Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Tâm Linh ở Tỉnh Tây Ninh - Tài Liệu Text

Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Cao đẳng - Đại học
Nghiên cứu phát triển du lịch tâm linh ở tỉnh tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂNHỒ TIỂU BẢONGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂNDU LỊCH TÂM LINH Ở TỈNH TÂY NINHLUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCHHà Nội, 20171ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂNHỒ TIỂU BẢONGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂNDU LỊCH TÂM LINH Ở TỈNH TÂY NINHChuyên ngành: Du lịch(Chương trình đào tạo thí điểm)LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCHNGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN PHẠM HÙNGHà Nội, 20172LỜI CAM ĐOANTôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu cá nhân của tôi.Những kết quả và các số liệu trong bài luận văn này chưa được bất kỳ ai côngbố trước đây dưới bất kỳ hình thức nào.Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường, trước khoa Du lịch học về sựcam đoan này.Học viênHồ Tiểu Bảo3LỜI CẢM ƠNTôi xin chân thành cảm ơn Ban quản lý Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen,các vị Chức sắc tại Tòa Thánh Tây Ninh... các anh chị nhân viên hiện đang làm việctrong các khu điểm du lịch và đặc biệt hơn nữa là Quý cô chú đang làm việc tại SởVăn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh đã giúp đỡ tôi có thêm tư liệu để làm hoànthành luận văn tốt nghiệp.Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý thầy cô hiện đang giảngdạy tại khoa Du lịch học - trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn, Đại họcQuốc gia Hà Nội, những người truyền đạt kiến thức hữu ích về du lịch, làm cơ sởcho tôi thực hiện luận văn này.Đặc biệt tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy PGS.TS NguyễnPhạm Hùng đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn.Ngoài ra, tôi cũng rất cảm ơn Thư viện tỉnh Tây Ninh đã cung cấp cho tôimột số nguồn sách cần thiết để tham khảo cho phần cơ sở lý luận.Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình đã luôn tạo điều kiện tốtnhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn.Tôi tin chắc rằng luận văn này không thể tránh khỏi những điều sai sót vàhạn chế, tôi kính mong nhận được sự thông cảm, những lời nhận xét và đóng gópcủa Quý thầy cô.Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!4MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 51. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 52. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 63. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 73.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 73.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 74. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 74.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp ..................................................... 74.2. Phương pháp điều tra xã hội học ........................................................................... 84.3. Phương pháp chuyên gia........................................................................................ 84.4. Phương pháp phân tích và tổng hợp ...................................................................... 85. Bố cục luận văn ......................................................................................................... 96. Đóng góp của luận văn ............................................................................................. 9CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA TÂM LINH Ở TÂY NINH VÀVẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH Ở TÂY NINH ........................... 101.1. Khái quát văn hóa tâm linh ở Tây Ninh ............................................................... 101.1.1. Phật giáo ........................................................................................................... 101.1.2. Kitô giáo ............................................................................................................ 111.1.3. Đạo Cao Đài ..................................................................................................... 121.1.4. Đạo Hồi ............................................................................................................. 141.1.5. Các đạo khác ..................................................................................................... 151.1.6. Các tín ngưỡng dân gian ................................................................................... 151.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu văn hóa tâm linh ở Tây Ninh ........................... 171.2.1. Ở Việt Nam ........................................................................................................ 171.2.2. Ở tỉnh Tây Ninh ................................................................................................. 191.3. Tổng quan lý luận về nghiên cứu phát triển du lịch tâm linh ở Tây Ninh ........... 201.3.1. Tâm linh, văn hóa tâm linh, du lịch tâm linh .................................................... 201.3.2. Những lĩnh vực cần nghiên cứu phát triển du lịch tâm linh ............................. 271.3.3. Vấn đề khai thác văn hóa tâm linh phục vụ phát triển du lịch ......................... 351.3.4. Vấn đề khai thác văn hóa tâm linh phục vụ phát triển du lịch ở Tây Ninh ...... 36Tiểu kết chương 1........................................................................................................ 381CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG DU LỊCH TÂM LINH Ở TÂY NINH ................. 402.1. Thị trường, khách du lịch tâm linh ở Tây Ninh ................................................... 402.2. Tài nguyên du lịch tâm linh ở Tây Ninh .............................................................. 