Lễ Tơ Hồng Là Gì? Ý Nghĩa Thiêng Liêng Của Lễ Tơ Hồng?

Lễ Tơ Hồng là gì? Ý nghĩa thiêng liêng của Lễ Tơ Hồng?
Dịch vụ trang trí cưới hỏi uy tín, chất lượng bởi Dianthus Wedding Decor tại Sài Gòn, Việt Nam.

Lễ Tơ Hồng hay còn được biết đến với tên gọi lễ khấn Nguyệt Lão mà thời nay hầu như đã bị bỏ qua, chỉ một số ít gia đình còn tôn trọng tục lệ cũ vẫn tổ chức. Nếu bạn muốn biết Lễ Tơ Hồng là gì? Ý nghĩa thiêng liêng của Lễ Tơ Hồng? hãy cùng Dianthus tham khảo bài viết sau đây.

Nội Dung Bài Viết

  • Lễ Tơ Hồng là gì? Ý nghĩa thiêng liêng của Lễ Tơ Hồng?
    • Tìm hiểu Lễ Tơ Hồng là gì?
      • Lễ Tơ Hồng là gì?
      • Ý nghĩa thiêng liêng của Lễ Tơ Hồng?
      • Cách thực hiện Lễ Tơ Hồng?
      • Lễ vật cúng Tơ Hồng gồm những gì?
      • Lễ Tơ Hồng ở Nhà Trai hay Nhà Gái?
    • Nguồn gốc của Lễ Tơ Hồng có từ đâu?
    • Các Bài Viết Liên Quan:

Lễ Tơ Hồng là gì? Ý nghĩa thiêng liêng của Lễ Tơ Hồng?

Tìm hiểu Lễ Tơ Hồng là gì?

Lễ Tơ Hồng là gì?

Lễ Tơ Hồng là lễ cảm ơn Nguyệt Lão, hay trong văn hóa dân gian Việt Nam còn được biết đến với tên gọi Ông Tơ Bà Nguyệt. Bởi theo điển tích của người xưa, việc cặp đôi được nên vợ nên chồng đã được sắp đặt trước. Hay nói cách khác là do Ông Tơ Bà Nguyệt se duyên mà thành. Vì thế, khi cả hai đã thực hiện các nghi thức Cưới Hỏi, đã thành vợ thành chồng thì nhớ ơn người trao duyên, làm một lễ nhỏ để khấn Ông Tơ Bà Nguyệt phù hộ cho đời sống vợ chồng ăn ở hạnh phúc, gia đình sung túc.

Ý nghĩa thiêng liêng của Lễ Tơ Hồng?

Đối với góc nhìn của lớp trẻ hiện nay, Lễ Tơ Hồng có thể là một thủ tục rườm rà, lạc hậu và mê tín dị đoan. Nhưng trong quan niệm của Ông Bà lại chứa đựng sự nhân văn, thể hiện sự biết ơn và giáo huấn cho con trẻ cách giữ gìn hạnh phúc, gia đạo bình an.

Thứ nhất, Lễ Tơ Hồng là lễ tạ ơn vị thần Hôn Nhân, cảm ơn Ông Tơ Bà Nguyệt đã se tơ kết tóc cho vợ chồng có nhân duyên gặp gỡ, yêu thương nhau và từ đó muốn Kết Hôn cùng nhau. Thứ hai, nghi thức uống rượu (cay và say) và ăn trầu (thắm đỏ) là thể hiện mong muốn đôi trẻ say đắm, thắm quyện cho đến khi đầu bạc răng long. Thứ ba, nghi lễ càng thiêng liêng càng nhắc chúng ta nhớ về khoảnh khắc của ngày đầu. Vì sao cả hai đã chọn lựa đến với nhau, vì sao đã hứa đồng hành cùng nhau (thông qua hành động chia sẻ lễ vật trong nghi lễ). Để về sau này, nếu có bất kỳ khó khăn trở ngại nào xảy ra trong cuộc sống hãy nắm tay nhau để vượt qua.

