Tiểu Luận Từ Thuần Việt Và Từ Vay Mượn Trong Tiếng Việt - Luận Văn
Có thể bạn quan tâm
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Liên hệ
LuanVan.net.vn - Luận văn, đồ án, tiểu luận, luận án, đề tài, đề án, chuyên đề thực tập, tốt nghiệp
Thư viện luận văn, đồ án, tiểu luận, luận án, báo cáo, bài tập lớn, đề tài, đề án, chuyên đề thực tập, tốt nghiệp, thạc sĩ, tiến sĩ, cao học
- Trang Chủ
- Tài Liệu
- Upload
LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tiếng Việt có nguồn gốc rất cổ xưa và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài, đầy sức sống. Sức sống đó biểu hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ và sáng tạo của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh anh dũng vì tiền đồ của đất nước, trong sự phấn đấu bền bỉ để xây dựng và phát triển một nền quốc ngữ, quốc văn, quốc học Việt Nam Ngôn ngữ dân tộc không bất biến mà luôn vận động và phát triển qua nhiều giai đoạn.Trong một giai đoạn lịch sử cụ thể bao giờ cũng xảy ra hiện tượng giữ lại từ cũ, cấu tạo từ mới, vay mượn những từ ngữ từ tiếng nước ngoài. Qua nhiều thời kì, việc xác định từ vay mượn và từ thuần không phải là việc làm đơn giản. Hiểu được điều đó, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Từ thuần Việt và từ vay mượn trong tiếng Việt” để làm rõ hơn lớp từ vựng trong tiếng Việt và giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò cũng như cách sử dụng của chúng trong đời sống hàng ngày. Từ đó, chúng ta sẽ có ý thức hơn về giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt
21 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 12824 | Lượt tải: 7 Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Từ thuần Việt và từ vay mượn trong tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ & ĐỀ TÀI: TỪ THUẦN VIỆT VÀ TỪ VAY MƯỢN TRONG TIẾNG VIỆT Tiểu luận kết thúc môn MÔN HỌC: TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH Nhóm Thực hiện: Số 8 SVTH: 1 Bùi Đức Chiến 16124100 2 Lê Thị Loan 15125901 3 Nguyễn Văn Hiếu 15146160 4 Ngô Phước Thọ 16125173 Giảng viên: PHẠM THỊ HẰNG HỌC KỲ: 2 – NĂM HỌC: 2016-2017 TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 05 năm 2017 Mục Lục LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Tiếng Việt có nguồn gốc rất cổ xưa và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài, đầy sức sống. Sức sống đó biểu hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ và sáng tạo của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh anh dũng vì tiền đồ của đất nước, trong sự phấn đấu bền bỉ để xây dựng và phát triển một nền quốc ngữ, quốc văn, quốc học Việt Nam Ngôn ngữ dân tộc không bất biến mà luôn vận động và phát triển qua nhiều giai đoạn.Trong một giai đoạn lịch sử cụ thể bao giờ cũng xảy ra hiện tượng giữ lại từ cũ, cấu tạo từ mới, vay mượn những từ ngữ từ tiếng nước ngoài. Qua nhiều thời kì, việc xác định từ vay mượn và từ thuần không phải là việc làm đơn giản. Hiểu được điều đó, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Từ thuần