452.3. Sản phẩm du lịch tâm linh ở Tây Ninh ................................................................ 612.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tâm linh ở Tây Ninh ............................. 632.5. Những điểm, tuyến du lịch tâm linh ở Tây Ninh ................................................. 722.6. Nhân lực phục vụ du lịch tâm linh ở Tây Ninh .................................................... 732.7. Hoạt động xúc tiến du lịch tâm linh ở Tây Ninh.................................................. 752.8. Quản lý hoạt động du lịch tâm linh ở Tây Ninh .................................................. 80Tiểu kết chương 2........................................................................................................ 86CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH Ở TÂY NINH3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ..................................................................................... 873.1.1. Căn cứ pháp lý .................................................................................................. 873.1.2. Căn cứ thực tiễn ................................................................................................ 893.2. Các giải pháp cụ thể ............................................................................................. 913.2.1. Giải pháp phát triển thị trường - khách du lịch tâm linh ở Tây Ninh .............. 913.2.2. Giải pháp phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tâm linh ởTây Ninh ...................................................................................................................... 923.2.3. Giải pháp phát triển sản phẩn du lịch tâm linh ở Tây Ninh ............................. 953.2.4. Giải pháp phát triển nhân lực phục vụ du lịch tâm linh ở Tây Ninh ................ 983.2.5. Giải pháp xúc tiến du lịch tâm linh ở Tây Ninh .............................................. 1013.2.6. Giải pháp quản lý du lịch tâm linh ở Tây Ninh .............................................. 1043.2.7. Giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch tâm linh ở Tây Ninh .............................. 108Tiểu kết chương 3 .....................................................................................................................110KẾT LUẬN .............................................................................................................. 111TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 113PHỤ LỤC ................................................................................................................. 1172DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTBQLBan quản lýCSLTCơ sở lưu trúĐVTĐơn vị tínhGDPGross Domestic ProductTổng sản phẩm nội địaKDLKhách du lịchKNĐKhách nội địaKQTKhách quốc tếLĐTTLao động trực tiếpNXBNhà xuất bảnSVHTT&DL Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịchTNHHTrách nhiệm hữu hạnTTTBTăng trưởng trung bìnhUBNDỦy ban nhân dânUNESCOUnited Nations Educational, Scientific and CulturalOrganizationTổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục củaLiên hợp quốcUNWTOUnited Nations World Tourism OrganizationTổ chức Du lịch Thế giớiUSDĐô la MỹVNĐViệt Nam đồng3DANH MỤC BẢNGBảng 1.1: Thống kê số lượng tín đồ theo Phật giáo ở Tây Ninh ................................ 11Bảng 1.2: Thống kê số lượng tín đồ theo Kitô giáo ở Tây Ninh ................................ 12Bảng 1.3: Thống kê số lượng tín đồ theo đạo Cao Đài ở Tây Ninh ........................... 13Bảng 1.4: Thống kê số lượng tín đồ theo đạo Hồi ở Tây Ninh ................................... 14Bảng 2.1: Hiện trạng khách du lịch đến Tây Ninh, giai đoạn 2012 - 2016 ................ 41Bảng 2.2: Tỉ lệ nhóm tuổi của phiếu điều tra .............................................................. 42Bảng 2.3: Số liệu hiện trạng về cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh,giai đoạn 2012 - 2016 .................................................................................................. 64Bảng 2.4: Hiện trạng lao động trong ngành du lịch tỉnh Tây Ninh,giai đoạn 2013 - 2015 .................................................................................................. 744PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiViệt Nam trong nhiều năm trở lại đây đã và đang định hướng theo các nướcphát triển để phát triển loại hình du lịch tâm linh. Việt Nam với nhiều lợi thế về cácnguồn tài nguyên du lịch phong phú và sự đa dạng về văn hóa, đa dạng về các lễ hộitôn giáo tín ngưỡng, nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật tôn giáo, mỗi miền, mỗivùng, mỗi tỉnh là một nền văn hóa tâm linh khác nhau, vừa đan xen lẫn nhau tạonên sức hút lớn với du khách trong và ngoài nước. Du lịch tâm linh từ lâu đã pháttriển gắn liền với các hoạt động hành hương tại các di tích, danh lam thắng cảnh,chùa, đền… tham gia vào lễ hội văn hóa truyền thống. Du lịch tâm linh ở Việt Namnói chung và du lịch tâm linh ở Tây Ninh nói riêng đã và đang trở thành xu hướngngày càng phổ biến. Tây Ninh đang được nhận định là rất có tiềm năng về phát triểndu lịch, trong đó loại hình du lịch tâm linh là tiêu biểu.Trong dịp dự đại lễ mừng Tây Ninh kỷ niệm 180 năm hình thành và pháttriển, vào ngày 09 tháng 9 năm 2016, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã nhậnđịnh: “So với các địa phương khác trong khu vực, Tây Ninh có những lợi thế vượttrội phát triển về kinh tế là du lịch mà ít tỉnh nào có được”.Trong chuyến thăm và làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh ngày 13/5/2011,Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn đã nhận xét: “Tiềm năng vàthế mạnh của du lịch Tây Ninh là rất rõ, với những lợi thế không phải nơi nào cũngcó như: khu di tích lịch sử quốc gia Trung ương Cục, siêu thị mua sắm miễn thuếcửa khẩu Mộc Bài, khu du lịch Núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng, Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát… Mỗi