Cách thực hiện Lễ Tơ Hồng?

Lễ cúng Tơ Hồng ngày xưa tuy tổ chức gọn gàng nhưng rất thanh lịch, không phải mâm cao cỗ đầy mà chuẩn bị một ít lễ vật, hoặc nhà ai đơn giản chỉ cần có rượu và đĩa trái cây. Trước lúc làm Lễ Tơ Hồng, gia đình chuẩn bị một chiếc bàn, gọi là bàn giá thú bày ngoài sân để cúng dưới trời, hoặc có thể cúng trong nhà. Hai vợ chồng quỳ trước bàn thờ, chồng quỳ phía trước, vợ quỳ phía sau. Vị Chủ Hôn dùng dao bổ quả cau ra làm đôi, lấy lá trầu quệt chút vôi rồi đặt vào cái dĩa nhỏ, dâng lên trên bàn thờ, châm đèn đốt nhang rồi đọc văn tế Tơ Hồng (nếu có văn tế thì tốt còn không thì thôi) để cảm ơn Nguyệt Lão đã se duyên rồi vái lạy.

Khi phần của vị Chủ Hôn đã xong, Cô Dâu Chú Rể liền thực hiện mỗi người bốn lễ rưỡi (tức 4 lạy và 3 vái), kế đến cầm một ly rượu lễ trên bàn thờ để uống chung, rồi tự tay lấy Trầu – Cau têm một miếng trầu ăn chung. Nếu trên bàn thờ Tơ Hồng có những đồ lễ nào thì cả hai sẽ lần lượt ăn chung từng món, chỉ cần cắn một miếng chứ không phải ăn hết.

Lễ vật cúng Tơ Hồng gồm những gì?

Lễ vật cúng Tơ Hồng tùy theo từng gia đình mà chuẩn bị, nhưng quan trọng nhất phải có một bình rượu, đôi lá trầu và vài quả cau còn những đồ lễ khác có thể châm chước giản lược. Nhà nào tươm tất, đầy đủ hơn sẽ có thêm trái cây, xôi gấc, bánh ngọt, gà luộc.. Tuy nhiên, tuyệt đối không được cúng gà thiến, bởi trước lập gia đình sau còn tính đến chuyện sinh con đẻ cái, cúng gà thiến mang hàm ý không tốt.

Lễ Tơ Hồng ở Nhà Trai hay Nhà Gái?

Lễ cúng Tơ Hồng đa phần được tiến hành ở Nhà Trai, khi đã đón dâu về và hoàn thành những nghi thức gia tiên truyền thống. Lúc này, khách mời đã vãn bớt, gia đình bày hương án ra sân, chuẩn bị lễ vật xong là đến lượt vị Chủ Hôn thực hiện nghi lễ, chủ yếu là phần đọc văn tế (nếu có), sau đó mới tới Cô Dâu Chú Rể hành lễ. Nhưng cũng có tư liệu chỉ ra rằng Lễ cúng Tơ Hồng được tổ chức tại Nhà Gái, đặc biệt là theo phong tục Miền Trung, tuy nhiên tổ chức ở đâu không quan trọng bằng việc giữa hai gia đình có sự bàn bạc, thỏa thuận cùng nhau.

Nguồn gốc của Lễ Tơ Hồng có từ đâu?

Dựa trên tư liệu mà Dianthus tìm kiếm được, Lễ Tơ Hồng bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian thời nhà Đường bên Trung Quốc, có thư sinh tên Vi Cố, trên đường đi đến Tống thành, dừng chân nghỉ tại một nhà trọ. Buổi tối, Vi Cố ra ngoài đi dạo đến nửa đêm thì bắt gặp một lão ông đeo túi vải ngồi đọc sách dưới ánh trăng. Vi Cố kinh ngạc, lập tức tiến đến hành lễ và hỏi: “Vì sao đã hơn nửa đêm rồi mà ông còn ngồi một mình ở đây?”. Ông lão trả lời: “Ta đang bận xem sách Hôn Nhân! Cuốn sách này ghi lại quan hệ nhân duyên của con người trong thế gian”.

