Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh Tại Tỉnh Sóc Trăng

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại tỉnh sóc trăng
  • pdf
  • 106 trang
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ THỊ NGỌC HIỀN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TẠI TỈNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành Mã số ngành: 52340103 THÁNG 8 – NĂM 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ THỊ NGỌC HIỀN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TẠI TỈNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành Mã số ngành: 52340103 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN THỊ TÚ TRINH THÁNG 8 – NĂM 2014 LỜI CẢM TẠ Lời đầu tiên, em xin cảm ơn tất cả các Thầy, Cô ở Bộ môn Quản trị dịch vụ Du Lịch và Lữ Hành, Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức bổ ích và những kinh nghiệm học tập quý báu giúp em vững vàng hơn trong suốt quá trình làm luận văn. Qua đây em cũng muốn được gởi lời cảm ơn đến các du khách tại Sóc Trăng đã luôn sẵn lòng dành thời gian quý báu của họ để tiếp nhận bài khảo sát. Nghiên cứu chắc chắn sẽ không thể được tiến hành thuận lợi nếu không có sự giúp đỡ của họ. Với vốn kiến thức có được, em đã áp dụng để hoàn thành luận văn của mình với đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hoá tâm linh tỉnh Sóc Trăng”. Ngoài nỗ lực của chính bản thân, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Cô Nguyễn Thị Tú Trinh. Từ lúc hình thành ý tưởng luận văn cho đến khi hoàn thành, cô đã truyền đạt những kiến thức chuyên môn cũng như những kinh nghiệm, những góp ý vô cùng quý báu để giúp em hoàn thành luận văn của mình. Cuối cùng, em xin kính chúc Cô dồi dào sức khỏe và công tác tốt! Cần Thơ, ngày tháng năm 2014 Người thực hiện LÊ THỊ NGỌC HIỀN i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày tháng năm 2014 Người thực hiện LÊ THỊ NGỌC HIỀN ii MỤC LỤC CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ........................................................................... 1 1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................. 2 1.2.1 Mục tiêu chung.............................................................................. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể.............................................................................. 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................................................................... 3 1.3.1 Không gian nghiên cứu................................................................... 3 1.3.2 Thời gian nghiên cứu...................................................................... 3 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..... 4 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................. 4 2.1.1 LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN DU LỊCH....................................... 4 2.1.1.1 Khái niệm về du lịch ................................................................ 4 2.1.1.2 Định nghĩa về khách du lịch..................................................... 6 2.1.2 Ý nghĩa của du lịch đối với phát triển kinh tế-xã hội....................... 7 2.1.3 Động cơ du lịch .............................................................................. 7 2.1.4 Văn hoá tâm linh và sản phẩm du lịch văn hoá tâm linh................. 8 2.1.4.1 Văn hoá.................................................................................... 8 2.1.4.2 Tâm linh và khách du lịch tâm linh .......................................... 9 2.1.4.3 Văn hoá tâm linh.................................................................... 10 2.1.4.4 Du lịch văn hoá tâm linh ....................................................... 11 2.1.5 Những đặc điểm của du lịch văn hoá tâm linh .............................. 11 2.1.5.1 Mục đích của du lịch văn hoá tâm linh ................................... 11 2.1.5.2 Những hoạt động du lịch tâm linh chủ yếu ............................ 12 2.1.6 Du lịch tôn giáo và du lịch văn hoá tâm linh................................ 12 2.1.6.1 Du lịch tôn giáo ..................................................................... 