Lưu Huỳnh Hexafluoride – Wikipedia Tiếng Việt
Nội dung
chuyển sang thanh bên ẩn- Đầu
- Bài viết
- Thảo luận
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Các liên kết đến đây
- Thay đổi liên quan
- Trang đặc biệt
- Liên kết thường trực
- Thông tin trang
- Trích dẫn trang này
- Lấy URL ngắn gọn
- Tải mã QR
- Tạo một quyển sách
- Tải dưới dạng PDF
- Bản để in ra
- Wikimedia Commons
- Khoản mục Wikidata
Lưu huỳnh hexafluoride | |||
---|---|---|---|
| |||
Cấu trúc 3D rỗng của lưu huỳnh hexafluoride | |||
Danh pháp IUPAC | Sulfur hexafluoride | ||
Tên hệ thống | Hexafluoro-λ6-sulfane[1] | ||
Tên khác | ElagasEsaflonSulfur(VI) fluorideSunfuric fluorideLưu huỳnh(VI) fluorideSulfur hexafluoride | ||
Nhận dạng | |||
Số CAS | 2551-62-4 | ||
PubChem | 17358 | ||
Số EINECS | 219-854-2 | ||
KEGG | D05962 | ||
MeSH | Sulfur+hexafluoride | ||
ChEBI | 30496 | ||
Số RTECS | WS4900000 | ||
Ảnh Jmol-3D | ảnh | ||
SMILES | đầy đủ
| ||
Tham chiếu Gmelin | 2752 | ||
UNII | WS7LR3I1D6 | ||
Thuộc tính | |||
Công thức phân tử | SF6 | ||
Khối lượng mol | 146,0564 g/mol | ||
Bề ngoài | Khí không màu | ||
Mùi | Không mùi[2] | ||
Khối lượng riêng | 6,17 g/L | ||
Điểm nóng chảy | −64 °C; 209 K; −83 °F | ||
Điểm sôi | −50,8 °C (222,3 K; −59,4 °F) | ||
Độ hòa tan trong nước | 0,003%[2] | ||
Độ hòa tan | tan nhiều trong etanol, hexan, benzen | ||
Áp suất hơi | 2,9 MPa (21,1 ℃) | ||
MagSus | −440×10−6 cm³/mol | ||
Độ dẫn nhiệt |
| ||
Độ nhớt | 15,23 μPa·s[4] | ||
Cấu trúc | |||
Cấu trúc tinh thể | Hệ tinh thể trực thoi, oP28 | ||
Nhóm không gian | Oh | ||
Tọa độ | Lục phương | ||
Hình dạng phân tử | bát diện | ||
Mômen lưỡng cực | 0 D | ||
Nhiệt hóa học | |||
Enthalpyhình thành ΔfHo298 | -1209 kJ·mol-1[5] | ||
Entropy mol tiêu chuẩn So298 | 292 J·mol-1·K-1[5] | ||
Nhiệt dung | 0,097 kJ/(mol·K) (hằng số áp suất) | ||
Dược lý học | |||
Các nguy hiểm | |||
NFPA 704 | 0 1 0 | ||
Chỉ dẫn S | Bản mẫu:S38 | ||
PEL | TWA 1000 ppm (6000 mg/m³)[2] | ||
REL | TWA 1000 ppm (6000 mg/m³)[2] | ||
IDLH | N.D.[2] | ||
Các hợp chất liên quan | |||
Cation khác | Lưu huỳnh tetrafluoride | ||
Nhóm chức liên quan | Đisulfur decafluoride | ||
Hợp chất liên quan | Selen hexafluorideSunfuryl fluorideTelu hexafluoridePoloni hexafluoride | ||
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). kiểm chứng (cái gì ?) Tham khảo hộp thông tin |
Lưu huỳnh hexafluoride (công thức hóa học: SF6) là một hợp chất vô cơ, không màu, không mùi, không cháy, là một loại khí nhà kính vô cùng và là chất cách điện tốt. SF6 có dạng hình bát diện, bao gồm sáu nguyên tử fluor được gắn với nguyên tử lưu huỳnh trung tâm.