Vi Cố lại nhìn thấy một túi gấm lớn đặt bên cạnh nên hiếu kỳ mà hỏi. Ông lão lấy trong túi ra một sợi chỉ hồng, loáng một cái xuất hiện một đường ánh sáng màu đỏ sáng rực trong không trung, một đầu dây lấp lánh thắt ở cổ chân của Vi Cố. Ông lão nói: “Sợi chỉ hồng này dùng để buộc chặt chân của hai người sẽ trở thành vợ chồng. Cho dù hai người là kẻ thù của nhau, dù là ở cách xa nhau vạn dặm, chỉ cần sợ chỉ này thắt vào chân hai người thì họ sẽ cả đời không thể tách rời nhau”. Nhìn thấy việc Hôn Nhân của mình đã được định đoạt, Vi Cố nóng lòng hỏi vợ mình là ai. “Con gái của bà lão bán rau ở chợ phía Bắc”. Ông lão chỉ nói một câu, xong liền biến mất.

Hôm sau, Vi Cố vì muốn biết người vợ tương lai của mình như thế nào, nên sửa soạn đẹp đẽ đến tìm khu chợ mà ông lão đã nói. Đến nơi, Vi Cố chỉ nhìn thấy một bà lão bế một bé gái xấu xí, lúc này mới chỉ ba tuổi, nên vô cùng bực bội và buồn bã. Anh ta bèn lệnh cho người hầu tìm cách giết chết bé gái này. Sau khi đâm một nhát sượt qua lông mày của bé gái, người hầu sợ hãi bỏ chạy, khi về thì không dám bẩm báo lại sự việc.

Mười lăm năm sau, Vi Cố thành thân với con gái của quan thứ sử Tương Châu. Trước lúc động phòng, Vi Cố mở khăn ra nhìn thấy người vợ xinh đẹp như hoa, nên vô cùng mừng rỡ và ưng ý. Tuy nhiên, trên lông mày của vợ có một vết sẹo dài, Vi Cố liền hỏi nguyên mới biết rằng, đây là bé gái năm xưa bị mình sai người làm hại, vài năm sau bé gái này được quan thương tình nhận về làm con khi người mẹ qua đời. Nghe xong câu chuyện, Vi Cố vô cùng ăn năn xấu hổ, quyết dùng tâm đối xử thật tốt với vợ mình, về sau hai vợ chồng sống hạnh phúc đến lúc bạc đầu.

Từ đó, giai thoại về Nguyệt Hạ Lão Nhân tức ông già ngồi dưới ánh trăng lưu truyền cho đến ngày nay. Người dân tin tưởng rằng, mối nhân duyên giữa nam và nữ là do Nguyệt Lão kết thành và bắt đầu lập tượng thờ. Cho đến tận ngày nay, Dianthus vẫn thấy ở một số ngôi chùa có tượng Nguyệt Lão, những chàng trai cô gái còn độc thân tìm đến để cầu phúc, mong Nguyệt Lão sắp đặt cho mình một mối nhân duyên tốt đẹp. Như vậy, thông qua bài viết “Lễ Tơ Hồng là gì? Ý nghĩa thiêng liêng của Lễ Tơ Hồng? Dianthus hi vọng bạn đã hiểu được phần nào về Lễ Cưới của người xưa và lý do vì sao phong tục này được áp dụng.

