Lý Giải Nguyên Nhân Khiến Xe ô Tô đề Khó Nổ - Kinh Nghiệm Sửa Xe
Có thể bạn quan tâm
Contents
- 1 Nguyên nhân khiến xe ô tô đề khó nổ là gì?
- 1.1 Trường hợp không khởi động được động cơ
- 2 Mách bạn cách bảo quản xe ô tô ít sử dụng
- 2.1 Vệ sinh xe thường xuyên
- 2.2 Thay dầu và nạp nhiên liệu cho xe
- 2.3 Khởi động xe thường xuyên, kiểm tra áp suất lốp
Nguyên nhân khiến xe ô tô đề khó nổ là gì?
Trong quá trình sử dụng xe có rất nhiều trường hợp xe ô tô không đề được hay đề không nổ mặc dù đã có sự cải tiến rất nhiều về động cơ của các nhà sản xuất. Để xác định nguyên nhân tình trạng này thì người ta chia làm hai trường hợp khiến cho xe không khởi động được đó là:
- Không khởi động được
- Khởi động được rồi lịm dần
Để tìm hiểu kỹ hơn, chúng ta sẽ đi vào làm rõ từng nguyên nhân:
Trường hợp không khởi động được động cơ
Ắc quy của xe bị hỏng hoặc bị yếu
Ắc quy xe có thể nói là bộ phận quan trọng cung cấp điện cho việc khởi động xe, do vậy nếu ắc quy của bạn gặp sự cố thì xe không khởi động được là điều hiển nhiên. Đây cũng là nguyên nhân chính là một trong những nguyên nhân khiến cho xe ô tô không đề được. Tác nhân làm cho ắc quy gặp sự cố thường là do điện tích bị sụt giảm. Việc điện tích của ắc quy bị sụt giảm xảy ra khi bạn tắt động cơ nhưng một vài thiết bị khác vẫn sử dụng một lượng điện nhỏ để hoạt động.
Thông thường tình trạng này sẽ được khắc phục chỉ với một máy phát điện, giúp xe nạp đầy lại năng lượng cho ắc quy là được. Tuy nhiên, đối với những chiếc xe ô tô để lâu không nổ máy được thì máy phát điện không có cơ hội hoạt động nên việc bù năng lượng cho ắc quy bị mất. Lúc này sẽ dẫn đến tình trạng khi mang xe ra sử dụng thì ắc quy của xe đã quá yếu điện hoặc cạn hẳn điện khiến cho xe ô tô bị mất nguồn điện cấp.
Các cực của ắc quy kết nối kém
Xem thêm: Làm lễ cúng xe mới đúng cách và bài bản nhất
Sau một thời gian sử dụng, thì các đầu cực của ắc quy sẽ bị ăn mòn hoặc bị bám bẩn, gây ảnh hưởng đến khả năng dẫn nạp điện vào các đầu cực của bình. Và đầu cực kết nối kém cũng là một trong những nguyên nhân xe ô tô không đề được hoặc không khởi động được.
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp, sau một thời gian sử dụng dù cho các đầu cực của ắc quy được vệ sinh sạch sẽ nhưng vẫn không nạp điện vào được.
Hệ thống chống trộm bị lỗi
Đa phần các dòng xe ô tô hiện đại ngày nay đều được mã hóa chìa khóa hoặc cài đặt đồng bộ cùng với chiếc xe. Hệ thống này có chức năng kiểm tra mã hóa chìa khóa xe của bạn xem có đúng hay không. Tuy vậy, cũng tương tự như các thiết bị điện tử khác, thì việc mã hóa hoặc cài đặt này đều rất dễ xảy ra lỗi.
Hay đôi khi hệ thống chống trộm của xe nhầm lẫn và không cho phép bạn khởi động xe. Đối với những chiếc khóa thông minh được khởi động bằng nút bấm cũng có thể xảy ra tình trạng tương tự. Chính vì vậy, để tránh tình trạng này, bạn nên thay pin cho chìa khóa theo đúng định kỳ.
