Lệnh Giao Hàng D/O Là Gì? Các Loại Lệnh Giao Hàng D/O
Có thể bạn quan tâm
Nếu bạn đang làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì chắc chắn bạn sẽ phải nắm rõ được khái niệm phí D/O là gì. Đây là một loại phí được sử dụng phổ biến trong vận tải biển. Thế bạn đã nắm hết được những thông tin liên quan đến loại phí này chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Nhựa Sài Gòn khám phá điều đó thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
D/O là gì?
Phí D/O viết đầy đủ là Delivery Order Fee là phí lệnh giao hàng, phí này phát sinh khi hàng hóa cập cảng đến và hãng tàu/ forwarder làm D/O lệnh giao hàng để người nhận hàng (consignee) mang D/O này ra cảng xuất trình với hải quan để lấy hàng.
Có thể hiểu một cách đơn giản rằng lệnh giao hàng có giấy chỉ thị người đang giữ hàng giao cho người nhận hàng – consignee (có ghi trong lệnh giao hàng).
Có nhiều người hiểu lầm phí này là phí chứng từ bởi D/O giống như chữ Documentation, nhưng hiểu vậy là sai. Phí chứng từ là Documentation fee, khi người giao hàng hay người nhận hàng nhờ forwarder làm giúp packing list, hóa đơn thương mại (commercial invoice) hay sales contract… thì họ thu phí và phí này gọi là phí chứng từ.
>>Xem thêm:
- Packing List Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Vai Trò Của Packing List
Một số lệnh giao hàng D/O bạn cần biết
Khi đã hiểu về phí D/O là gì? Dưới đây là sự phân loại các D/O được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
- D/O do forwarder phát hành:
Hình thức D/O này là do đại lý vận chuyển bạn hành để yêu cầu người nắm giữ hàng hóa phải giao hàng cho người nhận (bên nhập khẩu). Tuy nhiên, nếu forwarder không phải là người phát hành bill thì người nhận hàng không có quyền lấy hàng mà phải yêu cầu có những chứng từ kèm theo.
- D/O do hãng tàu phát hành:
Lệnh giao hàng của hãng tàu phát hành yêu cầu người đang giữ hàng giao cho người nhận (người đang có lệnh giao hàng này). Thông thường thì hãng tàu yêu cầu giao hàng cho forwarder và forwarder yêu cầu giao hàng cho người nhận hàng (bên nhập khẩu). Khi forwarder nắm trong tay D/O mà hãng tàu cấp phát cho mình và giao lại cho doanh nghiệp nhập khẩu cùng với bill gốc của hãng tàu thì người nhập khẩu mới có đủ điều kiện để nhận hàng.
Nội dung trên lệnh giao hàng D/O
Lệnh giao hàng D/O (delivery order) gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên tàu và hành trình di chuyển của con tàu
- Người nhận hàng (Consignee)
- Cảng dỡ hàng xuống (POD)
- Ký mã hiệu hàng hóa (Code goods)
- Số lượng hàng hóa, trọng lượng và thể tích (Gross Weight, Net weight…)
Quy trình lấy lệnh giao hàng D/O là gì?
Thông thường, lệnh giao hàng D/O có 3 bản và người nhận hàng sẽ phải có chứng từ này. Tuy nhiên, để người nhận hàng lấy được hàng thì không chỉ cần có D/O mà phải có đầy đủ các chứng từ khác sau đây:
- Giấy tờ cá nhân của người nhận hàng như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước
- Giấy giới thiệu (bản gốc)
- Thông báo lô hàng cập bến (bản photo)
- Vận đơn bản photo (1 bản, nên đầy đủ cả 2 mặt) nếu sử dụng Surrendered B/L
- Vận đơn gốc (1 bản)
Việc lấy lệnh giao hàng và làm thủ tục hải quan không liên quan đến nhau nên bạn có thể sắp xếp thời gian để lấy lệnh D/O trước hoặc làm thủ tục hải quan trước.
