Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ: Phát Triển Du Lịch Tâm Linh ở Lạng Sơn
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phát triển du lịch tâm linh ở Lạng Sơn pdf 26 2 MB 0 17 4.4 ( 7 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Đang xem trước 10 trên tổng 26 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan Tóm tắt luận văn Tóm tắt luận văn thạc sĩ Phát triển du lịch Phát triển du lịch tâm linh Du lịch tâm linh
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THỊ BÍCH HẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH Ở LẠNG SƠN Chuyên ngành: Du lịch học TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Du lịch Hà Nội, 2016 MỞ ĐẦU 1. L{ do chọn đề tài 1.1. Lạng Sơn - miền đất địa đầu tổ quốc - đã trở thành dải đất vô cùng thiêng liêng trong tâm thức của mỗi người dân nước Việt. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, mảnh đất này có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa rất đáng tự hào và trân trọng. So với nhiều tỉnh trong cả nước Lạng Sơn được coi là một điểm du lịch quan trọng. Với những thuận lợi về vị trí địa l{, truyền thống văn hóa, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Nhị Tam Thanh, Nàng Tô thị, Chùa tiên, Chùa Thành, đền Kz cùng... là điều kiện để phát triển du lịch tại Lạng Sơn. Với những ưu thế về điều kiện tự nhiên và văn hóa, những năm gần đây du lịch Lạng Sơn đang trên đà phát triển, thu hút lượng khách du lịch trong và ngoài nước năm sau luôn cao hơn năm trước, lượng khách tăng bình quân qua các năm đạt 30%/năm, doanh thu du lịch xã hội tăng 35%/năm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa đất nước. Trong thời gian gần đây Tổng cục Du lịch, Viện nghiên cứu và phát triển du lịch cùng các tổ chức phi chính phủ đã và đang nghiên cứu về phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam và bắt đầu triển khai ở một số Khu, điểm du lịch với nhiều hình thức khác nhau. Thực tế ở Lạng Sơn có tín ngưỡng tâm linh, có du lịch văn hóa tâm linh hiện nay đang trên đà phát triển. Tuy nhiên chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện, chưa chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như tiềm năng thế mạnh để phát huy. Do đó việc chọn đề tài “Phát triển du lịch tâm linh ở Lạng Sơn” là vô cùng cần thiết. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn: + Các di sản văn hóa, tài nguyên văn hóa tâm linh vật thể và phi vật thể (di tích lịch sử văn hóa: đền, chùa, thánh thất; công trình kiến trúc nghệ thuật; các lễ hội dân gian, tôn giáo tín ngưỡng; nghi lễ...) ; + Các sản phẩm, các hình thức hoạt động, các loại hình, các điểm, tuyến du lịch tâm linh và các vấn đề khác có liên quan đến du lịch tâm linh. - Phạm vi nghiên cứu: + Về thời gian: Số liệu, tài liệu thu thập từ thời điểm năm 2010 đến nay, các định hướng để phát triển du lịch tâm linh của tỉnh và các giải pháp đưa ra trong thời gian tới. + Về không gian: Nghiên cứu thực tế hoạt động khai thác sản phẩm du lịch tâm linh trên địa bàn các huyện, thành phố tỉnh Lạng Sơn 1 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu Góp phần xây dựng những cơ sở dữ liệu khoa học nhằm phát triển du lịch tâm linh ở Lạng Sơn Nhiệm vụ - Hệ thống hóa một số vấn đề l{ luận về du lịch tâm linh - Hệ thống hóa giá trị nguồn tài nguyên du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn - Nghiên cứu, khảo sát thực tế hoạt động du lịch tâm linh của tỉnh. Trên cơ sở đó, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hiện nay nếu nói về vấn đề văn hóa tâm linh, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả như: Nguyễn Đăng Duy với Văn hóa tâm linh (2001), Các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam (2001), Văn hóa tâm linh Nam Bộ (1997), Văn Quảng với văn hóa tâm linh Thăng Long - Hà Nội (2009); Nguyễn Duy Hinh với Tâm linh Việt Nam (2001); Hồ Văn Khánh với Tâm hồn - khởi nguồn cuộc sống văn hóa tâm linh (2001); Minh Chi với Phật giáo và tâm linh (2012); Hồ Sỹ Vinh với Văn hóa tâm linh - l{ luận và thực tiễn (2012)… các tác phẩm trên tuy chưa nghiên cứu trực tiếp về vấn đề du lịch tâm linh, nhưng cũng là nguồn tài liệu rất bổ ích và là cơ sở, nền tảng để người viết có thể phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này. Đề cập trực tiếp đến du lịch văn hóa tâm linh có đề tài luận văn cao học của Kiều Khánh Vũ trường Đại học Văn hóa Hà Nội “Du lịch tâm linh Nam Định” (khảo sát trên địa bàn tỉnh Nam Định) đã đưa ra một số khái niệm, quan điểm để bước đầu tìm hiểu về loại hình du lịch tâm linh; Khảo sát, đánh giá các tiềm năng cũng như thực trạng phát triển du lịch tâm linh ở Nam Định; Đề xuất một số giải pháp khả thi để khai thác có hiệu quả các tiềm năng văn hóa và thúc đẩy sự phát triển các hoạt động du lịch tại Nam Định. Các nghiên cứu về văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội tại Lạng Sơn là rất nhiều, có thể kể đến một số tác phẩm sau: Hoàng Páo - Hoàng Giáp với Văn hóa Lạng Sơn (2012); Tín ngưỡng và phong tục của người Tày tỉnh Lạng Sơn (2014); Phạm Vĩnh với Lạng Sơn - vùng Văn hóa đặc sắc (2001); Nguyễn Cường - Hoàng Nghiệm với Xứ Lạng - Văn hóa và du lịch (2000). 2 Tất cả các tác phẩm, tài liệu trên đều nghiên cứu theo những vấn đề được đề cập tới như đã trình bầy. Một số tác phẩm cũng đã nói rõ về tiềm năng thế mạnh để phát triển du lịch văn hóa tâm linh là các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh. Ngoài ra một số tác phẩm cũng đề cập đến vấn đề văn hóa tâm linh tại Lạng Sơn, giới thiệu hệ thống các chùa, đền trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên chưa có tác phẩm, tài liệu nào thực sự nghiên cứu sâu về du lịch văn hóa tâm linh và phân tích sâu về thực trạng nhằm khai thác và phát huy các giá trị hóa tâm linh thành các sản phẩm du lịch, do đó chưa đưa ra được các giải pháp để phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh tại một số địa bàn của tỉnh Lạng Sơn. Luận văn phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại một số địa bàn của tỉnh Lạng Sơn tập trung nghiên cứu và giải quyết những nội dung nêu trên và kết quả sẽ đưa ra các giải pháp để phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn của tỉnh Lạng Sơn, đưa loại hình du lịch này trở thành loại hình du lịch bền vững của địa phương, góp phần vào sự nghiệp phát triển triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp sau để thực hiện nghiên cứu: - Phương pháp khảo sát: Khảo sát là một phương pháp thu thập thông tin từ một số cá nhân (gọi là một mẫu) để tìm hiểu về sự phổ biến lớn hơn mà mẫu đó đưa ra. Giúp thu thập thông tin thực tế một cách đầy đủ và chính xác. - Phương pháp thống kê, phân loại, so sánh: Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định. - Phương pháp quan sát và điều tra: Quan sát là phương pháp ghi lại có kiểm soát các biến cố hoặc tác phong của con người. Qua cảm nhận nơi mình đang sống hay hành động, con người có thể ghi nhận và lượng định các sự kiện bên ngoài. Quan sát gồm hai hành động của con người: nghe nhìn để cảm nhận và lượng định. Con người có thể quan sát trực tiếp bằng tai, mắt để nghe, nhìn hay bằng phương tiện cơ giới. Đây là phương pháp thu thập dữ liệu đơn giản dễ thực hiện nhưng rất hữu ích. - Phương pháp bản đồ: Đây là phương pháp tốt nhất để chuyển tải thông