địa điểm đều có lợi thế để khai thác và phát triển du lịch”.Theo công bố của tổ chức Kỷ lục gia Việt Nam công bố cuối năm 2014 Top10 điểm du lịch tâm linh thu hút khách nhất Việt Nam thì tỉnh Tây Ninh có 2 điểmdu lịch tâm linh đó là khu du lịch Núi Bà Đen (Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen,Khu Di tích Lịch sử văn hóa - Danh thắng và Du lịch Núi Bà Đen) và Tòa ThánhCao Đài Tây Ninh. Với tài nguyên du lịch đa dạng và hấp dẫn, đặc biệt là tàinguyên du lịch tâm linh, Tây Ninh đã chọn phát triển ngành du lịch là ưu tiên đểphát triển kinh tế, ngành du lịch Tây Ninh xác định chọn du lịch tâm linh và du lịch5sinh thái là sản phẩm chính để thu hút các nhà đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịchtâm linh làm thương hiệu cho ngành du lịch Tây Ninh nhằm thu hút du khách, đồngthời là động lực chính thúc đẩy du lịch Tây Ninh phát triển nhanh và mạnh hơn nữa.Nhận định được thế mạnh về du lịch tâm linh từ lâu, tuy nhiên hiện nay dulịch tâm linh ở tỉnh Tây Ninh vẫn chưa thật sự có những bước phát triển tương xứngvới tiềm năng, nguồn lực sẵn có. Bên cạnh đó, du khách đến các điểm du lịch tâmlinh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh như: Đền, chùa, Thánh Thất… chỉ mới dừng lại ởviệc tham quan danh lam thắng cảnh hay quan sát các lễ hội chứ chưa thật sự tìmhiểu những cái hay, cái đẹp, cái hồn của di tích, của lễ hội. Hoạt động du lịch tại cáckhu, tuyến điểm thì đang diễn ra tự phát, thiếu định hướng, chỉ tập trung phát triểnmạnh vào các điểm du lịch lớn như: Núi Bà Đen, Tòa Thánh Tây Ninh… mà chưatập trung thật sự khai thác hết tài nguyên du lịch tâm linh mà tỉnh đang có. Sảnphẩm du lịch và các dịch vụ cung ứng cho loại hình du lịch này chưa hoàn toàn đápứng hết nhu cầu của khách tham quan, khách du lịch. Ngoài ra còn rất nhiều hạn chếtrong công tác quản lý và xúc tiến du lịch…Du lịch tâm linh ở tỉnh Tây Ninh chưa được nghiên cứu đầy đủ, toàn diện.Nhiều vấn đề cụ thể của du lịch tâm linh ở tỉnh Tây Ninh chưa được tìm hiểu. Từmột số hiện trạng trên đề tài luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu phát triển du lịch tâmlinh ở tỉnh Tây Ninh” sẽ góp phần tìm hiểu giá trị và tiềm năng văn hóa tâm linh củatỉnh, khai thác hợp lý và hiệu quả hơn các giá trị di sản văn hóa tâm linh vật thể vàphi vật thể của tỉnh Tây Ninh, góp phần phát triển loại hình du lịch tâm linh của tỉnhTây Ninh nói riêng và loại hình du lịch tâm linh của cả nước nói chung.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứuMục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu khái quát tổng quan về tâmlinh, văn hóa tâm linh, du lịch tâm linh của tỉnh; tìm hiểu, phân tích được thực trạngdu lịch tâm linh ở tỉnh Tây Ninh qua các lĩnh vực cần nghiên cứu như: Nghiên cứutiềm năng, thế mạnh về các nguồn lực của văn hóa tâm linh tỉnh Tây Ninh. Từ đó đềra giải pháp góp phần phát triển loại hình du lịch tâm linh tỉnh Tây Ninh.Để đạt được mục đích trên thì phải tiến hành giải quyết các nhiệm vụ chính:- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các vấn đề liên quan đến tâm linh, đến văn hóa6tâm linh, đến du lịch tâm linh làm nền tảng về lý luận cho việc nghiên cứu, có cáinhìn khái quát và nhận định đúng bản chất của loại hình du lịch tâm linh.- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng khai thác du lịch tâm linh tại khu di tíchlịch sử văn hóa có yếu tố tâm linh, nghiên cứu qua các lĩnh vực như: Thị trườngkhách du lịch tâm linh, tài nguyên du lịch tâm linh, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụdu lịch tâm linh, những tuyến điểm du lịch, nhân lực phục vụ du lịch tâm linh, cáchoạt động xúc tiến du lịch và quản lý hoạt động du lịch tâm linh ở Tây Ninh.- Từ phần nghiên cứu thực trạng du lịch tâm linh tỉnh Tây Ninh đề xuất mộtsố giải pháp cụ thể nhằm góp phần phát triển du lịch tâm linh tỉnh Tây Ninh.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứu- Nghiên cứu tài nguyên văn hóa tâm linh vật thể, phi vật thể;- Nghiên cứu thực trạng khai thác du lịch tâm linh nói riêng và một phần dulịch Tây Ninh nói chung (Cơ sở vật chất phục vụ du lịch, nhân lực du lịch, sảnphẩm du lịch, thị trường khách du lịch, công tác tổ chức, quản lý, hoạt động xúctiến, quảng bá du lịch ở tỉnh Tây Ninh).3.2. Phạm vi nghiên cứu- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu phát triển du lịch tâm linh ở tỉnh Tây Ninh.Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cho loại hình du lịch này.- Phạm vi không gian: Trong khu di tích, chùa, đền, miếu, các công trình tôngiáo... đã được xếp hạng trong địa bàn tỉnh Tây Ninh. Đặc biệt đề tài này nghiêncứu kỹ hai khu, điểm du lịch nổi tiếng tại Tây Ninh là Tòa Thánh Tây Ninh và KhuDi tích Lịch sử văn hóa - Danh thắng và Du lịch Núi Bà Đen. Vì đây là hai nơi thuhút du khách tham gia hoạt động du lịch tâm linh nhiều nhất khi đến với Tây Ninh.- Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu trong bài được thống kê từ năm 2012đến hết năm 2016. Tài liệu, sách tham khảo được xuất bản chủ yếu từ năm 2000 đếnnay, bên cạnh đó còn có một số đầu sách trước năm 2000. Đề tài được thực hiện từtháng 1 năm 2017 đến hết tháng 7 năm 2017.4. Phương pháp nghiên cứu4.