LÀM GÌ KHI TRẺ SONG NGỮ KHÔNG CHỊU NÓI TIẾNG ANH

Hãy để tôi bắt đầu bằng một câu chuyện nhỏ…

Cách đây không lâu, tôi tình cờ gặp một ông bố người Mỹ khác trong thị trấn, đang ôm con gái mới sinh của anh ta. Hai đứa con khác của anh, ở độ tuổi tiểu học, đang chơi gần đó. Khi chúng tôi nói về những đứa con của mình, và anh ấy tự nhiên xúc động về những nỗ lực của chúng tôi trong việc phát triển ngôn ngữ thiểu số của con – tiếng Anh – rõ ràng là anh ấy cảm thấy thất vọng vì những đứa con lớn của anh ấy hầu như hiểu tiếng Anh,, nhưng thường chỉ trả lời bằng tiếng Nhật.

Tôi sống ở Nhật Bản từ năm 1996 và tôi đã chứng kiến ​​tình trạng này lặp đi lặp lại: mặc dù cha mẹ rất kỳ vọng, nhưng trẻ không chịu nói một ngôn ngữ khác.

Gần đây, tôi cũng nhận được email từ một số phụ huynh – ở nhiều quốc gia – đã bày tỏ lo ngại về tình huống khó xử tương tự này. Vì vậy, rõ ràng, đây là một thách thức phổ biến và rộng rãi đối với các bậc cha mẹ nuôi dạy trẻ song ngữ. Câu hỏi là:

Tại sao điều này xảy ra và chúng ta có thể làm gì để giải quyết nó?

Hai lĩnh vực chính

Gần đây, tôi đã viết một bài có tựa đề Chú ý cho các bậc cha mẹ mới có ước mơ nuôi dạy con song ngữ. Nếu bạn chưa xem, tôi mong bạn đọc và chia sẻ nó với những người mới bắt đầu hành trình song ngữ. Tôi hy vọng bài viết đó có thể giúp một số bậc cha mẹ không còn cảm thấy thất vọng khi nói đến sự phát triển khả năng ngôn ngữ thiểu số của trẻ.

Điểm cơ bản đó là:

Nếu bạn muốn con mình sử dụng linh hoạt cả hai ngôn ngữ khi bắt đầu biết nói, bạn phải bắt đầu ngay từ khi bé mới sinh ra và làm tất cả những gì bạn có thể – ngày này qua ngày khác – để đảm bảo rằng trẻ hình thành nhu cầu sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và tiếp xúc đủ với ngôn ngữ đó.

Khi một đứa trẻ bắt đầu biết nói, nhưng chủ yếu dựa vào tiếng mẹ đẻ để giao tiếp, việc trẻ ngại sử dụng ngôn ngữ thứ hai nói chung có thể bắt nguồn từ những thiếu sót trong hai lĩnh vực chính này – nhu cầu và sự tiếp xúc – trong vài năm đầu đời. Giai đoạn này, khi não bộ của trẻ nhỏ đang xây dựng nền tảng cho giao tiếp trong tương lai, là thời điểm quan trọng để hỗ trợ vững chắc cho việc học song ngữ.

Sự cần thiết của nhu cầu

Nếu đứa trẻ phát hiện ra rằng cha mẹ nói có xu hướng sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ và ít sử dụng tiếng Anh, khả năng và nhu cầu trẻ sử dụng ngôn ngữ này cũng sẽ tự nhiên giảm đi. Và nếu không có nhu cầu sử dụng tiếng Anh bên ngoài gia đình (chẳng hạn như theo học tại một trường dạy ngôn ngữ), thì rất có thể trẻ sẽ không thích giao tiếp bằng ngôn ngữ đó như cha mẹ mong muốn. (Tuy nhiên, như mọi khi, mọi hoàn cảnh gia đình đều khác nhau và tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu cha mẹ – người chăm sóc chính của bé nói tiếng Anh với con thường xuyên).

Trong trường hợp của tôi, trước khi có con, tôi đã theo dõi cách các bậc cha mẹ người Anh bản ngữ khác tương tác với con cái của họ và tôi nhận ra rằng, cha mẹ càng sử dụng tiếng Nhật (tiếng mẹ đẻ của gia đình tôi) xung quanh con mình, thì bọn trẻ càng ít cảm thấy muốn sử dụng tiếng Anh hơn. Về bản chất, mỗi lần sử dụng tiếng Nhật, họ như đã gửi một thông điệp không thành lời này cho con: “Ba mẹ cũng có thể nói tiếng mẹ đẻ, vì vậy con không thực sự cần phải sử dụng tiếng Anh giao tiếp với ba mẹ đâu”.