tin, là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo, mang lại chiều sâu và mầu sắc cho bài viết, giúp mọi người đánh giá cao những trải nghiệm và triển vọng. 3 Đề tài cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu thu thập tài liệu và chọn lọc nhiều nguồn tư liệu tham khảo khác nhau khi tìm kiếm các thông tin cần thiết như: các bài báo trên tạp chí, báo Internet, các bài luận văn và các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan… 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về du lịch tâm linh ở Lạng Sơn Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch tâm linh tại Lạng Sơn Chương : Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TÂM LINH Ở LẠNG SƠN 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Tâm linh: là một phần đời sống tinh thần của con người. Là sự hội tụ thế giới vật chất, đẩy lên một mức cao hơn, trở thành niềm tin mang yếu tố tinh thần chủ đạo để góp phần điều chỉnh suy nghĩ và hành động của con người. 4 1.1.2. Văn hóa tâm linh: tất cả những biểu hiện về ứng xử liên quan đến đời sống tâm linh của con người tạo nên văn hóa tâm linh. 1.1.3. Du lịch: là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. (Theo Luật Du lịch) 1.1.4. Du lịch văn hóa: là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. (Theo Luật Du lịch) 1.1.5. Du lịch tâm linh: Du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng có những quan niệm khác nhau và đến nay vẫn chưa có một khái niệm chung nhất. 1.2. Địa văn hóa Lạng Sơn 1.2.1. Khái quát về Lạng Sơn Nằ m ở cửa ngõ phía Đông Bắ c của Tổ quố c , Lạng Sơn có vị thế quan trọng trong tiế n trình dựng nước và giữ nước của dân tô ̣c . Vùng đất này ngoài những danh thắ ng nổ i tiế ng như núi tươ ̣ng Nàng Tô Thi ̣ , đô ̣ng Nhi ̣ - Tam Thanh, Chùa Tiên, khu du lich ̣ nghỉ mát Mẫu Sơn , hê ̣ thố ng hang đô ̣ng ở Biǹ h Gia , Bắ c Sơn và Chi Lăng ... còn có nhiều địa danh đã đi vào lịch sử dân tộc với những chiến công lẫy lừng như ải Nam Quan, ải Chi Lăng , Bắ c Sơn, Thấ t Khê, Đường 4 anh hùng. Không những thế , Lạng Sơn còn là mảnh đất nổi tiếng có bề dày truyền thống văn hoá với những câu ca dao, điê ̣u then, câu sli - lươ ̣n làm say đắ m lòng người ; nơi hô ̣i tu ̣ nhiề u lễ hô ̣i đô ̣c đáo mang đâ ̣m bản sắ c dân tô ̣c , những chơ ̣ phiên đông đúc , vừa là nơi buôn bán , vừa là nơi giao lưu văn hoá giữa miề n xuôi và miề n ngươ ̣c , giữa các dân tô ̣c trong và ngoài tỉnh. 1.2.2. Tôn giáo, tín ngưỡng tại Lạng Sơn 1.2.2.1. Các tôn giáo chính tại Lạng Sơn Phật giáo: Tin lành: 1.2.3. Những tín ngưỡng tiêu biểu trong văn hóa tâm linh Xứ Lạng 1.2.3.1. Tín ngưỡng thờ Mẫu 5 Tín ngưỡng thờ Mẫu tại Lạng Sơn thực hành theo hai cấp độ/mức độ và phạm vi khác nhau: Cấp độ/ mức độ mang tính phổ biến, hình thức chủ yếu ở việc dâng lễ (đồ lễ, sớ) và lời nói thiêng (cầu khấn, bài cúng) trong không gian thiêng vào thời điểm của lễ tiết trong năm hoặc bất kz. Trang phục người thực hành bình thường như trong cuộc sống, đảm bảo kín đáo, sạch sẽ, nghiêm trang. Cấp độ/ mức độ và phạm vi thực hành với các hình thức biểu hiện cao nhất được gắn với sinh hoạt nghi lễ có hát văn - hầu đồng, trong một không gian đặc biệt của các di tích được lựa chọn. Người tham gia gồm nhiều thành phần: nhóm thực hành trực tiếp là các thanh đồng/cô đồng và hát văn - nhạc cụ; nhóm thực hành gián tiếp là các hầu dâng, phụ trợ trang phục và các phương tiện phục vụ hầu đồng; nhóm tham dự là các cá nhân hoặc nhóm/bản hội và du khách thập phương. Theo truyền thống, ở hầu hết các đền, phủ - những nơi có ban Mẫu, đều có các hình thức hát hầu đồng và hát thờ vào các dịp lễ hội, ngày xuân, đầu tháng, ngày rằm… Có thể nói sinh hoạt văn hóa - hát hầu đồng là biểu hiện kết tinh văn hóa tâm linh ở mức độ cao nhất, có giá trị đặc sắc nhất và mang bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ. 