Lịch Sử Văn Hóa Vespa - Napoli Coffee

Lịch sử văn hóa vespa

Văn hóa ý được biết đến như là một trong những đất nước giàu truyền thống văn hóa nhất thế giới. Bởi lẽ tính chất, cũng như tinh thần con người ở đây. Chúng được thể hiện qua những nét được gọi là thương hiệu của nước ý, trãi dài và được khẳng định qua hàng thập kỹ. Khi nói đến nước Ý người ta thường nghĩ ngay đến các phương tiện giao thông, một trong những phương tiện được xem là thương hiệu đó chính là Vespa. Ở Việt Nam dòng xe Vespa được xem là dòng xe cao cấp nhất nằm trong dòng xe hai bánh tại đây. Không phải vì chúng đắc tiền, chạy nhanh, mà vì Vespa đã thể hiện được một tinh thần cổ kính sang trọng, tinh tế và lịch lãm. Vespa là một hãng xe nổi tiếng của nước ý, mặt dù khá nổi tiếng trên thế giới nhưng có lẽ nhiều người rất bất ngờ về lịch sử 70 năm hình thành và tất cả hơn 50 dòng xe đã được sản xuất. Hôm nay xin mời các bạn hãy điểm qua lại các mốc lịch sử của thương hiệu xe ý nổi tiếng này nhé.

Vespa 98 (1946)

Tháng 4 năm 1946, một mẫu xe gắn máy đột phá mang tính thực tiễn cao được ra mắt lần đầu tiên trước công chúng tại Golf Club ở thủ đô Roma. Đây cũng là lần đầu tiên biểu tượng (logo) Piaggio mới được gắn nổi trên yếm xe, thay thế huy hiệu hàng không trước đây. Thành công tức thời của Vespa ngay lập tức thu hút được sự quan tâm rộng rãi của giới truyền thông và sự tò mò, ngạc nhiên, thậm chí hoài nghi của dư luận. Việc thương mại hóa những chiếc xe Vespa đầu tiên được thực hiện thông qua một mạng lưới phân phối quy mô nhỏ với mức giá 55,000 lira Ý cho bản tiêu chuẩn và 66,000 lira Ý cho bản cao cấp. 

Vespa 98 Corsa Circuito (1947)

Vespa 98 Corsa được sáng tạo để chứng minh cho toàn thế giới khả năng cạnh tranh cao của một chiếc xe hai bánh nhỏ gọn trong các cuộc đua. Số lượng xe Vespa tăng lên ngày một đông đảo trên từng con phố và quảng trường  khắp nước Ý chính là động lực thúc đẩy Enrico Piaggio sản xuất một mẫu xe quyết liệt hơn nhằm chinh phục những chặng đua. Người đầu tiên lái chiếc Vespa 98 trên đường đua là Giuseppe Cau. Ông đã giành chiến thắng tại chặng leo dốc lên đồi Monta Mario năm 1947. Mẫu xe đua Vespa 98 Corsa đại điện cho sự đổi mới với tốc độ vượt bậc. Thân xe bằng thép nguyên khối được chế tác hoàn toàn thủ công. Hệ thống phanh tang trống được trang bị ống thoát khí để giảm nhiệt. Hộp hộp số ba cấp cho phép điều khiển động cơ bằng van bướm, làm mát bằng hệ thống thông gió cưỡng bức. Do được thiết kế với màu đỏ nguyên gốc, mẫu xe này còn được biết đến với tên gọi « quả cầu lửa »  

Vespa 98 II Serie (1947)

16,500 chiếc xe thuộc đời thứ 2 của Vespa 98 đã được sản xuất để đưa vào thị trường. Phiên bản mới thể hiện sự vượt trội so với những mẫu xe trước cả về mặt thẩm mỹ lẫn các chi tiết kỹ thuật. Không chỉ nhằm phục vụ mục đích thay thế lốp xe bị thủng do điều kiện đường xá tồi tệ sau chiến tranh, bánh xe phụ còn trở thành một trong những chi tiết đặc trưng, dễ nhận diện nhất của chiếc xe Vespa. Hình ảnh Vespa 98 gợi nhớ ngành kinh doanh máy bay của Piaggio, nhờ thiết kế đèn pha đã cải tiến cùng với tông màu ánh bạc kim loại. Khi các tạp chí đăng tải thông tin: phải chờ đợi 8 tháng để sở hữu một chiếc Vespa 98, việc buôn bán trên thị trường “chợ đen” ngay lập tức nở rộ. Những chiếc Vespa mới được nâng gấp đôi giá bán, đạt đến đỉnh điểm 125,000 Lira Ý.

Vespa 125 Corsa “alloy frame” (1949)

Năm 1949, Chiếc Vespa đầu tiên được sản xuất với bộ khung xe đua và các bánh xe làm từ hợp kim nhôm, thiết kế vốn thường dùng trong xây dựng máy bay, được lắp ráp với nhau bằng đinh tán. Đây là công nghệ sản xuất vượt bậc nhất vào thập kỷ 40’.  

Vespa125 (1949)

Năm 1948, Piaggio ra mắt một mẫu xe Vespa hoàn toàn mới. Từ năm 1946 đến năm 1947, 1183 chiếc Vespa 125 phân khối được tiếp thị và phân phối chủ yếu ở thị trường nước ngoài (đặc biệt là Thụy Sĩ). Cuối năm 1947, Enrico Piaggio quyết định dừng hoàn toàn việc sản xuất Vespa 98 phân khối, chỉ tiếp tục mẫu xe 125 phân khối cho cả thị trường nội địa Ý và toàn bộ các thị trường quốc tế. Một số thay đổi được đưa vào nhằm thích nghi với nhu cầu mới bao gồm đòn treo phía trước, nắp động cơ được nâng lên để dễ dàng thâm nhập vào khu vực động cơ và máy móc. Phiên bản Vespa năm 1949, hiện được được trưng bày tại bảo tàng Piaggio, mang tính thẩm mỹ cao hơn với thiết kế mới nhờ hệ thống làm mát và hộp số điều khiển cải tiến.   