Nó là một chất khí điển hình cho một loại khí không phân cực, nó không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực. Nó thường được vận chuyển như một khí nén hoá lỏng. Nó có mật độ 6,12 g/L ở điều kiện thường, cao hơn đáng kể so với mật độ không khí (1,225 g/L). Loại khí này vẫn có thể gây tác hại cho con người khi hít phải lượng quá nhiều. Lưu huỳnh hexafluoride là một phân tử siêu hóa trị (hypervalent), với lớp vỏ hóa trị của nguyên tử S chứa đến 12 electron.[cần dẫn nguồn]
Tổng hợp và phản ứng
[sửa | sửa mã nguồn]Trên Trái Đất, lưu huỳnh hexafluoride phần lớn là khí công nghiệp tổng hợp. Tuy nhiên SF6 cũng được biết là có thể xuất hiện một cách tự nhiên.[6]
SF6 có thể được điều chế từ các nguyên tố thông qua phản ứng của S8 và F2. Đây cũng là phương pháp được sử dụng bởi các nhà phát minh Henri Moissan và Paul Lebeau năm 1901. Một số lưu huỳnh fluoride khác được tạo ra đồng thời, nhưng những chất này được loại bỏ bằng cách nung nóng hỗn hợp để phân hủy S2F10 (có tính độc hại cao) và sau đó làm sạch sản phẩm bằng NaOH để tạo thành SF6.
Ngoài ra, sử dụng brom, lưu huỳnh hexafluoride có thể được tổng hợp từ SF4 và CoF3 ở nhiệt độ thấp hơn (100 ℃), như sau:[7]
2CoF3 + SF4 (xúc tác Br2)→ SF6 + 2CoF2Hầu như không có phản ứng hóa học cho SF6. Đặc điểm chính của SF6 là sự cản trở steric của nguyên tử lưu huỳnh, trong khi các hexafluoride nhóm 16 của nó nặng hơn, SeF6 có phản ứng mạnh hơn SF6 do những trở ngại ít hơn steric.[8] Nó không phản ứng với natri nóng chảy dưới điểm sôi của nó,[9] nhưng lại phản ứng tỏa nhiệt với lithi.
Ứng dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Cho đến năm 2000, ngành công nghiệp điện lực ước tính sử dụng khoảng 80% trên tổng lượng lưu huỳnh hexafluoride được sản xuất, hầu hết là ở vai trò một khí điện môi.[10] Một số ứng dụng khác tính đến 2015 bao gồm: dùng làm chất để khắc silic trong sản xuất chất bán dẫn, và dùng làm khí trơ cho việc đúc kim loại magnesi.[11]
Môi trường điện môi
[sửa | sửa mã nguồn]SF6 được sử dụng trong ngành điện với vai trò là một môi trường điện môi dạng khí dùng cho các bộ ngắt mạch lưu huỳnh hexafluoride cao áp, thiết bị chuyển mạch, những thiết bị điện khác, và thường sẽ thay thế những bộ ngắt mạch dùng dầu chứa các hợp chất PCB (polychlorinated biphenyls) có hại.
Khí SF6, dưới tác dụng của áp suất, được sử dụng làm chất cách điện trong thiết bị chuyển mạch GIS (gas insulated switchgear) vì nó có độ bền điện môi cao hơn rất nhiều so với không khí, hay là nitơ khô. Độ bền điện môi cao - chính là kết quả của độ âm điện và khối lượng riêng lớn của lưu huỳnh hexafluoride. Nhờ tính chất này, việc giảm thiểu kích cỡ các thiết bị điện đã trở nên khả thi. Từ đó làm cho GIS phù hợp với nhiều mục đích nhất định, chẳng hạn như bố trí trong nhà, trái với những thiết bị điện được cách nhiệt bởi không khí (air-insulated electrical gear) mà chúng chiếm diện tích nhiều hơn một cách đáng kể.