Việt và từ vay mượn trong tiếng Việt” để làm rõ hơn lớp từ vựng trong tiếng Việt và giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò cũng như cách sử dụng của chúng trong đời sống hàng ngày. Từ đó, chúng ta sẽ có ý thức hơn về giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Từ thuần Việt và từ vay mượn trong tiếng Việt Mục đích nghiên cứu Giúp người đọc biết được nguồn gốc, vai trò xuất hiện của từ thuần việt và từ vay mượn Làm rõ vai trò của từ thuần Việt và từ vay mượn trong ngôn ngữ tiếng Việt Làm rõ cách sử dụng của từ thuần Việt và từ vay mượn trong ngôn ngữ tiếng Việt Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích, tổng hợp. Phương pháp logic, thống kê. Sưu tầm tài liệu và sắp xếp theo mục tiêu đề bài. Truy cập internet CHƯƠNG 1: TỪ THUẦN VIỆT Nguồn gốc của từ thuần Việt Về mặt nguồn gốc, cơ sở hình thành của lớp từ thuần Việt là các từ gốc Nam phương, bao gồm cả Nam Á và Tày Thái. Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy rằng nhiều bộ phận, nhiều nhóm của lớp từ thuần Việt có những tương ứng, những quan hệ hết sức phức tạp với nhiều ngôn ngữ hoặc nhóm ngôn ngữ trong vùng - miền. Ví dụ Theo Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nhà xuất bản Giáo dục, H., 1997, trang 213–219. - Tương ứng Việt-Mường: Về tiếng Mường có 29 thổ ngữ được xếp vào 9 nhóm nằm rải rác tại các tỉnh Bắc Bộ và bắc Trung Bộ, từ Mường Phong, Mường Thái, Mường Bi đến Giai Xuân, Tân Hợp, Sông Con, v.v. Cũng là tiếng Mường, nhưng người Mường vùng này gọi là con trâu con, thì vùng kia gọi là con nghé; vùng này gọi là chiêng, thì vùng kia gọi là cồng; vùng này gọi là chân, vùng kia gọi là giò Cũng để chỉ một con vật như nhau, nhưng người Mường nhóm 6 gọi là con dải, trong khi người Mường nhóm 7 lại gọi là con ba ba. Cũng là một hành động như nhau, nhưng người Mường nhóm 8 gọi là chửi, trong khi người Mường nhóm 9 lại gọi là bới - Tương ứng Việt – Tày Thái: Đường, rẫy, bắt, bóc, buộc, ngắt, gọt, đẵn, bánh, vắng, mo, ngọn, mọn, méo, vải, mưa, đồng, móc, nụ, gà, chuột, đâm... - Tương ứng với các ngôn ngữ nhóm Việt Mường đồng thời với nhóm Bru-Vân Kiều: Trời, trăng, đêm, bụng, ruột, kéo, bốc, ngáy, khạc, củi, hột, rắn, khô... - Tương ứng với nhóm ngôn ngữ Mon-Khmer ở Tây Nguyên Việt Nam: Trời, mây, mưa, sấm, sét, bàn chân, đầu gối, da, óc, thịt, mỡ, bố, mẹ, mày, nó, nuốt, cắn, nói, kêu, còi, mặc, nhắm, bếp, chổi, đọi... - Tương ứng với nhóm Việt-Mường và các ngôn ngữ Mon-Khmer khác: Sao, gió, sông, đất, nước, lửa, đá, người, tóc, mặt, mắt, mũi, răng, lưỡi, cổ, lưng, tay, chân, máu, xương, cằm, đít, con, cháu... - Tương ứng với nhóm Việt Mường và Tày Thái: Bão, bể, bát, dao, gạo, ngà voi, than, phân, cày, đen, gạo, giặt... - Tương ứng Việt – Indonesia: Bố, ba, bu, mẹ, bác, ông, cụ, đất, trâu, sông, cái, cây, núi, đồng, mất, nghe, đèn, đêm, trắng, tuổi, ăn, cướp, bướm, sáng, rất, nấu, này/ni, là, rằng, ngày... Các ví dụ trên đây chứng tỏ rằng cội rễ của từ vựng tiếng Việt hết sức phức tạp. Chúng gồm nhiều nguồn đan xen, chồng