Vespa Circuito 125 (1949)

Vào cuối những năm 1940, các công ty sản xuất xe gắn máy lớn cho rằng cách tốt nhất để quảng bá sản phẩm là tham gia vào những giải đấu nhằm thu hút sự chú ‎ ý của công chúng, hướng đến đối tượng khách hàng tiềm năng. Với cùng mục đích như vậy, những chiếc xe Piaggio tiếp tục góp mặt tại nhiều cuộc đua. Không chỉ phục vụ nhu cầu quảng cáo sản phẩm xe gắn máy, giải đua xe 125 phân khối còn là sân chơi dành cho những thử nghiệm mang tính giải pháp. Từ giải đua này, những cải tiến mới cho các mẫu xe tiêu chuẩn đã được áp dụng. Những chiếc Vespa tham gia cuộc đua được gia công và lắp ráp tỉ mỉ bằng tay bởi các chuyên gia đến từ Piaggio và được điều khiển bởi các tay lái điêu luyện như Dina Mazzoncini và Giuseppe Cau. Và Giuseppe Cau đã chinh phục chặng đua nước rút tại Catania Etna vào năm 1950, về nhất tại bảng đua 125 phân khối, và thứ 3 chung cuộc sau Guzzi và Benelli.   

Vespa Montlhery (1950)

Để quảng bá hình ảnh đậm chất thể thao của Vespa, Piaggio chuyển hướng từ tập trung vào khán giả sang việc phá vỡ các kỷ lục. Ngày 7 tháng 4 năm 1950, tại trường đua Montlhery nước Pháp, sau 10 giờ thử nghiệm với 3 tay lái chuyên nghiệp lần lượt điều khiển, Vespa đã chiến thắng mọi đối thủ, lập kỷ lục thế giới (tốc độ trung bình 134 km/giờ), đạt tốc độ trung bình 129,7 km/giờ tại chặng đua 100 dặm, tốc độ trung bình 123,9 km/giờ tại chăng đua 500 dặm và tốc độ trung bình 124,3 km/giờ tại chặng đua 1,000 km. Trong suốt 10 tiếng đồng hồ, những chiếc Vespa chinh phục tổng cộng 1,049 km. Bằng một phiên bản gần giống với chiếc xe đua Vespa 125 phân khối, sản xuất với bộ khung hợp kim nhôm năm 1949, Mazzoncini đã đạt kết quả tuyệt vời tại những cuộc đua ông tham gia, trong số đó có chiến thắng thuyết phục tại bảng đua dành cho xe hai bánh tại Genoa, nơi cuộc tranh tài giữa Vespa và Lambretta vô cùng căng thẳng.   

Vespa Siluro (Torpedo) (1951)

Năm 1951, Vespa lập kỷ lục đáng tự hào nhất trong lịch sử của hãng: bay qua 1km trên không trung. Ngày 9 tháng 2, tại xa lộ thủ đô Roma (gần Ostia), một chiếc Vespa với động cơ hai pit-tông đối đỉnh (công suất tối đa 17.2 hp tại 9500 vòng tua/phút) thiết kế bởi Corradino D’Ascanio, điều khiển bởi Dino Mazzoncini, đã bay lên không trung từ kilomet số 10 đến kilomet số 11 với kỷ lục thế giới 21,4 giây, đạt vận tốc trung bình 171.1km/giờ.

Vespa 125 (1951)

Tương tự như năm 1948, doanh số bán hàng năm 1951 theo đà tăng nhanh nhờ vào công nghệ đổi mới và tính thẩm mỹ được nâng cao. Mẫu xe năm 1951 thậm chí còn trở nên nổi tiếng hơn nhờ sự ra mắt đầy ấn tượng trong bộ phim lãng mạn huyền thoại Roman Holiday, kể về chuyện tình của hai nhân vật do Audrey Hepburn và Gregory Peck thủ vai tại thủ đô Roma. 

Vespa 125 “Six Days” (1951)

