Lạm Phát Đình Trệ Là Gì? | Binance Academy

Tóm lược

Lạm phát đình trệ (stagflation) xảy ra khi một nền kinh tế trải qua tình trạng tỷ lệ thất nghiệp cao kết hợp với tình trạng trì trệ hoặc tăng trưởng âm (suy thoái) và giá cả tăng (lạm phát). Có những chiến lược để chống lại suy thoái hoặc lạm phát, nhưng vì đây là những hiện tượng trái ngược nhau, nên sự kết hợp của cả hai sẽ làm cho lạm phát đình trệ trở nên khó kiểm soát.

Giới thiệu

Một mặt, kinh tế trì trệ hoặc tăng trưởng âm có thể được giải quyết bằng cách tăng cung tiền, làm cho các công ty có thể vay tiền với chi phí rẻ hơn (lãi suất thấp hơn). Có nhiều tiền hơn dẫn đến việc mở rộng và tỷ lệ việc làm cao hơn, điều này có thể giúp ngăn ngừa hoặc chống lại suy thoái một cách hiệu quả.

Ngược lại, các nhà kinh tế và hoạch định chính sách thường cố gắng kiểm soát lạm phát gia tăng bằng cách giảm cung tiền để làm nền kinh tế chậm lại. Điều này có thể được thực hiện bằng cách tăng lãi suất, làm cho tiền vay trở nên đắt đỏ hơn. Các doanh nghiệp và người tiêu dùng đi vay và chi tiêu ít hơn, nhu cầu giảm khiến giá cả ngừng tăng.

Tuy nhiên, khi một nền kinh tế trải qua lạm phát đình trệ, chúng ta có cả hai mặt tồi tệ nhất: suy thoái kết hợp với lạm phát cao. Hãy đi sâu hơn để hiểu lạm phát đình trệ là gì, các nguyên nhân phổ biến và các giải pháp xử lý nó.

Lạm phát đình trệ là gì?

Lạm phát đình trệ là một khái niệm kinh tế vĩ mô lần đầu tiên được đề cập đến vào năm 1965 bởi Iain Macleod, một chính trị gia và là Bộ trưởng tài chính Anh. Khái niệm này là sự kết hợp của sự trì trệ lạm phát, mô tả một nền kinh tế trải qua tăng trưởng kinh tế tối thiểu hoặc âm và tỷ lệ thất nghiệp cao kết hợp với giá tiêu dùng tăng (lạm phát).

Các biện pháp kiểm soát kinh tế điển hình được sử dụng để chống lại từng điều kiện riêng lẻ có thể làm trầm trọng thêm điều kiện khác, khiến tình trạng lạm phát đình trệ trở nên khó khăn hơn đối với chính phủ hoặc ngân hàng trung ương. Thông thường, mức độ việc làm và tăng trưởng cao tương quan thuận với lạm phát, nhưng đó không phải là trong trường hợp của lạm phát đình trệ. 

Tăng trưởng kinh tế thường được đo lường = bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia, có liên quan trực tiếp đến tỷ lệ việc làm. Khi GDP không tốt, và lạm phát gia tăng, lạm phát đình trệ nghiêm trọng có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính rộng lớn hơn.

Sự khác nhau giữa lạm phát đình trệ và lạm phát

Lạm phát đình trệ là sự kết hợp của lạm phát và kinh tế trì trệ hoặc tăng trưởng âm. Mặc dù lạm phát có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, nhưng nó thường đề cập đến sự gia tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ. Chúng ta cũng có thể mô tả lạm phát là sự giảm sức mua của một loại tiền tệ. 

Tại sao lạm phát đình trệ xảy ra?

Một cách ngắn gọn, lạm phát đình trệ xảy ra khi sức mua của tiền tệ giảm cùng lúc với việc nền kinh tế phát triển chậm lại và cung hàng hóa, dịch vụ giảm. Nguyên nhân chính xác của lạm phát đình trệ khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh lịch sử và các quan điểm kinh tế khác nhau. Có nhiều lý thuyết và ý kiến giải thích khác nhau về lạm phát đình trệ, đến từ những nhà kinh tế theo trường phái trọng tiền (monetarist), những người theo kinh tế học Keynes và các mô hình cổ điển mới. Hãy xem một ví dụ khác.

Xung đột trong chính sách tài khóa và tiền tệ

Các ngân hàng trung ương như Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ quản lý việc cung cấp tiền để ảnh hưởng đến nền kinh tế. Các biện pháp kiểm soát này được gọi là chính sách tiền tệ. Các chính phủ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế bằng các chính sách chi tiêu và thuế được gọi là chính sách tài khóa. Tuy nhiên, sự kết hợp mâu thuẫn giữa chính sách tài khóa và tiền tệ có thể dẫn đến lạm phát tăng cao và tăng trưởng kinh tế chậm lại. Bất kỳ sự kết hợp nào giữa các chính sách làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng trong khi tăng cung tiền cuối cùng đều có thể dẫn đến tình trạng lạm phát đình trệ.