chéo, thậm chí phủ lấp lên nhau. Nghiên cứu chúng sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc khảo cứu nguồn gốc tiếng Việt nói chung. Cùng với sự du nhập truyền bá của đạo giáo, đặc biệt là văn hóa Công giáo, văn hóa Việt Nam cũng được làm giàu thêm bởi những yếu tố văn hóa phương Tây, và đặc biệt thành công trong vấn đề chữ viết. Khi truyền đạo cho người Việt Nam, khó khăn đầu tiên mà các giáo sĩ (các vị linh mục) vấp phải là sự khác biệt về ngôn ngữ và văn tự; các giáo sĩ có thể học tiếng Việt được, nhưng học chữ Nôm thì quá khó. Bởi vậy họ đã dùng bộ chữ cái Latinh quen thuộc có bổ sung thêm các dấu phụ (mà một số ngôn ngữ phương Tây như chữ Bồ Đào Nha đã từng làm) để ghi âm tiếng Việt – thứ chữ này về sau được gọi là chữ Quốc ngữ. Cách sử dụng từ thuần Việt Từ thuần Việt là cái gốc, cái bản chất của tiếng Việt. Vì vậy từ thuần Việt được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày, trong giao tiếp và được sử dụng trong các trường hợp cụ thể sau: - Chỉ các sắc thái ý nghĩa cụ thể, mang các tính chất sinh động, gợi hình Ví dụ các từ láy: lung linh, long lanh, khúc khích,leo teo, loắt thoắt, rì rào, rầm rầm, kềnh càng, xanh xao - Mang sắc thái biểu cảm thân mật và trung hòa, khiêm nhã Ví dụ: vợ, chồng, mắt mũi, chết, xơi, - Nhìn chung từ thuần Việt đa phong cách, một số thích hợp với tất cả các phong cách, một số khác chỉ phù hợp với phong cách sinh hoạt Ví dụ: núi, song, anh em - Được xây dựng trên phương thức ghép theo trật tự yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau Ví dụ: với từ kiến có kiến càng, kiến cánh; với từ ốc có ốc sên, ốc bưu, ốc sắt, ốc vít Có thể thấy từ thuần Việt do có sắc thái ý nghĩa cụ thể, có sắc thái biểu cảm trung hoà nên thường đem đến cho ta những hình ảnh quen thuộc, giản dị, sinh động, lắm sắc màu, mang hơi thở của hiện thực khách quan nên rất thích hợp khi miêu tả những chi tiết cụ thể, sinh động. Cụ thể qua các tác phẩm văn học nghệ thuật giúp ta thấy rõ như “Truyện Kiều” của Nguyễn Du Vai trò của từ thuần Việt Từ thuần Việt ra đời là cơ sở nền tảng tạo chữ viết, là cơ sở hình thành Tiếng Việt, thể hiện những điều con người Việt muốn nói, muốn truyền đạt thông qua ngôn ngữ tiếng Việt Từ thuần Việt là cốt lõi, là cái bản chất, cái gốc của từ vựng tiếng Việt. Lớp từ thuần Việt làm chỗ dựa (nơi bắt đầu) và có vai trò điều khiển, chi phối sự hoạt động của mọi lớp từ khác. Từ thuần Việt còn mang đậm nét bản sắc văn hóa của con người Việt, nó không chỉ đơn thuần là phương tiện để ghi chép lại từ ngữ, là phương tiện để giao tiếp mà từ thuần Việt mà còn là tinh hoa văn hóa của người Việt trong quá trình lịch sử tạo dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Từ thuần Việt thể hiện tính cách, bản chất của con người Việt trải qua các giai đoạn thời gian lịch sử khác nhau. Từ thuần Việt mang trong nó những sắc thái ý nghĩa cụ thể, những sắc thái biểu cảm, đa phong cách giúp cho các nghệ sĩ, nhà thơ, nhà văn dễ dàng sử dụng sáng tác những tác phẩm văn học hay mang đậm bản