Loại Lá Trước Cho Không Ai Lấy, Rụng Vứt đi, Giờ Là đặc Sản 80.000 ...

Về làng Chăm, Châu Đốc (An Giang), không khó để du khách tận mắt nhìn thấy những cây bứa bên đường oằn sai trĩu quả, được người dân xứ này thu hoạch từ phần lá, vỏ cây, quả bứa chín… để chế biến thành các món ăn ngon lành. Được biết, cây bứa được người Chăm sử dụng làm một loại gia vị vô cùng đặc biệt, làm nên nét đặc trưng của ẩm thực dân tộc Chăm.

Loại lá trước cho không ai lấy, rụng vứt đi, giờ là đặc sản 80.000đồng/kg, làm nhiều món lạ miệng - 1

Lá bứa là món đặc sản xứ An Giang.

Lá bứa là món đặc sản xứ An Giang.

Cây bứa có tên khoa học là Garcinia oblongifolia Champ. ex Benth, thuộc họ Măng cụt. Đây là một loại cây thân gỗ cao tới 10m, cành non thường vuông, xòe ngang và rủ xuống. Lá hình thuẫn, hơi dài, đuôi nhọn, chóp dài, mép nguyên, nhẵn bóng, có nhiều điểm mờ. Cây nở hoa vào tháng 3-6 hằng năm, hoa mọc thành cụm màu hơi vàng hoặc trắng. Quả bứa là loại quả mọng vỏ dày, có khía múi, khi chín màu vàng, phía trong hơi đỏ chứa 6-10 hạt.

Loại cây này có nguồn gốc từ miền Nam Châu Phi, Châu Á nhiệt đới, Australia và Polynesia. Loài bứa chua (Garcinia oblongifolia) được phân bố nhiều ở các nước khu vực Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Tại Việt Nam, cây bứa là loài cây mọc phổ biến trong các cánh rừng từ Bắc tới Nam, nhiều nhất là ở các tỉnh như Quảng Ngãi, Tây Ninh, An Giang, Đồng Nai, Khánh Hòa...

Quả bứa khá giống với quả măng cụt, có thể ăn như một loại hoa quả hoặc làm gia vị để nấu các món đặc sản

Quả bứa khá giống với quả măng cụt, có thể ăn như một loại hoa quả hoặc làm gia vị để nấu các món đặc sản

Cây thường mọc dại ở rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh nhưng nhiều năm trở lại đây, người dân các tỉnh miền Tây cũng đã bắt đầu trồng loại cây này trong vườn nhà để hái lá và quả bứa. Anh Chí Hùng (37 tuổi, Châu Đốc) cho biết trong vườn rau nhà anh có 3 cây bứa đã gần 5 năm tuổi: “Cây mọc rất dễ, mình gieo hạt là nó lên, chẳng cần chăm sóc hay bón phân vẫn tươi tốt. Nhà mình chủ yếu dùng lá bứa để ăn hằng ngày, thi thoảng cũng hái quả bứa để ăn rất ngon, phơi khô để pha trà”.

Lá bứa được dùng nấu các món ăn là lá non, có hình dạng hơi dài, đuôi nhọn, nhẵn bóng và có màu đỏ hồng. Lá bứa có vị chua, rất thanh mát nên từ lâu đã được người dân các địa phương hái lá non để ăn kèm cùng một số món nướng, các món ăn nổi tiếng từ lá bứa có thể kể đến như canh chua lá bứa, lẩu hải sản lá bứa, gỏi lá bứa với cá trích, dùng ăn kèm với các loại rau rừng khác trong các món ăn như bánh xèo, bánh tráng...

Lá bứa còn được dùng như một loại gia vị vô cùng nổi tiếng của người dân tộc Chăm, dùng để làm các món sốt chấm hải sản, giã với muối làm gia vị chấm thịt nướng, được dùng trong các món kho chua để thay cho me... Hương thơm nồng và vị chua thanh của lá bứa góp phần làm gia tăng hương vị đậm đà cho các món ăn, át đi mùi tanh của hải sản, cân bằng vị béo của thịt mỡ và kích thích vị giác của thực khách khi dùng bữa.

