist hook” hay còn gọi là “stinger hook” mà nay đã rất phổ biến trong dân câu jig.Mogi quả quyết rằng hệ thống lưỡi đơn này rất ít khi vướng đáy hoặc được cá nhưng nếu dính,nó giữ cá rất chắc,tốt hơn là dùng lưỡi ba chấu.

Hiện nay Mogi bỏ ra khoảng 250 ngày đi câu trong một năm,150 ngày câu trên thuyền,ông vẫn tiếp tục chia sẽ kinh nghiệm cách câu jig của dân Nhật với dân câu thế giới,Mogi thường quay về Nhật với những ý tưởng câu mới được thu thập và học hỏi từ các dân câu bản xứ hoặc các tay câu chuyên nghiệp khắp nơi.

Một trong những kỹ thuật câu mồi giả thời xa xưa bây giờ được phổ biến nhiều nhất khắp thế giới,nguồn gốc nguyên thủy nó phát sinh từ quần đảo Polynesia,đó là môn câu jig,nó đã lan rộng khắp nơi,từ châu Á,châu Đại dương,châu Âu và châu Mỹ.

Nếu ngày xưa bắt được cá lớn có nghĩa là phải chịu khó dùng cần câu dài,mồi câu,dây câu nặng để bắt cá làm mất nhiều thời gian,bây giờ với những phát minh mới của kỹ nghệ tân tiến,nó đưa môn câu jig của thế kỷ trước bước vào thời đại tối tân hoá.

Rất nhiều những cải tiến mới về dụng cụ câu jig do Yoichi Mogi nhận xét và hướng dẫn vào đầu năm 1990 được chế tạo.Từ những ý tưởng mới mẻ đó các hãng sản xuất dụng cụ câu của Nhật đã hoàn toàn thay đổi thiết kế đồ nghề câu biển,kết quả là có cần câu nhẹ,máy nhỏ,mạnh khiến cho môn câu jig với dây braid trở nên thích thú hơn,nó cũng kéo dài thêm danh sách những người câu đã đạt được kết quả mỹ mãn thay vì chỉ có riêng một ít người chuyên môn dùng dụng cụ câu hạng nặng cũ kỹ.

Hiệu quả môn câu jig :

Định vị trí và trình bày con mồi jig là chìa khóa thành công của chuyến đi câu,người thuyền trưởng giỏi là người biết được nơi đâu có cá và làm sao cho người câu jig có cơ hội may mắn đạt được sự thành công khi tàu neo đúng chỗ.Thuyền neo đúng chỗ giúp người câu có ưu thế: dễ thả con mồi jig chính xác vào nơi cá sinh sống.

Nếu thuyền neo chính xác trên vùng nước cạn,và độ sâu đáy xác định rõ được,người câu jig có thể câu giật thẳng đứng,thả mồi đúng độ sâu mong muốn rồi thao tác câu sẽ hiệu quả hơn là thả mồi giật đại. Khi thuyền trưởng đậu tàu phía trên dòng hải lưu ngược,xa với rạng điểm cá tụ,ta nên tính thời gian đủ để thả mồi jig trôi theo dòng chảy đạt tới điểm đáy mong muốn.

Một khi thuyền đậu đúng chỗ,tất cả tùy thuộc theo người câu jig muốn nhử mồi cho cá cắn câu là phải trình bày con mồi thật sống động,cá có thể tấn công mồi ngay tức khắc vào lúc chúng đang đói săn mồi,hoặc chúng tấn công mồi bất thình lình do bản năng, nếu con mồi jig trình bày và thao tác đúng cách.Cả hai sự kiện trên cho thấy mấu chốt quan trọng trong việc trình diễn con jig qua sự thao tác máy và cần câu.Người Nhật,với sáng tạo kỹ thuật cao về câu jig thường thao tác theo cách gọi “mechanical jigging” hay “fast pitch,short jerk”,cả hai phương pháp này rất hiệu quả và ít mệt hơn là phương pháp “speed jigging”.