sắc nghệ thuật. Những tác phẩm đó được lưu truyền không chỉ cho con cháu, các thể hệ mai sau được học hỏi mà còn lan truyền ra thế giới góp phần làm rạng danh văn học đất nước Việt Nam CHƯƠNG 2: TỪ VAY MƯỢN TRONG TIẾNG VIỆT 2.1 Nguồn gốc của từ vay mượn trong tiếng Việt Từ mượn là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài (ngôn ngữ cho) để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận. Nước ta đã trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, hơn 100 năm bị đế quốc thực dân xâm lược nên ít nhiều bị ảnh hưởng bởi văn hóa du nhập trong đó có chữ viết. Gần như tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đều có từ mượn, vì một ngôn ngữ vốn dĩ không có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm và việc chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác để là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập của một nền văn hóa. Việc tạo mới và sử dụng các từ mượn cũng cần hết sức quan tâm để tránh làm mất đi bản sắc ngôn ngữ nhận, đánh mất sự đa dạng của ngôn ngữ; để tránh điều đó chỉ nên sử dụng từ mượn trong một ngôn ngữ khi ngôn ngữ đó không có từ thay thế hoặc từ thay thế quá dài và phức tạp. 2.2 Vai trò của từ vay mượn trong tiếng Việt Sự du nhập của các nền văn hóa khác vào nước ta sẽ làm cho các giá trị văn hóa thay đổi một cách mạnh mẽ kèm theo sự thay đổi các lĩnh vực khác như kinh tế, chính trị, xã hội, đã góp phần làm phong phú vốn từ của tiếng Việt Các sự vật hiện tượng mới, hiện đại được du nhập vào nước ta trong khi Tiếng Việt vẫn chưa thực sự hoàn thiện đòi hỏi phải có những ngôn ngữ diễn đạt mới phù hợp hơn và từ mượn ra đời như một lẽ tất yếu. Từ mượn được vay mượn từ ngôn ngữ nước ngoài nhưng được Việt hóa về hình thức chữ viết, ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp nhằm diễn tả một cách dễ dàng, đầy đủ các sự vật hiện tượng mới mà Tiếng Việt chưa diễn tả được một cách trọn vẹn. Từ mượn có vai trò nhất định trong tiếng Việt, nó bổ sung những từ còn thiếu, tạo ra một lớp từ có sắc thái nghĩa khác với từ đã có trong tiếng Việt những lớp từ này thể hiện sự trang trọng, khái quát Đồng thời, từ mượn giúp cho vốn từ của Tiếng Việt trở nên đa dạng, phong phú và phù hợp hơn với xu thế hội nhập thời đại. Phân loại từ mượn trong tiếng Việt 2.3.1Từ mượn tiếng Hán 2.3.1.1 Từ tiếng Hán và từ Hán-Việt Quá trình tiếp xúc lâu dài với tiếng Hán đã để lại trong tiếng Việt một tỉ lệ lớn các từ vay mượn của tiếng Hán, gọi là từ gốc Hán hay từ Hán-Việt. Theo các nhà nghiên cứu thì khoảng hơn 60% số từ của tiếng Việt là từ vay mượn của tiếng Hán. Tuy nhiên, các từ tiếng Hán khi đi vào tiếng Việt đã được Việt hóa về cách đọc cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng Việt. Đó gọi là cách đọc Hán-Việt. Cách đọc này đã được hoàn thiện từ khoảng thế kỉ X- XI và được sử dụng ổn định cho đến nay. Điều đó có nghĩa là các từ vay mượn của tiếng Hán được người Việt đọc theo âm cổ – âm tiếng Hán đời Đường – có sự Việt hóa ít nhiều cho phù hợp với hệ thống ngữ âm tiếng Việt. Trong khi đó tại Trung Quốc, trải qua các thời kì khác nhau, cách phát âm của các từ đã thay đổi nhiều. Điều này giải thích tại sao từ tiếng Trung hiện đại và từ Hán-Việt có cách đọc không giống nhau. Ví dụ: từ dìfēng của tiếng Trung được người Việt đọc là địa phương. Mặt khác, các từ gốc Hán trong tiếng Việt cũng có sự khác biệt về nghĩa và cách sử dụng so với từ tương đương trong tiếng Trung hiện nay. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, từ ngoại ô được dùng để biểu thị ý nghĩa “khu vực bên ngoài thành phố” nhưng tiếng Trung lại dùng thị giao, thành giao để biểu thị ý nghĩa này. Không những thế, tiếng Việt còn dùng các yếu tố gốc Hán để tạo ra từ mới chỉ dùng trong tiếng Việt, ví dụ: tiểu đoàn, đại đội, hoặc kết hợp một yếu tố gốc Hán với một yếu tố thuần Việt để tạo ra từ mới, ví dụ: binh lính, tàu hỏa, đói khổ. Ngoài ra, trong tiếng Việt còn có một số từ gốc Hán nhưng không đọc theo âm Hán-Việt, ví dụ: rồng – long; sức – lực, xin – thỉnh, hoặc các từ gốc Hán mượn qua khẩu ngữ, ví dụ: mì chính, xì dầu 2.3.1.2 Mục đích vay mượn từ tiếng Hán Nhìn chung, tiếng Việt vay mượn các từ tiếng Hán để phục vụ cho hai mục đích: Thứ nhất: bổ sung những từ còn thiếu Tiếng Việt thời kì đầu còn thiếu rất nhiều từ, nhất là trong các lĩnh vực văn hóa, văn học – nghệ thuật, luật pháp, chính trị, kinh tế, quốc phòng, giáo dục. Để bổ sung những từ còn thiếu, người Việt một mặt đã tạo ra một số từ mới trên cơ sở các nguyên tắc cấu tạo từ tiếng Việt, song mặt khác cũng đã vay mượn một số lượng lớn từ ngữ tiếng Hán. Việc vay mượn các từ ngữ tiếng Hán đã diễn ra trong một thời gian rất dài, ngay từ khi tiếng Việt còn chưa trở thành ngôn ngữ độc lập. Tuy nhiên, những từ ngữ vay mượn từ xa xưa của tiếng Hán đã bị thay đổi nhiều trong tiếng Việt và chúng hoạt động giống như từ thuần Việt nên nhiều người vẫn nghĩ rằng đó là từ thuần Việt, ví dụ: buồng (phòng), buồn, mây, chè Vì vậy, khi nói đến từ ngữ gốc Hán trong tiếng Việt, thường người ta nghĩ đến những từ được vay mượn trong thời kì tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ độc lập và được đọc theo một nguyên tắc chung giống nhau: đọc theo âm Hán-Việt. Ví dụ: – Các từ trong lĩnh vực văn hóa: lễ nghi, lễ hội, tôn giáo, giáo phái, văn minh. – Các từ trong lĩnh vực văn học-nghệ thuật: tiểu thuyết, hội họa, điêu khắc, trữ tình. – Các từ trong lĩnh vực luật pháp: hiến pháp, luật sư, tòa án, quy định, hình sự. – Các từ trong lĩnh vực chính trị: chính phủ, độc lập, phụ thuộc, dân chủ, liên minh. – Các từ trong lĩnh vực kinh tế: công nghiệp, tư bản, tỷ giá, chứng khoán. Có thể thấy rằng, đây chủ yếu là những thuật ngữ khoa học-chuyên môn. Thứ hai: Tạo ra một lớp từ có sắc thái nghĩa khác với từ đã có trong tiếng Việt Do được sử dụng nhiều nên từ ngữ tiếng Việt thường có đặc điểm của từ ngữ giao tiếp hàng ngày. Điều đó làm cho chúng không thể dùng để biểu thị các sắc thái nghĩa trang trọng hay khái quát. Để khắc phục tình trạng này, tiếng Việt vay mượn một số từ ngữ tiếng Hán có