1.2.3.2. Tín ngưỡng thờ thiên nhiên 1.2.3. 3. Tín ngưỡng thờ nhân thần 1.2.3.4. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng 1.3. Vai trò của văn hóa tâm linh trong đời sống xã hội và sự phát triển bền vững 1.3.1. Vai trò của văn hóa tâm linh trong đời sống xã hội: Dựa trên những đặc điểm cơ bản hình thành nên văn hóa tâm linh của con người và cũng chính những đặc điểm đó sẽ góp phần tạo nên vai trò của văn hóa tâm linh trong đời sống xã hội của con người. Những đặc điểm của văn hóa tâm linh, bao gồm: Tâm linh chính là tính Thiêng: Tâm linh, tinh thần luôn củng cố và phát huy tính Thiện: Tính hoà giải cố kết cộng đồng: Tính liên minh, liên kết phối hợp hành động: Tính cảnh báo, răn đe: Tâm linh có vai trò động viên tinh thần con người 1.3.2. Du lịch tâm linh đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững: người dân địa phương được chủ động tham gia vào các hoạt động phục vụ khách tại các điểm du lịch tâm linh: bán hàng lưu niệm, hướng dẫn, chèo đò, tacxi, xe ôm, tiêu thụ sản vật địa phương, phục vụ ăn uống (Ví dụ ở Tràng An: 1 vụ đò 6 bằng 3 vụ lúa). Du lịch tâm linh tạo việc làm và thu nhập trực tiếp cho người dân địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ nông nghiệp sang kết hợp dịch vụ. Có thể nói, cuộc sống của người dân đã thực sự đổi thay nhờ du lịch tâm linh Tiểu kết chương 1 Du lịch tâm linh được quan tâm khai thác và phát triển trong thời gian gần đây gắn với sự khôi phục của các yếu tố tôn giáo tín ngưỡng, tâm linh và sự phát triển trở lại của các loại hình lễ hội dân gian và xu thế phát triển của đời sống tâm linh trong cộng đồng xã hội. Loại hình du lịch tâm linh được phát triển vừa thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch về sinh hoạt tín ngưỡng, vừa thỏa mãn nhu cầu trải nghiệm du lịch nâng cao nhận thức theo yêu cầu của hoạt động du lịch thuần túy. Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TÂM LINH TỈNH LẠNG SƠN 2.1. Vài nét về du lịch tại Lạng Sơn So với nhiều tỉnh trong cả nước Lạng Sơn được coi là một vùng lãnh thổ du lịch quan trọng. Lạng Sơn nằm trong không gian du lịch miền núi Đông Bắc, phía Đông là trung tâm du lịch biển quan trọng của cả nước: khu Hạ Long, Cát Bà, phía Nam là thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến và các vùng phụ cận, phía Tây là tiểu vùng du lịch Tây Bắc, phía Bắc là một thị trường du lịch rộng lớn Trung Quốc. Do đó Lạng Sơn trở thành một vị trí quan trọng trong hệ thống các tuyến điểm du lịch của cả nước, ở ngay cửa ngõ của tổ quốc Lạng Sơn có các đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt rất quan trọng. Vừa là điểm khởi đầu của quốc lộ 1A, đường sắt xuyên việt và các trục đường 4A, 4B. Chính vì yếu tố như vậy đã khiến Lạng Sơn trở thành một trung tâm giao lưu buôn bán thương mại quan trong của khu vực phía Bắc. đồng thời đã tạo cho Lạng Sơn là một trung tâm du lịch sôi động, tấp nập của cả nước không chỉ thu hút khách du lịch trong nước, Trung Quốc mà còn thu hút ngày càng đông khách du lịch các nước Đông Âu đến Lạng Sơn, ngoài việc thưởng thức cảnh đẹp họ còn nghiên cứu lịch sử phát triển, văn hoá, con người Lạng Sơn. 7 Cơ sở vật chất ngành du lịch: Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch là một yếu tố quan trọng trong cấu thành của sản phẩm du lịch. Trong những năm vừa qua tỉnh Lạng Sơn đã quan tâm và chỉ đạo nên bước đầu đã hình thành các khu, điểm du lịch với hệ thống cơ sở vật chất đủ điều kiện