Tương đồng với chiếc Vespa 125 về mặt thẩm mỹ, mẫu “Six Days” khác biệt ở cấu tạo bình xăng có gờ bảo vệ bao quanh và bộ chế hòa khí kích thước lớn hơn đạt tại thùng xe bên phải. Biệt danh “Six Days” đến từ cuộc thi International Six Days lần thứ 26 diễn ra vào năm 1951, là nơi Vespa đã dành được 9 huy chương vàng. Đội đua Piaggio khi đó bao gồm: Biasci, Cau, Crabs, Mazzoncini, Merlo, Nesti, Opesso, Riva, Romano và Vivaldi. Chiếc Vespa 125 “Six Days” đồng thời chiến thắng cúp vô địch của Hiệp Hội Xe gắn máy ‎ Ý năm 1951, nơi chứng kiến 3 tay lái thống lĩnh các cuộc đua trên những chiếc Vespa (Giuseppe Cau, Miro Riva, Bruno Romano). Vespa 125 U (1953) Chỉ có 7,000 bản của chiếc U Vespa được sản xuất, khiến nó trở thành một trong những mẫu xe được các nhà sưu tập săn lùng ráo riết nhất. Ra đời vào năm 1953 với mục đích trở thành một mẫu xe thực dụng, với chữ U là viết tắt của từ “utility” - mang tính thực tiễn, Vespa U là mẫu xe nguyên gốc được thiết kế để cạnh tranh với mẫu xe cùng dòng của đối thủ Lambretta, được bán trên thị trường với giá 110 đô la. Lần đầu tiên, đèn pha được lắp trên tay lái thay vì tấm chắn bùn trước trên phiên bản xe Vespa   Vespa 150 Side-Car  (1955) Chiếc xe Vespa ba bánh được tạo ra vào khoảng cuối năm 1948, đầu năm 1949. Phương tiện này giúp những chuyến đi đường dài trở nên ổn định và thoải mái hơn. Phần thùng xe bên cạnh được chế tạo từ thép tấm, lắp ráp bằng tay và ráp nối với xe Vespa bằng một đường ống. Được giới chuyên môn khen ngợi về khả năng di chuyển ngay cả trong điều kiện tuyết rơi dày và địa hình dốc đứng, mẫu xe ba bánh của Vespa khẳng định sự tiện nghi, sức chứa rộng rãi nhờ phần thùng xe phía sau và sự tiện lợi trên những chặng đường dài.   Vespa 150 GS (1955) Chiếc GS 150 chính một cột mốc trong lịch sử xe hai bánh, không chỉ đối với Vespa nói riêng mà trên toàn thị trường nói chung. Được nhớ đến như là chiếc xe hai bánh gắn máy đẹp nhất trên toàn thế giới, những chiếc xe GS 150 vẫn được săn lùng đến tận ngày nay. Vào những năm 50, thị trường bắt đầu biến đổi do ảnh hưởng của xã hội; lúc này, những chiếc Vespa trở thành biểu tượng thời thượng dành cho những thanh niên muốn thể hiện đẳng cấp của mình. Đây là lần đầu tiên một phương tiện đi chuyển sản xuất hàng loạt được tao ra với động cơ êm hơn và hiệu suất đáng kinh ngạc. Vespa 150 GS sở hữu đầy đủ những phẩm chất cần có của một chiếc xe thể thao, tác động trực tiếp đến trải nghiệm của đội đua Piaggio. Động cơ phun xăng trực tiếp lên xilanh với công xuất tối đa 8 hp tại 7500 vòng tua/phút và hộp số 4 cấp, thiết kế ghế ngồi dài hơn và bánh xe kích thước 10 inch thay đổi một cách căn bản dòng xe Vespa. Một chiếc xe mẫu của phiên bản này hiện đang được trưng bày tại bảo tàng Piaggio.  Vespa 150 (1956) Năm 1956, 10 năm sau sự ra đời của mẫu xe Vespa đầu tiên, nhà máy Pontedera đạt doanh số chiếc Vespa thứ một triệu được tiêu thụ. Thành công của Vespa vượt xa mọi dự đoán trước đó: chiếc nghe hai bánh huyền thoại được lên kế hoạch sản xuất ở 3 phiên bản: 125 phân khối, 150 phân khối và 150 phân khối GS. Chiếc Vepspa 150 đem đến hiệu suất vượt trội, nổi bật với đèn pha lắp cao phía trên tay lái. Mẫu xe này được ra mắt vào năm 1956 với giá bán 148 000 lira Ý.  Vespa 150 T.A.P. (1956) Vào những năm 1950, Bộ Quốc Phòng Pháp ủy thác cho A.C.M.A, đại diện được cấp phép của Piaggio tại Pháp nghiên cứu và phát triển một phương tiện phục vụ riêng cho quân đội. Từ sự kiện này, một mẫu Vespa đặc biệt đã ra đời chỉ với 600 bản được sản xuất từ 1956 đến năm 1959. Sử dụng bởi Binh đoàn lính Lê dương (Foreign Legion) và Binh đoàn nhẩy dù (Parachute Corps), chiếc Vespa TAP được trang bị súng cỡ 75 milimet, thùng chứa đạn dược, hai bình xăng và một xe kéo nhỏ. Mẫu xe được sản xuất với hai phiên bản màu ngụy trang khéo léo: hai màu xanh lá xây và màu cát. Đối nghịch với trọng lượng 115kg, chiếc Vespa TAP có thể đạt được vận tốc 66km/h, trong phạm vi 200km Vespa 400 (1957) Vào thời kỳ đỉnh cao của sự thành công mang tên Vespa, Piaggio quyết định tiến vào vào thị trường xe bốn bánh. Mục tiêu của lớn lao của Corradino D’Ascanio chính là việc thiết kế chiếc Vespa 400, chiếc xe bốn bánh với động cơ hai thì đặt phía sau. Mẫu xe này ra đời năm 1957 với 30,000 bản được sản xuất bởi Piaggio.  