Nội dung bài viết được thực hiện bởi Dianthus Wedding Decor là đơn vị chuyên sản xuất, thi công và cung cấp các dịch vụ Trang Trí Cưới Hỏi bao gồm: Trang Trí Nhà Lễ Gia Tiên, Trang Trí Tiệc Cưới Nhà Hàng, Trang Trí Tiệc Cưới Ngoài TrờiTrang Trí Tiệc Cưới Phương Xa… Dianthus có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu liên quan đến Trang Trí Tiệc Cưới Sự Kiện, để được tư vấn trực tiếp, bạn vui lòng gọi Hotline 0917 489 600 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này thuộc chủ đề Lễ Cưới hay còn gọi là Lễ Rước Dâu. Nếu bạn đang trong quá trình chuẩn bị cho buổi lễ này, có thể đọc thêm các bài viết cùng chủ đề sau đây:

Phần 1 – Lễ Cưới là gì? Quy trình tổ chức Lễ Cưới truyền thống chuẩn?

Phần 2 – Trình tự tổ chức Lễ Cưới gồm những gì?

Phần 3 – Nên hiểu Tân Hôn, Vu Quy, Thành Hôn thế nào cho đúng?

Phần 4 – Nhà Trai cần chuẩn bị gì cho Lễ Tân Hôn?

Phần 5 – Nhà Gái cần chuẩn bị gì cho Lễ Vu Quy?

Phần 6 – Lễ Nạp Tài là gì? Chuẩn bị Lễ Nạp Tài bao nhiêu là đủ?

Phần 7 – Lễ Thượng Đăng là gì? Ý nghĩa của Lễ Thượng Đăng trong Đám Cưới xưa.

Phần 8 – Lễ Tơ Hồng là gì? Ý nghĩa thiêng liêng của Lễ Tơ Hồng?

Phần 9 – Phong tục trải giường cưới là gì? Ý nghĩa và cách thực hiện.

Phần 10 – Của hồi môn là gì? Của hồi môn gồm những gì?

Phần 11 – Mẫu bài văn khấn gia tiên ngày Cưới Hỏi.

Bonus – Kinh nghiệm lau dọn bàn thờ theo quan niệm tâm linh.

Các Bài Viết Liên Quan:

Song Hỷ nghĩa là gì? Ứng dụng của chữ Song Hỷ trong Cưới Hỏi?Kinh nghiệm lau dọn bàn thờ theo quan niệm tâm linhLễ Thượng Đăng là gì? Ý nghĩa của Lễ Thượng Đăng trong Đám Cưới xưaNghi lễ Cưới Hỏi truyền thống của người Việt thời phong kiếnMẫu bài văn khấn gia tiên ngày Cưới HỏiLễ Lại Mặt là gì? Những lưu ý về Lễ Lại Mặt sau Đám CướiCách xem ngày lành tháng tốt để tổ chức Cưới HỏiCủa hồi môn là gì? Của hồi môn gồm những gì?Phong tục trải giường cưới là gì? Ý nghĩa và cách thực hiệnLễ Nạp Tài là gì? Chuẩn bị Lễ Nạp Tài bao nhiêu là đủ?Hạn Kim Lâu là gì? Cách tính tuổi Kim Lâu? Muốn hóa giải cần làm gì?Những lễ nghi Cưới Hỏi chuẩn dành cho người Việt hiện đại

Published by

Dianthus Wedding Decor ra đời vào năm 2013, chúng tôi chuyên Sản Xuất, Thi Công và cung cấp các Dịch Vụ Trang Trí Cưới Hỏi & Sự Kiện, bao gồm: Trang Trí Nhà Lễ Gia Tiên, Trang Trí Tiệc Cưới Nhà Hàng, Trang Trí Tiệc Cưới Ngoài Trời, Trang Trí Tiệc Cưới Phương Xa. Sau 10 năm hình thành và phát triển, Dianthus tự hào là một trong những đơn vị Tổ Chức Tiệc Cưới Ngoài Trời có uy tín và chất lượng hàng đầu tại Việt Nam. Nhờ sự lao động bền bỉ, Dianthus đã may mắn được 03 cặp đôi tỷ phú và triệu phú Ấn Độ chọn làm đơn vị thi công trang trí các “siêu Đám Cưới” tại Phú Quốc Đà Nẵng. Bên cạnh đó, Dianthus còn nhận được sự tin tưởng của giới nghệ sĩ, doanh nhân trong nước như Hoa Hậu Hương Giang, Trương Nam Thành, Kim Chi The Face... Về nội dung, Website www.weddingdecor.vn được cố vấn và chịu trách nhiệm bởi TMCUONG, Co-Founder đồng thời cũng là chuyên gia về Content Marketing theo đuổi phong cách viết content tử tế. Nếu bạn cần phát triển và tối ưu nội dung, có thể tìm hiểu về các dịch vụ Marketing và quan điểm làm nghề của TMCUONG trước khi quyết định hợp tác.