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp7Từ nguồn thứ cấp: Trong bài nghiên cứu, việc thu thập dữ liệu thứ cấp thôngqua các nguồn tài liệu trên mạng như: Các trang báo điện tử, tạp chí tôn giáo,website, công trình nghiên cứu khoa học, văn bản pháp quy về du lịch, văn bảnpháp quy về tín ngưỡng tôn giáo…Từ nguồn sơ cấp: Đây là phương pháp nghiêng về lý thuyết nhưng tạo cơ sởlý luận vững chắc để khi thâm nhập vào thực tiễn đảm bảo tìm kiếm được nhữngthông tin đầy đủ, chính xác, hiệu quả hơn.Các đầu sách về du lịch của các nhà xuất bản lớn có uy tín, tác giả có nhiềunăm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu về du lịch và về văn hóa tâm linh. Cácnguồn sách về khoa học du lịch toàn là những sách mới xuất bản trong một thậpniên trở lại nên mang tính tiếp cận cao với khoa học du lịch hiện nay. Bên cạnh đócòn nhiều hạn chế về nguồn sách viết về tâm linh, hầu hết là sách đã được xuất bảnlâu nhưng do vấn đề tâm linh hiện nay còn ít đầu sách nên tác giả vẫn sử dụng cácđầu sách cũ viết về tâm linh nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu.4.2. Phương pháp điều tra xã hội họcSử dụng các kết quả chuyến điều tra khảo sát, phỏng vấn, phát phiếu điều tracho du khách đang tham quan tại các khu điểm du lịch tâm linh tại tỉnh Tây Ninh,tham vấn ý kiến của những nhà quản lý tại khu điểm du lịch tại địa phương. Nhữngthông tin thu thập được từ du khách sẽ là những thông tin khách quan, rất có ích chođề tài nghiên cứu này.4.3. Phương pháp chuyên giaĐược sử dụng nhằm tham khảo ý kiến các nhà chuyên gia về du lịch tâmlinh, các nhà văn hóa, các nhà sư chuyên nghiên cứu về tâm linh. Tham khảo ý kiếnhướng dẫn, nhận định, đánh giá từ những thầy cô giảng viên trong khoa Du lịchhọc; từ những cán bộ công nhân viên chức hiện đang làm việc tại Sở Văn hóa, Thểthao và Du lịch Tây Ninh, Ban Tôn giáo Tây Ninh.4.4. Phương pháp phân tích và tổng hợpPhương pháp phân tích tổng hợp là việc lựa chọn, sắp xếp các nguồn tài liệuthứ cấp và sơ cấp nhằm định hướng chính xác và đầy đủ phục vụ cho mục đích điềutra và nghiên cứu, từ đó tổng hợp thành các quan điểm, nhận xét để đưa ra cái nhìn8khái quát về đối tượng nghiên cứu.Tiến hành phân tích và tổng hợp những thông tin từ các nguồn thu thập tàiliệu đã tìm kiếm, thu thập từ thực tế thông qua việc phát bảng hỏi cho du khách vàkhảo sát thực địa để hoàn thiện từng phần trong luận văn này.5. Bố cục luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và trích dẫn, danh mục từviết tắt, danh mục bảng, phụ lục, phần nghiên cứu của luận văn chia thành 3chương:Chương 1. Tổng quan về văn hóa tâm linh ở tỉnh Tây Ninh và vấn đề pháttriển du lịch tâm linh ở Tây Ninh.Chương 2. Thực trạng du lịch tâm linh ở Tây Ninh.Chương 3. Giải pháp phát triển du lịch tâm linh ở Tây Ninh.6. Đóng góp của luận vănLuận văn đi sâu vào nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tâmlinh của tỉnh Tây Ninh và từ đó đề xuất các giải pháp mang tính thực tế nhằm khaithác tài nguyên du lịch tâm linh của tỉnh cho đúng với tiềm năng mà tỉnh đang có.Việc nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ này sẽ góp phần phát triển loại hìnhdu lịch tâm linh, góp phần hạn chế, ngăn chặn các biểu hiện, hoạt đông tiêu cựctrong phá triển du lịch tâm linh như: mê tính dị đoan, thương mại hóa loại hình dulịch tâm linh Tây Ninh.9Chương 1.TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA TÂM LINH Ở TÂY NINH VÀ VẤN ĐỀPHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH Ở TÂY NINH1.1. Khái quát văn hóa tâm linh ở Tây NinhTừ giữa thế kỷ XVIII, chúa Nguyễn khai phá vùng đất Tây Ninh, từ đó sốlượng người Việt đến vùng đất này ngày càng đông. Người Khơme cũng đến vùngđất này chung sống đoàn kết và góp phần khai khẩn đất hoang.Tiếp đến là người Hoa cũng di cư đến vùng đất này, cũng vào thế kỷ XVIII,người Chăm cũng đã đến vùng đất này, họ đã sống và khai khẩn đất hoang hìnhthành nên cộng đồng dân cư Chăm tỉnh Tây Ninh.Cùng với sự hiện diện của nhiều cộng đồng dân cư trên vùng đất Tây Ninh lànhững tôn giáo, tín ngưỡng gắn liền với các cộng đồng cũng được hình thành và dunhập vào vùng đất này. Hoàn cảnh xã hội phức tạp đời sống kinh tế quá khó khăn,thiên tai, giặc cướp… cùng với vốn hiểu biết của con người còn nhiều hạn chế dođó người dân nơi đây cần sự che chở từ phía thần linh, từ những người có công khaihoang lập địa, tin vào những điều thần bí…[33, tr.291]. Những yếu tố trên tạo nênTây Ninh là vùng hỗn hợp dân cư dân tộc, có nhiều loại hình tôn giáo - tín ngưỡng.Các cơ sở tôn giáo - tín ngưỡng ở đây cũng rất là đa dạng, phong phú như: Đình,miếu, dinh, am, chùa Phật của người Việt, chùa Phật giáo Tiểu thừa của ngườiKhơme, nhà thờ Công giáo, Thánh Thất Cao Đài… [56, tr.474].1.1.1. Phật giáoGiới thiệu về Phật giáo tỉnh Tây NinhĐạo Phật ở Tây Ninh có hai dòng chính: Dòng Tiểu thừa - Nam tông vàdòng Đại thừa - Bắc tông. Năm 1763, chùa Linh Sơn tam bảo trên núi Bà Đen đượctạo dựng bởi Sư tổ Đạo Trung Thiện Hiếu, tục gọi là Tổ Bưng Đỉa, dòng Lâm TếLiễu Quán thường được gọi là Tổ thượng, có lẽ là ngôi chùa Phật giáo xưa nhấttrên đất Tây Ninh. Việc khai sáng ngôi tam bảo này của Sư tổ Đạo Trung ThiệnHiếu đã đặt nền tảng cho sự phát triển của đạo Phật ở Tây Ninh. Đến đầu thế kỷXIX, nhiều đợt di dân quy mô lớn của người Việt từ các nơi đến Tây Ninh và hìnhthành nên một số thôn, làng mới. Song song với hình thành các thôn, làng người10Việt, một số ngôi chùa cũng được xây dựng, tập trung chủ yếu ở các huyện TrảngBàng, Gò Dầu và thành phố Tây Ninh ngày nay, nhằm đáp ứng nhu cầu đời sốngtinh thần, đồng thời khẳng định công cuộc định cư của người Việt trên mảnh đấtnày. Theo thống kê của Ban Tôn giáo tỉnh Tây Ninh thì năm 2006 trên toàn tỉnh có120 cơ sở thờ tự, tính đến tháng 6/2016, toàn tỉnh có 199,530 tín đồ.Bảng 1.1: Thống kê số lượng tín đồ theo Phật giáo ở Tây NinhĐVT: Tín đồNăm2013201420152016Số lượng tín đồ197,292198,730199,240199,530Nguồn: Ban Tôn giáo tỉnh Tây NinhMột số lễ hội Phật giáo ở tỉnh Tây Ninh tiêu biểu như: Lễ cúng Rằm thángGiêng còn gọi lễ Thượng nguyên, lễ Phật đản, lễ An cư Kiết hạ, lễ Vu Lan và mộtsố lễ hội lớn liên quan đến các vị Hòa thượng, Ni sư có đạo hạnh và uy tính trongtỉnh,… đây là những lễ hội được tổ chức trong các ngôi chùa theo Phật giáo Bắctông. Còn những chùa theo Phật giáo Nam tông, ngoài lễ Phật đản còn có lễ An cưKiết hạ, lễ Dâng y Kathina, tổ chức Tết Cổ truyền Chol Chnam Thomay (Lễ chịutuổi hay lễ vào năm mới).Bộ kinh sách đầu tiên của nhà Phật hay còn gọi là bộ thánh điển, là bộ Tamtạng kinh gồm có: Kinh, Luật, Luận. Ngoài những kinh sách Phật giáo của Ấn Độ,thì khi du nhập vào Việt Nam, các nhà tu hành