Máy câu:

Việc quan trọng cho máy câu,đặc biệt khi đi câu chỗ nước sâu,dụng cụ câu không quá nặng nề,hệ thống hãm dây đòi hỏi bắt buộc phải mạnh, chắc,cứng khi nhắm câu cá lớn vì cá loại cá lớn như cá mú thường sống dưới rạng sâu,chúng thường có chiều hướng cố gắng chạy trở lại hang hốc ẩn náu trong rạng đá,san hô hoặc bất cứ hốc nào gần nhất khi bị mắc lưỡi.Vì thế để chống lại những cú chạy thật mạnh,thật nhanh của loài cá này,ta phải dùng máy câu với bộ hãm dây có sức kềm thật thích hợp đối với tốc độ nhanh và lực kéo mạnh của chúng.

Hay có sự nhầm lẫn và không hiểu rõ trong việc dùng máy câu với tốc độ cao,do số lượng người câu jigs có nhiều kinh nghiệm gia tăng ở vùng biển sâu thường hay dùng con jig nặng,có hình dáng ít thuôn rất phổ biến. Những con jigs nặng cộng với trọng lượng con cá làm cho người xử dụng máy câu có tốc độ 6:1 phải quay rất mệt.Người câu jig giỏi thường xử dụng máy câu có tốc độ từ 4:1 đến 5:1 do có cường độ xoắn của máy rất mạnh,giúp cho họ ít mệt.

Một số người câu jig thích loại máy ngang thoáng rộng phía trên mà không thích việc dùng máy dọc,với máy ngang có ổ chứa cước hẹp,máy sẽ xếp dây dễ dàng,cho phép ta chú ý đến thao tác con mồi jig hoặc kéo cá hơn là bị chia trí vì sợ dây rối.

Máy ngang được ưa chuộng :

  • Daiwa : Saltiga;Saltist.
  • Shimano : Ocea jigger;Trinidad;Torium;Talica.
  • Accurate : Boss BTX.
  • Studio Ocean Mark : Blue Heaven.
  • JM PE reels
  • Alutecnos : Gorilla.

Máy dọc được ưa chuộng :

  • Daiwa : Saltiga;Blast.
  • Shimano : Stella;Twinpower.
  • Accurate : Twinspin
  • Finnor
  • Van Staal

Cần câu :

Vì có nhiều kỹ thuật câu khác nhau nên đôi khi một cần có thể áp dụng cho vài trường hợp câu,cần câu jig phải nhẹ,có độ cong tròn đều và mạnh để nâng cá lên,độ cong của cần giúp cho người câu chiến đấu được với cá lớn (giảm shock) và cần thiết khi dùng dây braid,người câu cũng nhận thấy độ cong của cần giúp cho họ thao tác dễ dàng hơn khi câu jig kiểu Nhật.

Chiều dài cần câu thay đổi và tùy thuộc vào cách câu jig và máy câu khi xử dụng.Máy ngang hở trên đỉnh là máy thích hợp nhất cho cần câu có chiều dài ngắn như cỡ 4’6” (1,4m).Máy dọc thích hợp nhất cho cần câu có chiều dài 7′ (2,1m). Phần lớn người mới câu jig thường dùng cần câu dài,sau đó họ từ từ tiến dần đến dùng cần chuyên dụng hơn.Tùy từng loại cá khác biệt mà ta xử dụng kỹ thuật khác nhau và cũng dùng cần thích hợp với thao tác.Ta nên hỏi những tay câu chuyên nghiệp về cần để chọn lựa đúng mà không mắc phải lầm lỗi.

Cần câu jig được ưa chuộng:

  • Jigging Master
  • Daiwa Saltiga
  • Shimano Trevala
  • Carpenter
  • Smiths
  • Jig Star
  • Sevenseas
  • Fisherman
  • CB One
  • Seed
  • Calstar
  • Synit
  • Black Hole
  • MC Works

Mồi jigs :

Rất nhiều loại mồi jigs được bày bán trên thị trường tuy nhiên tất cả loại jigs đều rơi vào 3 chủng loại sau đây : loại trọng tâm nằm ở giữa thân,loại trọng tâm nằm cuối đuôi và loại trọng tâm nằm ở đâu đó giữa thân và cuối đuôi.

A – Loại trọng tâm nằm ở giữa (Center-weighted jigs) :

Như tên của nó,loại jig này cân bằng bởi trọng tâm nằm ở giữa thân,nên nó đong đưa,lao,trượt khi thả xuống,nhưng không lao xuống nhanh như loại trọng tâm nằm cuối đuôi.Rất tốt khi dùng nơi vùng nước cạn để câu cá hồng vì loại cá này thích cư ngụ nơi nước cạn,con mồi jig này rất chao đảo khi thao tác câu.Nó là loại mồi phổ biến lẫn linh hoạt nhất,nên có thứ vũ khí này trong kho vũ khí mồi jigs.

