Mối Quan Hệ Giữa Bát Chánh Đạo Và Quá Trình Xã Hội Hóa Theo Quan ...

  • Trang chủ
  • Nhạc Phật giáo
  • Pháp âm
  • Thơ - Văn
  • Blog
  • Thiệp Phật giáo
  • Thư viện sách
  • Lời ngỏ
  • Tin tức - Sự kiện
  • Bài học cuộc sống
  • Văn hóa Phật giáoLịch sử - Nhân vậtPhim ảnh - Âm nhạc Phật giáoDi sản - Kiến trúc - Mỹ thuật
  • Giáo dục Phật giáoXã hội - Tôn giáoBài Tiểu Luận - Tham luậnVăn học Phật giáoÝ kiếnGiáo dục - Các trường Phật học
  • Phật giáo và đời sốngẨm thực chay - Sức khỏe - Y họcTâm sự - chia sẻ
  • Nghiên cứu Phật họcThiền Tịnh song tuTriết - Tâm lý học Phật giáoPhật giáo và Khoa họcCác vấn đề Phật học
  • Phật giáo Thế giới
  • Hoạt động CLB Hoa Linh Thoại
Từ điển Phật học
Bài mới cập nhật
Thơ - Văn mới cập nhật
Xuân Thi
Cảm Tác Nỗi Lòng Lưu Dân
Cảm Ơn Cuộc đời
Chúc Mừng Năm Mới 2018
Dòng ĐỜI
Tâm Thiền
Chuông Ngân
Kính mừng Phật Đản
Anh không chết đâu em
Kiếp này
Liên kết website
Thông tin bình chọn Nhờ đâu bạn biết đến website Hoa Linh Thoại của chúng tôi ?
Sự giới thiệu của bạn bè
Tình cờ bắt gặp trên Google
11:48, Friday.November 29 2024
Bài Tiểu Luận - Tham luận »Trở về
Mối quan hệ giữa Bát Chánh Đạo và quá trình xã hội hóa theo quan niệm của xã hội học
Xã hội học là một khoa học chuyên nghiên cứu về xã hội, về hệ thống các mối quan hệ xã hội của con người. Hiện nay, xã hội học đã và đang trở thành ngành khoa học có vị trí quan trọng đối với hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Người đời thường quan niệm rằng tâm trí con người được hình thành từ những yếu tố như di truyền, giáo dục gia đình, môi trường xã hội đó là ba phạm trù luôn hiển hiện trong suốt cuộc đời con người. Từ khi cất tiếng chào đời, chúng ta đã mặc nhiên chấp nhận sự sống, đó là hơi thở, là cảm giác bốn mùa ấm lạnh đổi thay, là ăn, mặc, ngủ, nghỉ, vui buồn, thương, ghét, ham muốn tài vật…người ta cho rằng tình yêu đích thực phải là sức mạnh giúp chúng ta vươn tới cái đẹp của cuộc sống. Tình yêu đó bắt nguồn từ gia đình, xã hội, phát triển thành tình yêu quốc gia, tình yêu nhân loại.

Cho nên, môi trường gia đình và xã hội đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc đời của mỗi người. Tất cả chúng ta đều được sinh ra từ đó và khi lớn lên sẽ được xã hội khoác cho chiếc áo văn hóa phù hợp với từng thời gian, không gian của cuộc sống.

Xã hội học là một khoa học chuyên nghiên cứu về xã hội, về hệ thống các mối quan hệ xã hội của con người. Hiện nay, xã hội học đã và đang trở thành ngành khoa học có vị trí quan trọng đối với hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những tri thức nhập môn xã hội học và phương pháp luận của nó ngày càng trở nên thiết thực và có tác dụng không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội.­

Nói rõ hơn, xã hội học là khoa học đi nghiên cứu các quan hệ xã hội, được hình thành từ sự tương tác của cá nhân và nhóm xã hội, dựa vào đó, các cá nhân phán đoán và ứng xử, hành động cho phù hợp. Theo quan niệm của xã hội học, thì quá trình xã hội hóa là một hệ thống cơ hữu có giá trị về vật chất và tinh thần mà con người đã sáng tạo ra trong quá trình tương tác với tự nhiên và môi trường xã hội.