Cần số để chưa đúng vị trí
Khi xe không thể khởi động và đèn trên bảng điều khiển cũng không sáng hay nhấp nháy gì thì bạn hãy kiểm tra lại xem cần số xe đã để đúng vị trí chưa.Với xe số tự động thì cần số phải để ở vị trí P hoặc là xe số sàn thì phải cài số và không đạp côn.
Đối với những xe trang khởi động bằng start/stop thì hiện tượng này xảy ra có thể là do bạn chưa đạp phanh xe.
Bởi mọi vận hành trên xe ô tô đã được thiết lập theo một trình tự, nên nếu bạn không thực hiện đúng thì sẽ không thể đề nổ hoặc xe ô tô đề khó nổ.
Hệ thống đề bị lỗi
Khi bạn khởi động mà thấy xe ô tô đề không nổ, kêu tạch tạch thì đây chính là dấu hiệu hỏng củ đề ô tô. Lỗi này xuất phát từ việc những ống nam châm điện trong hệ thống đề bị đóng/ngắt thường xuyên nên xe không khởi động được. Hoặc do hệ thống đề bị lỗi ở các bộ phận như bánh răng, ổ trục, hay vòng bi,… Đối với trường hợp này bạn cần thay thế và sửa chữa củ đề ô tô.
Trường hợp xe khởi động nhưng lại lịm dần
Xe bị hết xăng
Nếu bạn để nhiên liệu trong xe cạn kiệt thì tất nhiên xe ô tô đề khó nổ sẽ xảy ra. Dấu hiệu nhận biết của trường hợp này đó là ban đầu đề xe thì máy nổ nhưng sau đó nhanh chóng lịm đi và không hoạt động nữa.
Để khắc phục trường hợp này thì bạn chỉ cần để ý và nạp nhiên liệu trước khi nó cạnh kiệt là được.
Bơm xăng hoặc rơ le đề ô tô bị lỗi
Nếu một trong hai trường hợp bơm xăng hoặc rơ le bị lỗi xảy ra sẽ khiến cho động cơ không nhận đủ được nhiên liệu bơm. Khi đó, xe ô tô nóng máy đề khó nổ và không thể tiếp tục hoạt động, thậm chí bị hỏng rất nhanh.
Để theo dõi động cơ có nhận được đủ nhiên liệu hay không thì bạn hãy trang bị đồng hồ áp suất nhiên liệu để đo.
Không có tia lửa điện
Để động cơ hoạt động được thì cần phải có nhiên liệu, nén nhiên liệu, tia lửa điện và thời gian. Nếu không có tia lửa điện thì xe của bạn sẽ không thể khởi động được. Lỗi không có tia lửa điện thường là do bugi hoặc bộ phận đánh lửa của xe bị hư.
Bên cạnh đó, tia lửa điện còn cần phải xuất hiện đúng lúc và đủ điện áp thì mới có thể đề nổ. Do đó, khi chiếc xe bắt đầu yếu đi hoặc khó khởi động thì bạn nên kiểm tra bugi và thời điểm đánh lửa của động cơ xe.
Hệ thống phun kim nhiên liệu bị tắc
Nếu như hệ thống phun kim của nhiên liệu bị tắc thì nhiên liệu sẽ công cung cấp được cho động cơ để khởi động. Lúc này bạn cần kiểm tra và lọc cặn trong đường ống dẫn để thông tắc cho hệ thống phun.
Mách bạn cách bảo quản xe ô tô ít sử dụng
Xe ô tô ít đi có sao không? là câu hỏi mà rất nhiều chủ xe đặt ra. Bất kỳ thiết bị hay động cơ nào cũng vậy, nếu bạn để “lưu kho” quá lâu ngày mà không khởi động thường xuyên thì sẽ rất dễ gặp phải những sự cố khi sử dụng lại. Do vậy, bạn cần phải lưu ý cách bảo quản hợp lý.
Vệ sinh xe thường xuyên
Dù xe cho lâu ngày không đi thì bạn cũng cần “tắm rửa” thường xuyên cho xe. Điều này giúp làm sạch xe tránh để bụi bẩn, axit trong nước mưa hay muối từ không khí bám lên xe làm hỏng lớp sơn xe.