Đây là lý do tại sao, khi các con tôi được sinh ra – tôi ghi nhớ trong đầu rằng nói càng ít tiếng Nhật càng tốt khi ở gần con, đặc biệt là khi bé là trẻ sơ sinh và mới biết đi. Đúng là khả năng tiếng Nhật của tôi đã bị ảnh hưởng, nhưng điều quan trọng hơn rất nhiều đối với tôi là truyền đạt ý tưởng rằng tôi chỉ có thể nói tiếng Anh. Bằng cách này, con sẽ hình thành nhu cầu thực sự để giao tiếp với tôi bằng tiếng Anh.

Thật kỳ lạ, nhưng ngay cả bây giờ, khi tôi nói nhiều hơn một chút tiếng Nhật xung quanh con – đặc biệt là khi chúng tôi có khách hoặc hòa nhập cộng đồng – con vẫn nghĩ rằng “Bố không thể nói tiếng Nhật”. Điều đó đã trở nên sâu sắc với trẻ. Trong tâm trí của con lúc này, “Ba nói tiếng Anh và đó là ngôn ngữ mình nên sử dụng để nói chuyện với ba.”

Nếu con bạn đã nhận ra rằng bé không cần phải sử dụng ngôn ngữ khác để giao tiếp với bạn – và việc sử dụng tiếng mẹ đẻ sẽ mạnh hơn và “dễ dàng hơn” đối với con – thì việc thay đổi cách giao tiếp đã được thiết lập có thể sẽ đòi hỏi nhiều hơn là đơn giản khăng khăng rằng con nói chuyện với bạn bằng ngôn ngữ bạn muốn.

Tôi hiểu mong muốn sâu sắc được giao tiếp với con bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn – và kiên định có thể mang lại một số kết quả, tùy thuộc vào sự vận động của gia đình – nhưng nếu bạn thực sự muốn “kích hoạt” khả năng ngôn ngữ thụ động của con, bạn cũng nên giải quyết một cách mạnh mẽ với nhu cầu và sự tiếp xúc của con.

Giải quyết nhu cầu

Một lần nữa, nhu cầu tự nhiên là rất quan trọng để thúc đẩy con sử dụng ngôn ngữ. Nếu tại thời điểm này, bạn không thể tạo ra nhu cầu thực sự để con nói ngôn ngữ với mình, hãy tìm nơi khác để đáp ứng nhu cầu đó. Tìm kiếm các môi trường và tình huống mà con bắt buộc phải giao tiếp bằng ngôn ngữ đó: trường học, câu lạc bộ, gia sư, thành viên gia đình, người giữ trẻ, những đứa trẻ khác, khách ở cùng gia đình bản xứ, người ở cùng nhà với họ, các chuyến đi…. Hãy chủ động về điều này – đừng cho rằng mình không liên quan tới nó. Bạn càng có khả năng xây dựng nhu cầu thực sự này vào cuộc sống của con mình, thì con sẽ bắt đầu sử dụng ngôn ngữ nhiều hơn.

Giải quyết tình trạng thiếu tiếp xúc

Đồng thời, bạn nên cố gắng hết sức để tăng mức độ tiếp xúc ý nghĩa mà con nhận được bằng ngôn ngữ mỗi ngày. Theo kinh nghiệm của tôi, hầu hết các gia đình đối mặt với vấn đề về khả năng thụ động trong ngôn ngữ sẽ không cung cấp cho con của họ đủ sự tiếp xúc với ngôn ngữ đó một cách thường xuyên.

“Tiếp xúc đủ với ngôn ngữ” là gì? Tôi đã thảo luận chi tiết về câu hỏi này, vì vậy tôi mong bạn đọc thật kĩ. Tuy nhiên, một mục tiêu tốt sẽ là khoảng 30% số giờ hoạt động của trẻ, hoặc khoảng 25 giờ một tuần.

Cùng với các cơ hội tương tác mà bạn hy vọng sẽ tạo ra khi giải quyết nhu cầu nói song ngữ, tôi thực sự khuyên bạn nên tăng cường cho trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ theo nhiều cách, bao gồm sách, các cuộc nói chuyện, âm nhạc, phương tiện truyền thông và trò chơi.