Xã hội hoá trong môi trường xã hội, bao gồm các nhóm mà trong đó cá nhân là thành viên, như nhóm sinh viên, nhóm cùng sở thích trong công sở, tiểu đội trong quân đội, nhóm nghiên cứu…Phần lớn các quá trình xã hội hoá lúc cá nhân trưởng thành lại thông qua các chuẩn mực chính thức và không chính thức, những chuẩn mực không chính thức nằm trong nội bộ và nhóm. Trong thực tế, xã hội hoá chính là diện mạo của tất cả các quan hệ xã hội, nó là một “ quá trình xã hội hoá như một quá trình kéo dài suốt đời người” [1]

Như vậy, xã hội hoá có tính quyết định trong xã hội, nó quan tâm đến vấn đề cơ bản của quá trình cá nhân hoà nhập vào xã hội và chính quá trình xã hội hoá được thực hiện thông qua cá nhân, bao gồm các giá trị xã hội và các quy tắc ứng xử…

Thật ra con người từ khi chưa sinh cho đến lúc tử đều bị xã hội hóa. Trẻ em, môi trường xã hội hóa của chúng là gia đình. Đến tuổi đi học, là giai đoạn học sinh thì môi trường của các em là nhà trường, nơi đây là môi trường cung cấp tri thức khoa học để làm người. Sang giai đoạn người lớn thì môi trường xã hội hóa của họ là xã hội, một môi trường rộng lớn và phức tạp. Tuy các giai đoạn quá trình xã hội hóa được phân chia cụ thể cho từng đối tượng hay nói cách khác là phân chia theo từng giai đoạn của đời người. Tuy nhiên ta có thể thấy môi trường xã hội rộng lớn và phức tạp vẫn có thể chi phối hai đối tượng trẻ em lẫn học sinh. Bởi xã hội hóa có hai hình thức. Một thuộc chính thức, hình thức này có trong các tổ chức, các đoàn thể và trong thiết chế của xã hội. Ví dụ trong nhà trường thì có nội quy hoặc quy định để học sinh, phụ huynh và giáo viên dựa vào đó mà làm cho tốt trách nhiệm cũng như bổn phận của mình. Hình thức xã hội hóa thứ hai là phi chính thức, hình thức này do các cá nhân tự học bên ngoài. Ví dụ trong một chuyến đi từ thiện xã hội ở vùng nông thôn sâu, qua quá trình tiếp cận bà con nghèo ta có thể học được ở họ sự chất phát, lòng chân thành, sức chịu đựng…

Nói chung, xã hội hóa là các cá nhân học cách làm người trong cộng đồng văn hóa dân tộc. Bởi văn hóa là bao gồm những tinh hoa tốt đẹp nhất, tinh túy nhất của cá nhân hoặc của nhóm.

Bát chánh đạo là tinh hoa trong Phật Giáo, là môi trường chuyển hoá hướng thượng, lợi ích cho người đời lẫn kẻ đạo. giúp con người tự hoàn thiện mình từng góc độ. Nó bao gồm: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Bát chánh đạo là môi trường xã hội hoá nội tại

Mối quan hệ giữa Bát chánh đạo và quá trình xã hội hoá theo quan niệm của xã hội học ở chỗ:

- Cả hai đều dựa trên con người cá nhân, lấy con người làm tiêu điểm, bởi bản chất của từng cá nhân đều có tiểu văn hoá mang nét đặc thù riêng.

- Cả hai đều chú trọng xã hội hoá cá nhân trước.

- Cả hai đều chú trọng đến tiểu xã hội nơi cá nhân, vì cá nhân và môi trường xã hội không thể tách rời độc lập mà dựa trên quan hệ lồng ghép với nhau một cách chặt chẽ. Vì một cá nhân trong quá trình xã hội hoá, không chỉ đơn thuần thu nhận cái hay cái đẹp từ xã hội thô, mà còn tự chuyển hoá nó thành những giá trị đặc thù của cá nhân đó, nhằm cung cấp bổ túc lại cho môi trường xã hội.

- Bát chánh đạo như một cá nhân hoàn hảo trong môi trường xã hội hoá, nó sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ vào môi trường xã hội rộng lớn, góp phần làm cho môi trường xã hội của nhân loại ngày càng đến điểm chân-thiên-mỹ

Tóm lại, quá trình xã hội hoá, là sự chuyển biến không ngừng của các cá nhân và nhóm xã hội theo chiều hướng tốt đẹp, lợi ích cho cả cá nhân và cộng đồng xã hội. Quan niệm của xã hội học đối với con người không giống như những khoa học khác, xã hội học cũng thấy được trong con người ẩn chứa cả tốt lẫn xấu. Nhưng nếu biết định hướng và phát triển thì cái tốt sẽ lan toả đến cộng đồng một cách tốt đẹp.

Phật giáo cũng xác định trong mỗi chúng sanh[2] đều có tánh giác sáng suốt đồng như đức Phật không khác. Nhưng vì tham, sân, si, phiền não trần lao bao phủ, nghiệp lực xấu ác lôi kéo, cho nên chưa hiển lộ chứ không phải chỉ có mình Phật mới có. Muốn hiển lộ tánh giác sáng suốt ấy, cần phải có môi trường và phương pháp thích hợp cho từng cá nhân thì nhất định sẽ có kết quả mỹ mãn. Môi trường đó chính là xã hội hoá nội tại.