Không chỉ vậy những bụi bẩn, dầu nhớt để lâu ngày bám cứng lấy các chi tiết của động cơ xe cũng sẽ khiến cho xe hoạt động không ổn định.
Thay dầu và nạp nhiên liệu cho xe
Dù cho có không sử dụng thì bạn cũng nên nạp xăng và thay dầu cho xe trước khi “lưu kho”. Bởi nếu không nạp đầy thì khoảng trống bên trong xe sẽ là nơi hơi nước ngưng tụ gây hư hại cho xe.
Dầu cũ trong xe để lâu ngày sẽ bị axit hóa và ăn mòn bề mặt bên trong bình chứa của xe.
Chính vì vậy mà bạn nên thay dầu mới cùng với bộ lọc để đảm bảo chúng sxe không bị biến chất và làm hỏng vật liệu kim loại bên trong.
Lưu ý: Sau khi thay dầu mới thì bạn nên nổ máy vài phút để dầu chảy vào các ngóc ngách của động cơ giúp bôi trơn không gian làm việc.
Khởi động xe thường xuyên, kiểm tra áp suất lốp
Mỗi tuần bạn nên khởi động xe từ 1-2 lần khi không sử dụng. Điều này sẽ giúp đảm bảo xe đạt nhiệt độ hoạt động bình thường khi không hoạt động. Đồng thời đảm bảo lốp xe luôn đủ hơi.
Những lưu ý và biện pháp chăm sóc cho xe sẽ không bao giờ là thừa, chính vì vậy hãy luôn kiểm tra định kỳ để chiếc xe của bạn luôn hoạt động ổn định dù sau một thời gian “đắp chiếu” khá lâu. Hy vọng với những thông tin chia sẻ từ bài viết bạn sẽ biết được nguyên nhân và cách khắc phục khi xe ô tô đề khó nổ nhé.
Từ khóa » đề Xe ô Tô Khó Nổ
-
Nguyên Nhân Xe ô Tô đề Khó Nổ, Không Nổ Và Cách Phòng Tránh
-
Nguyên Nhân Xe Oto đề Khó Nổ Và Cách Xử Lý - Hà Thành Garage
-
Nguyên Nhân Xe Ô Tô Đề Khó Nổ - Kinh Nghiệm Từ Chuyên Gia
-
Hướng Dẫn Xử Lý Hiện Tượng Xe ô Tô đề Dài Mới Nổ - DailyXe
-
Xe ô Tô đề Khó Nổ Máy? Nguyên Nhân Do đâu? - German Adler
-
Điểm Mặt Những Nguyên Nhân Khiến Xe ôtô Không đề được
-
Khắc Phục Tình Trạng Xe ô Tô đề Dai, Khó Nổ Vào Mùa đông
-
Cách Khắc Phục Xe đề Dai, Khó Nổ Mùa Lạnh - Vietnamnet
-
Ô Tô đề Rất Khó Nổ, Không Giữ được Galanti, Máy Tắt Ngụm - YouTube
-
7 Nguyên Nhân Khiến ô Tô Khó Nổ Máy Hoặc Không Khởi động được
-
CÁCH KIỂM TRA XE Ô TÔ ĐỀ KHÓ NỔ VÀ CÁCH XỬ LÝ - AUTO 911
-
Xe Máy đề Khó Nổ: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý đơn Giản - VinFast
-
Ô Tô đề Khó Nổ, Không Nổ: 7 Nguyên Nhân Chính Và Giải Pháp
-
Xe ô Tô để Qua đêm Khó Nổ Lúc Máy Nguội: Sửa ở đâu, Nguyên Nhân ...
-
Xe ô Tô đề Không Nổ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Ô Tô Mắc Bệnh đề Dai, Khó Nổ Buổi Sáng, Chạy Yếu - YouTube
-
Một Số Nguyên Nhân Xe ô Tô đề Khó Nổ Máy Và Cách Khắc Phục Hiệu ...
-
7 Nguyên Nhân Khiến ô Tô đề Khó Nổ - Không Nổ Chi Tiết Nhất
-
Xe Ô Tô Đề Khó Nổ,Đề Nổ Thì Rung Giật Cách Kiểm Tra Áp Xăng