phục vụ du lịch. Tuy nhiên các khu, điểm du lịch được đầu tư vào còn mang tính tự phát, do chưa có quy hoạch cụ thể, quy mô nhỏ nên đã hạn chế chất lượng trong việc phục vụ khách du lịch. Hoạt động lữ hành: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 05 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế. Nhìn chung trong những năm vừa qua các doanh nghiệp du lịch kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành hoạt động có hiệu quả và đã đem lại nguồn thu nhập và việc làm ổn định cho người lao động trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Qua thực tế hoạt động kinh doanh, bằng những kinh nghiệm của mình, với những lợi thế của địa phương và đặc biệt trong bối cảnh hội nhập phát triển giữa các vùng, khu vực cũng như hội nhập quốc tế, để hoạt động kinh doanh có hiệu quả chiếm lĩnh mở rộng được thị trường, mỗi đơn vị đều có chủ trương định hướng chiến lược để duy trì và phát triển không ngừng lớn mạnh. Cơ sở lưu trú và dịch vụ nhà hàng: Thời gian qua trên địa bàn tỉnh có nhiều thành phần kinh tế và nhiều doanh nghiệp các tỉnh bạn đến Lạng Sơn đầu tư kinh doanh du lịch dịch vụ, cụ thể Lạng Sơn hiện có gần 200 cơ sở lưu trú; các cơ sở phục vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh phát triển tương đối phong phú, đa dạng, hiện trên địa bàn tỉnh có hàng trăm nhà hàng thuộc các thành phần tư nhân và các nhà hàng nằm trong hệ thống khách sạn với đầy đủ các dịch vụ và các món ẩm thực truyền thống và đặc sắc mang đậm nét văn hoá dân tộc của vùng đát Xứ Lạng đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch. Các cơ sở thể thao và dịch vụ vui chơi giải trí: Hệ thống các cơ sở phục vụ hoạt động thể thao và vui chơi giải trí đã được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng chưa đáp ứng đựơc nhu cầu hiện nay của khách du lịch.. Hiện nay hoạt động tiêu khiển của khách chủ yếu dự vào cảnh quan thiên nhiên, tham quan hiểu biết về văn hoá dân tộc... Các cơ sở thương mại và dịch vụ: Do có vị trí giáp với nước bạn Trung Quốc nên lượng hàng hoá trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn rất phong phú và đa dạng do đó khách du lịch đến với Lạng Sơn chủ yếu là mua sắm hàng hoá, đặc sản địa phương và đồ lưu niệm. Hệ thống các chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh trong những năm qua được quan tâm đầu tư và đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân cũng như nhu cầu mua sắm của khách du lịch. Tuy nhiên hệ thống chợ và các cửa hàng chất lượng còn thấp, quy mô và kiểu dáng chưa hoà nhập với cảnh quan kiến trúc, chưa đảm bảo an toàn, các sản phẩm, đồ lưu niệm mang nét đặc trưng của địa phương còn thiếu chưa đa dạng chủ yếu là hàng hoá của Trung Quốc. Nên định hướng trong tương lai cần thiết quy hoạch và xây dựng khu trung tâm thương mại để trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm truyền thống của địa phương, đặc biệt cần xây dựng khu chợ chỉ chuyên dành cho ẩm thực đặc sắc của địa phương để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khách du lịch trong và ngoài nước. 8 Công tác quy hoạch và quản l{ quy hoạch du lịch: Việc xây dựng, điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch đã góp phần tích cực vào việc quản l{, bảo vệ khai thác tài nguyên du lịch được đúng hướng và chủ động hơn. Tuy nhiên hiện nay so với thực tế phát triển của du lịch Lạng Sơn và phương thức lập quy hoạch du lịch của khu vực chưa đáp ứng được yêu cầu, các chiến lược, định hướng đưa ra đúng nhưng quá tổng quát nên khi triển khai không thực hiện được, do đó trong quá trình lập quy hoạch và quản l{ quy hoạch cần phải thực hiện gắn liền với thực tế của