B – Loại trọng tâm nằm ở cuối đuôi (Tail weighted jigs) :

Loại jigs này đã cân bằng trọng tâm ở cuối hay gần đuôi,được thiết kế để thả xuống và kéo lên thật nhanh với rất ít chao đảo,nó rất lý tưởng dùng săn bắt các loại cá dưới sâu như cá thu,cá mú và cá sea bass vì thân jig được thiết kế có hình dáng thuôn (streamline) nên chống được sức lôi kéo của dòng hải lưu.Nó được chuyên dùng nơi đáy sâu và con mồi thường có màu sắc lóng lánh,phản quang,giúp tạo lấp lánh ánh sáng dẫn dụ,gây kích thích tất cả những con cá tò mò.Con mồi có phần đuôi nặng nên phần đầu hơi dẹp thành ra dễ lướt nước,dồn sức nặng vào cuối đuôi và giảm bớt sức tải cho cần.

C – Kích cỡ :

Khi chọn lựa kích cỡ mồi câu nên biết là ta tính câu loại cá nào? độ sâu của vùng nước bao nhiêu? sức chảy của dòng hải lưu mạnh,yếu ? Loại mồi jigs có trọng tâm nằm phía đuôi có thể dùng với sự chính xác rất cao khi nhắm vào chu vi mục tiêu nhỏ,trong khi chiều dài con jig quyết định việc lôi cuốn cá lớn.Dân câu jigs của Nhật thường cho rằng chiều dài con jig phải giống y như kích cỡ con cá mồi,nên họ thường so sánh với con cá mồi sống trong vùng câu,để chọn kích cỡ mồi cho thích hợp.

Kích cỡ con mồi theo Gram và Ounces :

Thông thường cách chỉ dẩn chọn kích cỡ mồi jigs gia tăng theo độ sâu thả mồi xuống như sau :

Ta nên cộng với 100g (3,5 oz) vào khi muốn thả xuống sâu thêm từng 30,5m (100ft) dưới đáy sâu.

50g = 1.76 oz

100g = 3.53 oz

150g = 5.29 oz

200g = 7.05 oz

250g = 8.81 oz

300g = 10.58 oz

350g = 12.34 oz

400g = 14.12 oz

D – Màu sắc jigs :

Mồi jigs có rất nhiều màu sắc khác nhau vì vậy rất khó chọn lựa giữa chúng,nên nhiều người câu jigs thường tin là chọn màu sắc con jigs phải tương ứng với điều kiện như sau : màu sậm nên dùng vào những ngày trời âm u,ít nắng,mây che nhiều,màu tươi sáng dùng vào những ngày nắng chói chang,trong sáng.Những con mồi có màu sắc phản quang thường dùng câu nơi chỗ đáy sâu hay vào đêm tối để phát ánh sáng ra cho cá nhận thấy rõ hơn.

Trước khi thả mồi jig ta nên chú ý đến màu sắc nào mà những tay câu gần ta đang dùng trong đám màu sắc jigs của họ,rồi chọn lựa con jig có màu sắc giống như thế.Ý tưởng đó giúp cho màu sắc ta chọn được bảo đảm hiệu quả cũng như nhận biết nhanh màu sắc nào linh hoạt khi thay mồi jigs.

Lưỡi câu :

Một thứ trong con mồi câu jig được cải tiến đáng chú ý nhất là lưỡi câu,đó là loại lưỡi câu có hàm rộng,ngắn đòn,buộc bằng dây Kevlar,dây được buộc vòng qua khoen con mồi ở phía đầu,nên lưỡi lủng lẳng ngang thân jig. Nhiều dân câu jigs cho biết ở vị thế này lưỡi câu hướng tới cá dễ dàng khi nó tấn công vì vậy tạo nhiều hiệu quả đóng lưỡi bắt cá hơn.Việc không dùng lưỡi ba chấu thông dụng gắn vào con jig cũng giúp cho mồi jigs bớt bị vướng mắc dưới đáy,nhiều dân câu Nhật còn đính thêm vào lưỡi những vật sáng óng ánh hay con fly với ý tưởng cá sẽ chú ý tấn công lưỡi hơn là con jig.