nghĩa cơ bản giống với từ tiếng Việt nhưng được bổ sung thêm một sắc thái nghĩa khác. Điều này làm xuất hiện những cặp từ đồng nghĩa, trong đó từ thuần Việt và từ Hán-Việt chỉ có sắc thái nghĩa khác nhau. Ví dụ: - Từ thuần Việt gây cảm giác thô tục, ghê sợ hoặc đau đớn còn từ Hán-Việt tạo cảm giác lịch sự, trung hòa. Ví dụ: Từ thuần Việt: chảy máu, chết, nôn Từ Hán-Việt: xuất huyết, từ trần, thổ - Từ Hán-Việt tạo ra cảm giác trang trọng hơn từ thuần Việt. Ví du: Từ thuần Việt: cưới nhau, đàn bà, người già Từ Hán-Việt: hôn nhân, phụ nữ, phụ lão 2.3.2 Từ mượn tiếng Ấn-Âu 2.3.2.1 Lịch sử vay mượn từ ngữ Ấn-Âu Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp vào nửa cuối thể kỉ XIX và thời kì cai trị của thực dân Pháp kéo dài trên 80 năm. Trong thời kì đó, tiếng Pháp đã được đưa vào giảng dạy và sử dụng trong các trường học và là ngôn ngữ chính thức của nhà nước thuộc địa. Do vậy, các từ ngữ tiếng Pháp đã xâm nhập vào tiếng Việt khá nhiều, và thông qua tiếng Pháp, một số từ ngữ của những ngôn ngữ Ấn-Âu khác như tiếng Anh hay tiếng Nga cũng đi vào tiếng Việt. Tuy nhiên, sự tiếp xúc của tiếng Việt với các ngôn ngữ Ấn-Âu diễn ra muộn hơn nhiều so với tiếng Hán và một số ngôn ngữ châu Á khác. Lúc này, tiếng Việt đã tiếp nhận một cách có hệ thống những từ ngữ tiếng Hán cần thiết để bổ sung cho vốn từ vựng của mình, do đó các từ ngữ Ấn-Âu chỉ được tiếp nhận một cách lẻ tẻ và thường tập trung vào các lĩnh vực khoa học-kĩ thuật. Thời kì đầu, tiếng Việt thường không tiếp nhận các từ ngữ Ấn-Âu một cách trực tiếp mà tiếp nhận gián tiếp qua tiếng Hán, do đó các âm Ấn-Âu đều có dáng dấp của âm Hán-Việt, ví dụ: câu lạc bộ; Nã Phá Luân; Ba Lê; Anh Cát Lợi, Ba Lan Về sau, cách tiếp nhận này đã được thay thế bằng cách tiếp nhận trực tiếp hoặc thông qua tiếng Pháp. Thời gian gần đây, xu hướng tiếp nhận trực tiếp không qua tiếng Pháp ngày càng trở nên phổ biến. Ví dụ: makéttinh (t. Anh: marketing); cátxê (t. Anh: cash); sô (t. Anh: show), Vácsava Ngoài việc tiếp nhận hình thức và ý nghĩa của các từ ngữ Ấn-Âu, tiếng Việt còn mô phỏng cấu trúc của một số từ ngữ Ấn-Âu, khiến cho trong tiếng Việt có những từ ngữ và cách nói có cấu trúc nghĩa giống như trong các tiếng Ấn-Âu. Ví dụ: chiến tranh lạnh; giết thời gian (t.Pháp); vũ trang tận răng, đĩa cứng, đĩa mềm (t. Anh); vườn trẻ, nhà văn hóa (t.Nga) 2.3.2.2 Mục đích và các lớp từ ngữ Ấn-Âu trong tiếng Việt Mục đích Tiếng Việt vay mượn từ ngữ Ấn-Âu trước hết là để bổ sung những từ ngữ còn thiếu mà chủ yếu là những từ ngữ thuộc các lĩnh vực khoa học-kĩ thuật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các từ ngữ Ấn-Âu được mượn vào tiếng Việt còn nhằm mục đích bổ sung một lớp từ có nghĩa chính xác hơn từ thuần Việt hoặc Hán-Việt (ví dụ: xúp lơ, mù tạt), nhất là trong lĩnh vực thuật ngữ. Trong một số trường hợp đặc biệt, nguyên nhân vay mượn từ ngữ Ấn-Âu vào tiếng Việt chỉ là ý thích mang tính thời thượng (ví dụ: nhạc dance, cátxê) Các lớp từ ngữ Ấn-Âu trong tiếng Việt Tuy đều là từ ngữ gốc Ấn-Âu nhưng