12 2.1.6.2 Du lịch văn hoá tâm linh ........................................................ 12 2.1.7 Vai trò và ý nghĩa của việc phát triển du lịch văn hoá tâm linh .... 13 iii 2.1.8 Mối quan hệ giữa văn hoá tâm linh và du lịch.............................. 13 2.1.9 Sự hài lòng của khách hàng .......................................................... 14 2.1.10 Hình ảnh điểm đến ..................................................................... 14 2.1.11 Rủi ro cảm nhận ......................................................................... 15 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................ 20 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ............................................. 20 2.2.1.1 Phương pháp khảo sát thực địa.............................................. 20 2.2.1.2 Phương pháp thống kê – biểu đồ ........................................... 20 2.2.1.3 Phương pháp điều tra xã hội học ........................................... 20 2.2.1.4 Phương pháp bản đồ.............................................................. 21 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu....................................................... 21 2.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp ........................................................ 21 2.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp.......................................................... 21 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ...................................................... 21 2.2.4 Thang đo Liker 5 mức độ ............................................................. 23 2.2.5 Xác định kích thước mẫu và phương pháp chọn mẫu................... 24 CHƯƠNG 3 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ TÂM LINH TỈNH SÓC TRĂNG......................................................................... 25 3.1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TỈNH SÓC TRĂNG .............................. 25 3.1.1 Tổng quan về tỉnh Sóc Trăng........................................................ 25 3.1.1.1 Vị trí địa lý............................................................................. 25 3.1.1.2 Đặc điểm địa hình ................................................................. 25 3.1.1.3 Khí hậu ................................................................................. 25 3.1.2 Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng ................................. 26 3.1.3 Tình hình du lịch tỉnh Sóc Trăng .................................................. 27 3.1.3.1 Khách du lịch........................................................................ 28 3.1.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật........................................................... 29 3.1.3.3 Doanh thu ............................................................................. 31 3.1.3.4 Nguồn nhân lực du lịch ......................................................... 31 iv 3.1.3.5 Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch ................. 32 3.2 TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HOÁ TÂM LINH TỈNH SÓC TRĂNG.................................................................................. 33 3.2.1 Chùa............................................................................................. 33 3.2.2 Lễ hội .......................................................................................... 34 3.3 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ TÂM LINH TỈNH SÓC TRĂNG............................................................................................ 36 CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DU LỊCH VĂN HOÁ TÂM LINH TẠI TỈNH SÓC TRĂNG ................................................................ 39 4.1 THÔNG TIN MẪU ĐIỀU TRA........................................................... 39 4.1.1 Thông tin phiếu điều tra................................................................ 39 4.1.2 Thông tin đối tượng nghiên cứu.................................................... 39 4.2 KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO BẰNG HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA........................................................................... 46 4.