Luận Về Bát Chánh Đạo - Lý Gia
Có thể bạn quan tâm
Chiều nay, công việc tạm giải quyết xong, một chút rỗi rảnh hiếm hoi, bèn moi lại bài viết và đọc một mạch !!! Đúng là một bài luận hay !!! Luận về bát chánh như thế này mới gọi là luận !!! Luận như thế này mới đích thị là sản phẩm của trí tuệ !!!
Viết đến đây, sực nhớ câu chuyện trao đổi với một HĐ Lý Gia hồi mấy năm trước liên quan đến bát chánh, lúc ấy HĐ đó vừa mới vào Lý Gia nên còn hơi hám luận giải của những người tu tập bên ngoài !!! Nhờ mấy câu trao đổi ngắn hôm nọ, mà anh bạn "xi ba chao" của chúng ta trực nhận ra thế nào mới được coi là chân chánh đích thực trong Phật đạo...Từ đây y ta mới hết đòi lấy bát chánh đạo...để...tu...ha ha ha ha !!! !!!
Xin lược kể câu chuyện như sau:
-........!!!
- Trước đây con vẫn tu theo bát chánh nhưng không thành công !!!
- Bát chánh là cái gì mà anh đòi dùng nó để tu tập ???
- Thì con sống theo tám điều chân chánh như thấy nghe, nghĩ suy..vv…chân chánh !!!
- Anh có nói lộn không ??? Bát chánh trong Phật đạo là kết quả của giác ngộ !!! Một người chưa giác ngộ thì làm sao sống trong cái chánh ấy được !!! Giống như người mù thì làm sao sống trong ánh sáng ???
- Nghe thầy nói, con mới vỡ lẽ ra, hèn gì tu hoài mà không thành !!!
- Đối với Phật đạo, chánh hay tà là tại tâm thức này !!! Khi tâm thức chưa hết u tối, chưa giác ngộ…thì cái mà họ cho là chân chánh chỉ là những việc chân chánh của thế gian chứ đâu phải chân chánh trong Phật đạo !!!
- Vậy, muốn thấu suốt, muốn có được cái được gọi là chân chánh trong Phật đạo thì con phải làm gì ???
- Chỉ nên biết cái gì là tà và xả bỏ nó !!! Hết tà lập tức chánh sẽ hiện !!!
- Những gì là tà ???
- Một đời anh đã sống với tà cho tới hôm nay, vì thế không cần chỉ !!! Nếu là người trí, nhất định anh sẽ nghiệm ra cái gì là tà !!! Không lẽ anh không nhận ra các “tà bằng hữu” đã chung sống cả đời với mình hay sao ??? Đâu, anh thử xem bọn nó gồm những thứ gì ???
- ......!!! Con vẫn đang quan sát !!!
- Cố lên Bà La Môn !!! Nó theo anh như bóng với hình đó !!!
- Thầy ơi !!! Con đã thấy diện mạo của nó rồi !!! Cảm ơn thầy !!! Vậy mà bao năm tu học, con lầm tưởng mấy bằng hữu tốt của con như nói năng, suy nghĩ, thấy biết, công phu…vv… mà con cưu mang xưa nay là chánh !!! Không có thầy gợi ý, sống với bọn ác mà cứ ngỡ là quyến thuộc !!!
- Đâu chỉ riêng anh !!! Đa số đều hiểu lầm như thế, nên tu hoài mà vẫn như thế !!! Nhưng, bây giờ anh đã thấy cái được gọi là chân chánh trong Phật đạo là gì chưa ???
- Con thấy rồi !!!
- Thấy gì ???
- Không thấy gì là chánh mới thật sự chân chánh !!! Còn có điều gì mà ta và thế gian thấy biết và cho điều ấy là chánh thì thấy biết và điều ấy chưa thật sự chân chánh trong Phật đạo !!!
- Anh có thể mô tả ngắn gọn, đầy đủ ý vị của đạo pháp được không ???
- Thưa thầy !!! Vô kiến mới tạm gọi là chánh kiến, vô niệm mới tạm gọi là chánh niệm, không động lay bởi thế gian đạo mới tạm gọi là chánh định...!!!