Loại lá trước cho không ai lấy, rụng vứt đi, giờ là đặc sản 80.000đồng/kg, làm nhiều món lạ miệng - 4

Lá bứa cũng được coi là một loại gia vị vô cùng đặc trưng của người Chăm.

Lá bứa cũng được coi là một loại gia vị vô cùng đặc trưng của người Chăm.

Bên cạnh đó, lá và quả bứa còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như axit hữu cơ, vitamin C (100g có 61mg vitamin C) có tác dụng làm giảm mỡ trong máu, chống béo phì. Do đó, dân gian tương truyền rằng loại cây này có tác dụng rất tuyệt vời trong việc giảm cân.

Nhiều năm trở lại đây, lá bứa ngày càng được nhiều người sành ăn biết đến và xuất hiện trong các nhà hàng như một loại rau rừng đặc sản vừa thơm ngon, lạ miệng lại đảm bảo là rau sạch. Chị Thúy Vy - người kinh doanh nhà hàng ở Phú Quốc - cho biết nhà hàng của chị phục vụ món canh chua cá bớp nấu với lá bứa và gỏi lá bứa cá trích, đều rất được thực khách yêu thích.

"Mình thường lấy sỉ lá bứa từ một số thương lái chuyên rau rừng ở miền Tây, với giá sỉ từ 65.000 - 80.000 đồng/kg. Rất nhiều người dân trong khu vực cũng trồng cây lá bứa này để cung cấp cho các nhà hàng hoặc bán sỉ lẻ. Lá bứa giờ đây không còn phải lên rừng hái nữa, trở thành thức rau vô cùng phổ biến”.

Từng thưởng thức món canh chua lá bứa tại nhà hàng khi đi du lịch ở Phú Quốc, chị Lan Anh (ở Quảng Ngãi) kể: "Ngày bé, ở làng tôi chỉ có 1 nhà có cây bữa, cứ hễ ai muốn nấu canh chua hay kho cá lại chạy tới xin. Còn nhớ bát canh chua cá lá bứa có vị thơm, chua thanh đặc trưng khác hẳn với vị chua của các loại khác như khế, me, hay chùm ngây. Giờ cây bứa đó đã bị chặt bỏ, và cũng lâu lắm rồi tôi mới lại được thưởng thức bát canh lá bứa ngon thế này, cảm thấy như cả tuổi thơ ùa về".

Món lá bứa sốt hải sản và lẩu hải sản lá bứa được phục vụ trong nhà hàng.

Món lá bứa sốt hải sản và lẩu hải sản lá bứa được phục vụ trong nhà hàng.

Không chỉ là một thức rau rừng ngon lành và lạ miệng, lá bứa còn là loại thuốc nam quý được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Một số nghiên cứu trên tạp chí Journal of Natural Products cũng chỉ ra chiết xuất axeton từ lá bứa có hoạt tính chống lại virus EV71 (Enterovirus) gây bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Vỏ cây bứa có nhiều dược tính, đặc biệt là tác dụng chống oxy hóa và chống ung thư. Cụ thể, chiết xuất 50 % ethanol từ vỏ cây bứa có một số hoạt chất có thể chống lại tế bào ung thư phổi A549 và ung thư tế bào A431.

Loại cây dại xưa hái vứt đi, nay là đặc sản hiếm 100.000đồng/kg, ăn sống hay chín đều rất ngon Loại cây dại xưa hái vứt đi, nay là đặc sản hiếm 100.000đồng/kg, ăn sống hay chín đều rất ngon Nếu như trước đây ít ai ngó ngàng thì giờ đây rau bí bái được xem là loại rau rừng hiếm, được nhiều người săn lùng với giá lên tới 100.000 đồng/kg. Bấm xem >>

Đặc sản 4 phương

Từ khóa » Cây Lá Bứa