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DU LỊCH VĂN HOÁ TÂM LINH TỈNH SÓC TRĂNG............................................................................................ 47 4.3.1 Đánh giá của du khách về điều kiện phát triển du lịch văn hoá tâm linh tỉnh Sóc Trăng................................................................................ 47 4.3.2 Sự khác biệt trong đánh giá các nhóm tiêu chí của các nhóm đối tượng khảo sát theo yếu tố đặc điểm cá nhân......................................... 50 4.3.2.1 Sự khác biệt trong đánh giá cơ sở lưu trú ở tỉnh Sóc Trăng .... 50 4.3.2.2 Sự khác biệt trong đánh giá giá cả các loại dịch vụ ................ 51 4.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ HẤP DẪN CỦA CÁC ĐIỂM DU LỊCH VĂN HOÁ TÂM LINH TỈNH SÓC TRĂNG ............................................ 53 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................. 55 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ TÂM LINH TỈNH SÓC TRĂNG ................................ 57 5.1 NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG MẶT HẠN CHẾ TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................ 57 5.1.1 Những mặt đạt được ..................................................................... 57 5.1.2 Những mặt hạn chế....................................................................... 57 v 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TỈNH SÓC TRĂNG ....................................................................... 58 5.2.1 Nhóm giải pháp tổng thể............................................................... 58 5.2.1.1 Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch ...................... 58 5.2.1.2 Huy động nguồn vốn, tuyên truyền quảng bá du lịch.............. 59 5.2.1.3 Đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực.................................... 60 5.2.1.4 Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh.......... 61 5.2.1.5 Đầu tư, tôn tạo và bảo tồn các tài nguyên du lịch văn hoá tâm linh của tỉnh....................................................................................... 62 5.2.2 Nhóm giải pháp cụ thể.................................................................. 62 5.2.2.1 Giải pháp về cơ sở hạ tầng ..................................................... 62 5.2.2.2 Giải pháp về không gian cảnh quan ........................................ 62 5.2.2.3 Giải pháp về an ninh trật tự .................................................... 63 5.2.2.4 Giải pháp về vấn đề môi trường.............................................. 63 5.2.2.5 Giải pháp về nguồn nhân lực .................................................. 63 5.2.2.6 Giải pháp về cơ sở lưu trú ...................................................... 63 5.2.2.7 Giải pháp về hoạt động mua bán ............................................ 64 5.2.2.8 Giải pháp về giá cả các loại dịch vụ ...................................... 64 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................... 65 6.1 KẾT LUẬN......................................................................................... 65 6.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 66 6.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI..................................................................... 67 6.3.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................... 67 6.3.2 Số liệu thứ cấp.............................................................................. 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 68 vi DANH MỤC BIỂU BẢNG BẢNG 3.1: CHỈ TIÊU LƯỢT KHÁCH THAM QUAN, LƯU TRÚ VÀ DOANH THU DU LỊCH ............................................................................. 27 TỈNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 ........................................... 27 BẢNG 4.1 THÔNG TIN VỀ MẪU ĐIỀU TRA ........................................... 39 BẢNG 4.2 HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA CỦA MÔ HÌNH ..................... 46 BẢNG 4.3: THỐNG KÊ MÔ TẢ CHO CÁC NHÓM LỢI ÍCH .................. 