Lý Do Vô Lăng Bị Nặng Khi đánh Lái? - OTO-HUI
Có thể bạn quan tâm
(News.oto-hui.com) – Hệ thống lái là một trong những hệ thống dễ gây tai nạn ô tô vì mất kiểm soát khi điều khiển. Một trong những nguyên nhân gây mất kiểm soát hệ thống lái thường gặp đó là vô lăng bị nặng khi đánh lái, làm ô tô trả lái chậm. Vậy lý do vô lăng bị nặng khi đánh lái là gì?
1. Thước lái làm việc kém hiệu quả:
Thước lái là bộ phận kết nối vô lăng với hai bánh trước, và người lái thông qua đó để điều khiển hướng di chuyển của bánh xe từ vô lăng. Theo thời gian thì các bộ phận của thước lái có thể bị mòn, nếu như thước lái gặp trục trặc thì việc điều khiển vô lăng đến bánh xe cũng gặp khó khăn. Nếu như ngay sau khởi động mà vô lăng bị cứng thì chắc chắn thước lái đã gặp trục trặc.
Tuy rằng sau đó vô lăng cũng dần dần hết nặng do thước lái đã được bôi trơn sau khi khởi động, nhưng nếu không chú ý lâu ngày thì có thể dẫn tới hư hỏng thước lái.
2. Dây curoa dẫn động bơm trợ lực bị chùng:
Đây là lý do làm vô lăng bị nặng khi đánh lái khá phổ biến trên ô tô hiện nay, vì khi dây curoa dẫn động bơm trợ lực bị chùng thì công suất dẫn động thấp.
3. Áp suất lốp thấp:
Nếu như áp suất lốp ô tô thấp hơn các thông số tiêu chuẩn sẽ khiến vô lăng bị nặng hơn khi đánh lái, nhà sản xuất khuyến nghị để hệ thống vận hành tốt nhất thì lốp xe phải đạt các chỉ số PSI tiêu chuẩn. Do vậy nếu như vô lăng bị nặng khi đánh lái thì việc ưu tiên kiểm tra đầu tiên chính là áp suất lốp.
Ngoài ra, khi lốp bị non hơi không chỉ làm vô lăng bị nặng khi đánh lái mà còn làm xe hao xăng là gây nên hiện tượng mòn lốp không đều.
4. Dầu trợ lực lái có vấn đề:
Nếu như dầu trợ lực lái bị thiếu hoặc rò rỉ thì vô lăng sẽ bị nặng và ì hơn bình thường. Trong điều kiện làm việc bình thường của ô tô, rất hiếm khi dầu trợ lực lái bị thiếu, nếu như thiếu thì khả năng cao là dầu bị rò rỉ, do đó cần kiểm tra thêm cả hệ thống trợ lực.
Hơn nữa, cũng giống như các loại chất lỏng khác trên xe, dầu trợ lực lái cũng có khả năng bị cô đặc, bị nhiễm cặn bẩn tích tụ theo thời gian là giảm khả năng bôi trơn hệ thống lái của dầu trợ lực lái.
Do vậy, nên thay dầu trợ lái định kỳ sau mỗi 60.000 – 80.000 km vận hành.
5. Bơm trợ lực lái bị hỏng:
Bơm trợ lực lái là một bộ phận quan trọng trong hệ thống lái, nó có vai trò tạo áp suất để hệ thống trợ lực lái hoạt động tốt. Khi bơm trợ lực bị hỏng, dầu cấp lên hệ thống không đủ khiến hệ thống trợ lực lái bị lỗi và vô lăng cũng trở nên nặng khi đánh lái, thậm chí là không thể đánh lái.
Bài viết liên quan:
- Công dụng của hệ thống hỗ trợ đánh lái chủ động
- Các dấu hiệu khi thiếu dầu trợ lực lái?
- Tại sao vô lăng bị rung?
Từ khóa » Vô Lăng ô Tô Bị Nặng
-
Vì Sao Vô Lăng Bị Nặng? Cách Khắc Phục Đơn Giản Vấn Đề Này
-
Nguyên Nhân Vô Lăng Bị Nặng, Xe Trả Lái Chậm - Ô Tô
-
Vô Lăng ô Tô đánh Lái Nặng Là Do đâu? - VietNamNet
-
6 Lý Do Khiến Vô Lăng Bị Nặng Và Trả Lái Chậm
-
Nguyên Nhân Vô-lăng Bị Nặng, Sượng Hay Trả Lái Chậm Và Cách Khắc ...
-
Vô Lăng Bị Nặng Do đâu? Cách Chỉnh Vô Lăng Xe Tải Trong 5 Phút
-
Vô Lăng ô Tô đánh Lái Nặng Và Cách Xử Lý
-
"Thủ Phạm" Khiến Vô-lăng Xe ôtô Bị Nặng - Báo Lao động
-
Vô Lăng Bị Nặng Nguyên Nhân Do đâu Và Cách Khắc Phục đơn Giản ...
-
Các Lỗi Thường Gặp Vô Lăng - Tay Lái ô Tô: Nguyên Nhân Và Cách Sửa ...
-
Nguyên Nhân Tay Lái ô Tô Bị Nặng Và Trả Lái Chậm
-
Vô-lăng ô Tô đột Nhiên Nặng Trình Trịch: Nguyên Nhân Do đâu?
-
Lý Do Khiến Tay Lái ô Tô Bị Nặng Và Trả Lái Chậm - Blog Xe Hơi Carmudi
-
Nguyên Nhân Khiến Cho Vô Lăng ô Tô đánh Lại Bị Nặng - Xe Giao Thông