- Giỏi lắm Bà La Môn !!! Hay lắm Bà La Môn !!! Cứ như vậy...mà...sống...chết... !!! Xin chúc mừng !!! Ha ha ha ha !!!
Xin giới thiệu đến mọi người bài viết Luận Về Bát Chánh Đạo của Lý Nữ Phương Danh Lý Diệu Tâm !!! Bài viết không hổ danh là Lý Nữ Phương Danh của Lý Gia !!!
09/05/2022
LÝ TỨ
LUẬN VỀ BÁT CHÁNH ĐẠO
Bát chánh đạo được coi là mục tiêu, là đích đến của những người học tập theo con đường Phật Đạo. Về mặt ngữ ngôn, Bát Chánh Đạo được hiểu là 8 điều chân chánh mà người tu hành cần phải đạt được, đó là chánh kiến (nhận thức đúng đắn), chánh tư duy (suy nghĩ đúng đắn), chánh ngữ (lời nói chân chánh), chánh nghiệp (tiếp nhận đời sống chân chánh), chánh mạng (đời sống đúng đắn), chánh tinh tấn (luôn tiến tới), chánh niệm (nhớ nghĩ đúng đắn), chánh định (thân tâm an định).
Nếu nhìn lại 8 điều chân chánh được nêu ra ở trên thì thấy rõ, đây là 8 yếu tố tạo nên đời sống của một hữu tình. Giống như 7 dải màu của ánh sáng, dù là khái quát hóa thành 7 màu nhưng không có một màu sắc nào nằm ngoài dải của 7 màu sắc đỏ, vàng, da cam, lục, lam, chàm, tím.
Một người muốn có được 8 điều chân chánh này thể hiện trong đời sống của họ, điều trước tiên họ cần hiểu rõ thế nào được gọi là chân chánh. Bản thân quá trình học tập trong Phật Đạo nhằm thấy được những sự thật về con người và thế giới. Như vậy sự chân chánh này chính là những sự thật mà người học tập nhận thức được thông qua quá trình thay đổi nhận thức của mình. Hay nói cách khác, bát chánh đạo chính là đời sống của một hữu tình dựa trên sự nhận thức về bản chất của con người và thế giới. Hay cũng có thể nói, một người khi có được nhận thức đúng đắn về con người và thế giới thì họ sẽ có được 8 điều chân chánh này.
Muốn sống với những điều chân chánh như vậy, con người ta phải có khả năng nhận thức ra được điều đó ở đâu, như thế nào, ra làm sao? Khả năng đó chính là năng lực nhìn nhận ra đúng bản chất vấn đề, đấy chính là "nơi" được gọi là Niết Bàn hay Diệt Đế hay Minh Tâm.
Sở dĩ để miêu tả cho một năng lực mà có nhiều tên gọi như thế là vì mặc dù chỉ là một năng lực nhưng nó có nhiều tính chất khác nhau. Gọi là Niết Bàn vì chính khi có được năng lực đó người này thấy được cái an vui thực sự từ nay mãi mãi trong tay mình? Gọi là Diệt Đế vì đây là nơi toàn bộ vô minh được tịch diệt để người này luôn có được sự sáng suốt, có được năng lực trực nhận mà không cần phải phân tích, chia chẻ thông qua sự cân đong đo đếm của đời. Gọi là Minh Tâm vì từ đây người này thấy rõ được bản chân Tâm thức này là gì, như thế nào và vì sao, mọi thứ sáng tỏ như chưa bao giờ thấy rõ như vậy.
"Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh", có nghĩa rằng những năng lực tốt đẹp, những tánh chất của Niết Bàn, của Diệt Đế, khả năng Minh Tâm đều nằm trong mỗi con người. Giống như khoáng vật luôn có sẵn ở trong lòng đất. Tuy nhiên, không phải có sẵn đồng nghĩa với việc luôn có thể dùng được ngay. Muốn có khoáng vật thì con người cũng cần phải khai thác, cần làm giàu, cần tinh luyện để ra được một thứ khoáng chất hữu dụng cho cuộc sống. Tương tự như vậy, những năng lực này vốn có sẵn trong mỗi chúng sanh, nhưng cũng cần học tập, cần có nhận thức đúng đắn để thấy được nó hay để dùng được nó.