47 BẢNG 4.4 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH LEVENE............................................. 50 BẢNG 4.5 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ANOVA ............................................. 50 BẢNG 4.6 SỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ LƯU TRÚ Ở TỈNH SÓC TRĂNG THEO NGHỀ NGHIỆP ........................................................................................... 51 BẢNG 4.7 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH LEVENEERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. BẢNG 4.8 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ANOVA ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. BẢNG 4.9 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SÂU ANOVA ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. BẢNG 4.10: SỰ ĐÁNH GIÁ GIÁ CẢ CÁC LOẠI DỊCH VỤ THEO TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN.............................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. BẢNG 4.11 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH INDEPENDENT-SAMPLE T-TEST .....................................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. BẢNG 4.12 SỰ ĐÁNH GIÁ VỀ GIÁ CẢ CÁC LOẠI DỊCH VỤ THEO GIỚI TÍNH ..................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. vii DANH MỤC HÌNH HÌNH 4.1 BIỂU ĐỒ TỶ LỆ GIỚI TÍNH CỦA MẪU NGHIÊN CỨU ......... 40 HÌNH 4.2 BIỂU ĐỒ TỶ LỆ TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA MẪU ĐIỀU TRA 41 HÌNH 4.3 BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MỤC ĐÍCH CHUYẾN ĐI CỦA DU KHÁCH ....................................................................................................... 42 HÌNH 4.4 BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN NGUỒN THÔNG TIN TRƯỚC CHUYẾN ĐI CỦA ĐÁP VIÊN..................................................................................... 42 HÌNH 4.5 BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN LOẠI HÌNH LƯU TRÚ CỦA DU KHÁCH ..................................................................................................................... 43 HÌNH 4.6 BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA DU KHÁCH TẠI CÁC ĐIỂM THAM QUAN .................................................................................. 44 HÌNH 4.7 BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MỨC ĐỘ CHI TIÊU CỦA DU KHÁCH .. 45 HÌNH 4.8 BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN LÝ DO HẤP DẪN ĐÁP VIÊN ............... 54 viii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người được cải thiện thì nhu cầu du lịch không còn là một nhu cầu xa lạ mà nó trở nên phổ biến hơn rất nhiều. Chính vì vậy mà nhiều quốc gia trên thế giới xem du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó có Việt Nam. Việt Nam vốn nổi tiếng với những tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng với truyền thống văn hoá có từ ngàn xưa, đó chính là nguồn tài nguyên vô tận để khai thác và phát triển du lịch. Trải qua những khó khăn, đau khổ trong cuộc sống, con người tìm đến một “điểm tựa” có thể nương nhờ, giúp họ tháo gỡ những cảm xúc đau khổ, tạo cho họ niềm tin vào một cuộc sống tốt đẹp hơn, từ đó đã hình thành nên tín ngưỡng tâm linh. Nó đã trở thành nhu cầu tinh thần của một bộ phận đời sống nhân dân. Qua bao thế hệ, nó đã trở thành một nét đẹp, góp phần tô điểm cho nền văn hóa dân tộc. Khi đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, xã hội ngày càng hiện đại thì con người ta lại càng có nhu cầu nâng cao hơn nữa đời sống tinh thần. Cho nên sự phát triển của du lịch văn hoá tâm linh là nhu cầu tất yếu của đời sống xã hội, nhất là đối với quốc gia có nền văn hoá đa dạng, nhiều sắc màu như Việt Nam. Du lịch văn hoá tâm linh sẽ giúp con người tháo gỡ được các cảm xúc đau khổ, vun bồi tâm trí và tinh thần minh triết. Nó bao hàm cả hành trình tìm kiếm các giá trị văn hoá truyền thống lẫn tìm lại chính mình, làm trỗi dậy đời sống giác ngộ của khách du lịch tại các địa danh tâm linh. Điều lý thú của du lịch văn hoá tâm linh còn ở chỗ tất cả các du khách đều như nhau trong vai trò của một tín đồ, không phân biệt thành phần