Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch: Phát Triển Du Lịch Tâm Linh ở Lạng Sơn

OPTADS360 intTypePromotion=1 zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn tailieu.vn NÂNG CẤP Đăng Nhập | Đăng Ký Chủ đề »
  • Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
  • Đề cương luận văn thạc sĩ
  • Cách viết luận văn thạc sĩ
  • Tóm tắt luận văn thạc sĩ
    • Bảo vệ luận văn thạc sĩ
    • Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
    • Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học
    • Luận án Tiến sĩ Kinh tế
    • Luận văn thạc sĩ kế toán
    • Luận văn cao học
  • HOT
    • CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
    • LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
    • CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
    • LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
    • FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
    • CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
    • CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo...
    FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê Trong Doanh...
TUYỂN SINH YOMEDIA ADSENSE Trang Chủ » Luận Văn - Báo Cáo » Thạc sĩ - Tiến sĩ - Cao học Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển du lịch tâm linh ở Lạng Sơn

Chia sẻ: Tien Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

Thêm vào BST Báo xấu 547 lượt xem 46 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn có kết cấu gồm 3 chương. Chương 1: Tổng quan về du lịch tâm linh ở Lạng Sơn. Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch tâm linh tại Lạng Sơn. Chương 3: Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn.

AMBIENT/ Chủ đề:
  • Luận văn Thạc sĩ
  • Luận văn Du lịch
  • Phát triển du lịch tâm linh
  • Chiến lược phát triển du lịch Lạng Sơn
  • Bảo tồn văn hóa Lạng Sơn

Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!

