Luận án đặc điểm Hư Từ Hán Việt Trong Tiếng Việt” (có đối Chiếu Với ...

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Luận án đặc điểm hư từ hán việt trong tiếng việt” (có đối chiếu với hư từ thuần việt, hư từ tiếng hán cổ đại và hiện đại)
  • pdf
  • 164 trang
MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài...............................................................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.....................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................7 4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................7 5. Đối tượng nghiên cứu và nguồn tư liệu..........................................................................8 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu....................................................9 7. Bố cục của luận án..........................................................................................................10 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.........................................11 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯ TỪ...................................................................11 1.1.1. Hư từ và phân loại hư từ trong ngôn ngữ học đại cương................................11 1.1.2. Hư từ và phân loại hư từ trong tiếng Hán......................................................12 1.1.3. Hư từ và phân loại hư từ trong tiếng Việt.......................................................16 1.1.4. Quan niệm về hư từ và phân loại hư từ của luận án.......................................19 1.2. HƯ TỪ HÁN VIỆT.....................................................................................................24 1.2.1. Tiếp xúc song ngữ Hán-Việt và vay mượn từ Hán trong tiếng Việt...............24 1.2.2. Từ Hán Việt...................................................................................................26 1.2.3. Hư từ Hán Việt...............................................................................................31 Tiểu kết chương 1...............................................................................................................38 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP - NGỮ NGHĨA CỦA HƯ TỪ HÁN VIỆT.....39 2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................................39 2.1.1. Nghiên cứu ngữ pháp - ngữ nghĩa..................................................................39 2.1.2. Áp dụng ngữ pháp-ngữ nghĩa vào nghiên cứu hư từ Hán Việt.......................40 2.2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP-NGỮ NGHĨA CỦA HƯ TỪ HÁN VIỆT.....................41 2.2.1. Phó từ Hán Việt..............................................................................................41 2.2.2. Quan hệ từ Hán Việt......................................................................................59 2.2.3. Trợ từ Hán Việt..............................................................................................76 Tiểu kết chương 2...............................................................................................................97 CHƯƠNG 3. HƯ TỪ HÁN VIỆT XÉT TỪ BÌNH DIỆN SỬ DỤNG............................98 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HƯ TỪ HÁN VIỆT......................98 3.1.1. Hiện tượng hình vị hóa hư từ Hán Việt..........................................................98 3.1.2. Hiện tượng chuyển loại trong hư từ Hán Việt................................................99 3.1.3. Hiện tượng “ngữ pháp hóa” của một bộ phận hư từ Hán Việt......................104 3.1.4. Hiện tượng thu hẹp và mở rộng phạm vi hoạt động của hư từ Hán Việt.............106 3.1.5. Khảo sát mức độ sử dụng hư từ Hán Việt.....................................................111 3.2. KHẢO SÁT TRƯỜNG HỢP: ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG CỦA MỘT SỐ HƯ TỪ HÁN VIỆT THƯỜNG DÙNG.........................................................................................114 3.2.1. Một số nhóm phó từ thường dùng................................................................114 3.2.2. Một số nhóm quan hệ từ thường dùng.........................................................133 3.2.3. Một số nhóm trợ từ......................................................................................141 Tiểu kết chương 3.............................................................................................................145 KẾT LUẬN.......................................................................................................................146 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................149 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT AĐ: Anh Đức BN: MVK: Văn Kháng Bảo NB: Ninh Bính BVAQNTT: Bạch NBH: Vân am quốc ngữ Bá Học thi tập NBK: CL: Ma Nguyễn PQ: Nguyễn PT: Nguyễn mẫu ân trọng kinh NC: âm thi tập CNNÂGN: Chỉ Cao Nam ngọc âm giải NCH: nghĩa Công Hoan Nam TĐK: Nguyễn Đoàn TK: Hồ Hồ Chí TL: Hồ VB: NH: Đức Quốc âm thi Hồng tập NHT: NK: KH: Khuyến Hưng KL: NMC: Kim Lân LL: Thạch Nguyễn Tuân Nguyễn Việt sử diễn âm VTP: Nguyễn Võ Nguyên Giáp VSDÂ: Nguyễn Vũ Bằng VNG: Minh Châu NT: Lê Lựu Nguyên Huy Thiệp Xuân Hương Khái Truyền Lam Dếnh Hồ Truyện kì mạn lục giải âm Minh HXH: Tô Kiều TKML: Hồng Trần Hoài Biểu Chánh HĐ: Quốc Đăng Khoa TH: Giỏi HD: Phật thuyết đại báo phụ Lai HCM: Phùng Quán QÂTT: HBC: Ngô Tất Tố Bỉnh Khiêm ĐG: Chu NTT: Vũ Trọng Phụng DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các quan điểm phân chia hư từ tiếng Hán ………………..………..…..17 Bảng 1.2. Quan điểm của Nguyễn Anh Quế về phân chia từ loại hư từ...................17 Bảng 1.3. Các quan điểm phân chia tiểu loại hư từ tiếng Việt.................................19 Bảng 1.4. Danh sách phó từ Hán Việt......................................................................33 Bảng 1.5. Danh sách quan hệ từ Hán Việt...............................................................35 Bảng 1.6. Danh sách trợ từ Hán Việt.......................................................................36 Bảng 2.1. Hệ thống phó từ thời gian tiếng Việt.......................................................44 Bảng 2.2. Khả năng kết hợp với các từ loại của phó từ chỉ mức độ.........................50 Bảng 2.4. Phân loại quan hệ từ Hán Việt.................................................................60 Bảng 3.1. Danh sách phó từ Hán Việt chuyển loại.................................................102 Bảng 3.2. Danh sách quan hệ từ Hán Việt chuyển loại..........................................103 Bảng 3.3. Danh sách trợ từ Hán Việt chuyển loại..................................................104 Bảng 3.4. Hoạt động của hư từ Hán Việt theo phong cách chức năng...................113 Bảng 3.5. Phân bố sử dụng của cặp hư từ những/các trong các văn bản................115 Bảng 3.6. So sánh đặc điểm sử dụng của hư từ các...............................................118 Bảng 3.7. So sánh tần suất hoạt động của các, mỗi, những....................................120 Bảng 3.8. So sánh tần suất giữa đang - đương.......................................................125 Bảng 3.9. So sánh tần suất hoạt động của cực với cực kì.......................................132 Bảng 3.10. Thống kê tần suất hoạt động của cặp từ tuy, tuy nhiên.........................140 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ phân chia tiểu loại hư từ tiếng Việt................................................23 Hình 1.2. Biểu diễn các giai đoạn tiếp xúc Hán-Việt...............................................26 Hình 1.3. Phân biệt từ Hán Việt với từ tiếng Hán có cách đọc Hán Việt.................28 Hình 1.4. Phân biệt từ Hán Việt về nguồn gốc.........................................................29 Hình 1.5. Cấu trúc của từ Hán Việt..........................................................................30 Hình 1.6. Các lớp từ Hán Việt trong tiếng Việt........................................................31 Hình 3.1. Quá trình “hình vị hóa” của hư từ............................................................99 Hình 3.2. Biểu đồ tần suất hoạt động của hư từ hòa..............................................108 Hình 3.3. Biểu đồ tần suất hoạt động của hư từ hằng............................................109 Hình 3.4. Biểu đồ biến thiên số lượng hư từ Hán Việt (TK XV-nay).....................112 Hình 3.5. Biểu đồ thống kê số lượng và tần suất hoạt động của hư từ Hán Việt theo phong cách chức năng...........................................................................................113 Hình 3.6. Sự khác biệt về ý nghĩa ngữ pháp của sẽ với sắp, sắp sửa, chuẩn bị......125 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Hư từ là lớp từ ra đời sau trong bất kì ngôn ngữ nào. Hư từ có số lượng nhỏ so với thực từ nhưng tần suất hoạt động lại lớn hơn nhiều. Hư từ có vị trí quan trọng trong việc thể hiện các quan hệ ngữ pháp. Như vậy, nghiên cứu hư từ nằm ở khu vực giao thoa giữa từ vựng học và ngữ pháp học. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập (từ không biến đổi hình thái khi thay đổi chức năng cú pháp), phương tiện ngữ pháp chủ yếu dựa vào phương thức trật tự từ và hư từ. Chính vì vậy, "gánh nặng" thể hiện các quan hệ ngữ pháp trong tiếng Việt lại càng đặt lên hệ thống hư từ. Nghiên cứu hư từ rất hữu ích đối với việc làm sáng tỏ những vấn đề về từ vựng và ngữ pháp của tiếng Việt. 1.2. Thông thường, vay mượn từ ngữ giữa các ngôn ngữ chủ yếu diễn ra ở bộ phận thực từ. Bởi vì, thực từ đáp ứng nhu cầu bổ sung những tên gọi, khái niệm còn thiếu trong ngôn ngữ. Tuy nhiên, tiếng Việt lại vay mượn một số lượng khá lớn hư từ gốc Hán. Theo Nguyễn Tài Cẩn, tiếng Việt có đến một phần ba hư từ là gốc Hán. Con số thống kê từ Từ điển giải thích hư từ tiếng Việt (Hoàng Trọng Phiến, 2010) cho biết: 65% hư từ tiếng Việt có gốc Hán [64]. Từ đó mà nói, tiếng Việt chịu sự ảnh hưởng to lớn về mặt ngữ pháp của tiếng Hán. Nghiên cứu bộ phận hư từ Hán Việt sẽ cho chúng ta cái nhìn chính xác hơn về vấn đề này. Mặt khác, tính chất ngoại lai của hư từ Hán Việt còn khiến cho người sử dụng gặp khó khăn. Hiện tượng nói sai, viết sai ngữ pháp do hệ thống hư từ Hán Việt còn khá phổ biến. 1.3. Phần lớn hư từ tiếng Việt có nguồn gốc tiếng Hán. Ngay cả những hư từ trong các văn bản tiếng Việt cổ như: mựa, sá, tua, khắng, huống, đối (với), bui, chỉn, cái, chiếc, nhé, v.v. cũng được vay mượn từ tiếng Hán. Vì thế, nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc San đã từng khẳng định: “nghiên cứu sự xuất hiện các hư từ và xác định được tương đối chính xác thời điểm xuất hiện của nó có thể làm chỗ dựa để nghiên cứu về trình độ diễn đạt và phát triển của ngôn ngữ.” “Tìm hiểu lai nguyên và quá trình du nhập của các từ này [hư từ] vào văn Nôm cũng có thể giúp ta hình 2 dung được phần nào quang cảnh chung của sự phát triển tiếng Việt trong lịch sử.” [68, tr. 236] 1.4. Hư từ là một trong những vấn đề phức tạp nhất của bất kì ngôn ngữ nào. Chẳng hạn, muốn học giỏi một ngoại ngữ nào đó cần phải nắm vững về hư từ. Kết quả nghiên cứu về hệ thống hư từ tiếng Việt nói chung, bộ phận hư từ Hán Việt nói riêng có ý nghĩa ứng dụng rất to lớn, nhất là đối với việc biên soạn tài liệu dạy học tiếng Việt cho người nước ngoài. Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Đặc điểm hư từ Hán Việt trong tiếng Việt” (có đối chiếu với hư từ thuần Việt, hư từ tiếng Hán cổ đại và hiện đại). 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu hư từ tiếng Việt Nhìn chung, “hầu hết các nhà ngữ pháp khi nghiên cứu về tiếng Việt đều trực tiếp hoặc gián tiếp nói đến hư từ. Tuy nhiên vấn đề hư từ cho đến nay vẫn chưa phải là một vấn đề đã khép kín” [67, tr. 13] Dưới đây chúng tôi tóm tắt tình hình nghiên cứu về hư từ tiếng Việt dưới các góc độ khác nhau. Như đã đề cập, Nguyễn Anh Quế (1988) đã tiến hành khảo sát và miêu tả các đặc điểm về ngữ nghĩa và ngữ pháp của từng nhóm hư từ và từng hư từ cụ thể của tiếng Việt. Trong đó biện luận, so sánh các cách dùng khác nhau của cùng một hư từ, hoặc của những hư từ có ý nghĩa tương đồng. Công trình còn luận về khả năng chuyển đổi ý nghĩa (hư hóa hoặc thực hóa) của hư từ. Một số tác giả khi nghiên cứu về hư từ trên góc độ dụng học, tức không nghiên cứu hư từ với tư cách bản thân chúng, mà nghiên cứu khả năng hành chức của chúng. Chẳng hạn như: Lê Đông (1991) với “Ngữ nghĩa, ngữ dụng của hư từ tiếng Việt: Ý nghĩa đánh giá của các hư từ” [21], “Ngữ nghĩa, ngữ dụng của hư từ tiếng Việt: Siêu ngôn ngữ và hư từ tiếng Việt” [22]; Lê Đông, Hùng Việt (1995), “Nhấn mạnh như một hiện tượng ngữ dụng và đặc trưng ngữ nghĩa-ngữ dụng của một số trợ từ nhấn mạnh trong tiếng Việt” [23]; Nguyễn Thị Lương (1996) với Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việc biểu thị các hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt [53]; Nguyễn Văn Chính (2000) với luận án tiến sĩ Vai trò của hư từ tiếng Việt 3 trong việc hình thành thông báo phát ngôn [12]; Phùng Thị Thanh Lâm (2003) với Khả năng hoạt động của các phó từ chỉ thời thể tiếng Việt trong các sự tình hậu cảnh [48]; Vũ Thị Kim Anh (2005) với Vai trò của các tiểu từ tình thái cuối câu trong việc hình thành hiệu lực tại lời của phát ngôn [1], v.v. Ngoài ra, có những nghiên cứu hướng tới việc ứng dụng, trong đó rất hữu ích là việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Đối với việc học ngoại ngữ, muốn hiểu được ngữ pháp của một ngôn ngữ thì việc nắm bắt được hệ thống hư từ là rất quan trọng. Có thể kể một vài công trình như: Tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt và việc dạy tiểu từ tính thái cuối câu tiếng Việt cho người nước ngoài (Lê Thị Hoài Dương, 2003); Kết từ tiếng Việt trong một số sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài và vấn đề giảng dạy kết từ cho người nước ngoài (Nguyễn Thị Thanh Ngọc, 2004) Một số công trình lại là những nghiên cứu chuyên sâu về một tiểu loại hư từ. Phạm Hùng Việt (1996) với luận án tiến sĩ Một số đặc điểm chức năng của trợ từ tiếng Việt hiện đại. Luận án này về sau (2003) được tác giả phát triển thành cuốn sách Trợ từ trong tiếng Việt hiện đại [85]. Tác giả đã đưa ra những tiêu chí để nhận diện trợ từ tiếng Việt, một từ loại rất phức tạp và dễ nhầm lẫn với phó từ. Sau khi xác lập một danh sách tương đối đầy đủ về trợ từ tiếng Việt, phân loại chúng, tác