thường dịch lại các bộ kinh, biênsoạn những tác phẩm dựa trên cơ sở của giáo lý cơ bản của Phật.1.1.2. Kitô giáoGiới thiệu về Kitô giáo ở tỉnh Tây NinhĐạo Thiên Chúa đến với vùng đất Tây Ninh sớm nhất vào năm 1837, tại ThaLa (nay thuộc ấp An Hội, xã An Hoà, huyện Trảng Bàng), do linh mục CôximôNguyễn Hữu Trí đứng đầu. Từ năm 1861, họ đạo Tha La phát triển mạnh, mở rộngphát triển ảnh hưởng của đạo ra các điểm lân cận, hình thành thêm một số họ đạo ởthị xã Tây Ninh (Nay là thành phố Tây Ninh), Gò Dầu và những nơi khác trong địabàn tỉnh Tây Ninh. Vào những năm 1954 - 1955, có thêm 04 vạn đồng bào Thiên11Chúa từ miền Bắc đến Tây Ninh, cư trú tập trung ở Bời Lời (Trảng Bàng), TruôngMít (Dương Minh Châu), Bàu Cỏ (Tân Châu), đông nhất là ở huyện Châu Thành.Hiện nay, toàn tỉnh Tây Ninh có 26 nhà thờ Công giáo và 02 nhà thờ TinLành trên địa bàn tỉnh Tây Ninh do Ban Tôn giáo tỉnh Tây Ninh thống kê năm2016, tính đến tháng 6/2016, toàn tỉnh có 39,875 tín đồ (Công giáo và Tin Lành).Tín đồ theo Kitô có hai ngày lễ quan trọng là: Lễ Thiên Chúa giáng sinh và lễ PhụcSinh. Giáo lý sơ khai của Kitô giáo chủ trương rằng mọi người đều bình đẳng trướctôn giáo, bình đẳng trước Chúa. Giáo lý của đạo Kitô được thể hiện trong các bộKinh Thánh.Bảng 1.2: Thống kê số lượng tín đồ theo Kitô giáo ở Tây NinhĐVT: Tín đồNăm2013201420152016Số lượng tín đồ Công giáo37,09538,20838,64038,595Số lượng tín đồ theo đạo Tin Lành1,1271,1941,2021,280Tổng số tín đồ38,22239,40239,81439,875Nguồn: Ban Tôn giáo tỉnh Tây Ninh1.1.3. Đạo Cao ĐàiLịch sử hình thành đạo Cao Đài: Đạo Cao Đài ra đời ở Tây Ninh vào đêmGiáng sinh năm 1925, được chính quyền đương thời chính thức công nhận vàotháng 10/1926, đạo ra mắt tại ngôi chùa Gò Kén, tên chữ là Từ Lâm Tự ở Tây Ninh,cách thành phố Tây Ninh khoảng 05 km. Đạo Cao Đài với tên gọi đầy đủ là “ĐạiĐạo Tam Kỳ Phổ Độ”, với hy vọng kết hợp và hòa đồng các tôn giáo trước đó, theotư tưởng “Tam giáo đồng nguyên, ngũ chi hiệp nhất”. Tháng 3/1927, Tòa ThánhCao Đài dời từ Gò Kén về xây dựng quy mô lớn hơn tại khuôn viên Tòa Thánh CaoĐài hiện nay ở huyện Hòa Thành. Đến tháng 5/1937, Tòa Thánh được xây dựng cơbản hoàn tất. Tòa Thánh Cao Đài là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếngđược xây dựng trong 01 khuôn viên rộng khoảng 01 km2. Nổi bậc trong quần thểkiến trúc là đền Thánh, với những đặc trưng tiêu biểu cho kiến trúc đền, chùa củatôn giáo Cao Đài, công trình thể hiện sự hòa hợp giữa kiến trúc Á Đông và phươngTây. [21, tr.339].12Địa bàn hoạt động của đạo Cao Đài rất rộng lớn, chủ yếu là ở các địaphương: Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, Cần Thơ, Cà Mau, Hà Tiên, Lâm Đồng,Long Xuyên (Tỉnh An Giang)… Di sản văn hóa quan trọng nhất của đạo Cao Đàiđóng góp cho phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam nói chung và du lịch tâm linh ởtỉnh Tây Ninh nói riêng. Những công trình kiến trúc, mĩ thuật khá độc đáo, đượcxây dựng rất nhiều ở nhiều nơi với một kiểu dáng tương tự với Tòa Thánh Tây Ninh[27, tr.199], ngoài ra còn các nghi lễ, ban nhạc lễ…Theo thống kê của Ban Tôn giáo tỉnh Tây Ninh (Năm 2016) thì hiện nay trênđịa bàn tỉnh có 135 cơ sở thờ tự bao gồm cả các Thánh thất và các Điện thờ PhậtMẫu. Nơi thờ chính của đạo là Tòa Thánh Tây Ninh còn được gọi là Đền Thánh cóvị trí tọa lạc tại huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Cách trung tâm thành phố TâyNinh khoảng 04 km về phía Đông - Nam. Nơi đây là nơi thu hút tín đồ, du kháchđến tham quan nhiều nhất trong số các cơ sở thờ tự của đạo Cao Đài, cũng là nơicác tín đồ thường hành hương về vào các dịp lễ hội và nơi đây là nơi tổ chức các lễhội quan trọng nhất của đạo Cao Đài. Hiện nay, tín đồ theo đạo Cao Đài là đôngnhất ở Tây Ninh. Đạo Cao Đài là tôn giáo ra đời tại địa phương, giáo lý gần gũi vớitập quán người dân, thu nạp tín đồ thuộc nhiều thành phần có lòng hướng đạo, dođó số lượng tín đồ phát triển nhanh chóng. Đến năm 2016 toàn tỉnh có 559,877 tínđồ theo đạo.Bảng 1.3: Thống kê số lượng tín đồ theo đạo Cao Đài ở Tây NinhĐVT: Tín đồNăm2013201420152016Số lượng tín đồ460,027485,008513,602559,877Nguồn: Ban Tôn giáo tỉnh Tây NinhĐạo Cao Đài có nhiều lễ hội, lễ thức, chẳng hạn: Một số lễ thức có liên quanđến vòng đời (Lễ tắm Thánh, lễ nhập môn, lễ hôn phối, lễ tang…); lễ giỗ hội; lễ SócVọng; lễ kỷ niệm các bậc Giáo tổ; lễ kỷ niệm ngày Khai Minh Đại Đạo và quantrọng nhất là Đại lễ vía đức Chí Tôn và Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung là hai đại lễmà các tín đồ Cao Đài từ các nơi trở về tham dự. Giáo lý đạo Cao Đài được xâydựng dựa trên tám chữ “Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ” thể hiện tư tưởng giáo13lý căn bản của đạo Cao Đài. Đạo Cao Đài là tôn giáo toàn vẹn nhất về Đấng TốiCao, là tôn giáo của mọi tôn giáo, thâu tóm và dung nạp mọi tôn giáo trên thế giới[27, tr.197]. Đạo Cao Đài với tôn chỉ “Tam Giáo Quy Nguyên Ngũ Chi Phục Nhất”đã không chỉ dung hợp Tam Giáo mà còn dung hợp cả vạn giáo và các học thuyếtĐông Tây kim cổ. Các yếu tố ngoại sinh này được đạo Cao Đài vận dụng phù hợpvới truyền thống văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, đối tượng thờ chủ yếu và trên hết củatín đồ đạo Cao Đài là hình Mắt trái hay còn gọi là Thiên nhãn (Bên trái là dương =trời, tượng trưng cho con mắt của trời). Mắt trời là thống nhất ở khắp mọi nơi, làsản phẩm của tinh thần tổng hợp vạn giáo. Biểu tượng này còn mang ý nghĩa là nhìnđời, nhìn sự vật bằng trái tim bởi vì nó nằm bên trái.1.1.4. Đạo HồiĐạo Hồi hình thành ở Tây Ninh (Hồi giáo Islam) gắn liền với quá trình địnhcư của cộng đồng người Chăm từ giữa thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX. Năm 1755,căm phẫn sự ngược đãi của vua Chân Lạp, hơn 5,000 đồng bào người Chăm đã quythuận triều Nguyễn, theo chân Ký lục Nguyễn Cư Trinh đến vùng đất Tây Ninh,sống tập trung ở khu vực chân núi Bà Đen. Cho đến những năm trước thế kỷ XIX,có thêm những lớp di dân người