Phật Đạo cũng chỉ ra rằng, chính chúng sanh tánh là yếu tố làm che mờ những tánh chất tốt đẹp này của con người. Hay có thể miêu tả giống như một chiếc radio chỉ có thể bắt sóng được trên 1 tần số duy nhất. Một khi chiếc radio tâm thức đã bắt "tần số chúng sanh" thì không thể bắt được "tần số Niết Bàn". Đây là lý do vì sao trong giai đoạn đầu, những người học tập trên con đường Phật đạo được yêu cầu rời lìa sự phân biệt. Rời lìa sự phân biệt chính là rời khỏi "tần số chúng sanh", mặc dù chưa dò được đến "tần số Niết Bàn" nhưng nếu như không rời bỏ "tần số chúng sanh" thì không có cơ hội bắt được sóng ở tần số khác.
Có thể nói rằng, tính chất chúng sanh mà đặc trưng là sự loạn động trong tâm thức chính là yếu tố khiến cho hữu tình không có cơ hội để nhận ra bản chất hay năng lực của chính mình. Chính vì vậy trong Kinh có dạy: "Chư Phật đặt yên chúng sanh nơi thanh tịnh" hay "Như Lai đặt yên người tu hành nơi trời Sắc cứu cánh…”.
Như vậy, có thể thấy, Bát chánh đạo hay con đường đưa đến Bát Chánh Đạo cũng trải qua nhiều tầng bậc biến đổi trong nhận thức. Trong mỗi một sự thay đổi nhận thức, người tu hành nhận ra những điều chân chánh đối mới mình tại thời điểm đó. Với giai đoạn đầu, đặt yên tâm thức này nơi thanh tịnh được coi là chánh, thanh tịnh này bây giờ là điều kiện cần, là yêu cầu nhất định phải làm đối với người tu hành. Đến giai đoạn tiếp theo thì "nhận thức về tự tâm đúng như pháp" được coi là chánh. Chánh này lấy pháp làm thước đo chuẩn mực để xác định chánh - tà. Nhưng tiến lên nữa để thấy được bản chất các pháp, ngay nơi này vị này thong dong ung dung hoạt dụng toàn bộ các pháp theo đúng bản chất của nó, đây chính là đỉnh cao của "Duy tuệ thị nghiệp" - một đời sống chân chánh với đầy đủ các tính chất tốt đẹp mà người này nhận thức được từ trong quá trình học tập trí tuệ của mình.
Từ khóa » Tiểu Luận Về Bát Chánh đạo
-
Tiểu Luận Về Bát Chánh Đạo | Chanh Minh TK
-
Top 10 Tiểu Luận Bát Chánh đạo 2022 - Thả Rông
-
Tiểu Luận Bát Chánh Đạo
-
Bát Chánh Đạo Là Phương Pháp Phát Triển Trí Tuệ Và đạo đức Cho Xã ...
-
Nghiên Cứu Tư Tưởng Bát Chánh đạo Trong Chơn Lý Của Tổ Sư Minh ...
-
Ứng Dụng Và Tu Tập Bát Chánh đạo
-
LUẬN VỀ BÁT CHÁNH - Phật Giáo Hòa Hảo
-
Bát Chánh đạo 2 - Chánh Tư Duy - Phật Học Ứng Dụng
-
TỨ DIỆU ĐẾ VÀ BÁT CHÁNH ĐẠO
-
Giá Trị Giáo Dục Của Bát Chánh Đạo
-
Mối Quan Hệ Giữa Bát Chánh Đạo Và Quá Trình Xã Hội Hóa Theo Quan ...
-
Bài 05 Đạo đế, Bát Chánh đạo - Làng Mai
-
Bát Chánh đạo Là Gì? Gồm Những Gì? Ứng Dụng Trong Cuộc Sống