giả đã tiến hành phân tích những đặc điểm ngữ nghĩa, chức năng và cách sử dụng của một số trợ từ. Có tác giả lại chú ý nghiên cứu về hư từ trong một văn bản cụ thể. Vũ Đức Nghiệu (1985, 2000) với một số bài viết: “Một số cứ liệu về lớp hư từ trong Quốc âm thi tập và Hồng Đức Quốc âm thi tập thế kỉ XV” [55], “Hư từ trong bản giải âm Truyền kì mạn lục” [58], v.v. Gần đây, Bùi Thanh Hoa (2012) trong luận án “Đồng nghĩa của hư từ” đã nhấn mạnh hư từ có nghĩa và cho rằng “hư từ không phải là đơn vị trống nghĩa hay chỉ thuần túy mang nghĩa ngữ pháp”. [35, tr.5] Từ đó tác giả xếp các hư từ về 36 nhóm hư từ đồng nghĩa với nhau. “Việc xác lập và phân tích các nhóm hư từ đồng nghĩa đồng thời cũng chỉ ra và chứng minh được những hiện tượng ngữ nghĩa giống với thực từ của hư từ, như hiện tượng đa nghĩa, hiện tượng đồng âm và hiện tượng trái nghĩa.” [35, tr. 179] Với nhận xét như trên, tác giả đã dường như đã đánh đồng 4 giữa ý nghĩa từ vựng với ý nghĩa ngữ pháp. Theo chúng tôi, không có hư từ đồng nghĩa vì bản thân tên gọi “hư từ” đã là rỗng nghĩa. Chỉ có nhóm các hư từ có cùng chức năng, cùng biểu thị một ý nghĩa ngữ pháp tương đương nhau mà thôi. 2.2. Nghiên cứu hư từ Hán Việt Việc nghiên cứu từ vựng gốc Hán nói chung và từ Hán Việt nói riêng từ lâu đã được quan tâm. Điểm qua các công trình viết về từ vựng tiếng Việt có thể thấy các tác giả ít nhiều đều có đề cập đến từ Hán Việt. Các học giả: A. de Rhodes (1651), Trương Vĩnh Kí (1889), Huỳnh Tịnh Paulus Của (1895), Maspéro (1912) chính là những người đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu về từ gốc Hán, từ Hán Việt trong tiếng Việt. Maspéro đã đưa ra số liệu: tiếng Việt có 60% từ gốc Hán. Nhà nghiên cứu người Trung Quốc, Vương Lực (1958) trong Hán Việt ngữ nghiên cứu đã lấy âm Hán Việt làm trung tâm để chia từ gốc Hán làm ba loại: Hán Việt cổ, Hán Việt và Hán Việt Việt hóa. Nguyễn Tài Cẩn (1979) với cuốn sách Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt [6] đã đi sâu nghiên cứu vấn đề ngữ âm của từ gốc Hán và lí giải sâu sắc về âm Hán Việt. Từ đó về sau, nhiều nhà từ vựng học khác cũng quan tâm đến vấn đề từ gốc Hán và nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau: Hồ Lê, Nguyễn Văn Tu (1978), Phan Ngọc (1983, 1985, 1991), Nguyễn Văn Khang (1986, 1991, 1994), Đinh Trọng Lạc (1964, 1997), Cù Đình Tú (1983), Phan Văn Các (1991), Nguyễn Ngọc San (1993), Stankievic N. (1991), Nguyễn Đức Tồn (2001), Lê Đình Khẩn (2002), v.v. Việc nghiên cứu riêng về hư từ Hán Việt hiện nay vẫn còn rất khiêm tốn. Có thể kể tên một số tác giả có công trình nghiên cứu có liên quan đến hư từ gốc Hán như: Lê Đình Khẩn (2001, 2002), Phạm Thị Hồng Trung (2003, luận văn thạc sĩ), Vũ Đức Nghiệu (2006), Đào Thanh Lan (2007, chủ trì đề tài khoa học cấp Đại học quốc gia Hà Nội). Dưới đây, chúng tôi tóm tắt những công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến hư từ Hán Việt. Lê Đình Khẩn (2001) có bài “Hư từ gốc Hán và cách thức Việt hóa” [43, tr.1924]. Trong bài viết này, đóng góp lớn nhất của tác giả là đã liệt kê 39 hư từ Hán Việt, xếp vào ba nhóm: phó từ, giới từ và liên từ. Với quy mô một bài báo thì số 5 lượng từ ngữ khảo sát như vậy là không nhỏ. Nhưng nhìn rộng ra, những cứ liệu này chưa đủ để khái quát diện mạo về hư từ gốc Hán (trên thực tế tác giả làm việc với hư từ Hán Việt) trong tiếng Việt. Các từ loại như: tình thái từ, trợ từ không hề được nhắc đến. Ngoài ra, bài viết còn có một nội dung khác là “một số cách thức Việt hóa hư từ gốc Hán”, như hiện tượng chuyển loại, “đổi vị trí”, “thay đổi sắc thái”, v.v. Nhìn chung, bài viết mới dừng lại ở việc đề xuất vấn đề. Năm 2002, tác giả Lê Đình Khẩn tiếp tục công bố cuốn Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt [81], trong đó chương 5: “Hư từ gốc Hán và cách thức Việt hóa”. Ở đây, tác giả đã khảo cứu các quan niệm về hư từ của các nhà nghiên cứu đi trước và đưa ra 4 tiêu chí nhận diện hư từ. Theo tác giả hư từ gồm 6 tiểu loại: “phó từ (phụ từ), giới từ, liên từ (kết từ), trợ từ, thán từ, từ tượng thanh” [44, tr. 239]. Tuy nhiên, khi tiến hành lập danh sách và miêu tả hư từ gốc Hán, tác giả chỉ đưa ra 3 tiểu loại, gồm: phó từ, giới từ, liên từ, tổng cộng 39 từ cụ thể (25 phó từ, 4 giới từ, 10 liên từ). Các từ loại khác như: trợ từ, thán từ, từ tượng thanh không được nhắc đến. 39 hư từ gốc Hán mà tác giả khảo sát chưa bao quát được hoạt động của hư từ gốc Hán và hư từ Hán Việt nói riêng trong tiếng Việt. Lê Đình Khẩn chịu ảnh hưởng của một số nhà biên soạn từ điển hư từ Hán cổ (Trần Văn Chánh) nên là người duy nhất đưa từ tượng thanh vào danh sách hư từ. Phạm Thị Hồng Trung (2003) trong Luận văn thạc sĩ “Khảo sát hoạt động chức năng của một số hư từ có nguồn gốc tiếng Hán trong tiếng Việt hiện đại” đã lập được một danh sách 150 hư từ, bao gồm