Đăng nhập để gửi bình luận! Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển du lịch tâm linh ở Lạng Sơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> <br /> TRẦN THỊ BÍCH HẠNH<br /> <br /> PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH Ở LẠNG SƠN<br /> <br /> Chuyên ngành: Du lịch học<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ<br /> Ngành: Du lịch<br /> <br /> Hà Nội, 2016<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> 1. L{ do chọn đề tài<br /> 1.1. Lạng Sơn - miền đất địa đầu tổ quốc - đã trở thành dải đất vô cùng thiêng liêng trong tâm thức<br /> của mỗi người dân nước Việt. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, mảnh đất này có bề dày truyền<br /> thống lịch sử, văn hóa rất đáng tự hào và trân trọng. So với nhiều tỉnh trong cả nước Lạng Sơn được coi là<br /> một điểm du lịch quan trọng. Với những thuận lợi về vị trí địa l{, truyền thống văn hóa, các di tích lịch sử,<br /> danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Nhị Tam Thanh, Nàng Tô thị, Chùa tiên, Chùa Thành, đền Kz cùng... là<br /> điều kiện để phát triển du lịch tại Lạng Sơn.<br /> Với những ưu thế về điều kiện tự nhiên và văn hóa, những năm gần đây du lịch Lạng Sơn đang trên<br /> đà phát triển, thu hút lượng khách du lịch trong và ngoài nước năm sau luôn cao hơn năm trước, lượng<br /> khách tăng bình quân qua các năm đạt 30%/năm, doanh thu du lịch xã hội tăng 35%/năm, góp phần chuyển<br /> dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa đất nước. Trong thời gian gần đây Tổng cục Du<br /> lịch, Viện nghiên cứu và phát triển du lịch cùng các tổ chức phi chính phủ đã và đang nghiên cứu về phát<br /> triển du lịch tâm linh ở Việt Nam và bắt đầu triển khai ở một số Khu, điểm du lịch với nhiều hình thức khác<br /> nhau. Thực tế ở Lạng Sơn có tín ngưỡng tâm linh, có du lịch văn hóa tâm linh hiện nay đang trên đà phát<br /> triển. Tuy nhiên chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện, chưa chỉ ra được những điểm mạnh,<br /> điểm yếu cũng như tiềm năng thế mạnh để phát huy. Do đó việc chọn đề tài “Phát triển du lịch tâm linh ở<br /> Lạng Sơn” là vô cùng cần thiết.<br /> 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> - Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn:<br /> + Các di sản văn hóa, tài nguyên văn hóa tâm linh vật thể và phi vật thể (di tích lịch sử văn hóa: đền,<br /> chùa, thánh thất; công trình kiến trúc nghệ thuật; các lễ hội dân gian, tôn giáo tín ngưỡng; nghi lễ...) ;<br /> + Các sản phẩm, các hình thức hoạt động, các loại hình, các điểm, tuyến du lịch tâm linh và các vấn<br /> đề khác có liên quan đến du lịch tâm linh.<br /> - Phạm vi nghiên cứu:<br /> + Về thời gian: Số liệu, tài liệu thu thập từ thời điểm năm 2010 đến nay, các định hướng để phát<br /> triển du lịch tâm linh của tỉnh và các giải pháp đưa ra trong thời gian tới.<br /> + Về không gian: Nghiên cứu thực tế hoạt động khai thác sản phẩm du lịch tâm linh trên địa bàn các<br /> huyện, thành phố tỉnh Lạng Sơn<br /> 1<br /> <br /> 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu<br /> Mục tiêu<br /> Góp phần xây dựng những cơ sở dữ liệu khoa học nhằm phát triển du lịch tâm linh ở Lạng Sơn<br /> Nhiệm vụ<br /> - Hệ thống hóa một số vấn đề l{ luận về du lịch tâm linh<br /> - Hệ thống hóa giá trị nguồn tài nguyên du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn<br /> - Nghiên cứu, khảo sát thực tế hoạt động du lịch tâm linh của tỉnh. Trên cơ sở đó, đánh giá điểm<br /> mạnh, điểm yếu của du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn<br /> - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn<br /> 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề<br /> Hiện nay nếu nói về vấn đề văn hóa tâm linh, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả<br /> như: Nguyễn Đăng Duy với Văn hóa tâm linh (2001), Các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam (2001),<br /> Văn hóa tâm linh Nam Bộ (1997), Văn Quảng với văn hóa tâm linh Thăng Long - Hà Nội (2009); Nguyễn Duy<br /> Hinh với Tâm linh Việt Nam (2001); Hồ Văn Khánh với Tâm hồn - khởi nguồn cuộc sống văn hóa tâm linh<br /> (2001); Minh Chi với Phật giáo và tâm linh (2012); Hồ Sỹ Vinh với Văn hóa tâm linh - l{ luận và thực tiễn<br /> (2012)… các tác phẩm trên tuy chưa nghiên cứu trực tiếp về vấn đề du lịch tâm linh, nhưng cũng là nguồn<br /> tài liệu rất bổ ích và là cơ sở, nền tảng để người viết có thể phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này.<br /> Đề cập trực tiếp đến du lịch văn hóa tâm linh có đề tài luận văn cao học của Kiều Khánh Vũ trường<br /> Đại học Văn hóa Hà Nội “Du lịch tâm linh Nam Định” (khảo sát trên địa bàn tỉnh Nam Định) đã đưa ra một<br /> số khái niệm, quan điểm để bước đầu tìm hiểu về loại hình du lịch tâm linh; Khảo sát, đánh giá các tiềm<br /> năng cũng như thực trạng phát triển du lịch tâm linh ở Nam Định; Đề xuất một số giải pháp khả thi để khai<br /> thác có hiệu quả các tiềm năng văn hóa và thúc đẩy sự phát triển các hoạt động du lịch tại Nam Định.<br /> Các nghiên cứu về văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội tại Lạng Sơn là rất nhiều, có thể kể đến một<br /> số tác phẩm sau: Hoàng Páo - Hoàng Giáp với Văn hóa Lạng Sơn (2012); Tín ngưỡng và phong tục của người<br /> Tày tỉnh Lạng Sơn (2014); Phạm Vĩnh với Lạng Sơn - vùng Văn hóa đặc sắc (2001); Nguyễn Cường - Hoàng<br /> Nghiệm với Xứ Lạng - Văn hóa và du lịch (2000).<br /> <br /> 2<br /> <br /> Tất cả các tác phẩm, tài liệu trên đều nghiên cứu theo những vấn đề được<br /> đề cập tới như đã trình bầy. Một số tác phẩm cũng đã nói rõ về tiềm năng thế<br /> mạnh để phát triển du lịch văn hóa tâm linh là các di tích lịch sử văn hóa, danh<br /> lam thắng cảnh. Ngoài ra một số tác phẩm cũng đề cập đến vấn đề văn hóa tâm<br /> linh tại Lạng Sơn, giới thiệu hệ thống các chùa, đền trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên<br /> chưa có tác phẩm, tài liệu nào thực sự nghiên cứu sâu về du lịch văn hóa tâm linh<br /> và phân tích sâu về thực trạng nhằm khai thác và phát huy các giá trị hóa tâm<br /> linh thành các sản phẩm du lịch, do đó chưa đưa ra được các giải pháp để phát<br /> triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh tại một số địa bàn của tỉnh Lạng Sơn.<br /> Luận văn phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại một số địa bàn của tỉnh Lạng Sơn tập trung nghiên<br /> cứu và giải quyết những nội dung nêu trên và kết quả sẽ đưa ra các giải pháp để phát triển loại hình du lịch<br /> văn hóa tâm linh trên địa bàn của tỉnh Lạng Sơn, đưa loại hình du lịch này trở thành loại hình du lịch bền<br /> vững của địa phương, góp phần vào sự nghiệp phát triển triển kinh tế - xã hội của tỉnh.<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu<br /> Luận văn sử dụng các phương pháp sau để thực hiện nghiên cứu:<br /> - Phương pháp khảo sát: Khảo sát là một phương pháp thu thập thông tin từ một số cá nhân (gọi là<br /> một mẫu) để tìm hiểu về sự phổ biến lớn hơn mà mẫu đó đưa ra. Giúp thu thập thông tin thực tế một cách<br /> đầy đủ và chính xác.<br /> - Phương pháp thống kê, phân loại, so sánh: Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm<br /> thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho<br /> quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định.<br /> - Phương pháp quan sát và điều tra: Quan sát là phương pháp ghi lại có kiểm soát các biến cố hoặc<br /> tác phong của con người. Qua cảm nhận nơi mình đang sống hay hành động, con người có thể ghi nhận và<br /> lượng định các sự kiện bên ngoài. Quan sát gồm hai hành động của con người: nghe nhìn để cảm nhận và<br /> lượng định. Con người có thể quan sát trực tiếp bằng tai, mắt để nghe, nhìn hay bằng phương tiện cơ giới.<br /> Đây là phương pháp thu thập dữ liệu đơn giản dễ thực hiện nhưng rất hữu ích.<br /> - Phương pháp bản đồ: Đây là phương pháp tốt nhất để chuyển tải thông tin, là một phương tiện<br /> ghi chép đầy sáng tạo, mang lại chiều sâu và mầu sắc cho bài viết, giúp mọi người đánh giá cao những trải<br /> nghiệm và triển vọng.<br /> <br /> 3<br /> <br /> Đề tài cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu thu thập tài liệu và chọn lọc nhiều nguồn tư liệu<br /> tham khảo khác nhau khi tìm kiếm các thông tin cần thiết như: các bài báo trên tạp chí, báo Internet, các<br /> bài luận văn và các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan…<br /> 6. Bố cục của luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia làm 3<br /> chương:<br /> Chương 1: Tổng quan về du lịch tâm linh ở Lạng Sơn<br /> Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch tâm linh tại Lạng Sơn<br /> Chương : Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn.<br /> <br /> Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TÂM LINH Ở LẠNG SƠN<br /> 1.1. Một số khái niệm liên quan<br /> 1.1.1. Tâm linh: là một phần đời sống tinh thần của con người. Là sự hội tụ thế giới vật chất, đẩy<br /> lên một mức cao hơn, trở thành niềm tin mang yếu tố tinh thần chủ đạo để góp phần điều chỉnh suy nghĩ<br /> và hành động của con người.<br /> <br /> 4<br /> <br /> ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y Học 320 tài liệu 1256 lượt tải
  • Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình

    pdf 31 p | 974 | 100

  • Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Du lịch học: Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (tỉnh Lào Cai)

    pdf 13 p | 640 | 93

  • Luận văn thạc sĩ du lịch: Các giải pháp hạn chế tính mùa vụ của hoạt động du lịch biển Cửa Lò

    pdf 26 p | 498 | 75

  • Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp

    pdf 160 p | 298 | 68

  • Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

    pdf 26 p | 289 | 47

  • Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội

    pdf 115 p | 133 | 37

  • Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình trong thời kì hội nhập

    pdf 10 p | 207 | 34

  • Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực đường phố tại Nha Trang (Khánh Hòa)

    pdf 115 p | 122 | 32

  • Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế

    pdf 188 p | 160 | 26

  • Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa

    pdf 124 p | 110 | 25

  • Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch Homestay ở Sa Pa (Lào Cai)

    pdf 13 p | 179 | 25

  • Luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Một số giải pháp góp phần xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở Tây Bắc Việt Nam

    pdf 134 p | 77 | 19

  • Luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh hóa

    pdf 109 p | 63 | 19

  • Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển du lịch sáng tạo ở Việt Nam

    pdf 109 p | 85 | 17

  • Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa

    pdf 125 p | 73 | 13

  • Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Liên kết phát triển sản phẩm du lịch Thái Nguyên với một số tỉnh phía bắc Việt Nam - Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái

    pdf 151 p | 53 | 9

  • Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển nhân lực du lịch tỉnh Cao Bằng

    pdf 129 p | 4 | 2

  • Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Định hướng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần thương mại và Dịch vụ Du lịch Hoàn Hảo

    pdf 131 p | 2 | 0

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn: Đồng ý Thêm vào bộ sưu tập mới: *Tên bộ sưu tập Mô Tả: *Từ Khóa: Tạo mới Báo xấu
  • Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
  • Không hoạt động
  • Có nội dung khiêu dâm
  • Có nội dung chính trị, phản động.
  • Spam
  • Vi phạm bản quyền.
  • Nội dung không đúng tiêu đề.
Hoặc bạn có thể nhập những lý do khác vào ô bên dưới (100 ký tự): Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới. Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.. Đồng ý LAVA AANETWORK THÔNG TIN
  • Về chúng tôi
  • Quy định bảo mật
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy chế hoạt động
TRỢ GIÚP
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Upload tài liệu
  • Hỏi và đáp
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Liên hệ quảng cáo
Theo dõi chúng tôi

Chịu trách nhiệm nội dung:

Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA

LIÊN HỆ

Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 093 303 0098

Email: support@tailieu.vn

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENT

Từ khóa » Tiểu Luận Về Du Lịch Tâm Linh