GIS còn có khả năng chống chịu tốt hơn trước những tác động xấu của ô nhiễm và khí hậu, cũng như đáng tin cậy hơn trong việc hoạt động dài hạn do môi trường hoạt động có sự điều chỉnh của nó. Sự tiếp xúc với hồ quang điện sẽ dẫn đến việc lưu huỳnh hexafluoride bị phân hủy, tuy nhiên hầu hết sản phẩm phân hủy sẽ tái tạo lại phân tử một cách nhanh chóng - quá trình này gọi là “tự phục hồi” (self-healing).[12] Hồ quang điện hay vầng quang điện có thể tạo ra disulfur decafluoride, một loại khí rất độc, độc tính có thể sánh ngang với phosgene. Disulfur decafluoride từng được xem như là một vũ khí hóa học tiềm năng trong Đệ nhị Thế chiến, bởi vì nó không gây ra các triệu chứng như chảy nước mắt hay kích ứng da, do vậy khi chẳng may tiếp xúc với disulfur decafluoride thì cũng chỉ có rất ít dấu hiệu để cảnh báo.
Lưu huỳnh hexafluoride cũng hay gặp dưới dạng một chất điện môi cao áp trong nguồn cung điện áp cao của các máy gia tốc hạt, điển hình như máy phát Van de Graaff, máy gia tốc pelletron và kính hiển vi điện tử truyền qua điện cao thế.
Các lựa chọn thay thế cho lưu huỳnh hexafluoride (ở vai trò là một khí điện môi) bao gồm hàng loạt các fluoroketon.[13][14]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Selen hexafluoride
- Telu hexafluoride
- Process for Measuring the Degradation of Sulfur Hexafluoride in High-voltage Systems Bằng sáng chế Hoa Kỳ số 4.633.082
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Sulfur Hexafluoride - PubChem Public Chemical Database”. PubChem. National Center for Biotechnology Information. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2013.
- ^ a b c d e “NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards #0576”. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH).
- ^ Assael, M. J.; Koini, I. A.; Antoniadis, K. D.; Huber, M. L.; Abdulagatov, I. M.; Perkins, R. A. (2012). “Reference Correlation of the Thermal Conductivity of Sulfur Hexafluoride from the Triple Point to 1000 K and up to 150 MPa”. Journal of Physical and Chemical Reference Data. 41 (2): 023104–023104–9. Bibcode:2012JPCRD..41b3104A. doi:10.1063/1.4708620. ISSN 0047-2689.
- ^ Assael, M. J.; Kalyva, A. E.; Monogenidou, S. A.; Huber, M. L.; Perkins, R. A.; Friend, D. G.; May, E. F. (2018). “Reference Values and Reference Correlations for the Thermal Conductivity and Viscosity of Fluids”. Journal of Physical and Chemical Reference Data. 47 (2): 021501. Bibcode:2018JPCRD..47b1501A. doi:10.1063/1.5036625. ISSN 0047-2689. PMC 6463310. PMID 30996494.
- ^ a b Zumdahl, Steven S. (2009). Chemical Principles 6th Ed. Houghton Mifflin Company. tr. A23. ISBN 978-0-618-94690-7.
- ^ Busenberg, Eurybiades; Plummer, L. Niel (tháng 10 năm 2000). “Dating young groundwater with sulfur hexafluoride: Natural and anthropogenic sources of sulfur hexafluoride”. Water Resources Research (bằng tiếng Anh). 36 (10): 3011–3030. doi:10.1029/2000WR900151. ISSN 0043-1397.
- ^ Winter, R. W.; Pugh, J. R.; Cook, P. W. (January 9–14, 2011). SF5Cl, SF4 and SF6: Their Bromine−facilitated Production & a New Preparation Method for SF5Br. 20th Winter Fluorine Conference.
- ^ Duward Shriver; Peter Atkins (2010). Inorganic Chemistry. W. H. Freeman. tr. 409. ISBN 978-1429252553.
- ^ Raj, Gurdeep (2010). Advanced Inorganic Chemistry: Volume II (ấn bản thứ 12). GOEL Publishing House. tr. 160. 160
- ^ Dervos, Constantine T.; Vassiliou, Panayota (tháng 1 năm 2000). “Sulfur Hexafluoride (SF 6 ): Global Environmental Effects and Toxic Byproduct Formation”. Journal of the Air & Waste Management Association (bằng tiếng Anh). 50 (1): 137–141. doi:10.1080/10473289.2000.10463996. ISSN 1096-2247.