Sách

Khi nói đến việc nuôi dưỡng sự phát triển ngôn ngữ, việc đọc sách có sức mạnh to lớn. Nếu bạn chưa đọc to cho con mình nghe hàng ngày bằng tiếng Anh – ít nhất 15 phút mỗi ngày – thì bạn đang không tận dụng cách “giải quyết nhu cầu” tốt để tăng cường khả năng ngôn ngữ của con. Hãy tự hứa rằng, ngay trong phút này, xây dựng một thư viện sách phù hợp tại nhà và đọc to cho con nghe mỗi ngày, dù con ở độ tuổi nào đi chăng nữa.

Bởi vì tôi là một người rất tin tưởng vào sức mạnh của việc đọc sách, nên tôi đã viết rất nhiều về chủ đề này. Đối với tất cả các bài đăng của tôi về đọc (bao gồm cả sách dành cho trẻ em được đề xuất), hãy xem danh mục đọc. Đây là một số bài viết ba mẹ có thể bắt đầu với…

Bí quyết để nuôi dạy trẻ song ngữ

Làm thế nào để khiến con cuốn hút vào sách

Captive Reading là gì và sẽ giúp ích gì cho trẻ song ngữ của tôi?

Các cuộc nói chuyện

Cùng với việc đọc sách hàng ngày, hãy cố gắng tăng lượng câu mà bạn nói với con mình bằng tiếng Anh. Ngay cả khi con không phản hồi bằng ngôn ngữ đó ngay bây giờ, việc tiếp xúc bổ sung này sẽ giúp mở đường cho giao tiếp bằng tiếng Anh.

Hãy thử kể những câu chuyện có thật trong quá khứ của bạn và những “ký ức vui vẻ” (sử dụng cách này để thu hút trẻ song ngữ). Hãy biến hình ảnh (ảnh chụp, minh họa, v.v.) trở thành yếu tố chính cho nỗ lực của bạn. Chuyển sang các câu đố mà trẻ cảm thấy hấp dẫn. Bạn có thể sẽ tìm thấy rất nhiều câu đố bằng tiếng Anh trên mạng – hoặc chỉ đơn giản là tự tạo ra câu đố của chính mình.

Âm nhạc

Bạn cũng nên sử dụng âm nhạc liên tục với ngôn ngữ mình đang hướng tới. Việc thường xuyên mở nhạc khi con bạn ở nhà, hoặc trên xe hơi sẽ nhanh chóng tăng khả năng tiếp nhận thông tin của con. Bạn thậm chí có thể thấy con bắt đầu hát theo một bài hát hấp dẫn!

Phương tiện truyền thông

Hiện tại, tôi khá bỡ ngỡ khi nói đến các ứng dụng mới nhất, nhưng trước đây, tôi đã sử dụng các trò chơi máy tính và các thiết bị điện tử như một phần trong phương pháp của mình. Nếu tìm hiểu, bạn có thể sẽ tìm thấy một số nguồn thú vị và hiệu quả cho việc học song ngữ của con.

Đối với TV, tôi thừa nhận rằng các chương trình TV và DVD từ lâu đã đóng một vai trò quan trọng trong việc con tôi tiếp xúc với ngôn ngữ mới. Nhưng đồng thời, tôi cố gắng hạn chế đầu vào này vì việc tiếp xúc thụ động với TV không phù hợp với tác động tích cực của trải nghiệm tương tác – và ngoài ra, tôi không muốn con mình dán mắt vào màn hình TV quá lâu.

Trò chơi

Trong những năm qua, tôi đã thu thập được rất nhiều trò chơi thú vị, hữu ích – trò chơi trên bàn, trò chơi bài, trò chơi chữ, trò chơi kể chuyện – và tôi thường xuyên chơi chúng với các con và học sinh của mình. Đây là một lĩnh vực khác mà tôi muốn khuyến khích ba mẹ nên đầu tư thời gian tìm hiểu. Tôi cũng cho rằng, ngoài những trò chơi mang tính cạnh tranh (có người thắng và người thua), bạn nên tìm kiếm một số “trò chơi hợp tác” (những người chơi cùng làm việc hướng tới một mục tiêu chung).