Những lưu ý khi làm D/O
- Chỉ cần D/O do forwarder phát hành cũng có thể nhận hàng: Khi forwarder ký tên lên lệnh giao hàng dưới cương vị là đại lý của hàng tàu thì mặc định D/O đó có hiệu lực như lệnh giao hàng của hãng tàu.
- Cần lệnh nối của feeder (là tàu chuyên gom container từ những cảng có lượng container ít, tập trung ở cảng trung chuyển và cung cấp cho tàu mẹ để nhận hàng): Trong trường hợp vận chuyển có sử dụng tàu phụ, doanh nghiệp cần thêm một lệnh nối feeder nữa mới có thể nhận hàng. Lệnh này chỉ cần bản photo mà không cần bản gốc và thường doanh nghiệp phải yêu cầu forwarder cung cấp cho mình.
Những lưu ý khác khi làm D/O:
- Nếu hàng được thanh toán theo phương thức L/C thì phải mang theo vận đơn gốc có ký hậu của ngân hàng
- Nếu hàng đi nguyên cont thì trên D/O sẽ đóng dấu “hàng giao thẳng”
- Trường hợp hàng phải cắt chì lấy hàng đi lẻ thì sẽ đóng dấu ‘hàng rút ruột”
- Tùy thuộc vào từng loại mặt hàng mà người nhận hàng cần thanh toán một số chi phí khác như phí vệ sinh container, phí THC, Handling, và phí CFS (hàng lẻ) hoặc phí cược container theo quy định của mỗi hãng tàu (hàng FCL). Vì thế, bạn nên giữ bill nếu cần kiểm tra.
Phí phát hành D/O là bao nhiêu?
D/O là chứng từ phát hành tại đầu nhập khẩu, có nghĩa là người nhập khẩu sẽ nhận được chứng từ này từ hãng tàu để mang hàng về kho.
Phí thu D/O dao động từ 30-40$ tùy theo từng hãng tàu khác nhau. Phí D/o sẽ được báo giá cùng với các loại phí LCC khác tại cảng nhập. Chủ hàng cần thanh toán thì mới được nhận hàng.
Hiện nay, nhu cầu vận chuyển hàng hóa của các công ty, doanh nghiệp đang tăng rất nhanh, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Để hạn chế tình trạng va đập, hỏng hóc trong quá trình vận chuyển, các doanh nghiệp thường sử dụng pallet nhựa. Hàng hóa sẽ được gia cố bằng dây đai, vít trên đế pallet nhựa. Và nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua pallet nhựa chịu lực, hãy liên hệ với Nhựa Sài Gòn qua 0971.245.088 nhé!
Từ khóa » Số D/o Là Gì
-
Phí D/O Là Gì? Các Chi Phí đi Kèm Với Phí D/O - SIMBA GROUP
-
D/O Là Gì? Phí D/O Trong Xuất Nhập Khẩu
-
Phí D/O Là Gì? Bạn Biết Gì Về D/O Fee?
-
Thông Tin Về D/O Là Gì? D/O Trong Xuất Nhập Khẩu
-
DO Và Phí DO Trong Xuất Nhập Khẩu - Luật ACC
-
D/O Là Gì? Quy Trình Lấy Lệnh D/O
-
D/O Là Gì Và Phí DO
-
D/O Là Gì? Tìm Hiểu Về Delivery Order Fee
-
Sổ đỏ Là Gì? Sổ đỏ Ghi Những Thông Tin Gì? - LuatVietnam
-
Chỉ Số DO, BOD, COD, TSS Là Gì? Phương Pháp Xác định Các Chỉ Số
-
D/O (Delivery Order Fee) Là Gì? - Nguyên Anh Logistics
-
Phí D/O Là Gì: Cẩm Nang Thông Tin Từ A đến Z Không Thể Bỏ Qua
-
Phí DO Và Những điều Bạn Cần Phải Biết | Vĩnh Cát Logistics
-
Số đỏ – Wikipedia Tiếng Việt