phó từ, giới từ, liên từ gốc Hán. Ở đây, do chưa xác định rõ ràng các vấn đề lí thuyết hư từ nên tác giả đã bỏ sót các tình thái từ, trợ từ trong khi khảo sát. Tác giả đã tiến hành mô tả hoạt động của từng hư từ thông qua các ví dụ bằng tiếng Việt và tiếng Hán. Nhưng nhìn lại kết quả nghiên cứu thì tác giả mới làm được công việc liệt kê và giải thích ý nghĩa của các hư từ trên, tựa như một cuốn từ điển chứ chưa khái quát được các đặc điểm ngữ pháp của chúng. Hơn nữa việc so sánh sự khác biệt trong hoạt động giữa hư từ gốc Hán với hư từ Việt, sự biến đổi về chức năng ngữ pháp và xu thế phát triển của chúng là những vấn đề còn bỏ ngỏ. 6 Đề tài nghiên cứu cấp Đại học Quốc gia “Khảo sát đặc điểm hư từ có nguồn gốc tiếng Hán trong tiếng Việt hiện đại” do Đào Thanh Lan chủ trì (2007). Trong chuyên luận 87 trang này, các tác giả đã khảo sát 13 đầu sách để lập danh sách các hư từ gốc Hán trong tiếng Việt, bao gồm các hư từ Hán Việt: 46 phó từ, 22 liên từ, 7 giới từ và các hư từ Hán Việt Việt hóa: 5 phó từ, 8 liên từ, 3 giới từ. Chuyên luận đã miêu tả các hư từ trên hai phương diện: ý nghĩa và kết hợp ngữ pháp [47]. Trong công trình nghiên cứu này, có một số vấn đề chúng tôi thấy cần lưu tâm. Thứ nhất, định từ, trợ từ không được đưa vào khảo sát và miêu tả. Thứ hai, các tác giả “tham khảo” cách hiểu của Trần Trọng Kim về phó từ tiếng Việt, nên coi phó từ là những từ có thể phụ nghĩa cho mệnh đề hoặc cú. Vũ Đức Nghiệu (2006) trong bài viết “Hư từ tiếng Việt thế kỉ XV trong Quốc âm thi tập và HĐ” [57, tr.1-16] đã lập một danh sách 135 hư từ các loại có mặt trong tiếng Việt vào thế kỉ XV. Tác giả phân loại các hư từ này theo hai hướng. Hướng thứ nhất, dựa vào phạm vi sử dụng, chia chúng thành 3 loại. Loại thứ nhất là những hư từ cổ (gồm những hư từ đã mất hoặc gần như mất hẳn trong đời sống tiếng Việt hiện đại); loại thứ hai là những hư từ vẫn đang tồn tại nhưng đã có những biến đổi về ý nghĩa và cách dùng; loại thứ ba là những hư từ không biến đổi từ thế kỉ XV cho đến nay. Hướng phân loại thứ hai, dựa vào nguồn gốc. Tác giả tách riêng nhóm 38 hư từ gốc Hán trên tổng số 135 hư từ đã khảo sát. Dựa vào Từ điển tần số (1980) tác giả đưa ra nhận xét rằng hầu hết các hư từ gốc Hán được vay mượn từ thế kỉ XV vẫn được sử dụng và “cung cấp thêm cho tiếng Việt một bộ phận công cụ ngữ pháp”, “có đủ khả năng thể hiện đầy đủ được các quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp” [57, tr.12]. Trong khi nghiên cứu về hư từ gốc Hán, một số tác giả đã phác thảo được một diện mạo chung của hư từ Hán Việt trong tiếng Việt. Danh sách hư từ Hán Việt (Phạm Thị Hồng Trung, 2003; Đào Thanh Lan, 2007) đã khá đầy đủ. Tuy nhiên, các tác giả có lúc đã nhầm lẫn giữa từ Hán Việt với từ Hán có cách đọc Hán Việt nên đã xếp nhiều hư từ của tiếng Hán vào danh sách hư từ Hán Việt. Chẳng hạn, trong danh sách 97 phó từ Hán Việt của Phạm Thị Hồng Trung có tới 29 phó từ của tiếng Hán. 7 Ngoài ra, khi xếp đặt hư từ vào các tiểu loại có chỗ chưa phù hợp với tiêu chí phân định lí thuyết. Ví dụ: trong danh sách 47 phó từ Hán Việt của Đào Thanh Lan, có tới 14 trợ từ. Kể trên, các công trình đều có phạm vi rộng là nghiên cứu hư từ gốc Hán nói chung chứ không phải nghiên cứu riêng về hư từ Hán Việt. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua nghiên cứu các đặc điểm ngữ pháp-ngữ nghĩa và đặc điểm sử dụng của hư từ Hán Việt, luận án góp phần vào nghiên cứu vấn đề hư từ nói chung, hư từ trong tiếng Việt nói riêng; góp phần nghiên cứu tiếp xúc song ngữ Hán - Việt và hiện tượng từ mượn Hán trong tiếng Việt; nghiên cứu quá trình ảnh hưởng của ngữ pháp tiếng Hán đối với tiếng Việt thông qua hệ thống hư từ; nghiên cứu những biến đổi và xu hướng vận động của hư từ Hán Việt trong quá trình hoạt động trong tiếng Việt. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nêu trên, luận án đề ra một số nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài luận án. - Xác định khái niệm hư từ Hán Việt và xác lập một danh sách hư từ Hán Việt - Khảo sát, nghiên cứu đặc điểm ngữ pháp - ngữ nghĩa của hư từ Hán Việt. - Khảo sát, nghiên cứu đặc điểm sử dụng của hư từ Hán Việt. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng và phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó, có một số phương pháp cơ bản sau: - Phương pháp thống kê, phân loại: giúp thống kê, xử lí tư liệu ngôn ngữ. Nhờ có phương pháp này mà luận án có được các bảng danh sách hư từ Hán Việt, bảng thống kê số lượng, tần suất hoạt động của hư từ làm cơ sở đưa ra những kết luận về xu hướng biến đổi của hư từ Hán Việt. - Phương pháp tính trị số và lập biểu đồ: Đối với các đơn vị hư từ cần so sánh trong mối tương quan với nhau, phương pháp này giúp lập các hệ giá trị (tần suất, các đặc tính ngữ pháp) tiện cho việc lập bảng và lập biểu đồ. Biểu đồ có tác dụng hiển thị các giá trị trong quan hệ so sánh, đối chiếu một cách rõ ràng. 8 - Phương pháp phân tích và miêu tả ngữ pháp: giúp miêu tả các đặc điểm về ngữ pháp của hư từ Hán Việt như: vị trí, vai trò cú pháp của từ, cấu trúc từ, khả năng kết hợp, khả năng cấu tạo đoản ngữ, khả năng hình thành các kết cấu biểu thị ý nghĩa ngữ pháp, v.v. - Phương pháp so sánh, đối chiếu ngôn ngữ, bao gồm so sánh đồng đại và so sánh lịch đại. So sánh bản thân hư từ Hán Việt với các hư từ có chức năng tương đương trong tiếng Việt hoặc trong tiếng Hán hiện đại. Đối chiếu để đánh giá quá trình hoạt động của hư từ Hán Việt trong tiếng Việt qua các giai đoạn. 5. Đối tượng nghiên cứu và nguồn tư liệu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Theo quan niệm về lí thuyết được sử dụng trong luận án, chúng tôi tiến hành khảo sát hư từ Hán Việt trên các nhóm từ loại: phó từ, quan hệ từ, trợ từ. Để có thể xác lập được danh sách 149 hư từ Hán Việt (xem mục 1.2.3.2.) chúng tôi đã tiến hành theo ba cách: - Dựa vào từ điển tiếng Việt và từ điển hư từ, từ điển từ công cụ tiếng Việt thông qua việc kiểm tra âm Hán Việt của từ. - Dựa vào các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước về hư từ và hư từ gốc Hán trong tiếng Việt để rút ra các hư từ Hán Việt. - Thông qua khảo sát trên các văn bản tiếng Việt từ thế kỷ XV trở lại đây. 5.2. Nguồn tư liệu khảo sát Để có được cứ liệu về quá trình hoạt động của các hư từ Hán Việt trong từ vựng tiếng Việt qua các giai đoạn lịch sử, chúng tôi dựa vào các văn bản tiếng Việt các thời kì: cổ - trung đại, cận đại, hiện đại. Vì lí do lịch sử, trước thế kỉ XIII, nước ta chưa có các văn bản thành văn ghi chép lại tiếng nói dân tộc. Vì thế, trong giai đoạn I: tiếng Việt cổ - trung đại, chúng tôi dựa vào các văn bản từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI. Cụ thể nguồn ngữ liệu như sau: (1) Thời kì tiếng Việt cổ đại: Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh, bốn bài phú Nôm đời Trần: Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, Vịnh Hoa Yên tự phú, Giáo tử phú; Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi); Hồng Đức Quốc âm 9 thi tập (Lê Thánh Tông và Hội Tao Đàn), Thập giới cô hồn quốc ngữ văn, Thiền tông khóa hư lục (Trần Thái Tông) (2) Thời kì tiếng Việt trung đại: Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyền kì mạn lục giải âm, Việt sử diễn âm (thời Mạc), Những bức thư Nôm (Nguyễn Ánh) (3) Thời kì tiếng Việt cận - hiện đại: Thơ Nôm Nguyễn Đình Chiểu, Truyện ngắn của các tác giả: Bảo Ninh, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Kim Lân, Khái Hưng, Thạch Lam, Phạm Duy Tốn, v.v.; Tiểu thuyết: Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Sông xa (Nguyễn Minh Châu), Dế mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài), Số đỏ, Vỡ đê, Giông tố (Vũ Trọng Phụng), Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Nửa chừng xuân (Khái Hưng), Thời xa vắng (Lê Lựu), Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán), v.v.; Nghiên cứu, phê bình: Chân dung đối thoại (Trần Đăng Khoa); Nghị luận chính trị - xã hội: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 1-12); Hồi kí, bút kí: Những năm tháng không thể nào quên, Điểm hẹn lịch sử (Võ Nguyên Giáp), Hà Nội ba mươi sáu phố phường (Thạch Lam), Thương nhớ mười hai (Vũ Bằng); Báo chí: Báo Nhân dân, báo Tuổi trẻ, báo Dân trí; Văn bản hành chính: các văn bản của Bộ Giáo dục năm 2013. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu + Ý nghĩa lí thuyết: - Luận án đưa ra cái nhìn có tính toàn diện về lí thuyết hư từ tiếng Việt và trình bày quan điểm về khái niệm hư từ và các tiểu loại hư từ và hư từ Hán Việt. Thông qua việc nghiên cứu các đặc điểm về ngữ pháp của các tiểu loại hư từ, luận án đưa ra quan điểm trong cách phân định phó từ và trợ từ tiếng Việt. Bằng cách khái quát nên các quy tắc kết hợp của phó từ, luận án cho thấy phương pháp phân biệt phó từ với trợ từ. Tiếng Việt có hàng loạt các từ nằm giữa ranh giới của hai từ loại phó từ và trợ từ do ý nghĩa tình thái của chúng. Căn cứ vào vị trí của chúng trong câu mà ý nghĩa từ loại của chúng mới được định hình. - Miêu tả các đặc điểm về ngữ pháp và ngữ dụng của hư từ Hán Việt. + Ý nghĩa thực tiễn: 10 Từ kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng vào việc: - Làm cơ sở khoa học cho các công trình nghiên cứu có liên quan về ngữ pháp và từ vựng tiếng Việt. - Biên soạn giáo trình dạy hư từ Hán Việt cho người nước ngoài. - Biên soạn từ điển hư từ Hán Việt. 7. Bố cục của luận án Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, Luận án có bố cục 3 chương, bao gồm: Chương 1. Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài Chương 2. Đặc điểm ngữ pháp-ngữ nghĩa của hư từ Hán Việt Chương 3. Đặc điểm sử dụng của hư từ Hán Việt 11 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯ TỪ 1.1.1. Hư từ và phân loại hư từ trong ngôn ngữ học đại cương Vấn đề phân loại thực từ - hư từ là một vấn đề hết sức phức tạp của ngôn ngữ học, vốn có nguồn gốc từ trong ngữ pháp các ngôn ngữ Ấn Âu. Hư từ (grammatical words/ synsemantic words/ structure-class words/ function words/ 虚詞 ) được đặt trong thế đối lập với thực từ (content words/ open class words/ lexical words/ autosemantic words/ notion words/ 内容词). Thực từ có giá trị biểu đạt ý nghĩa từ vựng; hư từ có giá trị thể hiện các quan hệ ngữ pháp. Ở nhiều trường hợp, thực từ có thể dùng từ đồng nghĩa thay thế còn hư từ thì khả năng này rất hạn chế. Bởi lẽ, số lượng hư từ không nhiều. Hư từ chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ so với thực từ trong bất kì ngôn ngữ nào, nhưng tần suất hoạt động của hư từ so với thực từ lại cao hơn rất nhiều. Hư từ là một khái niệm vừa thuộc phạm trù từ vựng vừa thuộc phạm trù ngữ pháp có tính phổ quát ở mọi ngôn ngữ trên thế giới. Đối với các ngôn ngữ biến hình, các phạm trù ngữ pháp chủ yếu được biểu hiện thông qua hình thái của từ. Còn đối với các ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập phân tích tính như tiếng Việt, tiếng Hán, thì gánh nặng thể hiện các quan hệ ngữ pháp đặt lên hư từ. Các quan hệ ngữ pháp giữa từ với từ, giữa câu với câu; giữa kiến trúc sâu với kiến trúc mặt, đều được thể hiện thông qua ý nghĩa và chức năng của hư từ. Do vậy, nghiên cứu những đặc trưng ngữ pháp của một ngôn ngữ, thì việc nghiên cứu hư từ là rất quan trọng. Việc phân chia từ vựng của một ngôn ngữ thành hai mảng đối lập thực từ - hư từ không phải lúc nào cũng có thể tiến hành dễ dàng. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trên thế giới hầu như đều thống nhất dựa vào tiêu chí ngữ nghĩa để phân biệt. Tuy nhiên, tiêu chí này khó có thể áp dụng triệt để ở bất cứ ngôn ngữ nào. Ở các ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, tiếng Hán, cùng một từ đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau: khi thì là thực từ, khi lại là hư từ thì việc phân loại chỉ đơn thuần dựa vào ý nghĩa khái quát của từ gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, từ lâu, người ta đã đề nghị dựa vào chức vụ cú pháp của từ trong câu để xét đoán tính chất từ loại của từ và từ đó biết được một từ là thực từ hay hư từ. 12 Một hiện tượng chung cho mọi ngôn ngữ là hư từ đều xuất phát từ thực từ “hư hóa”. Tất cả hư từ, dù đã trải qua quá trình hư hóa hoàn toàn vẫn có thể truy nguyên được gốc gác thực từ của nó. Theo Vương Lực, ở mỗi ngôn ngữ khác nhau, quá trình hư hóa của thực từ cũng diễn ra khác nhau. Mỗi một hư từ cũng lại trải qua quá trình hư hóa đa dạng, phức tạp và không giống nhau. Minh chứng là, chúng ta đang chứng kiến một số thực từ của tiếng Việt đã và đang trong quá trình chuyển hóa thành hư từ (xem chương 3, luận án này). Bystrov từng nhận định: “… Đa số từ mà truyền thống xếp vào hư từ hoàn toàn không nên coi là những từ có ý nghĩa ngữ pháp đơn thuần, nghĩa là chúng đã hoàn toàn mất ý nghĩa từ vựng…” [67, tr. 21] 1.1.2. Hư từ và phân loại hư từ trong tiếng Hán Hư từ trong tiếng Hán có liên quan trực tiếp tới hư từ Hán Việt trong tiếng Việt. Bởi vậy, trước khi tìm hiểu tình hình nghiên cứu hư từ tiếng Việt, chúng tôi đặt ra nhiệm vụ tìm hiểu những thành tựu nghiên cứu hư từ trong tiếng Hán. Thông qua việc khảo sát các công trình nghiên cứu có thể giúp chúng ta nhận xét được những nét tương đồng và dị biệt giữa tiếng Hán và tiếng Việt trong cách phân tách thực từ - hư từ; cách phân chia tiểu loại hư từ. Đồng thời thấy được những ảnh hưởng to lớn từ thành tựu nghiên cứu hư từ trong tiếng Hán tác động sang tiếng Việt từ trước tới nay. 1.1.2.1. Trước “Mã thị văn thông” (1898) Ngay từ thời Hán đã manh nha có những nghiên cứu về “trợ tự” 助字, “ngữ trợ” 语助, “trợ ngữ từ” 助 语辞 (hư từ). Lưu Hiệp 刘勰 trong Văn tâm điêu long 文心雕 龙 căn cứ vào vị trí và chức năng của từ mà chia thành “từ phát đoan” (từ mở đầu) và “tống mạt” (từ kết thúc). Thời Nam Tống, Trương Viêm 张炎 đã đặt ra tên gọi “thực tự” (chữ thực) và “hư tự” (chữ hư) để phân biệt các chữ Hán về ý nghĩa. Đời Nguyên (1271-1368), Lư Dĩ Vĩ 卢以纬 cho ra đời cuốn Ngữ trợ 语助, trong đó giải thích cách dùng của hàng loạt hư tự thông dụng trong Hán văn cổ, như: chi 之, giả 者, dã 也, chư 諸, v.v. Đến đời Thanh (1636-1912) xuất hiện một trào lưu nghiên cứu hư từ cùng với tên tuổi các tác giả nổi tiếng như: Viên Nhân Lâm 袁仁林 với Hư tự thuyết 虚字说, Lưu Kì 刘淇 với Trợ tự biện lược 助字辯略, Vương Dẫn Chi 王引之 với Kinh truyện thích từ 經传释词, v.v. 13 Từ đời Hán cho đến đời Thanh, hơn 2000 năm, sự phân biệt thực từ - hư từ mới chỉ dựa trên ý nghĩa từ vựng, vì thế, không thuộc phạm trù từ loại của ngữ pháp học mà là đối tượng nghiên cứu của tu từ học và huấn hỗ học. 1.1.2.2. Từ “Mã thị