Vespa 125 (VNA2) (1958) Được sản xuất với hai phiên bản màu: ghi và be, chiếc Vespa 125 phân khối năm 1958 đã đánh dấu một kỷ nguyên mới của nhà Vespa. Đây là chiếc Vespa đầu tiên có thân xe được chế tạo bằng sự kết hợp của hai nửa (miếng) kim loại tấm. Loại khung này sở hữu những đặc tính nổi trội trong sản xuất công nghiệp; được áp dung vào tất cả các mẫu xe bắt đầu từ năm 1958. Mẫu thiết kế này cũng được kết hợp với động cơ mới gọn gàng hơn. Vespa 150 GS VS5 (1959) Chiếc Vespa 150 Gran Sport huyền thoại đã khẳng định vị thế của mình vào năm 1955 với phiên bản VS1. Mẫu xe này được cải tiến và với phiên bản VS5 được trang bị hệ thống đồng hồ tốc độ đặc biệt và đèn sau mạ chrome được tích hợp trong bộ đèn hậu. Hệ thống phanh cũng được cải thiện đáng kể, cùng với mào trên của chắn bùn được thiết kế với biểu tượng Piaggio chính là điểm nhấn của xe. Mẫu xe Vespa 150 GS (VS5) đánh dấu kỷ lục về số lượng xe được sản xuất cho tiêu thụ trong giai đoạn 1958 và 1961 với 80 000 chiếc.  Vespa 150 (VBA) (1961) Chiếc Vespa 150 (VBA) được giới thiệu vào năm 1958 với một số thay đổi so với mẫu xe trước. Màu sắc xe vẫn tương đồng với những phiên bản trước (xanh da trời ánh kim), tuy vậy hai bên sườn xe được trang trí bằng những ống thông khí mạ nhôm và đèn chiếu hậu lớn mạ chrome. Vespa 150 (VBA) đã tạo nên thành công lớn nhờ sự thanh lịch và tính thực tiễn khi ra mắt vào Thế vận hội mùa hè ở Roma năm 1960. Vespa Dalì (1962) Mùa hè năm 1962, chiếc Vespa được coi là có giá trị nhất Thế Giới chính là phương tiện di chuyển của hai sinh viên: Santiago Guillen và Antonio Veciana. Hai thanh niên trẻ có cuộc gặp gỡ với bậc thầy của trường phái nghệ thuật siêu thực – Salvador Dali. Nghệ sĩ Dali, khi đang ghi chép cuốn biên niên sử đương đại, đột nhiên gây một ấn tượng lạ lùng về uy tín của ông khi bỗng nhiên quyết định trang trí phần thân xe Vespa, k‎ý tên ông và tên người vợ, nàng thơ Gala. Mùa hè năm 1999 tại Girona (Tây Ban Nha) trong khuôn khổ Eurovespa, tác phẩm đã được trưng bày tại triển lãm “Nghệ thuật của xe gắn máy” và được trân trọng tặng lại cho bảo tàng Piaggio bởi Giovanni Alberto Agnelli.  Vespa 50 (1963) Vespa trở nên vô cùng thịnh hành trong giới trẻ bởi sự thoải mái, tiện dụng khi lái kết hợp cùng vẻ ngoài đẹp mắt. Để thu hút lượng khách hàng tiềm năng lớn hơn, Piaggio cho ra mắt chiếc xe Vespa 50, được quảng bá cùng khẩu hiệu “Trẻ trung, hiện đại và… không cần giấy tờ”. Những thanh niên từ 14 tuổi trở lên hoàn toàn có thể điều khiển chiếc Vespa này mà không cần biển số hay bằng lái, dựa trên bộ luật giao thông Highway Code ban hành năm 1963. Vespa 50 phân khối là mẫu xe hai bánh cuối cùng được thiết kế bới Corradino D’Ascanio, trở thành một dấu ấn đậm nét trong lịch sử Vespa. Từ năm 1964 đến ngày nay, 3 triệu mẫu xe Vespa 50 phân khối đã được sản xuất.  Vespa 90 Super Sprint (1966) Không cần tranh cãi, chiếc Super Sprint 90 chính là mẫu thiết kế độc đáo nhất của Vespa. Kích thước yếm xe nhỏ gọn, các bộ phận trên hộp xe phía trên giờ được đặt giữa ghế ngồi và tay lái. Bánh xe phụ, giống như mẫu Vespa GS 1955, được lắp ở chính giữa khoang đặt chân. Chiếc 90 Super Sprint, cũng như chiếc Vespa 50, là một trong số những mẫu xe được tìm kiếm nhiều nhất bởi các nhà sưu tập. Vespa Alpha (1967) Là chiếc xe  được sử dụng trong bộ phim “Dick Smart, Agent 2007”, với sự tham gia diễn xuất của Richard Wyler, Margaret Lee và Rosanna Tapados. Trong bộ phim, mẫu xe 180 Super Sport được biến hóa để trở nên mới mẻ bởi bởi Piaggio và nhà máy Alpha Willis tại Anh Quốc, với khả năng chạy trên đường, bay trên không như một chiếc trực thăng và xuống nước như một tàu ngầm.  