Ví dụ, một chính phủ có thể tăng thuế khiến người dân của họ có ít thu nhập khả dụng hơn. Ngân hàng trung ương đồng thời có thể tiến hành nới lỏng định lượng ("in tiền") hoặc giảm lãi suất. Chính sách này của chính phủ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng trong khi ngân hàng trung ương tăng cung tiền thường dẫn đến lạm phát.

Sự ra đời của tiền pháp định

Trước đây, hầu hết các nền kinh tế lớn đều gắn đồng tiền của họ với một lượng vàng. Cơ chế này được gọi là bản vị vàng nhưng nó đã bị từ bỏ trên nhiều quốc gia sau Thế chiến thứ hai. Việc loại bỏ chế độ bản vị vàng và thay thế nó bằng tiền pháp định đã xóa bỏ mọi giới hạn về nguồn cung tiền. Mặc dù điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc việc kiểm soát nền kinh tế của các ngân hàng trung ương, nhưng nó cũng có nguy cơ làm tổn hại đến mức lạm phát, khiến giá cả cao hơn.

Tăng chi phí cung ứng

Chi phí sản xuất hàng hóa và dịch vụ tăng mạnh cũng có thể gây ra lạm phát đình trệ. Điều này đặc biệt đúng với hàng hóa năng lượng và được biết đến như một cú sốc về cung. Người tiêu dùng phải hứng chịu sự gia tăng của giá năng lượng, điển hình là do giá dầu.

Nếu chi phí sản xuất hàng hóa cao hơn và giá cả tăng lên, và người tiêu dùng có thu nhập khả dụng ít hơn do nhu cầu sưởi ấm, vận chuyển và các chi phí liên quan đến năng lượng khác, thì lạm phát đình trệ sẽ dễ xảy ra hơn.

Làm thế nào để chống lại lạm phát đình trệ?

Việc chống lạm phát đình trệ thường được thực hiện thông qua chính sách tài khóa và tiền tệ. Tuy nhiên, các chính sách chính xác được ban hành sẽ phụ thuộc vào trường phái tư tưởng kinh tế. 

Những người theo trường phái trọng tiền

Những người theo trường phái trọng tiền (monetarist) là những người tin rằng việc kiểm soát lượng cung tiền là chìa khóa quan trọng nhất. Họ cho rằng lạm phát là yếu tố quan trọng nhất cần được kiểm soát. 

Trong trường hợp này, các nhà quản lý theo trường phái trọng tiền sẽ giảm cung tiền, làm giảm chi tiêu tổng thể. Điều này dẫn đến nhu cầu ít hơn và giá hàng hóa và dịch vụ giảm. Tuy nhiên, nhược điểm là chính sách này không khuyến khích sự tăng trưởng. Tăng trưởng sẽ được giải quyết sau đó thông qua chính sách tiền tệ nới lỏng kết hợp với chính sách tài khóa.

Các nhà kinh tế trọng cung

Một trường phái tư tưởng khác là tăng nguồn cung trong nền kinh tế bằng cách giảm chi phí và nâng cao hiệu quả. Kiểm soát giá năng lượng (nếu có thể), đầu tư hiệu quả và trợ cấp sản xuất sẽ giúp giảm chi phí và tăng tổng cung của nền kinh tế. Điều này làm giảm giá cho người tiêu dùng, kích thích sản lượng kinh tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Giải pháp thị trường tự do

Một số nhà kinh tế tin rằng cách giải quyết tốt nhất với lạm phát đình trệ là chuyển nó sang thị trường tự do. Cung và cầu cuối cùng sẽ giải quyết giá cả tăng cao do người tiêu dùng không thể mua được hàng hóa. Thực tế này sẽ dẫn đến giảm cầu và giảm lạm phát. 

Thị trường tự do cũng sẽ phân bổ lao động một cách hiệu quả và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, kế hoạch này có thể mất nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ để thực hiện thành công, khiến người dân sống trong điều kiện không thuận lợi. Như nhà kinh tế Keynes đã từng nói, "về lâu dài, chúng ta đều chết".

Lạm phát đình trệ có thể ảnh hưởng đến thị trường tiền mã hóa như thế nào?

Khó có thể xác định đầy đủ các tác động chính xác của lạm phát đình trệ đối với tiền mã hóa. Tuy nhiên, chúng ta có thể đưa ra một số giả định cơ bản, nếu giả định các điều kiện thị trường khác không đổi.

