Phí D/O Là Gì? Bạn Biết Gì Về D/O Fee?

Phí D/O là gì? Bạn biết gì về D/O fee?

D/O là thuật ngữ vô cùng quen thuộc trong hoạt động giao thương, xuất nhập khẩu quốc tế. Khi các lô hàng được nhập khẩu về Việt Nam, forwarder hay hãng tàu sẽ thông báo hàng đến, đồng thời phát hành D/O, đây chính là lệnh giao hàng. Người nhận hàng sẽ thanh toán phí D/O, sau đó lấy lệnh giao hàng trình cho hải quan để được hoàn tất thủ tục nhận hàng.

Vậy có những loại phí D/O nào? Đóng phí D/O cho ai? Câu trả lời chi tiết sẽ có ngay sau đây!

1. Phí D/O là gì?

Trong ngành xuất nhập khẩu, chúng ta có thuật ngữ D/O - viết tắt của Delivery Order hay còn được hiểu là lệnh giao hàng. Vậy thì phí D/O chính là phí lệnh giao hàng. 

Phí D/O là gì?

Lệnh giao hàng được hãng tàu hoặc đơn vị forwarder phát hành cho consignee, consignee sẽ lấy D/O để trình lên cơ quan hải quan để lấy hàng khi tàu đã cập cảng. Nói tóm lại, bạn có thể hiểu rằng, D/O - lệnh giao hàng là chỉ thị của người giữ hàng chỉ định cho đơn vị nhận hàng nhằm mục đích bàn giao hàng hoá.

Tất nhiên, consignee muốn được phát lệnh giao hàng thì sẽ phải đóng một khoản phí cho forwarder hoặc hãng tàu. Đây chính là phí D/O.

Xem thêm: Quy trình làm hàng nhập của forwarder

2. Phân loại phí D/O - Các loại phí D/O

Trên thực tế, tuỳ theo đối tượng phát hành, lệnh giao hàng được chia làm 2 nhóm chính đó là D/O của hãng tàu và D/O được phát hành bởi đơn vị forwarder. 

Đối với lệnh giao hàng do forwarder phát hành:

Lệnh giao hàng này được bên đại lý vận chuyển cấp phát cho đối tượng, đơn vị có trách nhiệm nhận hàng, yêu cầu người giữ hàng phải tiến hành giao hàng cho người nhận. Lưu ý, trong trường hợp forwarder phát hành lệnh giao hàng nhưng lại không phải là bên phát hành bill thì chắc chắn rằng, người nhận hàng sẽ không được lấy hàng. Khi đó, muốn lấy được hàng sẽ phải xuất trình nhiều chứng từ kèm theo.

Phân loại phí D/O - Các loại phí D/O

Đối với lệnh giao hàng do hãng tàu phát hành:

Lệnh giao hàng này được đơn vị hãng tàu phát hành, yêu cầu rõ người giữ hàng phát tiến hành giao hàng cho người nhận. Trên thực tế, forwarder sẽ được hàng tàu yêu cầu giao hàng, sau đó thì forwarder sẽ tiến hành giao hàng cho bên nhận hàng. Điều kiện để bên nhập khẩu được nhận hàng là khi forwarder có D/O của hãng tàu và đã giao lại chứng từ này cho bên mua hàng kèm theo bill gốc của hãng tàu. 

Tuỳ theo việc doanh nghiệp của bạn làm việc với forwarder hay hãng tàu, các D/O sẽ được cấp tương ứng. Chính vì thế, phí D/O sẽ được thanh toán duy nhất 1 lần và thanh toán trực tiếp cho đơn vị ban hành lệnh này.

Xem thêm: Logistics là gì?

3. Quy trình lấy lệnh D/O trong hoạt động xuất nhập khẩu

Thông thường, lệnh giao hàng(D/O) thường có 3 bản, người nhận hàng bắt buộc phải có được chứng từ này. Tuy nhiên, lưu ý rằng, consignee muốn lấy hàng thì không chỉ cần có D/O mà phải có đầy đủ các chứng từ khác, bao gồm:

+ Giấy tờ cá nhân của người nhận hàng như thẻ căn cước hay chứng minh thư nhân dân.

+ Giấy giới thiệu.

+ Thông báo lô hàng đã cập cảng.

+ Vận đơn bản sao có kỹ hậu hoặc vận đơn gốc có ký hậu đồng thời có đóng dấu của ngân hàng nếu như doanh nghiệp sử dụng L/C làm hình thức thanh toán.

Việc lấy lệnh giao hàng và làm thủ tục hải quan hoàn toàn không liên quan đến nhau, chính vì thế mà bạn nên sắp xếp thời gian để làm thủ tục hải quan trước hoặc láy lệnh D/O trước. 

4. Các chi phí đi kèm khi nhận lệnh giao hàng

Consignee không chỉ cần thanh toán phí D/O, một số khoản chi phí khác cũng cần tính đến. Điển hình như phí THC, phí vệ sinh cont, phí CFS hàng lẻ, phí cước cont được các hãng tàu quy định. Chính vì thế, để thuận tiện cho việc kiểm tra sau này, tốt nhất bạn nên giữ lại Bill.

Trong trường hợp bên đơn vị nhập khảu hàng hàng từ tàu xuống cảng và tiến hành cắt chì tại bãi thì D/O sẽ được đóng dấu hàng rút ruột. Còn nếu như hàng nguyên cont thì trên lệnh giao hàng sẽ được đóng dấu là hàng giao thẳng.

Xem thêm: Phí DOC là gì? 

5. Một số lưu ý về phí D/O và lệnh D/O

Khi nào thì được nhận hàng mặc dù chỉ cần D/O của FWD?

Trong trường hợp FWD ký tên trên D/O dưới pháp nhân là đại lý của hãng tàu thì rõ ràng rằng lệnh giao hàng đó có hiệu lực như lệnh giao hàng được phát hành bởi hãng tàu.

Trong trường hợp sử dụng tàu phụ để tiến hành vận chuyển háng hoá, doanh nghiệp sẽ bị yêu cầu có thêm lệnh nối của Feeder, như vậy mới có thể nhận hàng. Tất nhiên, đối với lệnh nối, bạn chỉ cần có bản sao chứ không cần có bản gốc.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về phí D/O, lệnh D/O trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng hoặc truy cập website chính thức của Trường Phát Logistics! Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi!

SĐT: 0981 636 575 / 0908 702 303

Website: Truongphatlogistics.com.

Từ khóa » Số D/o Là Gì