Vespa 125 Primavera (1967) Xuất phát từ mẫu xe 125 VMA1, thành công của chiếc Vespa 125 “Primavera” đến ngay sau khi vừa ra mắt. Hiệu suất cao, động cơ khỏe và và hệ thống kiếm soát lực phanh là những đặc trưng góp phần vào thành công vang dội của Vespa Primavera vào những năm 1960. Chiếc Primavera nhắm vào thị trường khách trẻ bằng khẩu hiệu “Với Vespa, bạn có thể” trong buổi lễ ra mắt. Hình mẫu khách hàng l‎ý tưởng của Primavera là những cô gái chàng trai độ tuổi mười sáu, yêu thể thao, say mê những hoạt động ngoài trời và không muốn tới trễ trong các cuộc vui bè bạn dù điều kiện giao thông đông đúc. Đặc điểm nổi bật của chiếc xe là phần thân được thiết kế dài hơn, đủ chỗ ngồi thoải mái cho hai người. Vespa 180 Rally (1968) Sau thành công của chiếc Vespa Sport 180, Piaggio phát triển thêm một phiên bản 180 phân khối với chi tiết kỹ thuật nâng cao, động cơ và thân xe thay mới, thêm vào đó là các điều chỉnh bên ngoài cho tay lái và yên xe. Vespa Rally 180 vẫn luôn là một trong những mẫu xe thành công nhất trong giai đoạn 1968 đến 1973, với 26,000 chiếc được sản xuất cho thị trường. Vespa 50 with pedals (1970) Vespa 50 đã trải qua một cuộc biến đổi để trở nên phù hơp với thị trường và quy định tại nước Pháp. Những chiếc Vespa 50 được Piaggio trang bị thêm pê đan như tất cả các xe hai bánh khác trong thị trường nước sở tại. Mẫu xe nhanh chóng thu hút sự tò mò thích thú từ công chúng và từ đó được sưu tầm rộng rãi. Vespa 50 Special  (1973) Xuất hiện trên thị trường vào năm 1969, Vespa 50 Special chủ yếu nhắm vào thị trường khách hàng trẻ tuổi với những thay đổi bên ngoài cho tay lái, đèn pha và đèn hậu. Cùng năm 1969, Vespa 50 Elestart cũng được ra mắt. Thiết kế của Vespa 50 Elestart được thừa hưởng từ Vespa Special, tuy vậy phần kỹ thuật có sự cải tiến với hệ thống đánh lửa điện tử. Từ năm 1969 đến năm 1973, Piaggio giới thiệu một trong những chiến dịch quảng cáo nổi tiếng nhất của hãng “Ai Vespa thì ăn táo”, nhắc đến sự thành công của chiếc Vespa 50 Special.  Vespa 125 ET3 (1976) Được đặt riêng để phục vụ much đích xuất khẩu, Vespa ET3 125 sở hữu những đặc tính tương đồng với mẫu xe ET3 của Ý: từ ghế ngồi, nắp quạt cho đến các bảng màu xe. Mẫu xe này được đặc biệt yêu thích tại Nhật Bản, nơi mà những chiếc xe ET3 125 vẫn được bán ra cho tới giữa thập kỷ 90. Vespa Primavera ET3 (1976) Vespa ET3 Primavera tạo nên thành công lớn trên thị trường với 144,000 chiếc được sản xuất. Kích thước xe nhỏ gọn tương tự như chiếc Vespa 50 phân khối, bảo đảm sự điều khiển linh hoạt và xử l‎ý bánh lái tuyệt vời. Vespa ET3 được phát triển cho thị trường khách hàng trẻ tuổi vào những năm 70’ với những chi tiết thời trang như yên xe bọc vải denim. Vespa Rally 200 (1976) Sau thành công to lớn của chiếc Vespa 180, năm 1972, Piaggio phát triển một mẫu xe được hỗ trợ động cơ 200 phân khối lần đầu tiên. Phản hồi của thị trường cho sản phẩm mới vô cùng tích cực, nhiều khách hàng đã chờ đợi hàng tháng trời để được nhận xe. Về mặt mỹ quan, chiếc Vespa Rally 200 dễ dàng được nhận ra với biểu tượng màu trắng trên khung xe và khoang đặt bánh xe. Đây cũng là mẫu xe có động cơ mạnh mẽ nhất với hệ thống đánh lửa điện tử. Hơn 41,700 chiếc xe Vespa Rally 200 đã được sản xuất trong giai đoạn từ 1972 đến 1979.  Giant Vespa (1977) Một đại diện của dòng PX Vespa được sáng tạo ra cho buổi trưng bày "New Line" tại Paris năm 1977, và được thay đổi cho phù hợp với sự ra đời của Vespa T5 nhiều năm sau đó. Chiếc Vespa khổng lồ (kích thước lớn) được trang trí bởi họa sĩ Stefano Tonelli bằng những hình vẽ Graffiti mang màu sắc thành thị. Những tấm ảnh chụp hình sơn trang trí vẫn được lưu giữ tại bảo tàng Piaggio, bên cạnh chiếc xe đã được đổi về màu đỏ nguyên gốc. Vespa P125X (1978) Năm 1977, chiếc Vespa PX 125 lần đầu tiên được giới thiệu tại buổi trình diễn tại thành phố Milan. Phiên bản này nhanh chóng được yêu thích bởi thị trường khách trẻ tuổi. Những đường nét vuôn vắn và thân xe kích thước lớn hơn đem đến một vẻ ngoài ấn tượng không trộn lẫn của mẫu xe PX. Đồng hồ đo tốc độ và tay lái là hai chi tiết được thiết kế lại hoàn toàn; chiếc Vespa PX còn độc đáo nhờ phần mũi xe được thiết kế “lơ lửng” và hệ thống giảm chấn kiểu ống lồng.  