địa phương để lập quy hoạch đảm bảo được sự đồng bộ trong quá trình phát triển. Các cơ chế chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư: Trong những năm vừa qua tỉnh Lạng Sơn đã tạo điều kiện và khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước thực hiện các dự án đầu tư vào Lạng Sơn được hưởng các mức ưu đãi theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoặc đầu tư theo Luật đầu tu khuyến khích trong nước, đảm bảo thực hiện đầy đủ, nhanh chóng, ổn định lâu dài và nhất quán những chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư áp dụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Cụ thể khi đầu tư tại các khu du lịch sẽ được ưu đãi: Giá thue đá t tính bà ng 50% giá thue đá t hiẹ n hà nh; miẽ n tiè n thue đá t, tiè n sử dụ ng đá t trong 15 nam và giả m 50% tiè n thue đá t trong 15 nam tié p theo. Rieng đà u tư và o Khu du lịch Mã u Sơn được miẽ n tiè n thue đá t , tiè n sử dụ ng đá t trong suó t thời gian thực hiẹ n dự á n . Được nga n sá ch tỉnh hõ trợ lạ i 100% thué thu nhạ p doanh nghiẹ p trong 2 nam và 50% trong 2 nam tié p theo, tính từ khi hé t thời hạ n miẽ n giả m thué thu nhạ p doanh nghiẹ p theo quy định tạ i Quyé t định só 20/2003/QĐUB ngà y 27-8-2003. Hõ trợ đè n bù giả i phó ng mạ t bà ng : Tỉnh hõ trợ 100% kinh phí đè n bù , giả i phó ng mạ t bà ng cho cá c dự á n đà u tư và o Khu du lịch Mã u Sơn ; Cá c khu du lịch khá c được hõ trợ kinh té đè n bù, giả i toả mạ t bà ng như quy định. (Nguồn Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lạng Sơn) Công tác quản lý các hoạt động du lịch và dịch vụ khác Công tác quản l{ trong lĩnh vực lữ hành: Việc quản l{ các đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh được cơ quan quản l{ nhà nước tại địa phương trực tiếp là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn quản l{ chặt chẽ việc thực hiện đúng các cơ chế chính sách pháp luật của nhà nước. Trong những năm vừa qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn thường xuyên triển khai cụ thể hệ thống các văn bản, Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Tổng cục Du lịch đến các đơn vị kinh doanh lữ hành, nhìn chung 9 This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.Tìm kiếm
Chủ đề
Đề thi mẫu TOEIC Đồ án tốt nghiệp Thực hành Excel Giải phẫu sinh lý Trắc nghiệm Sinh 12 Tài chính hành vi Bài tiểu luận mẫu Atlat Địa lí Việt Nam Lý thuyết Dow Hóa học 11 Đơn xin việc Mẫu sơ yếu lý lịch adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.
Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web nàyTừ khóa » Tiểu Luận Về Du Lịch Tâm Linh
-
Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Tâm Linh ở Tỉnh Tây Ninh - Tài Liệu Text
-
[PDF] DU LỊCH TÂM LINH NAM ĐỊNH - : Trang Chủ
-
Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Trang 1 Tải Miễn Phí Từ TailieuXANH
-
Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch: Phát Triển Du Lịch Tâm Linh ở Lạng Sơn
-
Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh Tỉnh Nam định
-
Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh Tại Tỉnh Sóc Trăng
-
[PDF] Nghiên Cứu Hoạt động Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh Của Người Hà Nội
-
Tải Miễn Phí 10 Mẫu Tiểu Luận Về Du Lịch Xuất Sắc Nhất Năm 2022
-
Du Lịch Tâm Linh ở Việt Nam – Thực Trạng Và định Hướng Phát Triển
-
Du Lịch Tam Linh ở Việt Nam
-
Thực Trạng Về Du Lịch Tâm Linh Phật Giáo ở Việt Nam
-
Luan Van Thac Si Tiem Nang Phat Trien Du Lich Van Hoa Tam Linh O Nam …
-
Phát Triển Du Lịch Tâm Linh ở An Giang Hiện Nay - Tailieuchung
-
[PDF] Phát Triển Loại Hình Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh ở Khu Di