xã hội, giai cấp, không phân biệt sang hèn, giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội… Vì vậy, có thể giúp con người hoà hợp với thiên nhiên như tất cả chúng sinh trên mặt đất, làm cho nhiều người mong muốn trải nghiệm loại hình du lịch này. Với lợi thế về sự đa dạng trong văn hóa, lễ hội, Sóc Trăng nổi tiếng hơn hẳn so với một số tỉnh trong khu vực với tài nguyên du lịch phong phú, hấp dẫn như chùa Mahatup (chùa Dơi), Bửu Sơn Tự (chùa Đất Sét),… nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc đặc sắc và các hoạt động văn hóa lễ hội diễn ra hàng năm của ba dân tộc Kinh - Khmer - Hoa gắn liền với đời sống văn hóa tâm linh như lễ hội Ooc – om - boc và đua ghe Ngo, lễ cúng Phước Biển, lễ 1 hội Nghinh Ông, lễ hội Cúng Dừa,… Đây thực sự là lợi thế để thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng, đặc biệt là loại hình du lịch văn hoá tâm linh. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch văn hoá tâm linh tại tỉnh Sóc Trăng vẫn chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có. Bên cạnh đó, du khách đến các điểm du lịch văn hoá tâm linh như các chùa, đình, đền,… tham gia các lễ hội, hoạt động văn hoá nghệ thuật… chỉ mới dừng lại ở việc tham quan danh lam thắng cảnh, nghệ thuật kiến trúc ở các di tích hay “xem”, “ngắm” các lễ hội, hoạt động văn hoá nghệ thuật mà chưa thực sự tìm hiểm những cái hay, cái đẹp, cái hồn trong mỗi di tích, mỗi lễ hội… Vì vậy, việc khai thác các chương trình du lịch văn hoá tâm linh như thế nào cho phù hợp, là một vấn đề cần phải quan tâm. Chúng ta cần có những nghiên cứu cụ thể, đưa ra những thuận lợi, khó khăn trong việc khai thác loại hình du lịch văn hoá tâm linh. Từ đó định hướng phát triển và khai thác có hiệu quả loại hình du lịch văn hoá tâm linh tại tỉnh Sóc Trăng, đó không chỉ là phát triển du lịch mà còn là sự giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc. Xuất phát từ những lý do đó, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hoá tâm linh tại tỉnh Sóc Trăng” làm đề tài nghiên cứu của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài tập trung nghiên cứu tiềm năng và thực trạng phát triển loại hình du lịch văn hoá tâm linh ở tỉnh Sóc Trăng tại một số điểm được nghiên cứu. Từ đó đưa ra một số định hướng và giải pháp hoàn thiện loại hình du lịch văn hoá tâm linh ở tỉnh Sóc Trăng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng du lịch văn hóa tâm linh của tỉnh Sóc Trăng. - Đánh giá tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh tại tỉnh Sóc Trăng. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Sóc Trăng, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của tỉnh. 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Thực trạng khai thác du lịch văn hoá tâm linh của các điểm du lịch văn hoá tâm linh trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng 1.3.2 Thời gian nghiên cứu - Thời gian thực hiện đề tài: tháng 08/2014 đến tháng 12/2014 - Các số liệu thứ cấp được tổng hợp từ các số liệu liên quan về chi tiêu lượt khách tham quan, lưu trú, nguồn nhân lực và doanh thu du lịch Sóc Trăng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Căn cứ vào thời gian nghiên cứu đề tài và tình hình thực tế tại các điểm du lịch tâm linh ở địa phương, tôi xin được tập trung nghiên cứu đến các điểm du lịch sau:  Chùa Dơi (Chùa Mahatup)  Chùa Đất Sét (Chùa Bửu Sơn Tự)  Chùa Sro Lôn (Chùa Chén Kiểu)  Chùa Bốn Mặt (Chùa Barai)  Lăng Ông Nam Hải – Lễ hội Nghinh Ông  Chùa Phật Học 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Lý thuyết liên quan đến du lịch 2.1.1.1 Khái niệm về du lịch Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế – xã hội phổ biến, một trong những ngành kinh tế hàng đầu, mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council - WTTC) đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ôtô, thép, điện tử và nông nghiệp. Mặc dù hoạt động du lịch đã có nguồn gốc hình thành từ rất lâu và phát triển với tốc độ nhanh như vậy, song cho đến nay, khái niệm du lịch vẫn được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia và từ nhiều góc độ khác nhau, đúng như giáo sư tiến sĩ Berneker – một chuyên gia hàng đầu về du lịch trên thế giới