Vespa 50 S (1985) Để đáp ứng nhu cầu của thị trường nhiều quốc gia, Piaggio đã phát triển một mẫu xe 50 phân khối nhanh hơn. Động cơ được sản xuất với công suất cao, đường kính pít tông và thông số hành trình pit tông được giữ nguyên so với phiên bản tiêu chuẩn ban đầu. Vespa 125 T5 Pole Position (1985) Được phát triển vào năm 1985, chiếc Vespa 125 T5 Pole Position được thiết kế lại hoàn toàn mới, trang bị động cơ gia tăng hiệu suất. Những đường nét quyết liệt, khỏe khoắn trong thiết kế, bộ phận chỉnh hướng gió, kính chắn gió, và máy đo tốc độ gốc điện tử là những đặc tính nổi bật mang đậm chất thế thao của dòng xe này. Thời điểm đó, Piaggio đã vượt qua một thử thách khó khăn, hoàn thành một chặng đua khốc liệt tại Nhật Bản. Vespa 50 Special Revival (1991) Được làm sống lại vào đầu những năm 90 để đáp lại tình yêu từ người hâm mộ, Vespa 50 Special chính là mẫu xe được yêu thích nhất của giới trẻ vào thập kỷ 60. Được đánh giá cao trên toàn thế giới, chiếc xe đặc biệt này quay trở lại vào năm 1991 và được sản xuất hạn chế với số lượng 3000 chiếc. Đây chính là món quà hãng dành tặng cho những khách hàng không được trải nghiệm cuộc sống những năm 60 và chưa có cơ hội điều khiển một chiếc Vespa thực sự. Bản mẫu của Vespa 50 Special trở thành một sản phẩm huyền thoại, được trưng bày trên khắp các địa điểm danh giá như Bảo tàng Nghệ Thuật Hiện Đại tại New York. Chiếc Vespa 50 Special Revival đã được trân trọng trao tặng lại cho “Giovanni Alberto Agnelli” tại bảo tàng Piaggio bởi bà Christa Solback (Chủ tịch liên đoàn câu lạc bộ Vespa Quốc Tế)   Vespa ET2/ET4 (1996) Vespa bước vào thiên niên kỷ thứ 3 với những đường nét lịch lãm và thiết kế nổi bật không hề mai một.  Thêm vào đó, hãng đã đạt một tầm cao mới trong việc phát triển tiện nghi của xe nhờ vào nhiều năm kinh nghiệm và công nghệ ngày càng cấp tiến. Thế hệ xe Vespa mới với 3 dòng xe: Vespa ET4, trang bị độ cơ 4 thì 125 phân khối thân thiên với môi trường; Vespa ET2, mang động cơ hai thì hiện đại, đáng tin cậy và Vespa ET2 Injection, hỗ trợ bởi hệ thống bơm nhiên liệu mới FAST. Đây là những mẫu xe hai bánh đầu tiên sử dụng động cơ hai thì phun nhiên liệu trực tiếp, cho phép giảm 30% lượng nhiên liệu tiêu thụ và 70% lượng nhiệt tỏa ra.  Vespa Ferrari ET4 150 (2001) Đây là mẫu xe thể hiện lòng kính trọng tới đội đua Ferrari sau vinh quang họ dành được tại giải vô địch thế giới môn đua xe công thức 1 năm 2000. Chiếc xe được thiết kế riêng với những cái tên Montezemolo, Todt, Schumacher và Barrichello và được trang trí bằng sơn phủ màu đỏ giống hệt màu xe Ferrari, yên xe bọc bằng da, cùng một chất liệu với bọc ghế lái trong chiếc Ferrari. Vespa Trafeli (2003) Vespa PX là một tác phẩm nghệ thuật, được đúc và tạo hình dưới bàn tay sáng tao của Mino Trafeli.  Một buổi triển lãm những tác phẩm kiệt xuất của Trafeli cũng được tổ chức tại bảo tàng Piaggio vào năm 2003. Tác phẩm Vespa PX đã được tặng lại cho bộ sưu tập của bảo tàng chính bởi người nghệ sĩ đã sáng tạo ra nó từ việc làm biến dạng các vật thể trong quá trình thiết kế. VESPA LX (2005) Đây có thể coi là sự quay lại của “Vespino”, mẫu xe nhỏ gọn, hiện đại và thời trang được tung ra bên cạnh phiên bản “vespone” mang kích thước lớn hơn đã tồn tại 40 năm. Vespa LX dần thay thế chiếc Vespa ET lộng lẫy (đã tiêu thụ 460,000 chiếc tính từ năm 1996), có sẵn với 4 lựa chọn động cơ tối tân và thân thiện với môi trường: 50 phân khối 2 thì và 4 thì, 125 và 150 phân khối 4 thì.  VESPA GTS 250 ie (2005 ) 50 năm sau ngày ra mắt của dòng Vespa GS (Gran Sport), chiếc xe hai bánh thể thao đầu tiên trong lịch sử vẫn tiếp tục được săn tìm bởi các nhà sưu tập và người hâm mộ như một báu vật. Bằng sự kết hợp giữa phong cách GS và tốc độ cao, GTS 250 i.e. trở thành mẫu xe Vespa nhanh nhất, mạnh mẽ nhất và sở hữu công nghệ cao nhất. Từ tháng 11 năm 2011, Vespa GTS được phát triển để có thêm phiên bản 300 phân khối với công nghệ tiên phong, hệ thống 4 van, động cơ làm mát bằng nguyên liệu lỏng sử dụng phun điện tử và hệ thống 2 phanh đĩa xuất sắc.   