Lí Thuyết Chiều Văn Hóa Của Hofstede (Hofstede's Cultural ...

Lí thuyết chiều văn hóa của Hofstede (Hofstede's Cultural Dimensions Theory) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa

Lí thuyết chiều văn hóa của Hofstede

Khái niệm

Lí thuyết chiều văn hóa của Hofstede trong tiếng Anh là Hofstede's Cultural Dimensions Theory.

Lí thuyết chiều văn hóa của Hofstede là một khuôn khổ được sử dụng để hiểu sự khác biệt giữa văn hóa của các quốc gia và phân biệt cách thức kinh doanh giữa các nền văn hóa khác nhau.

Nói cách khác, lí thuyết này tạo ra khuôn khổ để phân biệt các nền văn hóa quốc gia khác nhau, các khía cạnh của văn hóa và tác động của chúng đối với việc kinh doanh.

(Theo: corporatefinanceinstitute.com)

Chiều văn hóa của Hofstede

Geert Hofstede là một giáo sư nghiên cứu cách mọi người từ các quốc gia và nền văn hóa khác nhau tương tác dựa trên các chiều văn hóa khác nhau; bao gồm:

Khoảng cách quyền lực: miêu tả cách một xã hội ứng xử với sự bất bình đẳng về quyền lực giữa người với người trong xã hội.

Chủ nghĩa cá nhân so với chủ nghĩa tập thể: tập trung vào các câu hỏi về việc mọi người muốn có một mạng lưới kết nối chặt chẽ với người khác; hay thích độc lập, ít kết nối và ít chia sẻ với người khác ngoại trừ một số ít bạn thân và gia đình.

Nam tính và Nữ tính: nam tính đại diện cho việc xã hội ưu tiên thành tích, chủ nghĩa anh hùng, sự quyết đoán và phần thưởng vật chất cho thành công. Ngược lại, nữ tính tượng trưng cho sự hợp tác, khiêm tốn, chăm sóc cho những người yếu đuối và chất lượng cuộc sống.

Tránh sự không chắc chắn: thể hiện mức độ mà thành viên trong một xã hội cảm thấy không thoải mái với sự mơ hồ và không chắc chắn.

Định hướng dài hạn và ngắn hạn: Các giá trị liên quan đến định hướng dài hạn là tiết kiệm và kiên trì; các giá trị liên quan đến định hướng ngắn hạn là tôn trọng truyền thống, thực hiện các nghĩa vụ xã hội và bảo vệ thể diện của cá nhân.

Ý nghĩa của lí thuyết chiều văn hóa của Hofstede

Khi xem xét các khía cạnh và định nghĩa khác nhau về các chiều văn hóa, chúng ta có thể thấy được người quản lí sẽ phải hiểu và đối phó với sự khác biệt của những nền văn hóa khác nhau trong bối cảnh quốc tế.

Ví dụ, chủ nghĩa cá nhân so với chủ nghĩa tập thể cho thấy rằng có những xã hội, hoặc những người thích làm việc một mình và đánh giá sự tồn tại của bản thân dưới khía cạnh là một cá nhân, chứ không phải là một phần của một nhóm.

Tuy nhiên, một người theo chủ nghĩa tập thể sẽ hướng tới thành công của nhóm nhiều hơn là sự hài lòng hoặc thành tích cá nhân của chính họ.

Ví dụ, phần đông người Mỹ theo chủ nghĩa cá nhân, còn người Nhật Bản lại nghiêng về phía tập thể. Ngoài ra, điểm số tránh sự không chắc chắn của người Mỹ thấp hơn. Về cơ bản, họ dễ chấp nhận và thoải mái với sự mơ hồ và không chắc chắn. Ngược lại, điểm số này của người Nhật rất cao, thể hiện họ đề cao sự thật, và tránh né những thứ không chắc chắn.

Tuy nhiên, khi so sánh về khoảng cách quyền lực, thì việc chấp nhận sự bất bình đẳng về quyền lực giữa người với người trong xã hội của Mỹ và Nhật lại gần như tương đương nhau.

Tóm lại, điều mà Hofstede cố gắng chỉ ra là tất cả chúng ta thực sự không giống nhau; những nền văn hóa khác nhau có quan điểm khác nhau về cuộc sống và kinh doanh. Chúng không được chia thành đúng hay sai, mà đơn giản chỉ là khác nhau.

Các nền văn hóa khác nhau có quan điểm khác nhau về thế giới tùy theo văn hóa và lịch sử. Hiểu biết về những lĩnh vực này và việc xác định được chúng sẽ giúp một người làm việc cùng và thấu hiểu những người có nền tảng văn hóa khác.

(Theo study.com)

Từ khóa » Chỉ Số Nam Tính Cao Cho Biết *