Chọn lưỡi câu gắn vào jig phải bảo đảm hàm lưỡi phải rộng hơn thân jig, người câu jigs thường gắn 2 lưỡi vào con jig,chiều dài của dây buộc lưỡi có thể ngắn hay dài tùy theo ý người câu muốn đặt lưỡi câu nằm nơi đâu. Phần đuôi con jig ta có thể gắn thêm lưỡi vào nếu như cá thường tấn công hụt vào đó lúc thả mồi xuống đáy và lưỡi phụ ở đuôi phải xếp xuôi theo thân jig khi rơi vào khu vực tấn công.Phải cẩn thận lưỡi có thể quấn vào dây chính nếu ta thao tác con mồi quá mạnh.

Người câu có thể tự làm lưỡi riêng cho con jig của mình,như cắt một đoạn dây thật tốt (kevlar,braid,fluoro…)chừng 30 cm,xoắn đôi lại,thắt nút uni vào khoen lưỡi,siết thật chặt bằng kìm,cắt đoạn dây dư ló ra,nhỏ vào ít giọt keo ngay nút thắt,bọc vào ống nhựa rồi hơ nóng để ống nhựa co rút lại ôm chặt đoạn nút thắt,nếu dây bằng thép kẹp với khoen rồi bấm kìm khép lại.

Dây câu :

Kiểu câu jig mới của Nhật sẽ không phát triển nếu như chưa có dây braid thật nhỏ,dây braid là dây bắt buộc phải dùng khi thao tác môn câu jig ở dưới sâu,nó giai tăng sức rơi con mồi,giảm độ dãn của dây như đối với dây mono lớn.Vì kích cỡ dây nhỏ nên nó giảm thiểu sức nặng của máy, chứa nhiều dây hơn.Người Nhật gọi dây braid loại nhỏ là dây PE,một nguồn gốc mà các nhà khoa học gọi từ chữ Polyethylene,ký hiệu PE cũng là ký hiệu nói lên sức chịu của dây nếu có con số đi kèm như PE5 tức là dây chịu lực được tương đương với 23kg (50lbs),Phần lớn dây PE của Nhật đều đánh dấu từng đoạn bằng màu,có 5 màu,mỗi màu kéo dài 10 m, và cứ thế lập đi lập lại cho đến hết cuộn dây.

Dây ngọn (leader) :

Vì đoạn dây này là đoạn dây cuối buộc vào lưỡi nên nó dễ bị trầy xước bởi cạnh sắc của đá,rạng san hô,răng cá cắn hoặc các nguyên nhân khác,nên đoạn dây ngọn trở nên quan trọng trong cách câu jig.Dây ngọn bằng chất fluorocarbon chống trầy xước rất tốt giúp không bị những loại cá có hàm răng bén nhọn cắn đứt.Giây thép có thể dùng ở đầu ngọn nhưng sẽ làm cho cá nhát nên chúng ngại tấn công mồi.

Khi nối dây ngọn thì chiều dài khoảng từ 3 – 6 m là tốt nhất,chiều dài tối thiểu phải có để quấn vào ổ cước khi kéo cá tới gần thuyền,và giúp người câu dễ điều khiển dây hơn.

Có nhiều cách nối dây ngọn nhanh và dễ dàng vào dây chính,nhưng dễ và nhanh không hẳn là phương pháp tốt,những nút thắt Improved Bristol,Uni-Uni,hay Bimini-Albright đủ để xử dụng,và thường là dễ thắt nhưng nó lại không bền bỉ khi đoạn nối dây chạy tới chạy lui nhiều lần qua khoen cần.

Những người mới tập câu jigs nên mua dây ngọn có bán sẵn trong tiệm, dây đã được buộc nút vòng (loop to loop) sẵn nên không mất nhiều thời gian thắt.Cho đến khi nào người câu jig tự thắt được ít nhất một trong những nút FG,GT,PR và FJ (Midknot).Tuy nhiên rất khó thắt những nút trên vì chúng rất trơn đuột,tuy nhiên rất chắc chắn,vững vàng trong suốt cả ngày câu khi chạy xuyên qua khoen.

Phương pháp câu jigs :

Vào thời kỳ sơ khởi cuả thập niên 80-90 môn câu jig có vẻ chú tâm đến cách kéo với tốc độ nhanh (speed jigging),con mồi jigs lúc đó ngắn và cân đối nên phải kéo nhanh để tạo linh hoạt.Cũng vào thời gian đó dây mono được dùng với cần câu thật dài nặng,máy câu to trở thành tiêu chuẩn chung của môn này.