đã nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”[5]. Sau đây là một số khái niệm về du lịch: Trước thế kỷ thứ XIX đến tận đầu thế kỷ XX du lịch hầu như vẫn được coi là đặc quyền của tầng lớp giàu có, quý tộc và người ta chỉ coi đây như một hiện tượng cá biệt trong đời sống kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ này người ta xem du lịch như là một hiện tượng xã hội góp phần làm phong phú thêm cuộc sống và nhận thức của con người. Đó là hiện tượng con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình để đến một nơi xa lạ vì nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền, kiếm việc làm và ở đó họ phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được ở nơi khác[3]. Năm 1811 lần đầu tiên tại Anh có định nghĩa về du lịch như sau : “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí”. Theo ông Glusman (1930), người Thụy Sỹ định nghĩa : “Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến một địa điểm mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường xuyên”. Hội nghị Liên hợp Quốc tế về Du lịch ở Roma (1963) đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch là tổng hòa các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”. Hội nghị Quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Canada (tháng 06/1991): “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”. 4 Theo tổ chức du lịch thế giới WTO (1994): “Du lịch là tập hợp các hoạt động và dịch vụ đa dạng, liên quan đến việc di chuyển tạm thời của con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm mục đích giải trí, nghỉ ngơi, hưởng thụ văn hóa,…và nhìn chung là vì những lí do không phải để kiếm sống”. Theo Luật Du lịch của Việt Nam (2005): “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Theo Pirogiơnic (1985) thì: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức-văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hoá”.[21] Từ các định nghĩa trên cho ta thấy du lịch là một hoạt động liên quan đến một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức đi ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ bằng các cuộc hành trình ngắn ngày hoặc dài ngày ở một nơi khác với mục đích chủ yếu không phải là kiếm lời. Quá trình đi du lịch của họ được gắn với các hoạt động kinh tế, các mối quan hệ, hiện tượng ở nơi họ đến. Như vậy, Du lịch có thể được hiểu là: - Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung cấp. - Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời của khách du lịch. Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. (khoản 2, điều 4) Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ thực hiện chuyến đi, khách du lịch được phân ra gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế: Khách du lịch nội địa công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. (khoản 2, điều 34) Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. (khoản 3, điều 34) 5 2.1.1.2 Định nghĩa về khách du lịch Định nghĩa về khách du lịch có tính chất quốc tế đã hình thành tại Hội nghị Roma do Liên hợp quốc tổ chức vào năm 1963: “Khách du lịch quốc tế là người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian 24h hay hơn” Định nghĩa của hội nghị quốc tế về Du lịch tại Hà Lan năm 1989: “Khách du lịch quốc tế là những người đi thăm một đất nước khác, với mục đích tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, thăm hỏi trong khoảng thời gian nhỏ hơn 3 tháng, những người khách này không được làm gì để được trả thù lao và sau thời gian lưu trú ở đó du khách trở về nơi ở thường xuyên của mình”. Ngày 4 - 3 – 1993 theo đề nghị của Tổ chức du lịch thế giới (WTO), Hộiđồng thống kê Liên hợp quốc (United Nations Statistical Commission) đã công nhận những thuật ngữ sau để thống nhất việc soạn thảo thống kê du lịch:Khách du lịch quốc tế (International Tourist) bao gồm: Khách du lịch quốc tế đến (Inbound Tourist): gồm những người từ nước ngoài đến du lịch một quốc gia. Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound Tourist): gồm những người đang sống trong một quốc gia đi du lịch ra nước ngoài. Khách du lịch trong nước (Internal Tourist): gồm những người là công dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ của quốc gia đó đi du lịch trong nước. Khách du lịch nội địa (Domestic Tourist): gồm khách du lịch trong nướcvà khách du lịch quốc tế đến. Khách du lịch quốc gia (National Tourist): gồm khách du lịch trong nướcvà khách du lịch quốc tế ra nước ngoài. Theo Pháp lệnh du lịch của Việt Nam ban hành năm 1999: Định nghĩa về khách du lịch của Việt Nam: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trútại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. 6 Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoàicư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. 2.1.2 Ý nghĩa của du lịch đối với phát triển kinh tế-xã hội Ý nghĩa về mặt kinh tế đối với việc phát triển hoạt động du lịch.[3] Tác động tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân. Du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài Du lịch làm tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương phát triển hoạt động du lịch. Du lịch góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Phát triển du lịch sẽ mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế như mạng lưới giao thông công cộng, mạng lưới điện nước, các phương tiện thông tin đi đại chúng,… Ý nghĩa về mặt xã hội đối với việc phát triển hoạt động du lịch[3]. Du lịch góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân Làm giảm quá trình đo thị hóa ở các nước kinh tế phát triển. Là phương tiện tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả cho các nước chủ nhà. Du lịch đánh thức các nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền của các dân tộc. Làm tăng thêm tầm hiểu biết chung về xã hội của người dân thông qua người ở địa phương khác, khách nước ngoài (về phong cách sống, thẩm mỹ, ngoại ngữ,….) Du lịch làm tăng thêm tình đoàn kết hữu nghị mối quan hệ hiểu biết của nhân dân giữa các vùng với nhau và giữa nhân dân giữa các quốc gia với nhau. 2.1.3 Động cơ du lịch Căn cứ vào việc thống kê và nghiên cứu những mục đích chính của các chuyến hành trình du lịch, các chuyên gia về du lịch đã phân loại thành các nhóm động cơ đi du lịch gắn với các mục đích cụ thể như sau[2]: Nhóm 1: Động cơ nghỉ ngơi (Pleasure) Đi du lịch với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi tâm sinh lý, tiếp cận gần gũi với thiên nhiên, thay đổi môi trường sống… 7 Đi du lịch với mục đích thể thao; Đi du lịch với mục đích văn hóa giáo dục. Nhóm 2: Động cơ nghề nghiệp (Professional) Đi du lịch với mục đích tìm hiểu cơ hội kinh doanh kết hợp với giải trí; Đi du lịch với mục đích thăm viếng ngoại giao; Đi du lịch với mục đích công tác. Nhóm 3: Các động cơ khác (Other tourist Motivies) Đi du lịch với mục đích thăm viếng người thân; Đi du lịch với mục đích nghỉ tuần trăng mật; Đi du lịch với mục đích chữa bệnh…. Dựa vào các nhóm động cơ này, khách du lịch cũng có thể được chia ra gồm khách du lịch với mục đích nghỉ ngơi, khách du lịch với mục đích công việc và khách du lịch với các mục đích khác. 2.1.4 Văn hoá tâm linh và sản phẩm du lịch văn hoá tâm linh 2.1.4.1 Văn hoá Văn hoá là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Ở phương Đông, Văn hoá có nghĩa gốc là “ Văn trị giáo hoá ”, là cách cai trị mang hình thức đẹp đẽ kết hợp với giáo hoá. Ở phương Tây họ lại quan niệm Văn hoá là “ trồng trọt tinh thần ” (Cultusanimi ), hay chính là việc giáo dục, bồi dưỡng cho con người những phẩm chất tốt đẹp. Con người chỉ có được văn hoá thông qua giáo dục dù là vô thức hay có ý thức. Văn hóa với ý nghĩa bao trùm nhất là chăm bón, vun trồng trí tuệ và sau này còn có cả yếu tố thiêng liêng, tôn thờ. Theo Trần Ngọc Thêm (2000): “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”. Với các đặc trưng của nó là tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh và tính lịch sử.[10] Theo một cách tiếp cận khác của tác giả Phan Ngọc trong tác phẩm Bản sắc văn hóa Việt Nam “Văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị 8 cá nhân này hay tộc người này mô hình hoá theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hóa dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của cá nhân khác, tộc người khác”. Nói theo nghĩa rộng, văn hoá là tất cả những giá trị tinh thần và vật chất mà con người đã sáng tạo ra trong quá trình lịch sử của mình, là cái biểu hiện trình độ của xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định, là dòng chảy liên tục kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai. Tổ chức UNESCO định nghĩa: “Văn hoá là một tổng thể những hệ thống biểu trưng chi phối cách ứng xử và sự giao tiếp trong một cộng đồng khiến cộng đồng ấy có đặc thù riêng”. 