Quảng Tín

[1] Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Thùng, Xã hội học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội,2001

[2] Bao gồm các loài trong đó có con người.

» Trở về Facebook Twitter Google Google+
Các bài viết phản hồi
GỬI Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Họ Tên :
Email :
Tiêu đề
Nội dung :
Các tin tức khác
  • Nội dung tu tập và phương pháp hành trì của Hệ phái Khất sĩ ( 26/02/2014 )
  • Tư tưởng Phật học của Tổ Sư Minh Đăng Quang trong bộ “Chân Lý” ( 14/01/2014 )
  • Tìm hiểu thể tài ngôn ngữ trong kinh tạng Phật giáo ( 29/09/2013 )
  • Thơ Thiền trong văn học Lý Trần. ( 20/07/2012 )
  • Yếu tố phật giáo trong văn học thời Lý – Trần ( 29/06/2012 )
  • Mối quan hệ giữa Phật giáo với văn học ( 28/06/2012 )
  • Đạo đức kinh tế theo quan điểm của Phật giáo ( 29/03/2012 )
  • Sự hình thành và phát triển Thiền phái Trúc Lâm ( 13/12/2011 )
  • Quan điểm vô vi của Lão Tử và vô vi của Đạo Phật ( 13/12/2011 )
  • Quan điểm hiếu hạnh của Mâu Tử trong tác phẩm Lý Hoặc Luận ( 13/12/2011 )
  • Chủ nghĩa duy lý trong triết học Descarter ( 13/12/2011 )
  • Trình bày con đường tu học tuần tự trong kinh Ganaka Moggallana ( 13/12/2011 )
  • Sự đóng góp của giáo dục Phật giáo với công bằng xã hội ( 12/12/2011 )
  • Phật giáo và chính trị đầu kỷ nguyên độc lập tiếp cận từ một luận đề của Max Weber ( 29/10/2011 )
  • Nghiên cứu so sánh học thuyết về nghiệp trong Bà-la-môn giáo, Kỳ Na giáo và Phật giáo ( 07/10/2011 )
  • Người xuất gia lý tưởng - Theo kinh Trung A-hàm ( 12/05/2011 )
  • Tư tưởng Tịnh độ trong kinh Duy Ma Cật ( 06/05/2011 )
  • Sơ lược khái niệm Tánh Không của Kinh Tiểu Không và Đại Không với Kinh Kim Cang ( 06/05/2011 )
  • Ảnh hưởng từ cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức trong phong trào tranh đấu của Phật giáo Việt Nam năm 1963 ( 23/04/2011 )
  • Giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật bài Phổ thuyết sắc thân trong tác phẩm Khóa Hư Lục của Trần Thái Tông ( 23/04/2011 )
1234Trang kế Trang cuối
English 中文 Tiếng Việt
English 中文 Tiếng Việt
Tìm kiếm thông tin
.:: Tìm kiếm theo ::. Âm nhạc Bản Tin Blog Pháp Âm Thơ - Văn
Thư viện hình ảnh
Video
Hôm nay ta về đây CLB Hoa Linh Thoại tham gia hội trại hè 2011 Đại lễ cầu an cầu siêu cho các nạn nhân động đất sóng thần Nhật Bản Phật Đản ca - Ca sĩ Võ Thu Nga Cuộc hành trình du lịch tâm linh tại vương quốc Campuchia 2011
Blog mới cập nhật
Đại học Hoa Phạm Đài Loan - Mùa hoa Tuyết
Thầy ơi, con đã nhận ra Thầy rồi!
Nhớ thầy Truyền
Bây giờ tôi mới hiểu vì sao...
Hoa tháng Năm
Cổ phần công đức
Tôi mắc nợ ông Sáu
Đi tìm vũ khúc mùa hè
Mơ màng Phật dạy....
Lời thú tội của chị gái nhỏ nhen
Slide Powerpoint
Bài học cuộc sống Các ngôi chùa Việt Nam Lời Phật dạy Lời thì thầm của hoa Phật pháp Tổng hợp Vu Lan Báo Hiếu
CLB Hoa Linh Thoại
Lời ngỏ Gửi bài viết Ban thực hiện Về đầu trang Bản quyền thuộc Website Hoalinhthoai.com © 2008 - 2024Ghi rõ nguồn hoalinhthoai.com khi đăng tải lại thông tin từ website này

Từ khóa » Tiểu Luận Về Bát Chánh đạo