văn thông” (1898) đến những năm 1950 Công trình “Mã thị văn thông” 马氏文通 (1898) của Mã Kiến Trung 马建忠 mở ra một giai đoạn mới trong nghiên cứu ngữ pháp tiếng Hán. Đây là công trình đầu tiên vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học hiện đại vào nghiên cứu ngữ pháp tiếng Hán (cổ đại và hiện đại). Trong cuốn sách, các khái niệm “thực tự” 實字, “hư tự” 虚 字 lần đầu tiên đã trở thành khái niệm ngữ pháp học. Sách chia từ “hư tự” thành 4 loại: giới tự, liên tự, trợ tự, thán tự [115]. Tiếp theo Mã thị văn thông, một trào lưu nghiên cứu về hư từ tiếng Hán đã được dấy lên. Những tác giả có ảnh hưởng to lớn đến giới nghiên cứu phải kể đến: Lê Cẩm Hy 黎锦熙, Vương Lực 王力, Lã Thúc Tương 吕叔湘, Trương Thế Lộc 张 世禄, Chu Đức Hy 朱德熙. Cuốn Tân trước quốc ngữ văn pháp 新著国语文法 của Lê Cẩm Hy (1924) là công trình nghiên cứu đầu tiên về ngữ pháp bạch thoại. Cuốn sách đã có những đóng góp to lớn với kết quả nghiên cứu về từ loại tiếng Hán. Tác giả đã chia từ vựng thành 5 nhóm lớn, bao gồm: - Thực thể từ 实体词, gồm: danh từ, đại từ, phụ lượng từ 附量词; Thực từ - Thuật thuyết từ 述说词, gồm: động từ 动词; - Khu biệt từ 区别词, gồm: hình dung từ 形容词 và phó từ 副词; - Quan hệ từ 关系词, gồm: giới từ 介词 và liên từ 连词 Hư từ - Tình thái từ 情态词, gồm: trợ từ 助词 và thán từ 叹词 Lê Cẩm Hy 黎锦熙 cho rằng, hư từ bao gồm quan hệ từ và tình thái từ, cụ thể là các từ loại: giới từ, liên từ, trợ từ, thán từ. [99]. Lã Thúc Tương 吕叔湘 (1940) có cuốn Trung Quốc văn pháp yếu lược 中国文 法要略 trong đó phân biệt thực nghĩa từ (thực từ) và phụ trợ từ (hư từ). Trong đó “phụ trợ từ” bao gồm: hạn chế từ (phó từ), chỉ xưng từ (đại từ), quan hệ từ, ngữ khí từ [116]. Trong cuốn Trung Quốc hiện đại ngữ pháp 中国现代语法 (1943), Vương Lực phân loại từ theo hai nhóm lớn: 14 - từ lí giải (thực từ), bao gồm: danh từ, số từ, hình dung từ, động từ; - từ ngữ pháp, bao gồm ba nhóm nhỏ: + bán thực từ: phó từ 副词 + bán hư từ: đại từ 代词 và hệ từ 系词 + hư từ: liên kết từ 联结词 và ngữ khí từ 语气词 [101] 1.1.2.3. Từ sau 1950 đến nay Từ sau 1950, việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Hán phát triển với quy mô lớn, cùng với đó là nhiều cuộc tranh luận gay gắt về phạm vi khái niệm hư từ. Mặc dù có những bất đồng, nhưng những thành tựu nghiên cứu giai đoạn này đã giúp xác lập một quan niệm mang tính giáo khoa về hư từ. Đó là quan niệm trong cuốn sách: Tạm nghĩ Hán ngữ giáo học ngữ pháp hệ thống 暂拟汉语教学语法系统 (Tạm phác thảo hệ thống ngữ pháp tiếng Hán) [110]. Trong cuốn sách này, hư từ được chia thành 5 loại: phó từ, giới từ, liên từ, trợ từ, thán từ. Cuốn Hiện đại Hán ngữ ngữ pháp giảng thoại 现代 汉语语法 讲话 (1952-1953) đã khai sáng trường phái cấu trúc luận ở Trung Quốc. Cuốn sách do tập thể tác giả: Đinh Thanh Thụ 丁声树, Lã Thúc Tương 吕叔湘, Lí Vinh 李荣, Tôn Đức Tuyên 孙 德宣 Quản Tiếp Sơ 管燮初, Phó Tinh 傅婧, Hoàng Thịnh Chương 黄盛璋, Trần Trị Văn 陈治 文 . Các tác giả nhận thấy sự phức tạp trong việc phân chia từ theo ranh giới thực-hư. Chính vì thế mà các tác giả thuần nhất dựa trên tính chất và cách dùng của từ để phân chia thành 10 loại: danh từ, đại từ, số từ, lượng từ, hình dung từ, động từ, phó từ, liên từ, ngữ trợ từ, tượng thanh từ [114]. Lã Thúc Tương 吕叔湘 và Chu Đức Hy 朱德熙 (1951) trong cuốn Ngữ pháp tu từ giảng thoại 语法修辞讲话 phân chia hư từ thành 5 loại: đại từ 代词, phó từ 副词, liên tiếp từ 连接词, ngữ khí từ 语气词, tượng thanh từ 象声词. Ngoài ra, hai tác giả còn đặt thêm hai tên gọi từ loại: phó danh từ và phó động từ. Hơn nữa các ông đã bổ sung tượng thanh từ vào hư từ vì cho rằng kiểu từ này không biểu thị một sự vật, sự việc nào. Trương Thế Lộc 张世禄 (1978) trong bài “Quan vu Hán ngữ ngữ pháp thể hệ vấn đề” 关于汉语语法体系问题 (Về vấn đề hệ thống ngữ pháp tiếng Hán) cho rằng: hư từ là những từ biểu thị quan hệ giữa các khái niệm và quan hệ bên trong 15 các khái niệm (cũng có nghĩa là quan hệ giữa các thành phần ngữ pháp và quan hệ bên trong các kết cấu ngữ pháp) và biểu thị tính chất ngữ khí của toàn bộ câu. Hư từ vì thế bao gồm: quan hệ từ và ngữ khí từ [100]. Từ thập niên 80 về sau, việc nghiên cứu hư từ tiếng Hán bước vào thời kì thịnh đạt. Trước tiên phải kể đến hai bộ từ điển: Hiện đại Hán ngữ bát bách từ 现代汉语 八百词 (Tám trăm từ tiếng Hán hiện đại) của Lã Thúc Tương (1980) và Hiện đại Hán ngữ hư từ biện thích (Giải thích hư từ tiếng Hán hiện đại) của Khoa Trung văn Đại học Bắc Kinh 北大中文系(1991). Tiếp theo là công trình nghiên cứu Hiện đại Hán ngữ hư từ tán luận (Bàn về hư từ tiếng Hán hiện đại) của nhóm tác giả Lục Kiệm Minh 陆俭明 và Mã Chân 马真. Các nghiên cứu trên đây, không chỉ dừng lại ở chỗ giải thích ý nghĩa từ vựng của từng hư từ mà còn bắt đầu chú ý đến việc phân tích ý nghĩa ngữ pháp của chúng; không chỉ phân tích từng hư từ mà còn nhận định tổng quát kết cấu cú pháp của các nhóm hư từ tương đồng hay tương phản. Tải về bản full

Từ khóa » Tiểu Luận Từ Hán Việt Trong Tiếng Việt