Không bao giờ là quá muộn

Cuối cùng, việc kích thích sự thụ động trong việc học song ngữ của trẻ sẽ phụ thuộc vào những hành động ba mẹ sẵn sàng và có thể thực hiện. Nếu ba mẹ có thể giải quyết thỏa đáng những lĩnh vực cần và tiếp xúc này, chúng ta sẽ thấy những dấu hiệu của sự tiến bộ.

Tuy nhiên, có thể trong tình huống cụ thể của bạn, tại thời điểm cụ thể này, bạn không muốn hoặc không thể thực hiện những phương pháp đó. Không có gì xấu hổ về điều đó. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải sửa đổi mục tiêu của mình và nên cảm thấy hài lòng với việc hỗ trợ hết mức cho việc học ngôn ngữ mới của con. Đừng bao giờ cho phép bản thân nản lòng và ngừng cố gắng. Hãy nhớ rằng mọi nỗ lực bạn thực hiện đều có thể có tác động tích cực đến sự phát triển ngôn ngữ của con và tương lai lâu dài của bé. Ngay cả khi bạn không nhìn thấy thành quả từ những nỗ lực của mình ngay lập tức nhưng những hành động bạn thực hiện bây giờ rất có thể dẫn đến một mục tiêu lớn hơn và con bạn sẽ sử dụng ngôn ngữ thứ hai trong cuộc sống của bé.

Nói cách khác, không bao giờ là quá muộn để tiếp tục cố gắng. Đồng thời, hãy thực hiện việc này nhẹ nhàng, vui vẻ nhất có thể. Hành trình song ngữ, đối với cả ba mẹ và con, nên là niềm vui hơn là gánh nặng. Tôi hiểu những thất vọng có thể xảy ra khi dạy con song ngữ (chỉ cần hỏi con gái tôi), nhưng chúng tôi không thể để những thất vọng đó đè nặng lên mối quan hệ hàng ngày của tôi với con.

Xét cho cùng, đối với trẻ, được yêu thương sẽ luôn quan trọng hơn là học được hai thứ tiếng.

Link bài viết gốc: https://bilingualmonkeys.com/when-your-bilingual-child-wont-speak-your-language/ (Bilingual Monkeys – một blog cá nhân của Adam Beck chia sẻ về kiến thức, kinh nghiệm trên hành trình nuôi dạy con song ngữ. Adam Beck cũng là cha của trẻ song ngữ).

Tất cả các bài lược dịch trong trang web đều thuộc sở hữu trí tuệ cuả HP JUNiOR Team. Vui lòng không sao chép hoặc chia sẻ mà không có sự đồng ý của HP JUNiOR.

Ba mẹ có thể làm gì để dạy con song ngữ?

Ba mẹ cảm thấy các thông tin trên hữu ích và muốn chuyển sang bước hành động để dạy bé song ngữ? Hãy tìm hiểu những kiến thức cần thiết trong quá trình dạy con song ngữ tại đâyCùng tham gia nhóm Dạy con song ngữ để cập nhật các bài học tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ muốn dạy con song ngữ.

⬇️ Ba mẹ muốn mua sách “Dạy con song ngữ“: https://hpjunior.vn/san…/pre-order-sach-day-con-song-ngu/—-

Kinh nghiệm Hương dạy Mỡ song ngữ https://bit.ly/39NIFWw➜ Khoá hướng dẫn dạy con song ngữ dành cho ba mẹ: 🔓 Khoá cơ bản: https://hpjunior.vn/san-pham/day-con-song-ngu/ 🔓 Khoá mở rộng: https://hpjunior.vn/…/khoa-day-con-song-ngu-3-thang…/➜ Sách Ebook PARENTESE “Bộ tổng hợp các mẫu câu tiếng Anh dành cho ba mẹ THEO CHỦ ĐỀ:https://bit.ly/3hEMtuB➜ Sách Ebook BABYTALK ĐOẠN HỘI THOẠI GIỮA BA MẸ VÀ CON THEO BÀI HỌC: https://hpjunior.vn/…/ebook-babytalk-doan-hoi-thoai…/➜ COMBO 2 Ebook PARENTESE + BABYTALK: https://hpjunior.vn/san…/combo-2-ebook-babytalk-parentese/

Lan Hương
Lan Hương

Thạc sĩ Giáo Dục, Đại học Southern Queensland, ÚcTác giả bộ sách Dạy con song ngữMẹ em bé song ngữ

https://www.facebook.com/tranlan.huong.1/
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Từ khóa » Chịu Nói