Chăm đến định cư ở Tây Ninh và họ cũng theo Hồigiáo Islam. Ở Tây Ninh hiện nay có 02 thánh đường và 03 tiểu thánh đường xâydựng tại các khu cư trú tập trung của cộng đồng người Chăm. Đạo Hồi ở Tây Ninhhiện nay chiếm 0.4% dân số toàn tỉnh (Theo số liệu thống kê năm 2016), tập trungchủ yếu ở khu phố II - phường I - thành phố Tây Ninh, xã Tân Hưng và xã SuốiDây thuộc huyện Tân Châu, xã Thạnh Bình thuộc huyện Tân Biên.Bảng 1.4: Thống kê số lượng tín đồ theo đạo Hồi ở Tây NinhĐVT: Tín đồNăm2013201420152016Số lượng tín đồ3,7373,7373,7373,785Nguồn: Ban Tôn giáo tỉnh Tây NinhSinh hoạt tôn giáo của người dân theo đạo Hồi ở tỉnh Tây Ninh được thựchiện khá quy cũ, chặt chẽ, hằng năm tổ chức lễ sinh nhật Thiên sứ Muhammad,tháng Chay Ramađan, lễ Hiến tế…14Giáo lý của đạo Islam thể hiện trong các bộ kinh. Đạo Islam có ba quyểnkinh: Kinh Coran, Kinh Sinna, Kinh Hađích.1.1.5. Các đạo khácĐạo Hòa Hảo ở Tây Ninh: Theo số liệu thống kê của Ban Tôn giáo tỉnh TâyNinh thì năm 2015 chỉ có 17 tín đồ theo đạo Hòa Hảo và số lượng tín đồ tăng lên215 tín đồ vào năm 2016, đạo Hòa Hảo không chủ chương xây dựng chùa chiền,nơi thờ tự mà chủ yếu là thờ tại nhà do vậy chưa có số liệu thống kê cơ sở thờ tựcủa đạo Hòa Hảo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Đạo Hòa Hảo là một tôn giáo dân tộc,thực chất nó là một phái Phật giáo được dân tộc hóa trong một giai đoạn lịch sử cụthể, về giáo lý đó là sự kết hợp tư tưởng Thiền Lâm Tề, Trúc Lâm và cả tư tưởngTịnh Độ Tông. Đây là Phật giáo có tinh thần Đại thừa. Giáo lý của đạo Hòa Hảo làsự kết hợp giữa giáo lý Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, có tính khuyếnthiện, rất gần gũi với tâm lý dân gian. Giáo lý Hòa Hảo được thể hiện trong nhữngbài sấm kệ do Huỳnh Phú Sổ biên soạn, bao gồm 02 phần: Sấm Giảng giáo lý vàThi Văn giáo lý.Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam ở Tây Ninh: Là một tổ chức tôn giáo - xãhội dựa trên nền tảng là Phật giáo nhưng độc lập với Giáo hội Phật giáo ViệtNam hoạt động với phương châm hành đạo là “Tu học - hành thiện - ích nước - lợidân”. Theo thống kê của Ban Tôn giáo tỉnh Tây Ninh thì năm 2016, trên địa bàntỉnh Tây Ninh có 01 hội quán (Cơ sở thờ tự) và 40 tín đồ theo đạo. Về lễ tiết, Tịnhđộ Cư sĩ Phật hội Việt Nam hành lễ đơn giản nhưng thành kính. Hàng năm có haingày lễ lớn là lễ Phật đản (8/4 Âm lịch) và lễ kỷ niệm ngày viên tịch của Đức TôngSư Minh Trí (Ngày 23/8 Âm lịch). Hàng tháng vào ngày mùng một và mười lăm âmlịch là những ngày lễ Sóc Vọng, làm lễ Quy y cho tín đồ mới nhập đạo và thuyếtgiảng giáo lý. Ngoài ra giáo hội còn tổ chức những ngày lễ chung của đạo Phậtnhư: Tết Nguyên tiêu, lễ Vu Lan…1.1.6. Các tín ngưỡng dân gianThờ cúng ở đình làng: Đình làng ở Tây Ninh cũng như nhiều nơi khácthuộc Nam bộ thường thờ “Thành Hoàng bổn cảnh”. Đây là cái tên gọi chung củacác vị thần được thờ ở đình làng, từng là người có công khai phá, lập làng lúc ban15đầu hoặc là những người có công trạng gắn với làng được dân gian tôn thờ. Về sau,nhà nước phong kiến đã công nhận và sắc phong các vị đó là Thành Hoàng bổncảnh. Một số đình ở Tây Ninh tới nay vẫn còn giữ được các sắc phong của triềuNguyễn như đình Hiệp Ninh, đình Gia Lộc. Ngoài việc thờ Thành Hoàng bổn cảnhcòn thờ: Hữu ban, Tả ban, Tiền hiền, Hậu hiền, Thổ địa, Thần nông và còn thờ ÔngTà của người Khơme, thờ Thánh Mẫu Diêu Trì, thờ Bà Chúa Xứ… Đình làng hằngnăm tổ chức các lễ như: lễ hội Kỳ yên (Ngày 16/3 Âm lịch tại đình Hiệp Ninh, ngày16/11 Âm lịch tại đình Thái Bình, ngày 14 đến 16 tháng 3 Âm lịch tại đình GiaLộc), lễ thỉnh sắc thần, lễ khởi đầu… [56, tr.499].Thờ Quan lớn Trà Vong: Tập tục thờ cúng Quan lớn Trà Vong tức ba anhem ông Huỳnh Công Giản, Huỳnh Công Thắng, Huỳnh Công Nghệ là các quan đạithần được triều đình Huế bổ nhiệm vào trấn giữ tại vùng đất Tây Ninh vào năm1749. Lễ hội Quan lớn Trà Vong gần giống như lễ hội Kỳ yên ở các đình Nam bộvà trong khu vực tỉnh Tây Ninh. Lễ hội được tổ chức hằng năm với sự tham dựđông đảo của nhân dân trong ngoài địa phương từ tháng 02 đến tháng 4 Âm lịch.Ngày 12/2 Âm lịch là ngày giỗ Quan lớn Trà Vong, các ngày 15 và 16 tháng 02 Âmlịch lễ hội được tiến hành, bên cạnh tưởng nhớ vị công thần họ Huỳnh ngày trướccòn có các nghi thức cầu an. Nội dung của lễ hội là thể hiện đạo lý uống nước nhớnguồn của dân tộc, bày tỏ lòng biết ơn đối với công lao của Quan lớn Trà Vong vàcác anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì nước vì dân [6, tr.174].Thờ cúng các nữ thần: Thờ cúng các nữ thần là một hiện tượng tín ngưỡngphổ biến ở vùng đất Tây Ninh và cũng đã có từ khá lâu đời, cùng với sự định cư củacác lớp dân cư ở Tây Ninh. Ở Tây Ninh có khá nhiều đền, miễu hoặc được thờchung trong các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo khác, thờ Linh Sơn Thánh Mẫu (Điệnthờ xây ngay bên trong hang núi Bà Đen, lễ Vía Bà được tổ chức long trọng hằngnăm vào tháng 5 Âm lịch), Ngũ Hành (Ở Tây Ninh việc thờ Ngũ Hành nươngnương được tổ chức tại các miếu thờ Bà và ở một vài nơi đình, miếu thờ các thầnlinh khác), thờ Bà Chúa Xứ (Có gốc từ núi Sam - Châu Đốc, ở Tây Ninh việc thờBà Chúa Xứ ở một vài nơi huyện Châu Thành, Hòa Thành, thành phố Tây Ninh, giỗBà vào ngày 24 đến 26 tháng 4 Âm lịch)…16Thờ cúng Ông Tà: Một phần đất Tây Ninh, vùng gần biên giới Việt Nam Campuchia có người Khơme sinh sống. Mối quan hệ văn hóa giữa hai dân tộc Việt Khơme đã được thể hiện trong việc thờ cúng Ông Tà. Việc thờ cúng Ông Tà gópthêm một nét độc đáo khác cho loại hình tín ngưỡng dân gian của người Khơme ởTây Ninh. Văn hóa thờ cúng Ông Tà khi đến vùng đất Tây Ninh đã được Việt hóavà kết hợp với tín ngưỡng dân gian của người Việt tạo nên một nét văn hóa mới,hòa hợp với văn hóa của người Việt.Thờ cúng của người Hoa: Miếu Quán Thánh và Thiên Hậu là nơi thu hútđông đảo người Hoa, người Việt gốc Hoa đến thờ cúng, nhất là ngày Rằm hằngtháng. Ngày vía Ông ở miếu Quán Thánh Tây Ninh là ngày 13 tháng Giêng Âmlịch, Còn vía Bà là ngày 23 tháng 3 Âm lịch.Thờ cúng trong gia đình của người dân ở Tây Ninh: Bên cạnh hình thứctín ngưỡng mang tính cộng đồng, người dân Tây Ninh còn tổ chức thờ cúng tronggia đình, dòng họ riêng của mình như: Thờ ông bà tổ tiên; thờ liệt sĩ, tử sĩ, ngườitrong gia đình; thờ Táo Quân; thờ Trời; thờ Linh Sơn Thánh Mẫu tại gia.