2.1.4.2 Tâm linh và khách du lịch tâm linh Theo sách Văn hoá gia đình Việt Nam và sự phát triển viết: “Trong đời sống con người, ngoài mặt hiện hữu còn có mặt tâm linh. Về mặt cá nhân đã như vậy, mà mặt cộng đồng (gia đình, làng xã, dân tộc) cũng như vậy. Nếu mặt hiện hữu của đời sống con người có thể nhận thức qua những tiêu chuẩn cụ thể sờ mó được, đánh giá được qua những cụ thể nhất định thì về mặt tâm linh bao giờ cũng gắn với cái gì đó rất trừu tượng, rất mông lung, nhưng lại không thể thiếu được ở con người. Con người sở dĩ trở thành con người, một phần căn bản là do nó có đời sống tâm linh. Nghĩa là tuân theo những giá trị bắt nguồn từ cái thiêng liêng, cái bí ẩn, những giá trị tạo thành đời sống tâm linh của nó”. Còn theo tác giả Nguyễn Đăng Duy thì: “Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường. Là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm”.[8] Từ những ý kiến trên, có thể tổng kết như sau: “Tâm linh là một hình thái ý thức của con người. Nói đến tâm linh là nói đến những gì trừu tượng, cao cả, vượt quá cảm nhận của tư duy thông thường và gắn liền với niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống”. Như vậy: - Tâm linh là một hình thái ý thức của con người – tức là tâm linh gắn liền với ý thức con người và chỉ có ở con người. Trong đời sống của các loài vật không có sự tồn tại của tâm linh. - Vượt qua cảm nhận của tư duy thông thường: trong cuộc sống có những sự vượt quá khả năng cảm nhận của tư duy thông thường, những điều 9 khác thường mà không dễ gì giải thích nổi với nhận thức của trí não. Tâm linh huyền bí một phần được thêu dệt nên từ những sự vật hiện tượng đó. - Niềm tin thiêng liêng: niềm tin là sự tín nhiệm, khâm phục của con người với một con người, một sự việc, một học thuyết, một tôn giáo,… được thể hiện ra bằng hành động theo một lẽ sống. Niềm tin là hạt nhân quyết định trong việc xác lập các mối quan hệ xã hội. Niềm tin được thể hiện ra ở những cấp độ khác nhau. Thứ nhất, niềm tin trao đổi, niềm tin đầy đủ giữa cả hai đối tượng, mỗi bên tìm thấy ở nhau những nhu cầu và sự thoả mãn nhu cầu về lợi nhuận, kiến thức, kinh nghiệm, tình cảm… Thứ hai, niềm tin lý tưởng, không có sự trao đổi ngang bằng, được tìm kiếm và gửi gắm ở những đối tượng gương mẫu về đạo đức, tài năng, những thuyết phục của một học thuyết… Thứ ba, là niềm tin tâm thức. Đây mới là niềm tin thiêng liêng mà chúng ta nói đang nói đến. Nó là sự hoà quyện của cả tình cảm và lý trí, dẫn đến sự say đắm, say sưa tự nguyện hành động theo niềm tin ấy. Niềm tin tâm thức dễ dàng dến đến tử vì đạo, nó gắn liền với tâm linh. Hai tác giả Haq & Jackson (2009) phân loại khách du lịch tâm linh bao gồm: Khách du lịch hành hương Khách du lịch tôn giáo Khách du lịch thích những nơi đặc biệt Khách du lịch khám phá văn hóa Khách du lịch trải nghiệm . 2.1.4.3 Văn hoá tâm linh Tương tự như văn hoá thể thao, văn hoá du lịch… văn hoá tâm linh là một mặt hoạt động văn hoá của xã hội con người, được biểu hiện ra những khía cạnh vật chất hoặc tinh thần, mang những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống thường ngày và trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo, thể hiện nhận thức, thái độ (e dè, sợ hãi hay huyền diệu) của con người. Văn hoá tâm linh đã để lại biết bao giá trị văn hoá vật chất. Đó là những kiến trúc nghệ thuật, những không gian thiêng liêng như đền đài, đình chùa, miếu mạo, nhà thờ,… Những giá trị văn hoá tinh thần đó là những nghi lễ, những ý niệm thiêng liêng trong tâm thức con người. Từ đó ta thấy văn hoá tâm linh bao gồm cả văn hoá hữu hình và văn hoá vô hình. Những pho tượng Phật là hữu hình, nhưng những ý niệm thiêng liêng về đức Phật là vô hình trong đầu con người. Mồ mả, bát hương là hữu hình nhưng những quan niệm, 10 Tải về bản full

Từ khóa » Tiểu Luận Về Du Lịch Tâm Linh