Luật Hoạt động Giám Sát Của Quốc Hội Và Hội đồng Nhân Dân 2015
Có thể bạn quan tâm
Quy định về chất vấn tại kỳ họp Quốc hội
Ngày 20/11/2015, Quốc hội đã thông qua Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân số 87/2015/QH13; trong đó đáng chú ý là quy định về chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội. Theo đó, từ ngày 01/07/2016, đại biểu Quốc hội nêu chất vấn có thể cung cấp thông tin minh họa bằng hình ảnh, video, vật chứng cụ thể; người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vấn đề mà đại biểu quốc hội đã chất vấn, xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập (nếu có); đặc biệt, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay. Trường hợp đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại để người bị chất vấn trả lời; những người khác có thể được mời tham dự phiên họp và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình. Đối với nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp nhưng chưa được trả lời ngay, người bị chất vấn phải trực tiếp trả lời bằng văn bản, gửi đến đại biểu Quốc hội đã chất vấn, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày chất vấn, trừ tài liệu mật theo quy định của pháp luật. Về việc lấy phiếu tín nhiệm, Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín đối với Chủ tịch nước; Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội; Phó Chủ tịch Quốc hội; Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội; Chủ tịch Hội đồng dân tộc; Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ; Phó Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tổng Kiểm toán Nhà nước. Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá tín nhiệm thấp có thể xin từ chức. Luật này thay thế Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội số 05/2003/QH11 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2016.
Xem chi tiết Luật 87/2015/QH13 tại đây
Từ khóa » Chịu Sự Giám Sát Của Nhân Dân
-
Quy định Chung Về Quyền Giám Sát Của Nhân Dân Trong Hiến Pháp ...
-
Về Nguyên Tắc Hiến định: Đảng Chịu Sự Giám Sát Của Nhân Dân Và ...
-
Giám Sát Của Nhân Dân đối Với Ủy Ban Nhân Dân Cấp Xã
-
Để Nhân Dân Giám Sát đến Cùng - Đảng Cộng Sản Việt Nam
-
Vai Trò Giám Sát Của Hội đồng Nhân Dân Với Việc Bảo đảm Tất Cả ...
-
Tăng Cường Sự Giám Sát Của Nhân Dân Trong Công Tác Xây Dựng ...
-
Giám Sát Của Công Dân đối Với Công Tác Giải Quyết Khiếu Nại Hành ...
-
Phát Huy Vai Trò Giám Sát Của Nhân Dân: Vì Sự Vững Mạnh Của Tổ ...
-
Đặc điểm, Vai Trò Của Pháp Luật Về Giám Sát Xã Hội đối Với Các Cơ ...
-
Tìm Hiểu Về Quy định Cán Bộ Chịu Sự Giám Sát Của Nhân Dân Hiện Nay
-
Về Cơ Chế Kiểm Soát Quyền Lực Chính Trị đối Với Đảng - Chi Tiết Tin
-
Hướng Dẫn Thực Hiện Hoạt động Giám Sát Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật
-
Hoàn Thiện Cơ Chế Bảo đảm Mọi Tổ Chức đảng, đảng Viên Chịu Sự ...
-
Quốc Hội Việt Nam Những Vấn đề Lý Luận Và Thực Tiễn - Ấn Phẩm