- ^ Ottinger, Deborah; Averyt, Mollie; Harris, Deborah (18 tháng 12 năm 2015). “US consumption and supplies of sulphur hexafluoride reported under the greenhouse gas reporting program”. Journal of Integrative Environmental Sciences (bằng tiếng Anh). 12 (sup1): 5–16. doi:10.1080/1943815X.2015.1092452. ISSN 1943-815X.
- ^ “Original PDF”. dx.doi.org. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2024.
- ^ http://ljournal.ru/article/spc-22-12-2017-29.pdf. МНИФ «Общественная наука». 2017. Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)
- ^ Kieffel, Yannick; Biquez, François (tháng 8 năm 2015). “SF 6 alternative development for high voltage switchgears”. IEEE: 379–383. doi:10.1109/ICACACT.2014.7223577. ISBN 978-1-4799-7352-1. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- “Sulfur hexafluoride”. Air Liquide Gas Encyclopedia. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2013.
- Christophorou, Loucas G.; Isidor Sauers biên tập (1991). Gaseous Dielectrics VI. Plenum Press. ISBN 978-0-306-43894-3.
- Holleman, A. F.; Wiberg, E. (2001). Inorganic Chemistry. San Diego: Academic Press. ISBN 0-12-352651-5.
- Khalifa, Mohammad (1990). High-Voltage Engineering: Theory and Practice. New York: Marcel Dekker. ISBN 978-0-8247-8128-6. OCLC 20595838.
- Maller, V. N.; Naidu, M. S. (1981). Advantages in High Voltage Insulation and Arc Interruption in SF6 and Vacuum. Oxford; New York: Pergamon Press. ISBN 978-0-08-024726-7. OCLC 7866855.
- SF6 Reduction Partnership for Electric Power Systems
- Matt McGrath (ngày 13 tháng 9 năm 2019). “Climate change: Electrical industry's 'dirty secret' boosts warming”. BBC News. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2019.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Thông tin về florua và các hợp chất— National Pollutant Inventory
- Khí GWP cao và biến đổi khí hậu từ website Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ
- International Conference on SF6 and the Environment (related archive)
- CDC - NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards
| |
---|---|
| |
Hợp chất hóa họcCổng thông tin:
|
| |
---|---|
Hợp chất hainguyên tố |
|
Khác |
|
|
Tiêu đề chuẩn |
|
---|
- Khí nhà kính
- Hexafluoride
- Hợp chất lưu huỳnh
- Hợp chất halogen của phi kim
- Nguồn CS1 tiếng Anh (en)
- Lỗi CS1: liên kết ngoài
- Lỗi CS1: thiếu tạp chí
- Bài viết có trích dẫn không khớp
- Bài viết chứa nhận dạng GND
- Bài viết chứa nhận dạng LCCN
Từ khóa » Flo + Lưu Huỳnh
-
F2, S → SF6Tất Cả Phương Trình điều Chế Từ F2, S Ra SF6
-
3F2 + S → SF6 | , Phản ứng Hoá Hợp, Phản ứng Oxi-hoá Khử
-
F2 + S - Cân Bằng Phương Trình Hóa Học - CungHocVui
-
Giải Hóa 10: Bài 27. Lưu Huỳnh
-
F2 + S | SF6 | Phương Trình Hóa Học
-
Hexaflorua Lưu Huỳnh (Chất Khử) (Chất Oxi Hĩa)
-
Hóa Học Lớp 10 - Thầy Phạm Ngọc Dũng Dạy HÓA
-
Oxi Không Phản ứng Trực Tiếp Với A. Crom. B. Flo. C. Photpho. D. Lưu ...
-
Sắp Xếp Các Nguyên Tố Clo, Flo, Photpho, Lưu Huỳnh Theo Thứ Tự Tính ...
-
Clo Là Phi Kim Có độ Hoạt động Hoá Học A. Mạnh Hơn Photpho, Lưu ...
-
Viết Các Phương Trình Hóa Học Giữa Cặp Chất Sau đây (ghi Rõ điều ...
-
Chương 6
-
Bài 4 Trang 76 SGK Hoá Học 9