Tăng trưởng tối thiểu hoặc âm

Một nền kinh tế hầu như không phát triển hoặc thu hẹp dẫn đến mức thu nhập trì trệ hoặc thậm chí giảm. Trong trường hợp này, người tiêu dùng có ít tiền hơn để đầu tư. Điều này có thể dẫn đến việc giảm mua tiền mã hóa và xu hướng cố gắng tăng doanh số bán hàng vì các nhà đầu tư là những người bán lẻ cần có tiền để chi trả hằng ngày. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hoặc tiêu cực cũng khuyến khích các nhà đầu tư lớn giảm tiếp cận với các tài sản có rủi ro cao hơn, bao gồm cổ phiếu và tiền mã hóa.

Các biện pháp của chính phủ để chống lại lạm phát đình trệ

Thông thường, chính phủ sẽ cố gắng kiểm soát lạm phát trước rồi mới giải quyết vấn đề tăng trưởng và thất nghiệp. Lạm phát có thể được kiềm chế bằng cách giảm cung tiền, với phương pháp tăng lãi suất.

Điều này làm giảm tính thanh khoản vì mọi người giữ tiền của họ trong ngân hàng và việc vay mượn trở nên đắt đỏ hơn. Với việc tăng lãi suất, các khoản đầu tư có rủi ro cao và lợi nhuận cao sẽ kém hấp dẫn hơn. Do đó, nhu cầu và giá cả tiền mã hóa có thể giảm trong thời gian lãi suất tăng và cung tiền giảm.

Một khi chính phủ kiểm soát được lạm phát, chính phủ sẽ muốn kích thích tăng trưởng. Điều này thường được thực hiện thông qua việc nới lỏng định lượng và giảm lãi suất. Trong một kịch bản như vậy, tác động lên thị trường tiền mã hóa có thể sẽ tích cực do nguồn cung tiền tăng lên.

Sự gia tăng lạm phát

Nhiều nhà đầu tư cho rằng Bitcoin có thể là một hàng rào tốt để chống lại tỷ lệ lạm phát gia tăng. Với việc lạm phát gia tăng, việc giữ tài sản của bạn ở dạng tiền pháp định với lãi suất bị cắt giảm sẽ làm giảm giá trị thực của nó. Để tránh điều này, nhiều người đã chuyển sang sử dụng Bitcoin để duy trì sức mua lâu dài và thậm chí kiếm lợi nhuận. Điều này là do các nhà đầu tư coi BTC là một kho lưu trữ giá trị tốt, do BTC có số lượng phát hành và nguồn cung hạn chế.

Trong quá khứ, chiến lược bảo hiểm rủi ro này đã hiệu quả với các nhà đầu tư đã tích lũy Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác trong nhiều năm. Đặc biệt, trong hoặc sau thời kỳ lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, việc sử dụng tiền mã hóa làm hàng rào chống lại lạm phát có thể không hiệu quả trong các khung thời gian ngắn hơn, đặc biệt là trong thời kỳ lạm phát đình trệ. Cũng cần lưu ý rằng có những yếu tố khác đang diễn ra, chẳng hạn như mối tương quan ngày càng tăng giữa tiền mã hóa và thị trường chứng khoán.

Lạm phát đình trệ trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973

Năm 1973, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ Ả Rập (OPEC) tuyên bố cấm vận dầu mỏ đối với một nhóm quốc gia được chọn. Quyết định này là một phản ứng nhằm ủng hộ Israel trong cuộc chiến Yom Kippur. Với nguồn cung dầu giảm mạnh, giá dầu tăng, dẫn đến thiếu hụt chuỗi cung ứng và giá tiêu dùng cao hơn. Điều này dẫn đến sự tỷ lệ lạm phát gia tăng rất lớn.

Ở các nước như Mỹ và Anh, các ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất để khuyến khích tăng trưởng nền kinh tế của họ. Lãi suất thấp hơn làm cho việc vay tiền trở nên rẻ hơn và tạo động lực để chi tiêu hơn là tiết kiệm. Tuy nhiên, cơ chế tiêu biểu để giảm lạm phát là cắt giảm lãi suất và khuyến khích người tiêu dùng tiết kiệm.

Với chi phí dầu mỏ và năng lượng chiếm một phần lớn trong chi tiêu tiêu dùng, và việc cắt giảm lãi suất không đủ kích thích tăng trưởng, nhiều nền kinh tế phương Tây đã trải qua lạm phát cao và nền kinh tế trì trệ.

Tổng kết

Lạm phát đình trệ là một tình huống đặc biệt đối với các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách vì lạm phát và tăng trưởng âm thường không xảy ra cùng nhau. Các công cụ để chống lại sự trì trệ thường gây ra lạm phát, trong khi các chiến lược kiểm soát lạm phát có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm lại hoặc diễn biến tiêu cực. Vì vậy, trong thời kỳ lạm phát đình trệ, ta cần xem xét bối cảnh kinh tế vĩ mô và nhiều yếu tố của nó, chẳng hạn như nguồn cung tiền, lãi suất, cung và cầu, tỷ lệ có việc làm.

Từ khóa » Trệ Nệ Là Gì