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu văn hóa tâm linh ở Tây Ninh1.2.1. Ở Việt NamVề vấn đề du lịch văn hóa đã có nhiều tác giả, nhà nghiên cứu tiến hànhnghiên cứu và đã xuất bản nhiều cuốn sách hay nói về văn hóa du lịch và du lịchvăn hóa như: PGS.TS Trần Thúy Anh (Chủ biên) với Giáo trình Du lịch văn hóa(2014), PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng nhà nghiên cứu chuyên về các vấn đề liênquan đến văn hóa du lịch, văn hóa quản lý và kinh doanh du lịch, quyển sách Vănhóa Du lịch được xuất bản gần đây nhất là vào năm 2016 mang nhiều kiến thứckhoa học về văn hóa du lịch. Tác giả Phan Huy Xu và Võ Văn Thành với Bàn vềvăn hóa du lịch Việt Nam (2016). Đây đề là những nguồn tài liệu hữu ích, thamkhảo cho đề tài luận văn này.Về vấn đề văn hóa và tâm linh, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu như:Nguyễn Đăng Duy với Văn hóa tâm linh (2001), Văn hóa tâm linh Nam Bộ (1997),Nguyễn Duy Hinh với Tâm linh Việt Nam (2001), Nguyễn Văn Tân với Cẩm nangdu lịch văn hóa tâm linh Việt Nam (2014)… Các công trình nghiên cứu trên tuy17chưa trực tiếp đề cập đến vấn đề du lịch tâm linh mà chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu,đưa ra lý luận về văn hóa và văn hóa tâm linh của người Việt Nam, song đây lànguồn tài liệu rất bổ ích để người viết kế thừa phục vụ cho việc nghiên cứu đề tàiluận văn này.Đề cập trực tiếp và chuyên sâu về vấn đề du lịch tâm linh thì ngày càng cónhiều các hội thảo, hội nghị khoa học về phát triển du lịch tâm linh do Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch chủ trì như: Hội thảo Phát triển tuyến du lịchtâm linh Hà Nội - Hưng Yên - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình - Hà Nam năm2015 được tổ chức thành công tại Ninh Bình. Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vìsự phát triển bền vững, Ninh Bình ngày 21 - 22/11/2013. Ngày 24/12/2015, Phânviện Nghiên cứu Phật học tại Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Văn hóa Hà Nộitổ chức hội thảo khoa học với chủ đề Quản lý hoạt động du lịch tâm linh trong bốicảnh hiện nay tại chùa Phật Tích (tỉnh Bắc Ninh).Hay các Hội thảo về Phật giáo trong những năm gần đây đều có những thamluận hoằng pháp về các vấn đề liên quan đến du lịch tâm linh như Thượng tọa ThíchĐạt Đạo (2010), Hoằng pháp với vấn đề du lịch tâm linh tại Hội thảo Hoằng pháptoàn quốc năm 2010 tại Kiên Giang, diễn ra từ ngày 05/5/2010 đến hết ngày09/5/2010.Trong báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2011 - 2012với tên đề tài: Nghiên cứu loại hình du lịch tâm linh ở Việt Nam (2013) đã góp phầngiúp khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa tín ngưỡng, tăng cường phát triển dulịch tâm linh nói riêng và du lịch văn hóa nói chung phù hợp với định hướng chiếnlược phát triển du lịch Việt Nam và đường lối chính sách về tôn giáo của Đảng vàNhà nước.Đề cập trực tiếp đến hoạt động du lịch tâm linh từ đề tài luận văn thạc sĩ,khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, có luận văn cao học của Đoàn Thị Thùy Trangtrường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn Tìm hiểu hoạt động du lịch văn hóatâm linh của người Hà Nội (Khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa) đã hệ thống cáccơ sở lý luận về du lịch tâm linh và đánh giá nhu cầu du lịch tâm linh trên địa bànHà Nội, đồng thời khảo sát tài nguyên và các hoạt động du lịch tâm linh tiêu biểu18trên địa bàn quận Đống Đa. Đề tài Luận văn thạc sĩ du lịch Phát triển du lịch tâmlinh ở Lạng Sơn của học viên Trần Thị Bích Hạnh, đề tài khóa luận tốt nghiệp đạihọc Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh An Giang của sinh viênTrần Cao Sang và còn rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về du lịch tâm linh đượctiến hành nghiên cứu cho thấy được sự quan tâm nhiều từ phía những nhà nghiêncứu về mảng du lịch tâm linh, các nhà làm du lịch tâm linh, của các cấp lãnh đạo vềloại hình du lịch này.1.2.2. Ở tỉnh Tây NinhĐề tài nghiên cứu về phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh như đề tài luận vănthạc sĩ du lịch (2014) của học viên Phạm Thị Sương nghiên cứu về Phát triển dulịch tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.Gần đây nhất là vào ngày 31/7/2017, tỉnh Tây Ninh đã tổ chức thành côngHội thảo quốc tế: Du lịch Tây Ninh, Tiềm năng - Lợi thế - Cơ hội phát triển vớimục tiêu trưng cầu ý kiến tư vấn, học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia, các địaphương, nhà đầu tư du lịch trong và ngoài nước nhằm định hướng phát triển du lịchđạt hiệu quả cao, trong đó có phát triển loại hình du lịch tâm linh.Phần lớn những đề tài nghiên cứu và tham luận trong hội thảo chủ yếu lànghiên cứu về tổng thể ngành du lịch tỉnh Tây Ninh nhưng chưa có đi sâu vàonghiên cứu từng lĩnh vực cụ thể về tâm linh.Hai công trình nghiên cứu về văn hóa tâm linh của tỉnh, một là đề tài luậnvăn thạc sĩ du lịch (2014) của học viên Nguyễn Thị Minh Thư là nghiên cứu về vănhóa tôn giáo với tên đề tài “Phát huy giá trị văn hóa Cao Đài trong hoạt động dulịch (Qua nghiên cứu trường hợp Tòa Thánh Tây Ninh)”, đề tài này chỉ nghiên cứuvề văn hóa Cao Đài trong hoạt động du lịch mà văn hóa Cao Đài này chỉ là mộtphần của văn hóa du lịch tâm linh tỉnh Tây Ninh. Hai là cuốn sách “Tìm hiểu Phậtgiáo và tín ngưỡng dân gian ở Tây Ninh” (2014) do Hòa thượng Thích Niệm Thớichủ biên và nhà báo, nhà thơ Phan Kỷ Sửu biên soạn, cuốn sách này chủ yếu nói vềvăn hóa tâm linh của Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian trên vùng đất Tây Ninhmà chưa nói về vấn đề du lịch.Vì vậy mà đề