Điều hướng bài viết

Trang Trước post: Phong tục trải giường cưới là gì? Ý nghĩa và cách thực hiện Trang Sau post: Lễ Thượng Đăng là gì? Ý nghĩa của Lễ Thượng Đăng trong Đám Cưới xưa

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG:

HOTLINE: Ms Phương Anh 0917 489 600 [email protected]

TƯ VẤN DỊCH VỤ: Ms Mai Lê 0917 489 621 [email protected]

CÁC DỊCH VỤ CHÍNH

DỊCH VỤ TRỌN GÓI: TRANG TRÍ GIA TIÊN TRANG TRÍ TIỆC CƯỚI TIỆC CƯỚI NGOÀI TRỜI TIỆC CƯỚI PHƯƠNG XA

DỊCH VỤ KHÁC:

MÂM QUẢ CƯỚI HỎI LONG PHỤNG TRÁI CÂY TRANG TRÍ XE HOA HOA CƯỚI CẦM TAY CỔNG HOA CƯỚI HỎI BACKDROP TIỆC CƯỚI BACKDROP SÂN KHẤU BÀN GALLERY TIỆC CƯỚI LỐI ĐI SÂN KHẤU

ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ

COVID WEDDING

Thi công Trang Trí Lễ Cưới mùa dịch sao cho an toàn?
Những mẫu Trang Trí Lễ Cưới đẹp trong mùa Covid
Chi phí Trang Trí Lễ Cưới mùa Covid bao nhiêu là phù hợp?
Trang trí Lễ Cưới mùa Covid nên đơn giản hay cầu kỳ?
Trang Trí Lễ Cưới mùa Covid gồm những gì?
Những việc cần làm trong mùa dịch để chuẩn bị cho Đám Cưới.
Trình tự Lễ Cưới mùa Covid có gì khác không?
Muốn làm Lễ Cưới mùa Covid cần chuẩn bị những gì?
Kế hoạch Đám Cưới mùa Covid-19 như thế nào cho chuẩn?
Có nên đặt cọc nhà hàng trong mùa dịch hay không?

BÁO CHÍ & TRUYỀN THÔNG

CÁC DỰ ÁN GẦN ĐÂY

KINH NGHIỆM CƯỚI HỎI

Lễ Cưới là gì? Quy trình tổ chức Lễ Cưới truyền thống chuẩn?
Trình tự tổ chức Lễ Cưới gồm những gì?
Nên hiểu Tân Hôn, Vu Quy, Thành Hôn thế nào cho đúng?
Nhà Trai cần chuẩn bị gì cho Lễ Tân Hôn?
Nhà Gái cần chuẩn bị gì cho Lễ Vu Quy?
Kinh nghiệm chọn mua nhẫn Cưới Hỏi bạn cần biết
Sắp xếp ghế ngồi hai họ tham dự Lễ Gia Tiên thế nào cho đúng?
Kinh nghiệm chọn người làm Chủ Hôn Cưới Hỏi
Mẫu bài phát biểu trong Lễ Đính Hôn
Cô Dâu có nên cầm hoa trong Đám Hỏi hay không?
error: Content is protected !! Contact Me on Zalo

Từ khóa » Tơ Hồng Là Từ Gì