VESPA GTV – LXV (2006) Được hình thành để tôn vinh một huyền thoại trong giới mô tô hai bánh, hai mẫu Vespa LXV và Vespa GTV tái hiện lại những nét đặc trưng nhất về phong cách, phom dáng và chức năng của những chiếc Vespa vào thập nhiên 50 và 60. Vespa GTV với hai phiên bản 125 và 250 phân khối, nổi bật trong đám đông với đèn pha gắn trên kính chắn bùn y hệt nguyên mẫu năm 1946. Vespa LXV, có sẵn với lựa chọn 50, 125 và 150 phân khối, được thiết kế dựa trên cảm hứng về những đường nét uyển chuyển, tinh tế của những chiếc Vespa thập kỷ 60, mang nét tốt giản, mượt mà với tay lái để hở và ghế ngồi chia làm hai nửa.    Vespa GT 60° 250 cc (2006) Đây là món quà Vespa gửi tặng những người hâm mộ nhân dịp kỷ niệm 60 năm thương hiệu. Sử dụng các chất liệu đẳng cấp và sự hoàn thiện độc nhất, phiên bản hạn chế này chỉ được sản xuất với 999 chiếc, được dự định để trở thành một trong những mốc quan trọng trong lịch sử phát triển Vespa.  VESPA S50 – 125 (2007) Tất cả nét tính cách của chiếc xe thể thao “Vespino” trong năm trước được hồi sinh bởi dòng xe mới mang tên Vespa S. Sự hòa trộn quyến rũ của phong cách và k‎ý ức đã thổi hồn vào mẫu xe trẻ nhất và đậm chất thể thao nhất trong tất cả những mẫu Vespa đã tồn tại cho đến thời điểm này. Vespa S thừa hưởng sự tối giản của những mẫu xe huyền thoại vào thập kỷ 1970s như chiếc Vespa 50 hay chiếc Vespa Primavera tỉ mỉ đến từng chi tiết.   VESPA GTS 300 SUPER (2008) GTS 300 Super đem đến sự lịch lãm không thể trộn lãn trong dòng xe Vespa trên 250 phân khối. Phong cách Vespa cổ điển, độc đáo được hòa quyện cùng tính thể thao hiện đại khoác lên những đường nét Vespa gọn gàng cân đối vẻ khỏe khoắn, thô ráp. Với thiết kế thể thao, chiếc Vespa GTS 300 Super là hiện thân của phong thái, sự tiện lợi, tính an toàn và sự vững chắc của thương hiệu Vespa. Với hệ thống phối khí 4 điểm (kiểm soát độ mở xu-páp), phiên bản đầy năng lượng này không có lý ‎ do gì để ghen tị với những mẫu xe tương ứng có động cơ 2 thì (với công suất 4,35 hp, đây là chiếc xe 50 phân khối 4 thì mạnh mẽ nhất trên thị trường), nhưng lượng tiêu thụ nhiên liệu và tỏa nhiệt vẫn chỉ ở mức của một chiếc xe có động cơ 4 thì.   Vespa S50 - LX50 4v (2009) Là chiếc xe 50 phân khối, với động cơ 4 thì và hệ thống phối khí 4 điểm làm cho Piaggio khám phá lại kích cỡ động cơ đã trở thành “huyền thoại” trong lịch sử Vespa. Với hệ thộng phối khi 4 điểm mới, phiên bản đầy năng lượng này không có lý do gì để ghen tị với những mẫu xe có động cơ 2 thì (với công suất 4,35 hp, đây là chiếc xe 50 phân khối 4 thì mạnh mẽ nhất trên thị trường), nhưng lượng tiêu thụ nhiên liệu và tỏa nhiệt vẫn chỉ ở mức của một chiếc xe có động cơ 4 thì. Với động cơ mới này, Vespa một lần nữa khẳng định uy thế về công nghệ trải dài suốt 6 thập kỷ của thương hiệu.  Vespa GTS ABS ASR (2014) Năm 2014, mẫu Vespa GTS mới được cải tiến, áp dụng hệ thống hỗ trợ lái điện tử bao gồm: hệ thống chống bó cứng phanh ABS 2 kênh và hệ thống kiểm soát lực kéo ASR. Công nghệ đột phá chính là điều đã giúp Vespa ghi dấu ấn trong lịch sử, nay lại một lần nữa được khẳng định khi hãng giới thiệu ra thị trường một trong những phương tiện di chuyển an toàn, hiện đại và tối tân nhất trên thế giới. Vespa 946 Armani  (2015) Đánh dấu mốc 2015 – Kỷ niệm 40 năm quỹ Giorgio Armani và sinh nhật lần thứ 130 của tập đoàn Piaggio – Emporio Armani thiết kế một phiên bản đặc biệt của chiếc Vespa 946. Để gìn giữ bảng màu tông trầm mang dấu ấn đặc trưng của Armani, nhà thiết kế đã đem đến sự kết hợp của những sắc xám pha sắc xanh lá cây dịu nhẹ, chỉ có thể nhìn thấy bằng mắt dưới điều kiện ánh ánh sáng nhất định. Những bộ phận làm bằng kim loại đều được phủ sơn Satin tạo nên hiệu ứng mờ, kết hợp hoàn hảo với lớp hoàn thiện của thân xe. Dòng chữ “Emporio Armani” xuất hiện bên cạnh thân xe còn biểu tượng chim đại bàng của thương hiệu nằm phía trên đèn pha. 2016 Vespa kĩ niêm 70 năm. Kỷ niệm 70 năm của chuyến phiêu lưu độc nhất cũng là cơ hội để Tập đoàn Piaggio mang đến những sản phẩm xuất sắc, với phiên bản đặc biệt, dành cho người hâm mộ Vespa trên toàn cầu   Nguồn: sưu tầm tại https://www.vespa.com/vn_VI/L%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD-Vespa.html