tài luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu phát triển du lịch tâm linh ở19tỉnh Tây Ninh” kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó và phát triển thêm, mởrộng thêm nhằm hoàn chỉnh thêm những lý luận về du lịch tâm linh tỉnh Tây Ninhvà mở ra một hướng phát triển mới cho du lịch tâm linh tỉnh Tây Ninh nói riêng vàngành du lịch Tây Ninh nói chung.1.3. Tổng quan lý luận về nghiên cứu phát triển du lịch tâm linh ở Tây Ninh1.3.1. Tâm linh, văn hóa tâm linh, du lịch tâm linh1.3.1.1. Khái niệm tâm linha) Một số khái niệm liên quanKhái niệm tín ngưỡngTheo Điều 2, Luật Tín ngưỡng - tôn giáo (2016): “Tín ngưỡng là niềm tincủa con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tậpquán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng”.Ngô Đức Thịnh đã đưa ra quan điểm rõ ràng hơn: “Tín ngưỡng được hiểu làniềm tin của con người vào cái gì đó thiêng liêng, cao cả, siêu nhiên, hay nói gọnlại là niềm tin, ngưỡng vọng vào cái thiêng, đối lập với cái trần tục, hiện hữu mà tacó thể sờ mó, quan sát được. Có nhiều loại niềm tin, nhưng ở đây niềm tin của tínngưỡng là niềm tin vào cái thiêng liêng. Do vậy, niềm tin vào cái thiêng thuộc vềbản chất của con người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của conngười, cũng giống như đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng sốngtình cảm” [14, tr.16].Khái niệm tôn giáo“Tôn giáo” bắt nguồn từ từ thuật ngữ “Religion” (Tiếng Anh) và “Religion”lại xuất phát từ thuật ngữ “Legere” (Tiếng Latinh) có nghĩa là thu lượm thêm sứcmạnh siêu nhiên.Theo Điều 2, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo (2016): “Tôn giáo là niềm tin củacon người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ,giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức”.“Tôn giáo là khái niệm chỉ niềm tin, sự kính ngưỡng của con người vào thếgiới siêu nhiên, hay chỉ mối ràng buộc, liên hệ giữa con người với thế giới hư ảo,giữa trần thế với thế giới thần linh” [27, tr.167].20Tôn giáo là một hệ thống quan niệm tín ngưỡng, sùng bái một hay nhiều vịthần và những nghi lễ đã thể hiện sự sùng bái ấy. Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằngtôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiệnthực khách quan. Qua sự phản ánh của tôn giáo, những sức mạnh tự phát trong tựnhiên, xã hội đều trở thành bí ẩn, những sức mạnh của thế gian trở thành sức mạnhcủa siêu thế gian.Khái niệm tâm linh“Tâm linh là thể nghiệm của con người (tâm) về cái thiêng (linh) trong tựnhiên và xã hội thông qua sống trải, thuộc dạng ý thức tiền lôgic không phân biệtthiện ác” [15, tr.52].“Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tinthiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tinthiêng liêng ấy được đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm” [17, tr.14].“Trong đời sống con người, ngoài mặt hiện hữu còn có mặt tâm linh. Về mặtcá nhân đã như vậy, về mặt cộng đồng (gia đình, làng xã, dân tộc) cũng như vậy.Nếu mặt hiện hữu của đời sống con người có thể nhận thức qua những tiêu chuẩncụ thể sờ mó được, thì về mặt tâm linh bao giờ cũng gắn với cái gì đó rất trừutượng, rất mông lung lại không thể thiếu được ở con người. Con người sở dĩ trởthành con người một phần căn bản là do nó có đời sống tâm linh. Nghĩa là tuântheo những giá trị bắt nguồn từ cái linh thiêng, cái bí ẩn, những giá trị tạo thànhđời sống tâm linh của nó” [9, tr.36].b) Bản chất của tâm linhThứ nhất, tâm linh là một hình thái ý thức của con người, tâm linh gắn liềnvới ý thức con người và chỉ có ở con người. Trong cuộc sống của các loài vật khôngcó sự tồn tại của tâm linh.Thứ hai, nói đến tâm linh là nói đến những gì trừu tượng, cao cả, vượt quácảm nhận của tư duy thông thường. Trong cuộc sống có những sự vượt quá khảnăng cảm nhận của tư duy thông thường, những điều khác thường mà không gì giảithích nổi với nhận thức của trí não. Song, chúng ta cũng không nên “thần bí hóa”khái niệm tâm linh, gắn cho nó những đặc tính cao siêu, phi thường.21

Tài liệu liên quan

  • Nghiên cứu phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh phú thọ (tóm tắt) Nghiên cứu phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh phú thọ (tóm tắt)
    • 28
    • 647
    • 1
  • Nghiên cứu phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh phú thọ Nghiên cứu phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh phú thọ
    • 198
    • 1
    • 9
  • tiềm năng và định hướng phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh tây ninh tiềm năng và định hướng phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh tây ninh
    • 182
    • 1
    • 5
  • ĐỀ CƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘI NGUỒN Ở TỈNH PHÚ THỌ ĐỀ CƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘI NGUỒN Ở TỈNH PHÚ THỌ
    • 53
    • 787
    • 8
  • Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
    • 143
    • 629
    • 4
  • NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN DU LỊCH tâm LINH  tại TRUNG tâm văn hóa HUYỀN TRÂN NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN DU LỊCH tâm LINH tại TRUNG tâm văn hóa HUYỀN TRÂN
    • 81
    • 1
    • 14
  • NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN DU LỊCH tâm LINH tại TRUNG tâm văn hóa HUYỀN TRÂN NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN DU LỊCH tâm LINH tại TRUNG tâm văn hóa HUYỀN TRÂN
    • 82
    • 871
    • 3
  • Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
    • 15
    • 1
    • 4
  • Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh
    • 15
    • 378
    • 0
  • Nghiên cứu phát triển du lịch tâm linh ở tỉnh tây ninh Nghiên cứu phát triển du lịch tâm linh ở tỉnh tây ninh
    • 125
    • 3
    • 22

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.71 MB - 125 trang) - Nghiên cứu phát triển du lịch tâm linh ở tỉnh tây ninh Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tiểu Luận Về Du Lịch Tâm Linh