Kéo jig nhanh để cho con mồi rơi xuống,rồi lại kéo nhanh con jig lên mặt nước,kỹ thuật này hữu hiệu đối với những con jig có thân dài,nhưng sẽ làm người câu mau mệt,kỹ thuật kéo theo kiểu yo-yo cũng không chứng tỏ hữu hiệu hơn chút nào,mà còn tạo thêm khó khăn cảm nhận khi cá tấn công mồi do dây mono bị dãn,không rung nhạy.Vì khuynh hướng con jig luôn luôn vượt lên từ dưới đáy nên kỹ thuật yo-yo cần phải xử dụng cần dài tạo nên những cú bật phóng trở lại của con mồi đủ để chống lại độ dãn của dây cũng như làm con mồi phải linh hoạt.

Người câu phải luôn luôn sẵn sàng phản ứng nhanh khi con mồi jig rơi xuống,đó là thời gian nhấp nháy mà cá đã rình chờ tấn công.

Hiện tại có hai kỹ thuật jigging hiện đại và căn bản của dân Nhật sau đây :

Kéo dài (long stroke):

Phương cách kéo mồi kiểu này dựa vào tấm bửng tựa cần câu đeo trước bụng.Cần câu phải nâng cao theo một vòng tròn rộng,dài rồi thả xuống để con mồi jig lao xuống một cách chập chờn dụ cá tấn công,cùng lúc quay máy thu dây chừng hai hoặc ba vòng quay khi dây chùng vào mỗi chu kỳ. Kỹ thuật này thích hợp cho con mồi jigs có trọng tâm ở giữa nên xử dụng cần câu dài (7′) kết hợp với máy dọc.

Kéo cao,giật ngắn (high pitch,short jerk) :

Kiểu kéo cao,giật ngắn còn được biết dưới tên “mechanical jigging”,cần câu được kèm dưới nách,giật từng cú vòng ngắn,đồng thời quay máy thu dây một vòng quay mỗi chu kỳ.Có thể thả mồi jig thẳng đứng hay có góc độ .Kỹ thuật này rất thích hợp cho loại mồi jig thuôn dài có trọng tâm nằm cuối đuôi nên xử dụng cần câu ngắn (4,6′) với máy ngang.

Tóm lại có 4 cách xử dụng jig cho 2 loại mồi jigs ngắn và dài :

1- Giật mồi theo chiều thẳng từng đoạn ngắn,quay thu dây một vòng mỗi chu kỳ .

2- Giật mồi theo chiều thẳng từng đoạn dài,khi mồi rơi dây chùng,quay thu đoạn dây chùng.

3- Giật mồi theo chiều nghiêng từng đoạn ngắn,quay thu dây một vòng mỗi chu kỳ.

4- Giật mồi theo chiều thẳng đứng, từng đọan dài,quay thu dây chùng khi mồi rơi.

Có một số cá thích tấn công mồi jig rơi chậm trong khi một số khác ưa tấn công mồi jig lao nhanh.Cả hai cách trên có thể thao tác với tốc độ nhanh hay chậm hoặc kết hợp cả hai,vì hai kỹ thuật câu jig này rất thông dụng của dân câu jig tại Nhật mà không có luật lệ nào bắt buộc phải theo đúng như thế,nên người câu có thể tự chọn mồi và biến đổi hoặc sáng chế cách câu riêng nào thích hợp nhất cho mình.

Sau khi thành công kiểu Butterfly jigs,hãng Shimano lại tung ra Lucanus jigs,cùng cạnh tranh có sản phẩm của Daiwa tên Bala Conch jigs,tất cả đang ra sức tranh dành thị trường câu dưới đáy biển sâu với những kỹ thuật càng ngày càng mới lạ của các tay câu jigs nhiều kinh nghiệm mà ta nên tìm hiểu và học hỏi tiếp.

Chia sẻ:

  • Facebook
  • X
Thích Đang tải...

This entry was posted on Thứ Hai, 17 Tháng Một 2011 at 10:22 Sáng and is filed under Kỹ thuật câu cá. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response, or trackback from your own site.

Điều hướng bài viết

« Previous Post Next Post »

Từ khóa » Jigging Là Gì