Ngày đăng: 02/11/2018 | 5277 (Lượt xem) Chia sẻ bài viết

Các tin khác

tin-tuc-napoli-nhuong-quyen-thuong-hieu-napoli-coffee-dang-sau-con-song-thong-linh-thi-truong-kinh-doanh-ca-phe TIN TỨC

Nhượng quyền thương hiệu Napoli Coffee: Đằng sau “cơn sóng” thống lĩnh thị trường kinh doanh cà phê

Chi tiết ›› tin-tuc-napoli-5-loi-the-khac-biet-khi-tham-gia-nhuong-quyen-napoli-co-hoi-tang-truong-doanh-thu TIN TỨC

5 lợi thế khác biệt khi tham gia nhượng quyền Napoli: Cơ hội tăng trưởng doanh thu

Chi tiết ›› tin-tuc-napoli-khong-can-lo-lang-ve-mat-bang-napoli-coffee-cung-cap-giai-phap-khoi-nghiep-linh-dong TIN TỨC

Không cần lo lắng về mặt bằng: Napoli Coffee cung cấp giải pháp khởi nghiệp linh động

Chi tiết ›› tin-tuc-napoli-mo-quan-cafe-chi-90-trieu-dong-napoli-coffee-ho-tro-chu-quan-tu-a-den-z TIN TỨC

Mở quán cafe chỉ 90 triệu đồng: Napoli Coffee hỗ trợ chủ quán từ A đến Z

Chi tiết ›› tin-tuc-napoli-su-that-thu-vi-ve-ca-phe-nhuong-quyen-2-dieu-ban-khong-ngo-toi-nhung-can-biet-truoc-khi-dau-tu TIN TỨC

Sự thật thú vị về cà phê nhượng quyền: 2 điều bạn không ngờ tới nhưng cần biết trước khi đầu tư

Chi tiết ›› tin-tuc-napoli-phan-tich-thi-truong-ca-phe-2024-co-hoi-moi-cho-nhuong-quyen-quan-cafe TIN TỨC

Phân tích thị trường cà phê 2024: Cơ hội mới cho Nhượng quyền quán cafe

Chi tiết ›› tin-tuc-napoli-kham-pha-gian-hang-ca-phe-sach-napoli-tai-su-kien-trien-lam-quoc-te-coffee-expo-vietnam-2024 TIN TỨC

Khám phá gian hàng cà phê sạch Napoli tại Sự kiện Triển lãm Quốc tế Coffee Expo Vietnam 2024

Chi tiết ›› tin-tuc-napoli-mo-hinh-kinh-doanh-nhuong-quyen-quan-cafe-ket-hop-loi-giai-cho-loi-mon-kinh-doanh TIN TỨC

Mô hình kinh doanh nhượng quyền quán cafe kết hợp: Lời giải cho “lối mòn” kinh doanh?

Chi tiết ›› tin-tuc-napoli-ca-phe-mot-cuoc-phieu-luu-van-hoa-lam-the-nao-cac-quan-cafe-co-the-ket-noi-cac-nen-van-hoa-qua-tung-ngum-ca-phe-nguyen-chat TIN TỨC

Cà phê: Một cuộc phiêu lưu văn hóa – Làm thế nào các quán Cafe có thể kết nối các nền văn hóa qua từng ngụm cà phê nguyên chất?

Chi tiết ›› tin-tuc-napoli-tu-quan-ly-den-pha-che-cong-nghe-dang-tai-tao-nganh-kinh-doanh-chuoi-ca-phe-nhu-the-nao TIN TỨC

Từ quản lý đến pha chế: Công nghệ đang tái tạo ngành kinh doanh chuỗi cà phê như thế nào?

Chi tiết ›› tin-tuc-napoli-san-pham-napoli-coffee-trung-bay-tai-hoi-cho-thuong-mai-quoc-te-to-chuc-o-tp-te-nam-trung-quoc TIN TỨC

Sản phẩm Napoli Coffee trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế tổ chức ở Tp. Tế Nam, Trung Quốc

Chi tiết ›› tin-tuc-napoli-napoli-coffee-tai-coffee-expo-vietnam-2024 TIN TỨC

NAPOLI COFFEE TẠI COFFEE EXPO VIETNAM 2024

Chi tiết ›› tin-tuc-napoli-kham-pha-gian-hang-ca-phe-sach-napoli-tai-trien-lam-ton-vinh-hang-viet-2024 TIN TỨC

Khám phá gian hàng cà phê sạch Napoli tại Triển lãm tôn vinh hàng Việt 2024

Chi tiết ›› tin-tuc-napoli-kham-pha-thiet-ke-moi-cua-3-dong-cafe-nguyen-chat-napoli-cai-tien-vi-mot-gia-tri-vung-ben TIN TỨC

Khám phá thiết kế mới của 3 dòng cafe nguyên chất Napoli: Cải tiến vì một giá trị vững bền

Chi tiết ›› tin-tuc-napoli-ca-phe-nguyen-chat-viet-nam-chinh-phuc-thi-truong-noi-dia-va-quoc-te-xuat-khau-malaysia TIN TỨC

Cà phê nguyên chất Việt Nam chinh phục thị trường nội địa và quốc tế, xuất khẩu Malaysia

Chi tiết ›› tin-tuc-napoli-thiet-ke-phoi-canh-3d-mo-quan-de-dang-kinh-doanh-hieu-qua-voi-mo-hinh-nhuong-quyen-quan-cafe-napoli TIN TỨC

Thiết kế phối cảnh 3D - Mở quán dễ dàng, kinh doanh hiệu quả với mô hình nhượng quyền quán cafe Napoli

Chi tiết ›› tin-tuc-napoli-6-kieu-bien-tau-ca-phe-sach-dam-chat-viet-duoc-michelin-goi-y TIN TỨC

6 kiểu biến tấu cà phê sạch đậm chất Việt được Michelin gợi ý

Chi tiết ›› tin-tuc-napoli-kinh-nghiem-mo-quan-cafe-dat-gia-cho-cong-dong-khoi-nghiep TIN TỨC

Kinh nghiệm mở quán cafe “đắt giá” cho cộng đồng khởi nghiệp

Chi tiết ›› tin-tuc-napoli-loi-di-nao-cho-kinh-doanh-quan-cafe-trong-hem TIN TỨC

Lối đi nào cho kinh doanh quán cafe trong hẻm?

Chi tiết ›› tin-tuc-napoli-tin-suc-khoe-tac-dong-cua-ca-phe-nguyen-chat-voi-nguoi-huyet-ap-cao TIN TỨC

Tin sức khỏe: Tác động của cà phê nguyên chất với người huyết áp cao

Chi tiết ››

Từ khóa » Tiểu Sử Vespa