LÁ BỨA Và 3 Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời Nên Xem Ngay

Có lẽ sẽ có rất nhiều người thấy lạ khi nghe đến lá bứa, quả bứa bởi vì trong danh sách từ điển của những loại trái cây, quả này chưa từng được xuất hiện. Cũng chính vì vậy mà những tác dụng tuyệt vời của quả bứa, lá bứa cũng ít được người ta biết đến. 

Trong rất nhiều tác dụng rất tuyệt vời của bứa có một tác dụng mà chắc hẳn mà rất nhiều người sẽ trông mong đó chính là tác dụng giảm cân. Vậy nên lá bứa thường được dùng như một loại rau rừng tươi sống kết hợp trong bữa ăn thường ngày. Hãy cùng Rau Rừng Tây Ninh tìm hiểu kỹ hơn về lá bứa ngay bên dưới nhé!

lá bứa

Mục Lục

Toggle
  • Tìm Hiểu Về Cây Bứa
    • Nơi Phân Bố Cây Bứa
    • Đặc Điểm Nhận Dạng Cây Bứa
    • Thành Phần Hóa Học
  • Công Dụng Của Lá Bứa Như Thế Nào?
    • Lá Bứa, Quả Bứa Dùng Để Làm Rau
    • Các Bộ Phận Cây Bứa Được Dùng Để Làm Thuốc

Tìm Hiểu Về Cây Bứa

Tên khoa học của cây bứa là: Garcinia oblongifolia Champ. ex Benth, thuộc dòng họ Măng cụt – Clusiaceae. Ở nước ta một số nơi gọi cây bứa là bứa là tròn dài.

Nơi Phân Bố Cây Bứa

Chi bứa (Garcinia) gồm rất nhiều loài có nguồn gốc từ miền Nam Châu Phi, Châu Á nhiệt đới, Australia và Polynesia. Loài bứa chua (Garcinia oblongifolia) được phân bố nhiều ở các nước khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Campuchia và Thái Lan. Những loài bứa ăn được phân bố ở khắp vùng nhiệt đới của Châu Á.

lá bứa

Hiện nay có nhiều loài trong Chi Bứa đang bị đe dọa nguyên nhân do môi trường sống bị phá hủy, và loài ít nhất là loài G. cadelliana ở đảo Nam Andaman là gần như hoặc thậm chí là hoàn toàn tuyệt chủng rồi.

Ở Việt nam cây bứa mọc hoang ở các rừng thứ sinh của những tỉnh từ Hà Tuyên, Vĩnh Phú đến Quảng Nam – Đà Nẵng, có rất nhiều ở Miền Trung, Tây nguyên và cả vùng ven sông rạch Nam Bộ. Do lá và quả đều ăn được, có vị chua thanh nên được nhân dân gieo trồng trong vườn nhà để làm rau gia vị chủ yếu là dùng để nấu canh chua.

Đặc Điểm Nhận Dạng Cây Bứa

  • Thân cây: Cây gỗ thường xanh và cao trung bình khoảng 6 – 7m, có thể lên đến 10 – 15 m. Những Cành non thường sẽ vuông, xòe ngang và rủ xuống.
  • Lá bứa: Lá có hình thuẫn, hơi dài, đuôi nhọn, chóp dài, mép nguyên, nhẵn bóng và có nhiều điểm mờ.
  • Hoa: Hoa đực thường mọc thành cụm 3-5 hoa ở nách lá, 4 lá đài và 5 cánh hoa, 20 nhị và có chỉ nhị ngắn. Hoa lưỡng tính cũng sẽ có lá đài và cánh hoa như ở hoa đực, có màu hơi vàng hoặc trắng, bầu 4 (6-10) ô, hình cầu và vòi ngắn.
  • Quả: Quả mọng mang đài tồn tại, vỏ quả khá dày, có khía múi, khi chín sẽ có màu vàng, phía trong có màu hơi đỏ chứa 6-10 hạt. Mùa hoa quả từ tháng 3 – 6.

lá bứa

Thành Phần Hóa Học

Trong quả Bứa có chưa axit hữu cơ, vitamin C (100g có 61mg vitamin C). Trong vỏ có flavonozit. Các axit hữu cơ có trong cây bứa không độc cho con người mà còn có tác dụng làm giảm mỡ trong máu, chống bị béo phì.

Công Dụng Của Lá Bứa Như Thế Nào?

Cây bứa là một loại cây thuốc quý. Thực phẩm giảm béo là những kết quả nghiên cứu từ đề tài “Nghiên cứu để chiết tách và ứng dụng axit Hydroxycitric trong cây bứa” của PGS.TS Đào Hùng Cường, Chủ nhiệm Khoa Hoá, ĐH Sư phạm Đà Nẵng.

Lá Bứa, Quả Bứa Dùng Để Làm Rau

  • Lá bứa có vị chua nên thường sẽ được dùng thái nhỏ để nấu canh chua. Đặc biệt được sử dụng như một thành phần không thể thiếu trong đặc sản Rau Rừng Tây Ninh ăn kèm với bánh tráng cuốn thịt luộc rất ngon. Nhiều dân mê ẩm thực cho rằng, nếu thiếu lá bứa thì rau rừng thiếu đi một phần đặc trưng trong hương vị.
  • Quả bứa có mùi hương rất dễ chịu, vị chua, nhiều axit, có thể ăn sống được. Quả được sử dụng để làm hương vị chua trong nấu cari, làm gia vị để kho cá và siro trong mùa nóng. Ăn món ngày là mê chữ ê kéo dài, cực kỳ hao cơm.
  • Hạt có áo hạt chua, ăn được và cũng dùng nấu canh chua.
  • Vị chua từ lá hoặc quả cây bứa có thể thay cho me, khi trồng cây bứa thì có lá hoặc quả dữ dùng để nấu canh sẽ chua quanh năm, trong khi me phải tùy theo từng mùa.

lá bứa

Các Bộ Phận Cây Bứa Được Dùng Để Làm Thuốc

Theo Đông y: lớp vỏ cây bứa có tính săn da và hơi đắng, mát, hơi độc, có tác dụng làm tiêu viêm, hạ nhiệt, làm săn da và hàn vết thương. Thu hái vỏ quanh năm, cạo bỏ đi lớp vỏ ngoài, thái nhỏ và phơi khô.

Theo Tây y: cây bứa có thể chữa được rất nhiều bệnh như thấp khớp, đau đường ruột, giun sán và bệnh trĩ, lỵ, khối u, đau tim…

  • Vỏ thường dùng để trị: Loét dạ dày, loét tá tràng, Viêm dạ dày ruột, kém tiêu hoá, Viêm miệng, bệnh cặn răng, Ho ra máu…
  • Dùng ngoài ra con trị bỏng, mụn nhọt, sâu quảng, eczema, dị ứng mẩn ngứa, rút những vết đạn đâm vào thịt. Nhựa bứa còn dùng trị bỏng.

Bài viết trên đã cho bạn biết được những công dụng thần kỳ của lá bứa. Cũng như giá trị của nó trong ẩm thực Tây Ninh. Bạn hãy chia sẻ bài viết này để cho nhiều người có thể biết được loại rau này, và đừng quên thưởng thức ít nhất một lần trong đời để cảm nhận được đặc trưng hương vị ẩm thực của vùng đất nắng khó, không biển nhé!

Từ khóa » Cây Lá Bứa