giữa các từ ngữ này có sự khác biệt về mức độ Việt hóa. Nhìn chung, có thể phân biệt những lớp từ ngữ Ấn-Âu sau đây: - Từ được Việt hóa cao độ. Đó là những từ ngữ Ấn-Âu mà xét về hình thức và cách thức hoạt động không khác gì với một từ thuần Việt. Nói chung, đây thường là những từ ngữ thông dụng, mức độ Việt hóa phải đủ cao để người Việt có thể sử dụng giống như những từ của tiếng Việt. Có thể nêu ra đây một vài cách Việt hóa từ ngữ Ấn-Âu như sau: Thêm thanh điệu cho các âm tiết, ví dụ: cà phê, vét tông, cà rốt Bỏ bớt phụ âm trong các nhóm phụ âm, ví dụ phanh (frein), gam (gramme), kem (crème), van (valse) Thay đổi một số âm cho phù hợp với hệ thống ngữ âm tiếng Việt, ví dụ: bốc (box), ba tê (paté), búp bê (poupée), pê đan (pédall) Rút gọn từ, ví dụ: xăng (essence) ; lốp (enveloppe); săm (chambre à air) - Từ chỉ được Việt hóa một phần. Thường thì đây là những từ ngữ khoa học – kĩ thuật thông dụng. Xét trên chữ viết, những từ ngữ này thường được viết các âm tiết liền nhau hoặc giữa các âm tiết có dấu gạch nối, Ví dụ: xêmina (xê-mi na), côngtơ (công-tơ), ampe (am-pe), đôping (đô-ping), tuốcbin (tuốc-bin), comblê (com-plê), phécmơtuya (phéc-mơ-tuya) - Những từ không được Việt hóa hoặc chỉ được Việt hóa rất ít. Đây thường là những thuật ngữ khoa học-kĩ thuật, cần phải giữ được tính chính xác và tính quốc tế, đồng thời cũng là những từ có phạm vi sử dụng hẹp. Ví dụ: electron, miliampe, microphon, automat Đương nhiên, trong những trường hợp cần thiết, người ta còn phải chuyển tự các từ vay mượn của các ngôn ngữ Ấn-Âu, ví dụ: dicdac (zigzag), xeemina (seminar) CHƯƠNG 3: TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG TỪ VAY MƯỢN HIỆN NAY 3.1 Tính thiết yếu cần phải bảo vệ, giữ gìn tiếng Việt Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp. Của mình có mà không dùng, lại đi mượn cái của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc quen ỷ lại hay sao?”. Trong tình hình toàn cầu hóa đang diễn ra trong mọi mặt của đời sống xã hội, hiện tượng vay mượn từ nước ngoài đã trở thành một hiện tượng tự nhiên của mọi ngôn ngữ trên thế giới, không chỉ ở Việt Nam. Mượn từ là chính đáng, nó đáp ứng đáp ứng một nhu cầu về ngôn ngữ, nhưng làm sao để khi dùng những từ vay mượn ấy vẫn biểu hiện ý thức tôn trọng, nghiêm túc đối với ngôn ngữ của dân tộc là vấn đề cần được quan tâm. Hiện nay là một bộ phận giới trẻ cũng như báo chí, truyền hình đã vay mượn từ nước ngoài một cách không có chọn lọc, làm mất đi sự trong sáng vốn có của tiếng Việt. Nhưng thực tiễn hiện nay cho thấy việc dùng từ trong đời sống có những vấn đề báo động Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng ý thức rất cao về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, làm cho tiếng Việt ngày càng giàu và đẹp hơn.Giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn lớp từ vay mượn. (Điều này là không thể, vì vay mượn là một trong những qui luật của các ngôn ngữ) Bác Hồ đã dẫn ra: không ai nói “ nữ dân quân” bằng “ dân quân gái”, “du kích” bằng “đánh chơi”, “độc lập” bằng “đứng một mình” Mục đích của việc giữ gìn đó là dùng từ đúng lúc đúng nơi, đúng đối tượng và gọi đúng tên sự vật hiện tượng cần thông báo kèm theo thái độ của người nói, viết Chúng ta cần phải chung tay bảo vệ sự trong sáng và phát triển của tiếng Việt. 3.2 Tình trạng sử dụng từ vay mượn hiện nay 3.2.1 Lạm dụng ngôn ngữ mạng ở lớp trẻ Trong kỷ nguyên của công nghệ thông tin, với sự trợ giúp của các công nghệ đa phương tiện, việc phát triển này rất cần thiết đối với một nước đang phát triển như nước ta nhưng nó cũng mang lại những mặt trái. Với sự phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin, mọi việc trở nên nhanh hơn rất nhiều và một bộ phận giới trẻ tự trao cho mình cái quyền “cải biến” tiếng Việt theo tiêu chí: ngắn, gọn, khó hiểu và sành điệu. Ngay khi điện thoại di động trở nên phổ biến thì hiện tượng “tạo từ mới” Luận văn liên quan- Đề tài Tìm hiểu văn hóa rượu (văn hóa văn minh Trung Quốc)
28 trang | Lượt xem: 4663 | Lượt tải: 5
- Đề tài Thực trạng phân phối và vai trò của hệ thống phân phối đến kết quả kinh doanh của công ty chế biến ván nhân tạo Licola
30 trang | Lượt xem: 2752 | Lượt tải: 1
- Đề tài Các nguyên tắc dạy học
20 trang | Lượt xem: 2528 | Lượt tải: 3
- Phân tích quan điểm cho rằng ngày nay không phải sức lao động của công nhân nhân mà máy móc tự động, người máy tạo nên lợi nhuận cao
11 trang | Lượt xem: 10329 | Lượt tải: 1
- Tiểu luận Phép biện chứng của hegel một thành tựu vĩ đại của triết học cổ điển đức
16 trang | Lượt xem: 2530 | Lượt tải: 5
- Đề tài Giá trị văn hóa của sách kinh thánh trong đời sống người giáo dân giáo phận vinh
10 trang | Lượt xem: 1100 | Lượt tải: 0
- Báo cáo Thực tập tour xuyên việt năm học 2007 – 2011
42 trang | Lượt xem: 2323 | Lượt tải: 3
- Đề tài Vai trò của quần chúng với các sự kiện chính trị của đất nước
11 trang | Lượt xem: 2131 | Lượt tải: 2
- Đề tài Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
8 trang | Lượt xem: 3003 | Lượt tải: 2
- Tiểu luận Hợp đồng thương mại
37 trang | Lượt xem: 4136 | Lượt tải: 6
Từ khóa » Tiểu Luận Từ Hán Việt Trong Tiếng Việt
-
TIỂU LUẬN NHẬN BIẾT TỪ HÁN VIỆT - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tiểu Luận Từ Hán - Việt - Tài Liệu, Ebook, Giáo Trình
-
Luận Văn: Từ Ngữ Hán Việt Trong Ca Dao Nam Bộ, HAY, 9đ
-
Luận Văn Đặc điểm Từ Hán Việt Trong Bộ Sách Giáo Khoa ở Bậc Tiểu ...
-
Luận Văn Từ Hán Việc .pdf Tải Xuống Miễn Phí!
-
Luận án đặc điểm Hư Từ Hán Việt Trong Tiếng Việt” (có đối Chiếu Với ...
-
Từ Hán Việt Trong Tiếng Việt Trang 1 Tải Miễn Phí Từ Tailieunhanh
-
Biến Thể Từ Hán Việt Trong Tiếng Việt - TailieuXANH
-
Tiểu Luận: Từ Thuần Việt Và Từ Vay Mượn Trong Tiếng Việt - TailieuXANH
-
Đặc điểm Từ Hán Việt Trong Bộ Sách Giáo Khoa ở Bậc Tiểu Học
-
Tiểu Luận Môn Tiếng Việt Thực Hành: Hiện Tượng Từ Vay Mượn Trong ...
-
[PDF] Sự Cần Thiết Phân Biệt Các Khái Niệm Từ Gốc, Từ Mượn, Từ Ngoại Lai Và ...
-
Tiểu Luận Trong Tiếng Hàn Là Gì? - Từ điển Việt Hàn
-
Từ Hán Việt Trong Sách Giáo Khoa.pdf (.docx) | Tải Miễn Phí